TRUNG CỘNG LẬP RA CÁC VIỆN KHỔNG TỬ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ?
Viện Khổng Tử: Cánh tay nối dài của mạng lưới tuyên truyền Trung Quốc
By Pratik Jakhar
BBC Monitoring
Theo Trung Quốc, các Viện Khổng Tử là "cầu nối củng cố tình bạn" giữa đất nước này và thế giới. Nhưng đối với giới chỉ trích, các học viện do chính phủ điều hành này, vốn cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài - là cách để Bắc Kinh truyền bá tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường và thậm chí theo dõi sinh viên.
Trong những tuần gần đây, một loạt các trường đại học trên khắp thế giới đã đóng cửa các chương trình của các viện Khổng Tử.
Tại Úc, một cuộc điều tra thậm chí đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống nước ngoài can thiệp hay không.
Thúc đẩy 'Cách mạng Khổng Tử'
Mở cửa cho công chúng, Học viện Khổng Tử quảng bá tiếng Trung Quốc nhưng cũng có các lớp học về văn hóa, từ thư pháp đến nấu ăn và cả thái cực quyền. Họ tài trợ trao đổi giáo dục và tổ chức các sự kiện và bài giảng công cộng.
Viện Khổng tử đầu tiên được mở vào năm 2004 tại Hàn Quốc, và theo dữ liệu chính thức, có 548 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào cuối năm ngoái, cũng như 1.193 phòng học Khổng Tử có trụ sở tại các trường tiểu học và trung học.
Shikha Pandey, giáo viên viện Khổng Tử tại Đại học Mumbai ở Ấn Độ, nói với BBC rằng họ có sinh viên đến từ mọi tầng lớp, ngành nghề bao gồm ngành công nghệ thông tin, kinh doanh, sinh viên đại học và người về hưu.
"Họ chỉ có một động lực rõ ràng là học tiếng Trung Quốc để tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp của họ", cô nói.
Các viện Khổng Tử là liên doanh giữa trường học hoặc đại học đối tác ở nước ngoài và Hanban, một cơ quan gây tranh cãi thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc. Nó sẽ giám sát các hoạt động của viện Khổng Tử và cung cấp một phần kinh phí, nhân sự và các hỗ trợ khác.
Được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ lớn từ chính phủ, Trung Quốc đặt mục tiêu có khoảng 1.000 học viện như vậy vào năm 2020 trong cái mà họ gọi là "cuộc cách mạng Khổng Tử" nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi tiếng Trung ngày càng tăng ở nước ngoài.
Giảng dạy văn hóa hay tuyên truyền?
Trang web Hanban cho biết tất cả các viện phải tuân theo hiến pháp viện Khổng Tử, và không tham gia vào các hoạt động không phù hợp với "nhiệm vụ" của họ.
Cô Pandey, từ viện Khổng Tử ở Mumbai, cho biết cô không tìm thấy bất kỳ thông tin tuyên truyền trực tiếp nào trong chương trình giảng dạy.
Đại học Công nghệ Queensland nói với BBC rằng viện Khổng Tử trong khuôn viên trường chỉ mang tính giáo dục và "không có gì về hoạt động của viện Khổng tử có thể xác định là tuyên truyền cho Trung Quốc và cũng không đe dọa tự do học thuật".
Nhưng mặc dù cả viện Khổng Tử và chính phủ Trung Quốc đều phủ nhận, các nhà phê bình cho rằng các quy tắc của viện Khổng Tử về cơ bản là các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn được coi là ngoài giới hạn.
Matt Schrader, một nhà phân tích Trung Quốc thuộc Liên minh Bảo vệ Dân chủ tại Quỹ Marshall của Đức, khẳng định rằng các Học viện Khổng Tử thực sự là "công cụ tuyên truyền".
"Chúng là nền tảng cho một đảng độc tài về cơ bản thù địch với các ý tưởng tự do như tự do ngôn luận và tự do tìm hiểu để tuyên truyền thông điệp được nhà nước phê duyệt," ông nói.
"Và vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không có báo chí tự do hay pháp quyền để kiểm tra việc sử dụng quyền lực, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các viện Khổng Tử được sử dụng cho các hoạt động bí mật không phù hợp như thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện cho nghiên cứu quân sự."
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong báo cáo năm 2019 về Trung Quốc: "Các viện Khổng Tử là phần mở rộng của chính phủ Trung Quốc vốn kiểm duyệt một số chủ đề và quan điểm trong các tài liệu khóa học trên cơ sở chính trị, và xem xét các hoạt động tuyển dụng trên cơ sở về lòng trung thành chính trị."
Các viện nghiên cứu đã bị cáo buộc gây áp lực, buộc các trường đại học đối tác phải im lặng hoặc kiểm duyệt các cuộc thảo luận về các chủ đề được coi là gây tranh cãi của Bắc Kinh.
Ví dụ, tại một hội nghị ở Bồ Đào Nha vào 2014, người đứng đầu Hanban, Xu Lin, đã nói với nhân viên xóa các tài liệu tham khảo về Đài Loan ra khỏi chương trình hội nghị trước khi nó được phân phát cho những người tham gia.
Năm 2018, một diễn giả chính tại Đại học Savannah ở Mỹ đã có một tài liệu tham khảo về Đài Loan nhưng bị xóa theo yêu cầu của đồng giám đốc của viện Khổng tử của trường đại học.
Trung Quốc lập luận rằng các viện Khổng Tử không khác gì các trung tâm văn hóa được điều hành bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như Hội đồng Anh và Viện Cervantes của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, chính các quan chức Trung Quốc trong quá khứ đã thừa nhận rằng các viện Khổng tử "là một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc".
By Pratik Jakhar
BBC Monitoring
Theo Trung Quốc, các Viện Khổng Tử là "cầu nối củng cố tình bạn" giữa đất nước này và thế giới. Nhưng đối với giới chỉ trích, các học viện do chính phủ điều hành này, vốn cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài - là cách để Bắc Kinh truyền bá tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường và thậm chí theo dõi sinh viên.
Trong những tuần gần đây, một loạt các trường đại học trên khắp thế giới đã đóng cửa các chương trình của các viện Khổng Tử.
Tại Úc, một cuộc điều tra thậm chí đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống nước ngoài can thiệp hay không.
Thúc đẩy 'Cách mạng Khổng Tử'
Mở cửa cho công chúng, Học viện Khổng Tử quảng bá tiếng Trung Quốc nhưng cũng có các lớp học về văn hóa, từ thư pháp đến nấu ăn và cả thái cực quyền. Họ tài trợ trao đổi giáo dục và tổ chức các sự kiện và bài giảng công cộng.
Viện Khổng tử đầu tiên được mở vào năm 2004 tại Hàn Quốc, và theo dữ liệu chính thức, có 548 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào cuối năm ngoái, cũng như 1.193 phòng học Khổng Tử có trụ sở tại các trường tiểu học và trung học.
"Họ chỉ có một động lực rõ ràng là học tiếng Trung Quốc để tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp của họ", cô nói.
Các viện Khổng Tử là liên doanh giữa trường học hoặc đại học đối tác ở nước ngoài và Hanban, một cơ quan gây tranh cãi thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc. Nó sẽ giám sát các hoạt động của viện Khổng Tử và cung cấp một phần kinh phí, nhân sự và các hỗ trợ khác.
Được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ lớn từ chính phủ, Trung Quốc đặt mục tiêu có khoảng 1.000 học viện như vậy vào năm 2020 trong cái mà họ gọi là "cuộc cách mạng Khổng Tử" nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi tiếng Trung ngày càng tăng ở nước ngoài.
Giảng dạy văn hóa hay tuyên truyền?
Trang web Hanban cho biết tất cả các viện phải tuân theo hiến pháp viện Khổng Tử, và không tham gia vào các hoạt động không phù hợp với "nhiệm vụ" của họ.
Cô Pandey, từ viện Khổng Tử ở Mumbai, cho biết cô không tìm thấy bất kỳ thông tin tuyên truyền trực tiếp nào trong chương trình giảng dạy.
Đại học Công nghệ Queensland nói với BBC rằng viện Khổng Tử trong khuôn viên trường chỉ mang tính giáo dục và "không có gì về hoạt động của viện Khổng tử có thể xác định là tuyên truyền cho Trung Quốc và cũng không đe dọa tự do học thuật".
Nhưng mặc dù cả viện Khổng Tử và chính phủ Trung Quốc đều phủ nhận, các nhà phê bình cho rằng các quy tắc của viện Khổng Tử về cơ bản là các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn được coi là ngoài giới hạn.
Matt Schrader, một nhà phân tích Trung Quốc thuộc Liên minh Bảo vệ Dân chủ tại Quỹ Marshall của Đức, khẳng định rằng các Học viện Khổng Tử thực sự là "công cụ tuyên truyền".
"Chúng là nền tảng cho một đảng độc tài về cơ bản thù địch với các ý tưởng tự do như tự do ngôn luận và tự do tìm hiểu để tuyên truyền thông điệp được nhà nước phê duyệt," ông nói.
"Và vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không có báo chí tự do hay pháp quyền để kiểm tra việc sử dụng quyền lực, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các viện Khổng Tử được sử dụng cho các hoạt động bí mật không phù hợp như thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện cho nghiên cứu quân sự."
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong báo cáo năm 2019 về Trung Quốc: "Các viện Khổng Tử là phần mở rộng của chính phủ Trung Quốc vốn kiểm duyệt một số chủ đề và quan điểm trong các tài liệu khóa học trên cơ sở chính trị, và xem xét các hoạt động tuyển dụng trên cơ sở về lòng trung thành chính trị."
Các viện nghiên cứu đã bị cáo buộc gây áp lực, buộc các trường đại học đối tác phải im lặng hoặc kiểm duyệt các cuộc thảo luận về các chủ đề được coi là gây tranh cãi của Bắc Kinh.
Ví dụ, tại một hội nghị ở Bồ Đào Nha vào 2014, người đứng đầu Hanban, Xu Lin, đã nói với nhân viên xóa các tài liệu tham khảo về Đài Loan ra khỏi chương trình hội nghị trước khi nó được phân phát cho những người tham gia.
Năm 2018, một diễn giả chính tại Đại học Savannah ở Mỹ đã có một tài liệu tham khảo về Đài Loan nhưng bị xóa theo yêu cầu của đồng giám đốc của viện Khổng tử của trường đại học.
Trung Quốc lập luận rằng các viện Khổng Tử không khác gì các trung tâm văn hóa được điều hành bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như Hội đồng Anh và Viện Cervantes của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, chính các quan chức Trung Quốc trong quá khứ đã thừa nhận rằng các viện Khổng tử "là một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc".
Ảnh hưởng ở Úc
Vào tháng Bảy, truyền thông Úc đưa tin rằng các trường đại học địa phương tổ chức các viện Khổng Tử đã ký các thỏa thuận cho phép Trung Quốc ra quyết định về việc giảng dạy tại các cơ sở này.
Sau đó, vào cuối tháng 8, New South Wales tuyên bố họ đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình do viện Khổng tử điều hành tại các trường học của mình.
Một đánh giá về giáo dục ở bang này cho biết, mặc dù không có bằng chứng về "ảnh hưởng chính trị thực tế", một số yếu tố "có thể làm nảy sinh nhận thức rằng Viện Khổng Tử đang hoặc có thể tạo điều kiện cho ảnh hưởng của ngoại bang không phù hợp".
"Người của chính phủ nước ngoài làm việc cho trụ sở cơ quan của chính phủ này là một chuyện, người từ một quốc gia độc đảng vốn kiểm duyệt ở trong chính quốc gia của họ làm việc trong trụ sở cơ quan ở một nơi có hệ thống dân chủ là một chuyện khác," bản đánh giá kết luận.
Trung Quốc nói quyết định của bang New South Wales là thiếu tôn trọng và không công bằng đối với sinh viên địa phương và kêu gọi Úc không "chính trị hóa các dự án trao đổi thông thường".
Những người biểu tình tại Đại học Queensland cũng yêu cầu đóng cửa viện Khổng tử ở đó, đặc biệt sau khi các sinh viên thiên Trung Quốc đụng độ với các sinh viên khác vốn tập hợp để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Đáp lại, trường đại học này khẳng định rằng "tự do học thuật và tự trị về học thuật là không thể thương lượng được".
Động thái của bang New South Wales xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trị và xã hội Úc.
Chính phủ Úc hiện đã thành lập một đội đặc nhiệm để hạn chế các nỗ lực của chính phủ nước ngoài can thiệp vào các trường đại học địa phương. Một cuộc điều tra cũng đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học Úc và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống can thiệp hay không.
Vào tháng Bảy, truyền thông Úc đưa tin rằng các trường đại học địa phương tổ chức các viện Khổng Tử đã ký các thỏa thuận cho phép Trung Quốc ra quyết định về việc giảng dạy tại các cơ sở này.
Sau đó, vào cuối tháng 8, New South Wales tuyên bố họ đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình do viện Khổng tử điều hành tại các trường học của mình.
Một đánh giá về giáo dục ở bang này cho biết, mặc dù không có bằng chứng về "ảnh hưởng chính trị thực tế", một số yếu tố "có thể làm nảy sinh nhận thức rằng Viện Khổng Tử đang hoặc có thể tạo điều kiện cho ảnh hưởng của ngoại bang không phù hợp".
"Người của chính phủ nước ngoài làm việc cho trụ sở cơ quan của chính phủ này là một chuyện, người từ một quốc gia độc đảng vốn kiểm duyệt ở trong chính quốc gia của họ làm việc trong trụ sở cơ quan ở một nơi có hệ thống dân chủ là một chuyện khác," bản đánh giá kết luận.
Trung Quốc nói quyết định của bang New South Wales là thiếu tôn trọng và không công bằng đối với sinh viên địa phương và kêu gọi Úc không "chính trị hóa các dự án trao đổi thông thường".
Những người biểu tình tại Đại học Queensland cũng yêu cầu đóng cửa viện Khổng tử ở đó, đặc biệt sau khi các sinh viên thiên Trung Quốc đụng độ với các sinh viên khác vốn tập hợp để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Đáp lại, trường đại học này khẳng định rằng "tự do học thuật và tự trị về học thuật là không thể thương lượng được".
Động thái của bang New South Wales xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trị và xã hội Úc.
Chính phủ Úc hiện đã thành lập một đội đặc nhiệm để hạn chế các nỗ lực của chính phủ nước ngoài can thiệp vào các trường đại học địa phương. Một cuộc điều tra cũng đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học Úc và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống can thiệp hay không.
Mối quan tâm toàn cầu đang gia tăng
Một số trường đại học nước ngoài - từng đón nhận các viện Khổng Tử với vòng tay rộng mở - giờ đang phải suy nghĩ lại về quan hệ đối tác của họ trong bối cảnh này.
Đại học Arizona và San Diego là hai trong những trường mới nhất trong chuỗi các trường đại học ở Mỹ đóng cửa các viện Khổng Tử trong những tháng gần đây. Việc đóng cửa tương tự đã diễn ra ở Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Tỉnh New Brunswick của Canada cũng đã tuyên bố loại bỏ một số chương trình Khổng Tử ra khỏi các trường công lập.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố không còn tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc tại các trường đại học có viện Khổng Tử.
Alex Joske, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nói rằng các viện Khổng Tử "đóng vai trò là kênh để Bắc Kinh xây dựng ảnh hưởng lớn hơn đối với các trường đại học nói chung".
Nhưng việc cắt đứt hoàn toàn với các viện Khổng Tử có thể không phải là phương pháp đúng đắn, ông nói
"Thay vì đóng cửa các Viện Khổng Tử, chính phủ nên hợp tác với các trường đại học để đảm bảo họ có cơ chế nội bộ hiệu quả để chống lại sự can thiệp của nước ngoài," ông nói.
"Các trường đại học và chính phủ cũng nên tìm cách tăng tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc để giảm sự hấp dẫn của các Viện Khổng Tử và đầu tư vào chuyên môn cao hơn về Trung Quốc."
Một số trường đại học nước ngoài - từng đón nhận các viện Khổng Tử với vòng tay rộng mở - giờ đang phải suy nghĩ lại về quan hệ đối tác của họ trong bối cảnh này.
Đại học Arizona và San Diego là hai trong những trường mới nhất trong chuỗi các trường đại học ở Mỹ đóng cửa các viện Khổng Tử trong những tháng gần đây. Việc đóng cửa tương tự đã diễn ra ở Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Tỉnh New Brunswick của Canada cũng đã tuyên bố loại bỏ một số chương trình Khổng Tử ra khỏi các trường công lập.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố không còn tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc tại các trường đại học có viện Khổng Tử.
Alex Joske, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nói rằng các viện Khổng Tử "đóng vai trò là kênh để Bắc Kinh xây dựng ảnh hưởng lớn hơn đối với các trường đại học nói chung".
Nhưng việc cắt đứt hoàn toàn với các viện Khổng Tử có thể không phải là phương pháp đúng đắn, ông nói
"Thay vì đóng cửa các Viện Khổng Tử, chính phủ nên hợp tác với các trường đại học để đảm bảo họ có cơ chế nội bộ hiệu quả để chống lại sự can thiệp của nước ngoài," ông nói.
"Các trường đại học và chính phủ cũng nên tìm cách tăng tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc để giảm sự hấp dẫn của các Viện Khổng Tử và đầu tư vào chuyên môn cao hơn về Trung Quốc."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét