Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Thơ Đường nhân chuyến thăm Cố đô


Thơ Đường nhân chuyến thăm Cố Đô
 
Sau chuyến đi Huế vào dịp trung thu năm Bính Tuất, Đặng Văn Sinh ngẫu hứng làm mấy bài thơ chữ Hán theo thể Đường luật, trong đó có một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, ba bài thất ngôn tứ tuyệt và một bài thất ngôn bát cú, nhằm ghi lại cảm xúc của mình trên hành trình vào thăm Cố đô. Các bài thơ đã được giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhuận sắc, nhà thơ Nguyễn Đào Trường, hội viên Hội VHNT Hải Dương và nhà thơ - nhà biên dịch Hán Nôm Duy Phi, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam dịch sang tiếng Việt. Chân thành cảm ơn giáo sư và các dịch giả. 
                                                                            Đặng Văn Sinh

                                                         Toàn cảnh lăng Tự Đức

 渡大

                             


              , ,

Thác


THÁC

Cô quạnh hoang vu tự thuở nào
Rừng xanh nổi dận gió gầm gào
Lạch nguồn gẫy gập gieo mình thác
ngũ sắc vồng lên đá đổ nhào.

Nguyễn Đào Trường












Thác Bản Giốc

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Cắt trộm cáp ở biển

30/05/2011


Cắt cáp dầu khí của Việt Nam, Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển

Nguyễn Hoa Chương
Vị trí tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam thể hiện rõ Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với thềm lục địa của mình.
Hồi 5g58 sáng ngày 26-5-2011, tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong khi đang thăm dò địa chấn tại lô 148 trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam bị 3 tàu hải giám của Trung Quốc lao vào cắt cáp (7km cáp bị cắt), làm hỏng một số thiết bị của tàu, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến kế hoạch công tác của Tập Đoàn dầu khí Việt Nam tại khu vực này.
Lô 148 hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý, tức là còn 80 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý. Khác với tình hình trong Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, ở khu vực miền Trung vào phía Nam, trong đó có lô 148, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn không chồng lấn với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Xin lưu ý là địa điểm tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp ngày 26-5-2011 cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 340 hải lý.
Do đó, việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam vào sáng ngày 26-5-2011 đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình. Là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 nhưng hành động này của Trung Quốc lại hoàn toàn trái với nghĩa vụ của mình theo Công ước này.
Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc đã quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo Điều 76 của Công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1852m). Chiều rộng này được bảo đảm tuyệt đối kể cả khi ở trên thực tế rìa ngoài của thềm lục địa của quốc gia ven biển hẹp hơn 200 hải lý. Còn nếu rìa ngoài của thềm lục địa thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có quyền mở rộng phạm vi thềm lục địa đến 350 hải lý theo đúng các quy định của Công ước (cụ thể là các quốc gia liên quan phải gửi Báo cáo quốc gia đến Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc để Ủy ban này xem xét và ra khuyến nghị).

Về quy chế pháp lý của thềm lục địa, Điều 77 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa của mình. Họ có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở trong thềm lục địa của mình. Các tài nguyên thiên nhiên này bao gồm tài nguyên khoáng sản và tài nguyên phi sinh vật khác ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Các quốc gia ven biển cũng có quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình ở thềm lục địa của mình. Cách thức thực hiện quyền chủ quyền này hoàn toàn do các quốc gia ven biển quyết định. Có khi các quốc gia này tự mình tiến hành thăm dò và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa. Có khi các quốc gia ven biển cấp phép cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thăm dò và khai thác.
Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc là một điều ước quốc tế nên một khi đã tham gia Công ước này, các quốc gia ven biển phải chấp nhận sự ràng buộc của Công ước. Điều này có nghĩa là đồng thời với việc hưởng các quyền chủ quyền đôí với thềm lục địa của mình, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền của các quốc gia thành viên khác đối với thềm lục địa của họ. Quyền và nghĩa vụ phải song hành với nhau. Không thể chỉ hưởng thụ các quyền mà bỏ qua nghĩa vụ tương ứng. Đó cũng là lẽ thường tình trong cuộc sống.
Yêu cầu thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế không phải là ngoại lệ của Công ước Luật Biển năm 1982 mà chính là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Đó là nguyên tắc "pacta sun servanda" đã được pháp điển hóa trong Công ước năm 1969 của Liên hợp quốc về Luật Điều ước quốc tế giữa các quốc gia. Yêu cầu này cũng chính là một nghĩa vụ của 192 thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương của tổ chức này.
Căn cứ vào các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của mình. Đoạn 4 trong Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã tái khẳng định điều này. Thực hiện quyền chủ quyền theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982, từ những năm 80 của thế kỷ XX Nhà nước Việt Nam đã triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của mình. Hiện nay, hàng chục công ty dầu khí từ nhiều nước khác nhau trên thế giới (Nga, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Canada, Úc, Singapore v.v.) đang hợp tác với Tập đoàn dầu khí Việt Nam để thăm dò, khai thác tại các lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam. Việc làm này của Việt Nam là hết sức bình thường. Các quốc gia khác ven Biển Đông như Trung Quốc, Phillippines, Indonesia, Brunei, Campuchia, Thái Lan, Malaysia cũng đang thăm dò, khai thác thềm lục địa của mình.
Năm 2002, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã long trọng ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC). Việc Trung Quốc cho tàu vũ trang cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02, phá hoại hoạt động kinh tế bình thường của Việt Nam ngay trong thềm lục địa Việt Nam cũng đã vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố này. Theo DOC, ASEAN và Trung Quốc đã cam kết không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, không sử dụng vũ lực. Trong nhiều Tuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc, Lãnh đạo cao cấp của ASEAN và Trung Quốc đều tái khẳng định tuân thủ tăng cường nỗ lực để thực hiện toàn diện DOC, tiến tới xây dựng một văn kiện pháp lý cao hơn là Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct, gọi tắt là COC).
Tóm lại, xét từ góc độ pháp lý quốc tế, đến góc độ chính trị cũng như góc độ quan hệ láng giềng thân thiện, việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011 hoàn toàn không thể biện minh được. Điều rõ ràng là, dù vì bất kỳ lý do gì và với bất kỳ động cơ gì, thì việc làm nói trên của Trung Quốc cũng hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, không đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, không phù hợp với nỗ lực thúc đẩy thực hiện toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, và cũng không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.
N. H. C.

Trung Quốc quở mắng...

30/05/2011


Trung Quốc quở mắng Việt Nam trong thăm dò dầu khí ngoài khơi

"Reprimand" = Quở mắng! Ối giời ơi! Trong lịch sử nhân loại, từ thời hồng thủy đến nay, chưa có nước nào dám nói với nước khác như vậy! (Có thể chữ này là do Reuters đặt, không phải của Tàu, nhưng tại sao Reuters dám xài chữ này?)
clip_image001
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố ‘Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận' -Reuters
BẮC KINH 28 tháng 5 (Reuters)
Trung Quốc chỉ trích Việt Nam vào thứ bảy về việc thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi trong vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông sau khi Hà Nội than phiền rằng ba tàu tuần tra Trung Quốc đã ngăn cản một tàu thăm dò của Việt Nam.
TTXVN cơ quan ngôn luận chính thức của truyền thông Việt Nam đưa tin ra đa tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của Việt Nam đã phát hiện các tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện vào khoảng 5 giờ sáng ngày thứ năm (2200 GMT vào thứ tư).
Khoảng một giờ sau đó, ba tàu Trung Quốc cố tình chạy qua khu vực, nơi tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động, cắt đứt cáp của tàu này, sau đó còn bao vây phong toả hiện trường suốt ba giờ, bản tin cho biết như thế.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc nguyên do gây căng thẳng trên vùng biển tranh chấp nằm ở phía Việt Nam.
"Lập trường của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí do Việt Nam xúc tiến, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của Trung Quốc và quyền tài phán trên Biển Đông, cũng như vi phạm sự đồng thuận cả hai nước đã đạt được về vấn đề này," Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương Du nói.
"Những việc đã làm của Trung Quốc trên biển là hoàn toàn bình thường đúng pháp luật và hoạt động giám sát trong khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc", nguyên văn lời bà Khương Du nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ (www.mfa.gov.cn).
"Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc cùng với các bên liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp liên quan", bà Khương Du nói.
Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối sự việc bằng cách gửi một công hàm ngoại giao cho đại diện của đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày thứ năm.
Biển Đông có diện tích hơn 648.000 dặm vuông (1,7 triệu km vuông), có hơn 200 hòn đảo nhỏ, đá và rạn san hô, phần lớn là nơi không thể cư trú được.
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tuyên bố tất cả các vùng lãnh thổ trên biển, trong đó bao gồm một tuyến đường vận chuyển quan trọng và được cho là có dầu và khí đốt chưa được khai thác.
Các cơ quan thông tấn Việt Nam đưa tin vụ việc tuần này diễn ra trong một khu vực gọi là lô 148 ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, cách bờ biển TP Nha Trang khoảng 120 km (80 dặm). (Báo cáo của Ben Blanchard, biên tập: Myra MacDonald)
Chuyển ngữ: Maycogo (BVN có biên tập lại).
Nguồn: vanph_vanpham
Nguyên văn

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Hà Sỹ Phu

Tâm sự gửi đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang

 

Hà Sĩ Phu

Thưa ông Trương Tấn Sang, Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử

clip_image002
Hà Sĩ Phu
Chưa cần đọc danh sách những đại biểu Quốc hội mới, tôi cứ mặc nhiên xác quyết ông là “Đại biểu Quốc hội vừa trúng cử” mà không sợ sai, vì tôi biết chắc điều ấy ngay từ trước khi bầu (ở Việt Nam mình có cái lợi ấy). Điều xác quyết này tuy đúng với tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta, song đối với riêng ông, niềm tin ông sẽ trúng cử có một nguyên nhân khác, và đây chính là điều khiến tôi muốn viết bức thư này.

Tất cả những người Việt Nam còn quan tâm đến tình hình nước mình chắc không ai quên lời phát biểu của ông cách đây mấy hôm:

“Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ"! Không nhẽ cứ để mãi như vậy mai kia, người “ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu “có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy sâu là chết cái đất nước này!...”

Một vị lãnh đạo Đảng hiện nay mà dám nói một câu như thế nhất định người dân chúng tôi phải bầu, kể cả những cử tri đã quen nghĩ “Quốc hội là của Đảng” (còn nói “của dân” thì chỉ là nói xã giao), kể cả những cử tri định bụng sẽ “gạch tuốt”.

Nếu chỉ công nhận trong Đảng có “một số những kẻ thoái hóa biến chất, không làm theo lời dạy của Bác Hồ” thì dân nghe đã quen tai. Nhưng gọi hẳn chúng là “SÂU”, mà CẢ MỘT BẦY SÂU, thì rất khác trước (mặc dù còn phải chờ xem rồi đây có vạch mặt chỉ tên được “đồng chí Sâu” nào không).

Điều thứ hai khiến dân chúng ngạc nhiên là câu “Nghe mà thấy XẤU HỔ"! Suốt mấy chục năm được Đảng dẫn dắt “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” dân chúng chỉ thèm nghe một lời “xấu hổ” từ giới lãnh đạo.

Đi mãi trên đường thắng lợi mà sao hàng đoàn em gái nước Việt phải sang làm nô lệ tình dục, mà nhục nhã là ở… Căm-pu-chia? Hàng đoàn em gái Việt khỏa thân cho mấy thằng “nhăng nhít” nước ngoài kiểm tra mang về làm “vợ thử” cho cả gia đình chúng hoặc chơi chán thì giết quách… Mà đây không phải là những phụ nữ sa đọa gì về tính dục, họ con nhà lành, trong một xã hội tốt đẹp họ phải được hạnh phúc! Tuy ông chưa kể ra, nhưng một khi người lãnh đạo đã dám nói lời xấu hổ, ắt còn nghĩ đến dân, đến những người đang đóng thuế nuôi mình, trong đầu không thể bỏ qua những day dứt như thế phải không thưa ông?

Ông cha ta đã để lại cho giống nòi một “quỹ gen” rất quý nên mới sinh được những người tài như Nghệ sĩ Piano Đặng Thái Sơn, như GS Toán học Ngô Bảo Châu, như Phó thủ tướng Đức người Việt Philipp Rösler… Tiếc rằng khi “nhận vội” những vinh quang ấy về cho mình, ta đã không hề băn khoăn tự hỏi nếu những hạt giống ấy không được nước ngoài vun xới, cứ ở trong nước thì Đặng Thái Sơn liệu có thoát khỏi cái lí lịch “xấu” của người cha Nhân văn Đặng Đình Hưng, Ngô Bảo Châu liệu có được yên thân như Lê Bá Khánh Trình, vì ông Châu sớm muộn gì cũng bị quy là một kẻ “ngộ nhận, tiếp tay cho diễn biến hòa bình”? Khi tiếp nhận những thành tựu ấy, bên cạnh niềm vui, nhà nước phải biết giật mình mà xem lại chính sách của mình đối với những “nguyên khí quốc gia”, có vàng trong nhà mà không biết dùng, người Việt thông minh tài giỏi thế mà sao nền giáo dục bây giờ cứ nát như tương, chẳng có tác phẩm văn học hay điện ảnh nào xứng tầm thời đại?

Trước khi du nhập trào lưu Cộng sản, dẫu còn nằm trong quỹ đạo Thực dân và Phong kiến, cha ông ta vẫn để lại được cho đất nước một “thế hệ vàng”. Nhưng Cách mạng đã tận dụng và bồi đắp thế nào mà gặt hái được một thế hệ “mất gốc hoàn toàn, vong bản tuyệt đối” ? Nếu chưa thấy rõ điều đáng xấu hổ ấy thì ít nhất cũng phải dừng ngay sự bắt bớ, xử tệ với những tiếng nói phản biện trong lĩnh vực bảo vệ đất nước, chống nội xâm tham nhũng, sửa đổi cách cai trị đang mất lòng dân… Chưa nói đến chuyện phân định ai đúng ai sai, ít nhất cũng phải nhận ra cơn “địa chấn xã hội” đang rung chuyển, thấy xã hội đang rất cần “những phút tĩnh tâm” để cùng nhau rà soát lại cung cách điều hành và dẫn dắt xã hội, vai trò của bất cứ Đảng nào cũng không là gì trước sự tồn vong thịnh suy của đất nước. Còn nếu cứ khăng khăng nhắm mắt lao dốc theo khẩu hiệu “Cách mạng không ngừng” của Lênin thì thưa ông Trương Tấn Sang, bốn chữ Xã hội chủ nghĩa thành “xuống hố cả nút” là điều chắc chắn.

Ta thường nêu cao đặc điểm Văn hóa phương Đông, nên xin thưa Văn hóa phương Đông đặc biệt coi trọng điều liêm sỉ, biết điều sỉ nhục. Dân tộc Nhật Bản, sau Đại chiến 2 biết nỗi nhục của kẻ bạo cuồng phát xít bại trận mà “phẫn chí” bảo nhau tu tỉnh rồi vụt lên thành cường quốc kinh tế thứ nhì đáng nể trọng. Trung Quốc có câu “Bang hữu đạo, bần thả tiện yên, sỉ dã. Bang vô đạo, phú thả quí yên, sỉ dã”, nghĩa là khi nước có đạo lý thì kẻ nào chịu nghèo và chịu hèn phải lấy làm sỉ, nhưng khi nước vô đạo thì những kẻ đã giàu lại sang chính là kẻ đáng sỉ nhục vậy (cái bầy Sâu mà ông đề cập nhất định không biết điều sỉ nhục này dù vẫn luôn mồm viện dẫn Văn hóa phương Đông!).

Một hôm trên tivi, trong lời tâm sự với thày giáo cũ của mình, nhà Toán học Ngô Bảo Châu nói một lời chí lý: “Muốn thành người tử tế, hữu ích trước hết phải là người biết xấu hổ”! Tiêu chuẩn phân định thật đơn giản, rành mạch như toán học. Chỉ dạy tự hào mà không dạy xấu hổ thì con người bị lệch, muốn bay lên mà không xác định được mình đang ở đâu. Khi vận động tranh cử, ông chỉ cần khẳng định “tôi là người biết xấu hổ” là dân tin được một nửa rồi.

Một số Bloggers đã có sáng kiến truy tìm xem điều gì là điển hình cho nỗi QUỐC NHỤC? Các anh em ấy đã tìm thấy cội nguồn sức mạnh của một dân tộc là ở sự biết nhục, biết xấu hổ, trong đó có những ý kiến rằng nỗi Quốc nhục thì có nhiều, nhưng phải tìm ra “nỗi nhục Mẹ” sinh ra các “nỗi nhục Con”, hoặc gợi ý “nỗi nhục lớn nhất là không biết nhục”…, nhưng cuộc trưng cầu ý kiến không thấy kết thúc, vì xúm nhau vào tìm “Quốc hoa” thì được, tìm Quốc nhục là phạm húy chăng? Để cho “cả một bầy Sâu” lũng đoạn xã hội, làm nhục đất nước mà những người tử tế, thậm chí có học mà đành khoanh tay thở dài thì đây là Quốc nhục hay là Quốc vinh?

Lại xin trở về với ấn tượng “một bầy Sâu”. Ai cũng biết câu “Con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng với tôi câu ấy gợi một lần trải nghiệm khó quên. Một lần vợ tôi bận việc, tôi xung phong nấu cơm. Tôi chuẩn bị giã cua, gọt mướp, nhặt rau đay tinh tươm. Bữa cơm dọn ra, tôi thầm nghĩ thế nào cũng được vợ khen. Chẳng ngờ khi mở vung nồi canh thì thấy một chú sâu xanh lẹt chết, còn bám chặt vào mặt dưới chiếc vung nồi canh. Tôi chỉ còn biết xin lỗi vợ về sự bất cẩn. Cũng chẳng cần biết con sâu có “can dự” trực tiếp vào nồi canh bên dưới không, nhưng chúng tôi đành đổ phắt cả nồi canh cua đi, ngồi ăn cơm trộn nước mắm, sau này mỗi lần bất giác nhớ lại vẫn ghê cả người. Bây giờ tưởng tượng có một bầy sâu đang sống ngoay ngoảy, con cựa trong nồi, con bò quanh bát thì cơm ngon canh ngọt gì mà nuốt cho được? Tôi tin rằng những người có tâm hồn nhạy cảm, cả một đời sống trong sạch, thiết tha yêu đất nước quê hương, trước những cảnh ghê tởm hiện nay trong xã hội cũng có cảm giác rùng mình như tôi trong bữa cơm có sâu ấy. Nhiều người tâm đắc với bài thơ “Tổ quốc rùng mình trong cơn nhậu nhẹt” của nhà thơ Bùi Minh Quốc là vì vậy.

Chúng tôi tin là ông có quyết tâm trừ Sâu, nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên… tử” phải không thưa ông? Thiên tử (con Trời) là Vua, bây giờ là Vua tập thể, trong tập thể Vua ấy có những ai thuộc họ nhà Sâu? (Ai họ “Sâu”, họ “Nông” gì chắc các Vua tập thể biết nhau cả).

Sâu bọ đã nảy sinh từ lâu, trước ông đã nhiều người đã muốn diệt trừ chúng mà chịu bó tay. Hãy ví dụ Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông có thể còn điều này điều kia đáng trách, nhưng ai cũng biết ông không hề dính vào bọn “Sâu”, không cho con sang Mỹ, không có đô la gửi Thụy Sĩ, không đưa con vào ngôi vị cao…, nghĩa là ông rất có tư cách để khai chiến với lũ Sâu mà còn bất lực than thở: Sâu từ vai trở xuống thì may còn trị được, chứ Sâu từ vai trở lên đỉnh đầu thì đành xin hàng!

Có vị Bộ trưởng bị đem kiểm điểm đã thú thật: Tôi có lỗi, nhưng đồng chí khác có lên thay thì cũng thế thôi. Cái “cơ chế của ta” nó thế.

Phó thủ tướng người xứ Nghệ thì nói huỵch toẹt cho dễ hiểu: Cứ “chặt chém” (chém sâu) thẳng tay thì bầu cũng không kịp (tức là người số tử tế bổ sung vào không thể nhiều bằng số Sâu sinh ra), thế thì Quốc hội kỳ này có bầu được toàn những “người đủ tài đủ đức”, thì chiểu theo nhận định của ông Sinh Hùng, số “tài đức” ấy cũng chỉ làm cho đội ngũ của “bầy sâu” được đông đảo thêm mà thôi.

Chấp nhận như vậy thì trừng trị cũng vô ích thật, “tốc độ tăng trưởng” của bầy sâu bao giờ cũng cao hơn cùng kỳ khóa trước! Để củng cố thêm cho nhận định sắc như dao của ông Sinh Hùng, Bộ Chính trị cũng nói thẳng là trong vụ thất thoát 84.000 tỷ đồng của Vinashin chưa thấy có ai đáng phải kỷ luật cả. Thế là rất rõ, xin quán triệt.

Cứ với “tốc độ tăng trưởng” của bầy Sâu như vậy thì chẳng mấy chốc mối lo ngại“như vậy mai kia, người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết” e dễ thành hiện thực lắm. Và khi ấy điều lo lắng tiếp theo của ông “Một bầy sâu là chết cái đất nước này” cũng thành hiện thực nốt. Rất rõ, “chết” theo cả nghĩa đen.

Dân chúng tán thưởng lời phát biểu có nét mới của ông nhưng cũng thoáng thấy trong quyết tâm có phảng phất chút gì lo ngại cho tương lai, biết đâu “mai kia tất cả thành sâu hết”…. Khó thế, đến nhân vật thứ nhì trong hệ thống quyền lực (là nói thứ nhì trong Bộ Chính trị, chứ Quốc hội thì quyền lực nỗi gì) còn không trị được Sâu, thì Sâu phải bự phải mạnh hơn “ông thứ nhì” này? Vậy nó là ai hoặc những ai?

Nếu những kẻ gây hại chỉ là Sâu thì cớ sao không diệt được? Sâu ấy phải có tiền mua được tay chân, phải có quyền bắt người vào tù, phải chiếu được hào quang làm người dân lóe mắt, phải biết ngụy trang lúc ẩn lúc hiện, lúc là thánh thiện lúc là ma cô…, chắc phải như vậy thì con người mới phải sợ Sâu, đến nỗi người có quyền lực nhất nhì cũng chịu bó tay.

Thưa ông Trương Tấn Sang, vì cảm được nỗi khó khăn, lắt léo, ma quái trong cuộc trừ Sâu nên trong một bài thơ tôi đã phải gọi con “Sâu bự” ấy là con “QUỶ SỨ” tai ác nằm trong đống rơm, ai cũng trông thấy mà vẫn như không thấy gì cả, cả xã hội cứ chơi hoài một trò Ú tim. Bài thơ làm đã hơn 20 năm nay, mà lúc ấy còn đăng được trên một tờ báo của ngành Tư Pháp.

Xin đưa lại bài thơ này để ông đọc cho vui, như lời chia sẻ có ý nghĩa nhất của tôi với vị đại biểu Quốc hội vừa trúng cử Trương Tấn Sang, người có lời phát biểu đầy ấn tượng, hợp lòng dân hiếm thấy. Tuy thấu hiểu khó khăn, nhưng tôi cũng học nhạc sĩ Tô Hải, thêm một lần hy vọng, vì dẫu sao “đề án diệt sâu” của ông vẫn còn để ngỏ, hiệu quả ở phía trước còn tùy thuộc nơi biện pháp và bản lĩnh của tác giả, tùy thuộc quyết tâm và sự gắn bó với nhân dân.

Trước khi dừng bút xin gửi ông một lời hy vọng chân thành.

Kính thư

Đà Lạt 24-5-2011
H. S. P.

Tìm con Quỷ sứ

Con Quỷ nằm giữa Đống Rơm
Một đoàn đốt đuốc lom khom đi tìm
Đuốc soi sáng cả lỗ kim
Mà con Quỷ sứ vẫn tìm chẳng ra
Miệng người lớn tiếng hò la
Tay người như chớp nhặt quà Quỷ ban
Con Quỷ hở một ngón chân
Chục anh xúm lại rút rơm che liền
Thính tai, nghe Đống Rơm truyền:
- “Để rơm bén lửa thì phiền với ông!”

Hà Sĩ Phu

(Đã đăng báo Tư pháp LĐ tháng 10-1987 và báo Doanh nghiệp tháng 11-1993)


Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

CÂY CẢNH


Cảnh chơi


Bình sành chậu sứ đôn voi
Người chơi viên mãn cây đòi tự do
Thân ngay uốn tỉa quanh co
Chim muông cầm thú đuổi vồ đậu bay.
Cảnh tình độc diễn trong tay
Hình hài triết thuyết Đông Tây mấy hồi
Non trơ bể cạn khô lời
Khốn thay lão giả mặc đời buông câu.

Nguyễn Đào Trường


Một số hình minh họa






TRUNG QUỐC

26-05-2011


TRUNG QUỐC: ĐÁNH BOM LIÊN TIẾP TRỤ SỞ CHÍNH QUYỀN


Khói trắng bốc lên từ hiện trường vụ nổ. Ảnh: News.163.com.
Khói trắng bốc lên từ hiện trường vụ nổ. Ảnh: AFP.
Nổ liên tiếp tại trụ sở chính quyền ở Trung Quốc

VNExpress: Ít nhất hai người thiệt mạng sau ba vụ nổ xảy ra gần như đồng thời tại các tòa nhà chính quyền ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, sáng nay.
 
"Một chiếc bom xe phát nổ vào lúc 9h18 sáng nay ở khu đỗ xe của văn phòng công tố Phúc Châu, theo sau là một vụ nổ lúc 9h20 tại tòa nhà chính quyền quận Linchuan và một xe bom phát nổ lúc 9h45 gần tòa nhà cơ quan thuốc", CNN dẫn lời Zhang Baoyun, phát ngôn viên chính quyền tỉnh Giang Tây, cho hay. 

Giới chức tìm thấy thi thể một người thiệt mạng trong tòa nhà chính quyền quận và một người khác chết trong bệnh viện.

Nổ liên tiếp tại trụ sở chính quyền ở Trung Quốc

Ít nhất hai người thiệt mạng sau ba vụ nổ xảy ra gần như đồng thời tại các tòa nhà chính quyền ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, sáng nay.

Có ít nhất 10 chiếc xe khác bị hư hại vì những vụ nổ này. Cửa sổ của những căn nhà gần đó cũng bị vỡ tung. Hãng tin Xinhua dẫn lời nhân chứng cho biết cửa số tại tòa nhà 8 tầng của văn phòng công tố thành phố bị vỡ tung trong khi xe cứu thương được điều động tới hiện trường. 

Trang web chính thức của tỉnh Giang Tây cho hay, khu vực xảy ra các vụ nổ đã bị cảnh sát phong tỏa. Giới chức đang điều tra nguyên nhân của vụ việc. 

Thành phố Phúc Châu có khoảng 4 triệu dân, nằm cách Bắc Kinh 1.600 km về phía nam.

Hồi đầu tháng này, hơn 40 người bị thương sau khi một công chức bất mãn kích hoạt quả bom xăng tại một ngân hàng ở tây bắc Trung Quốc.
Mai Trang


Bản tin trên VietNamnet:
TQ: Nổ liên tiếp tại trụ sở chính quyền

Sáng nay (26/5), ba vụ nổ liên tiếp đã xảy ra tại các tòa nhà chính quyền tỉnh Giang Tây, Trung Quốc khiến ít nhất 5 người bị thương.

Được biết, vụ nổ thứ nhất xảy ra vào lúc 9h18 tại bãi đỗ xe Viện kiểm sát thành phố Phủ Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Vụ nổ thứ hai xảy ra vào 9h29 tại tầng 1 tòa nhà chính quyền khu Lâm Xuyên. 9h45, một chiếc xe hơi đậu gần tòa nhà Cục giám sát dược phẩm Lâm Xuyên.

Có ít nhất 5 người bị thương, 10 chiếc xe hơi bị hư hại, cửa sổ những tòa nhà gần đó cũng bị vỡ tung vì những vụ nổ trên.

Hiện cơ quan công an đang tiến hành điều tra vụ nổ, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định.

Theo tin từ chương trình phát thanh giao thông Giang Tây, hiện trường vụ nổ và các tuyến đường cách đó 300m cũng đã bị phong tỏa hoàn toàn.

Dưới đây là những hình ảnh hiện trường vụ nổ:


 





Sầm Hoa (Xinmin/Chinanews/People/0898.net)


Bản tin trên DÂN TRÍ:
Trung Quốc: 
Nổ liên tiếp tại tòa nhà chính phủ, 8 người thương vong

(Dân trí) - 3 vụ nổ, trong đó có 2 vụ nổ bom xe đã rung chuyển các tòa nhà chính phủ ở tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc vào sáng nay, khiến 2 người chết và 6 người bị thương. 
 
Khói bốc lên từ quận Linjiang ở Phúc Châu, Giang Tây.
.
Một quan chức thuộc phòng tuyên truyền tỉnh Giang Tây cho hay, các vụ nổ xảy ra ở thành phố Phúc Châu, ngay sau 9h sáng nay (giờ địa phương). Chúng cách nhau đều đặn khoảng 10 phút.

Vụ nổ đầu tiên là nổ xe hơi, tại bãi đậu xe của văn phòng công tố thành phố. Vụ thứ hai xảy ra ở tầng một tòa nhà văn phòng chính quyền quận Linchuan. Vụ cuối cùng là vụ nổ bom xe, gần cơ quan thực và dược phẩm thành phố, quan chức có tên Zhang cho biết.

 .
Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức địa phương cho biết 3 vụ nổ ở thành phố Phúc Châu do một người dân địa phương gây ra. Người này bất bình trước một vụ xét xử hiện đang được giới chức trách xem lại.
.
Tân Hoa xã cho biết đã tìm thấy thi thể một người ở văn phòng chính quyền quận, trong khi người bị thương khác trong vụ nổ tại đây chết trong bệnh viện.
.
.
Theo các nhân chứng hầu hết kính cửa sổ tại văn phòng công tố, là tòa nhà 8 tầng, bị vỡ và chiếc xe Volkswagen Santana bị phá hủy.  Ngoài ra, 10 chiếc xe khác bị hư hại. Xe cứu thương đã tới đưa nhiều người bị thương tới bệnh viện.

Vào đầu tháng này, hàng chục người đã bị thương trong một vụ tấn công bom xăng nhằm vào một ngân hàng ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc. Vụ việc do một nhân viên cũ của ngân hàng này, vừa bị sa thải, thực hiện.

Phan Anh
Theo AFP, Xinhua, China
 
16h55, các trang BBC, RFI, RFA chưa thấy đưa tin về vụ đánh bom này.



7 nhận xét:

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Bia Việt Nam

Người Việt tiêu thụ hàng tỉ lít bia/năm
TT - Trước sức uống “khủng khiếp” của người tiêu dùng, hàng loạt nhà máy bia tiếp tục được mọc lên trong khi nhiều hãng bia ngoại cũng chen nhau đưa hàng vào bán tại Việt Nam.

Một số nhãn hiệu bia Việt và quốc tế có mặt tại VN vừa công bố cho thấy lượng bia tiêu thụ ở VN đang gia tăng chóng mặt. Trong đó, có những thương hiệu đạt con số 1 tỉ lít/năm.
Nhậu la liệt, tràn cả ra vỉa hè trên đường Bình Tiên, Q.6, TP.HCM - Ảnh: N.C.T.
Sức uống “khủng khiếp” của người tiêu dùng VN đã khiến các nhà máy bia thi nhau mở ra. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối các loại bia trên thị trường.
Bia nhập tăng 50%
Bốn tháng, sản xuất 714,6 triệu lít bia
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư, bốn tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các loại, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại VN, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, ước đạt 15%/năm. VN có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.
Những năm gần đây hàng loạt nhãn hiệu bia ngoại nhập khẩu đã đổ bộ vào thị trường VN. Tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ... bia ngoại nhập được bày bán phổ biến như các thương hiệu bia sản xuất trong nước. Các loại bia như Corona, Budweiser, Bit Burger, Leffe Brown, Hoegaarden White, MOA, Cooper, Bavaria... xuất xứ Mexico, Đức, Bỉ, Hà Lan... đã trở nên quen thuộc với nhiều người, cho dù giá các loại bia này cao gấp 2-3 lần so với bia sản xuất trong nước.
Điều khá bất ngờ là tốc độ tăng trưởng tiêu thụ của bia nhập khẩu qua những năm gần đây luôn đạt những con số ấn tượng. Hiện nay tại TP.HCM, mỗi tháng có hàng chục ngàn thùng bia các loại được nhập khẩu về qua các cảng. Cảng Cát Lái (Q.2) là cảng có lượng bia nhập khẩu lớn nhất khu vực phía Nam. Đa số bia nhập khẩu có xuất xứ từ Bỉ, Đức và Hà Lan. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, lượng bia nhập khẩu năm 2010 tăng tới 50% so với năm 2009. Theo thống kê chung với mặt hàng rượu, năm 2010 có khoảng 1,66 triệu sản phẩm được thông quan và đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Không chỉ nhập khẩu các loại bia không có nhà máy sản xuất tại VN, nhiều thương hiệu bia đã có sản xuất tại VN hàng chục năm nay vẫn được nhập về và tiêu thụ. Ông Trần Phương (ngụ ở đường Tôn Đản, Q.4) cho biết loại bia “Ken” đóng chai 250ml nhập khẩu từ Pháp đang được nhiều quán nhậu, nhà hàng thường xuyên đặt hàng thay cho bia “Ken” chai hoặc lon sản xuất tại VN.
Ông Phương cho biết “Ken” Pháp giá tới 480.000-500.000 đồng/thùng, mắc hơn khá nhiều so với “Ken” lon lùn 250ml sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn loại bia này. Theo ông Phương, hiện có rất nhiều nhà nhập khẩu loại bia này, chỉ riêng cơ sở ông mỗi tháng tiêu thụ hàng ngàn chai “Ken” Pháp.
Ngoài ra còn có “Ken” Hà Lan. Xu hướng thích uống bia ngoại nhập của người tiêu dùng VN khiến ngay cả nhà sản xuất cũng bổ sung lĩnh vực kinh doanh là nhập khẩu và phân phối bia. Và trong đợt tiêu thụ dịp tết vừa qua, một thương hiệu bia nổi tiếng đã xin giấy phép nhập khẩu tới 400.000 thùng.
Lượng bia tiêu thụ ở Việt Nam trong những năm qua và dự kiến tới năm 2015 - (Nguồn: Bộ Công thương) Ảnh: T.Thắng - Đồ họa: V.Cường
Chỉ sau... Mỹ, Pháp
Trong buổi giới thiệu hoạt động trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH nhà máy bia VN (VBL) tại TP.HCM vào giữa tháng 5-2011, ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken, đã tỏ ra ngạc nhiên về tốc độ tiêu thụ nhãn hiệu bia này tại VN. Trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu này, chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt.
Ông Michel de Carvalho dự báo đến năm 2012 VN sẽ chiếm vị trí thứ hai của Pháp để trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng của Heineken, chỉ xếp sau Mỹ. Và khả năng đến năm 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken... lớn nhất thế giới! Theo ông Carvalho, tốc độ tăng trưởng bia thương hiệu này ở thị trường VN luôn là một thí dụ mà ông hay kể khi đến các thị trường khác.
Trong khi đó, doanh nghiệp đang làm chủ một loạt thương hiệu bia nội địa nổi tiếng hiện là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với các nhãn hàng “333”, “Sài Gòn xanh”, “Sài Gòn đỏ”, “Saigon Special”... còn tỏ ra “vượt trội” hơn cả VBL, bởi vào gần cuối năm 2010 Sabeco đã đánh dấu cột mốc tiêu thụ 1 tỉ lít bia các loại.
Và “kết sổ” năm 2010 doanh nghiệp này tiêu thụ tổng cộng 1,088 tỉ lít bia các loại, bằng 109% kế hoạch và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011, doanh nghiệp này cũng không ngại ngần đặt mục tiêu tiêu thụ 1,3 tỉ lít bia và dự kiến đạt mốc 2 tỉ lít bia trong năm 2015 vì tốc độ tiêu thụ bia tại thị trường VN “chỉ thấy tăng chứ không bao giờ thấy giảm, bất kể tình hình kinh tế có khó khăn cỡ nào”.
Đầu tư dồn dập
Do tốc độ tiêu thụ bia tăng nhanh nên nhiều nhà máy bia có công suất hàng trăm triệu lít/năm “đua” nhau đi vào hoạt động.
Chỉ trong vòng 20 ngày đầu của tháng 3-2011, Sabeco đã đưa vào hoạt động ba nhà máy sản xuất bia tại Quảng Ngãi và Hà Nam với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỉ đồng, tổng công suất xấp xỉ 300 triệu lít/năm cho loại bia lon và bia hơi. Trước đó vào tháng 2-2011, Sabeco cũng tổ chức lễ khởi công gói thầu số 8 dự án Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, được xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 480 tỉ đồng, thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển của tổng công ty, công suất sản xuất khi hoàn thành là 50 triệu lít bia/năm.
Nếu tính thêm các dự án nâng công suất hoặc xây mới, Sabeco còn có dự án nâng công suất Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi lên 264 triệu lít, dự kiến hoàn thành trong năm nay. Riêng dự án Nhà máy bia Sài Gòn - Vĩnh Long công suất 200 triệu lít/năm sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2011, đến năm 2014 hoàn tất.
Và nếu thêm cả dự án Nhà máy bia Sài Gòn - Ninh Thuận khởi công hồi tháng 4-2010 trên diện tích 20ha, có tổng mức đầu tư khoảng 680 tỉ đồng, công suất sản xuất khi hoàn thành là 50 triệu lít bia/năm, tính ra Sabeco “tròm trèm” có thêm gần 500 triệu lít bia các loại trong các năm tới. Theo công bố của Sabeco, doanh nghiệp này đã hoạch định mục tiêu tăng trưởng sản xuất giai đoạn 2011-2015 có tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-16%/năm, sản lượng bia tăng 13-15%/năm và sẽ đạt 1,8 tỉ lít vào năm 2015.
Giám đốc điều hành VBL David Teng cho biết VBL sẽ đầu tư khoảng 68,1 triệu USD để nâng công suất của nhà máy tại TP.HCM. Với khoản đầu tư này, VBL sẽ nâng công suất sản xuất bia của nhà máy tại quận 12 từ 280 triệu lít/năm lên 420 triệu lít/năm trong vòng 12 tháng tới.
LÊ NAM - TRẦN VŨ NGHI - BẠCH HOÀN

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Ngược dòng


TÀU CŨ NGƯỢC DÒNG

Nước ngầu vật vã đổi dòng
Trôi mòn năm tháng đợi trong bao ngày
Khúc quanh lâu khó kéo ngay
Phù sa mỡ nắng sông gầy cong theo.

Già nua đỏng đảnh ngược chiều
Tàu xưa lỗi mốt bám leo sóng gầm
Nhìn về điểm hẹn xa xăm
Bồn chồn khát vọng đăm đăm trông chờ.

Sông dài thả loãng ước mơ
Sáng xao xuyến muộn chiếu ngơ ngẩn tàn
Lênh phênh cạn kiệt thời gian
hành trình vạch lệch dở dang đi về.
Nản lòng e khách nào chê
Người ham ngược lái tàu mê sai luồng.
Nguyễn Đào Trường 


                                          Hành trình vạch lệch dở dang đi về

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

TAM ĐẢO


PHẾ TÍCH TAM ĐẢO

Đất đá thời gian trộn cỏ cây
Lâu đài sụp đổ cổ xưa đây
Ta lên Tam Đảo xem tình thế
Người đến Thượng Ngàn tính vận may
Rêu ohủ hoang tàn mây núi xót
Nắng lùa phế tích gió ngàn hay
Giá như lầu cũ nguyên đâu đó
Rừng mới đa tầng xanh ngất ngây.

Nguyễn Đào Trường
                                        Giới thiệu vài hình ảnh về Tam Đảo