Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

NHÃ THUYÊN

Toàn Văn Luận Văn Nhã Thuyên: “Vị Trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa” -

Khoảng cách dòng+-ACỡ chữ+-In bài viết này
THOAN 2Trong suốt quá trình diễn tiến của sự kiện “Luận Văn Nhã Thuyên”, bắt đầu từ giữa năm 2013 cho đến giờ và có khả năng rất lớn sẽ tiếp tục trong tương lai, nhiều sự việc và văn kiện liên quan được phơi bày trên các phương tiện truyền thông. Duy có một trong những văn kiện quan trọng nhất, đúng ra là văn kiện quan trọng nhất, vẫn chưa được công khai hóa.
Trong quan điểm của Kệ Sách eBook (http://kesach.org), bản luận văn Vị Trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa đã thuộc về công chúng (public domain) từ lâu. Trước khi cái thế lực đen tối sau lưng biến cố Luận Văn Nhã Thuyên chỉa mũi dùi vào tác giả, thạc sĩ Đõ Thị Thoan – tức Nhã Thuyên, bản in luận văn này đã được phổ biến trong một hay nhiều hệ thống thư viện trong nước như trong hình dưới đây. Sau khi nổ ra sự kiện luận văn, hầu như không ai còn có thể tìm được luận văn này, và điều hợp lý nhất để giải thích hiện tượng này là văn bản đã bị tịch thu và cấm lưu hành công khai.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

GIÁO ĐƯỜNG BÁC TRẠCH THÁI BÌNH

Giáo đường nguy nga nhất
Việt Nam hiện nay

Tác giả:

KD (30.3.14): Bạn bè iu quý vừa gửi cho mình những tấm hình về Nhà thờ Bác Trạch. Thật bất ngờ, vì nó lộng lẫy và đẹp quá. Xin đăng tải lên Blog để bạn đọc được chiêm ngưỡng đường nét kiến trúc của nhà thờ ở VN. Trong số các nhà thờ đã được thăm, mình vẫn thích nhất hai ngôi giáo đường: Vatican và Miland (Ý) vì sự hoành tráng và nét kiến trúc điêu luyện, tinh tế của nó.Nay được xem những bức ảnh  rất tuyệt vời về giáo đường Bác Trạch ở VN. Cảm ơn bạn bè nhìu nhìu  :D Ngày 13/10/2013 Đức Cha Phê- rô Nguyễn Văn Đệ đã cắt băng khánh thành nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch, Thái Bình, Việt Nam. Đây là ngôi Thánh đường nguy nga, tráng lệ với nhiều đường nét hoa văn tỉ mỉ, cầu kì mang tính thẩm mỹ cao. Chúng ta hãy cùng xem một số hình ảnh về tân Thánh đường Giáo xứ Bác Trạch.

Kiến trúc nhà thờ Bác Trạch

  1. Giáo xứ Bác Trạch ở xã Vân Trường huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình mới khánh thành nhà thờ Bác Trạch tháng 10/2013 – một trong những nhà thờ phải nói là đẹp nhất cầu kì nhất về kiến trúc và trang trí ở Việt Nam từ trước đến giờ.
  2. 2.http://farm3.staticflickr.com/2819/12306119766_a033edd5cb_c.jpg" border="0" />
  3. 3.http://farm8.staticflickr.com/7328/12343151345_5dc9cfb707_c.jpg" border="0" />
    Mặt đứng nhà thờ Bác Trạch
  4. 4.http://farm8.staticflickr.com/7375/12344564633_f3b9254117_c.jpg" border="0" />
    Mô thức kiến trúc Hy Lạp ở sảnh bên nhà thờ Bác Trạch
  5. 5.http://farm8.staticflickr.com/7297/12320799945_db032637bd_c.jpg" border="0" />
  6. 6.http://farm4.staticflickr.com/3783/12320825635_8ab3d91a8d_c.jpg" border="0" />
  7. http://farm4.staticflickr.com/3741/12322553473_d29ae863bd_c.jpg" border="0" />
    Nhà thờ Bác Trạch nhìn từ phía sau
  8. 8.http://farm6.staticflickr.com/5503/12322526483_4d73e4566f_c.jpg" border="0" />12.http://farm8.staticflickr.com/7318/12346102734_639427ab43_c.jpg" border="0" />
  9. 13.http://farm8.staticflickr.com/7459/12343377854_7be8a7aa22_c.jpg" border="0" />15.http://farm8.staticflickr.com/7392/12343487355_7f7ef81dca_c.jpg" border="0" />16.http://farm3.staticflickr.com/2858/12346153993_40606233bd_c.jpg" border="0" />
  10. 17.http://farm3.staticflickr.com/2809/12308735203_e46fc7750b_b.jpg" border="0" />18.http://farm6.staticflickr.com/5518/12346043285_54798e0685_c.jpg" border="0" />21.http://farm4.staticflickr.com/3710/12308559555_9b2ed555bc_b.jpg" border="0" />
    24.http://farm8.staticflickr.com/7304/12343900034_ac5395e8f7_c.jpg" border="0" />
    http://i115.photobucket.com/albums/n285/thachbichdaonguyen/animation/great_day.gif" border="0" />

    http://img180.imageshack.us/img180/7782/thuphappm8.gif" border="0" alt="Image" />

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

VỤ ÁN NHÃ THUYÊN

Nguyễn Hưng Quốc
1005548_686914674688546_1846388206_nSuốt mấy tuần vừa qua, trên báo chí trong nước, người ta thấy rộ lên những đợt tấn công nhắm vào luận văn Thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên (tên thật Đỗ Thị Thoan) một cách ào ạt và dữ dội. Hình như chưa bao giờ, từ năm 1975 đến nay, có một đợt tấn công nào nhắm vào nhà văn được tiến hành với một quy mô rộng lớn và với một mức độ tàn nhẫn đến như vậy.

TNS - NGÔ THANH HẢI

Phỏng Vấn Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải – Canada

Published on March 29, 2014   ·   No Comments
Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải từ Canada, vừa gửi tới BBT TTXVA nội dung phỏng vấn ông về những cảm nghị và nhận định nhân ngày 30 tháng 4 sắp tới, ngày mà cả nước: “Có triệu người vui nhưng cũng cả triệu người buồn”
senatorngo

XUẤT KHẨU THÓI XẤU - NỖI NHỤC KHÓ PHAI

Xuất khẩu thói xấu – nỗi nhục khó phai!

Published on March 29, 2014   ·   No Comments

Quảng bá, xuất khẩu ra toàn cầu thói hư, tật xấu, lợi nhuận mang về cho đất nước ngàn năm văn hiến sẽ là nỗi nhục khó phai và sự khỉnh rẻ, kỳ thị của bạn bè quốc tế

Câu chuyện một cô gái tự xưng là du học sinh Nhật Bản ở Việt Nam 4 năm “kể xấu” người Việt bằng bức tâm thư đang gây xôn xao dư luận. Theo tôi, chuyện này không có gì mới. Việc người nước ngoài đến Việt Nam bị sốc rồi thất vọng vì nạn lừa lọc, chặt chém, cướp giật cùng lối sống vô kỷ luật ở đây đã xảy ra từ lâu rồi nhưng nước ta chưa có động thái gì để chấn chỉnh. Thậm chí, quảng bá nội địa chưa đủ, người Việt còn xuất khẩu thói xấu ra nước ngoài mà những sự vụ gần đây đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng một hình ảnh người Việt xấu xí.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

HR. 4254: NƯỚC CỜ THỨ HAI THẾ "TRIỆT BUỘC"

HR. 4254: Nước cờ thứ hai của
thế “triệt buộc”
Phạm Chí Dũng
Dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện.
Năm 2014, người Mỹ đối ngoại kiên định hơn so với thái độ không mấy  bền vững vào những năm trước. Ngay sau khi đệ trình Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam với số hiệu HR. 4254 ra Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày  14/3/2014, dân biểu Ed Royce - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện - bắt  đầu một cuộc vận động không thể nói là vô vọng cho dự luật này. Thậm  chí, thông tin bên lề còn cho biết xác suất để Hạ viện Hoa Kỳ thông qua  HR. 4254 là rất cao.

HR. 1897: Nước “triệt buộc” đầu tiên

“Lộ trình Miến Điện” đang tái hiện những nút thắt cùng uy lực bọc  đồng lẫn bọc đường của nó: từ lên án vi phạm nhân quyền đến chế tài  những chủ thể sinh đẻ các vi phạm đó. Những tin tức lạnh lùng cho biết  vào năm 2011, Mỹ và phương Tây đã phải tiến hành chế tài về nhập cảnh và phong tỏa tài sản đến 5.000 nhân vật chính khách, quân đội và công an ở  Miến Điện - một liều thuốc đặc trị cho căn bệnh đàn áp dân chúng và đối lập thật khó có thuốc chữa tại quốc gia đã từng dìm trong bể máu cuộc  “cách mạng áo cà sa”.
Trên bàn cờ tương quan chính trị Mỹ - Việt hơn hai năm sau, thế  “triệt buộc” đầu tiên thuộc về Dự luật nhân quyền Việt Nam - mang mã số  HR. 1897, được Hạ nghị viện Hoa Kỳ thông qua vào đầu tháng 8/2013 với tỷ  lệ phiếu hoàn toàn áp đảo.
Điều có vẻ trái khoáy là HR. 1897 lại là khế ước đầu tiên hướng đến  việc thực hiện “cơ chế hợp tác đối tác toàn diện” mà Chủ tịch nước  Trương Tấn Sang đã đạt được qua cuộc gặp quá ngắn ngủi vào cuối tháng  7/2013 với người đồng nhiệm ở bên kia bán cầu là Barak Obama.
Vào thời điểm đó và chỉ mới 3 tháng sau cuộc đối thoại nhân quyền  Việt - Mỹ được âm thầm nối lại tại Hà Nội, tình hình nhân quyền ở Việt  Nam vẫn tiến triển đến mức chính quyền cho bắt một hơi ba blogger -  những người chỉ thể hiện khẩu khí chống lại sự can thiệp của Trung Quốc  và hành động mạo muội “xếp hạng lãnh đạo”. Cũng vào giữa năm 2013, hội  nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền đã không giải quyết được một vấn đề  kinh tế - xã hội thực chất nào, ngoài việc bổ sung hai ủy viên Bộ chính trị mà từ đó đã sinh ra vô số dư luận về câu chuyện kèn cựa phe phái.  Và ngay cả xu hướng mang tính phe nhóm “ngả về phương Tây” cũng chỉ mới  chập chững…
Ngay lập tức, câu trả lời đến từ Washington vào tháng 7/2013: không  mấy quan tâm và có thể chẳng cần đến sự diễn giải của phái đoàn ông Sang về điều được xem là “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con  người”, người Mỹ hẳn chưa nhận ra hiện thực được gọi là “thành tâm chính trị” thể hiện rõ nét trong Bộ chính trị Việt Nam và các cấp thừa hành  địa phương, và do vậy Washington tự cho mình quyền đẩy Hà Nội vào tình  thế đánh đố nhiều hơn là gợi mở.
Với sự chất vấn đầy trắc trở của cái tương lai như thế, một thất vọng  được lượng hóa rõ nhất là phái đoàn Việt Nam đã không thể có cơ hội  tiếp cận bằng chính xúc giác của họ trong chuyến đi Washington. Từ TPP  đến “đối tác chiến lược” và vũ khí sát thương, tất cả đều không hé lộ  một triển vọng nhanh chóng nào. Thậm chí cho tới nay, tất cả vẫn còn nằm trên giấy theo đúng tinh thần bản “ghi nhớ” giữa hai nguyên thủ quốc  gia. Cũng hơn hai chục vòng đàm phán đã trôi vào dĩ vãng nhưng vẫn chưa  làm cho giới quan chức và các nhóm lợi ích ở Hà Nội ngộ ra một quy trình kết thúc có hậu nào của TPP ở thì hiện tại.
Cú đồng thuận gần như tuyệt đối của Hạ viện Mỹ đối với Dự luật nhân  quyền Việt Nam chỉ ít ngày sau cuộc gặp Obama - Sang và trước thời hạn  quy định hẳn mới chỉ là lời đánh đố mở màn. Hà Nội cần và ngay lập tức  phải hiểu rằng họ đang ở vào năm 2013 chứ không còn là năm 2006 - thời  điểm mà Nhà nước Việt Nam được “giải thoát” khỏi danh sách các quốc gia  cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC), để chuẩn bị cho  cuộc tiến chiếm bàn tiệc WTO với tư cách là thành viên thứ 150.
Nhưng bản thân Hoa Kỳ cũng cần được giải thoát khỏi những tín điều cố  hữu và kém thực tế. Bài học cốt tủy mà người Mỹ có lẽ đã không ít lần  xào lại là kể từ khi không còn nằm trong danh sách CPC vào năm 2006,  tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại trở nên “tự do” đến mức  mà giới quan sát phương Tây phải yêu cầu chính quyền Mỹ đóng luôn cánh  cửa quan hệ với Hà Nội.
“Triệt buộc” thứ hai mang tên “HR. 4254”

Ảnh bên: Tổng Bí thư ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng, đến Vatican gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI hôm 22/1/2013. AFP photo
Áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ  Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân  Việt Nam” là tinh thần sắt son trong bản Dự luật Chế tài nhân quyền Việt Nam mà những nghị sĩ cứng rắn như Ed Royce đang tiếp bước “Lộ trình  Miến Điện”.
Theo thông cáo của dân biểu Ed Royce, HR. 4254 là một dự luật lưỡng  đảng, nhắm mục tiêu vào những quan chức chính phủ, công an và những  người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn  hòa. Những biện pháp được kiến nghị bao gồm những hạn chế du hành và  trừng phạt về tài chính.
Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh  hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp  nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến  những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài  sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay  ra khỏi Hoa Kỳ.
Thực ra dự thảo đầu tiên của HR. 4254 đã xuất hiện trong Quốc hội Hoa Kỳ cách đây đúng một năm, vào tháng 3/2013, tức hai tháng sau chuyến  “hành hương” của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng đến Vatican. Khi  đó và trong bầu không khí bị xem là “thụt lùi sâu sắc” về nhân quyền,  các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu:
Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan  đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được  quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ”.
Và “Sau không quá 90 ngày từ ngày ban hành Đạo luật này, Tổng  thống sẽ đệ trình lên những Ủy ban quốc hội thích hợp danh sách của các  cá nhân, là công dân Việt Nam, mà Tổng thống xác định là dính líu đến  những vụ vi phạm nhân quyền chống lại nhân dân Việt Nam hoặc thân nhân  của họ, bất kể việc những vụ vi phạm đó có xảy ra ở Việt Nam hay không…  Danh sách được quy định trong đoạn (1) sẽ được công khai cho công chúng  và được đăng trên các trang web của Bộ Ngân khố và Bộ Ngoại giao”.
Không phải và chẳng bao giờ tự do là món quà trên trời rơi xuống.  Cũng không hẳn chuyện đổ tiền sẽ làm nguội lạnh những cái đầu tham lam  lẫn sắt máu. Dĩ nhiên Miến Điện được như ngày nay là nhờ cú đi roi song  hành với tiến trình xóa nợ quốc gia.

Luật chơi của người Mỹ

Sau 39 năm từ thời điểm 1975, giai cấp cầm quyền ở Việt Nam đã lập kỷ  lục về nợ công quốc gia: ít nhất 95% GDP, nếu không nói là còn hơn thế.  Con số này là một trời một vực so với số báo cáo chỉ khoảng 55% GDP của Chính phủ. Mỗi đầu nông dân phải gánh đến ít nhất 1.500 USD tiền nợ,  trong lúc vai và lưng họ đã oằn tím bởi hàng trăm thứ thuế cùng thói vô  cảm của các “đày tớ”.
Nhưng vấn đề trầm trọng hơn nhiều là trong một xã hội có đến ít nhất  20% dân số lâm vào tình cảnh nghèo khổ - gấp 3 lần số báo cáo, nền kinh  tế rơi vào cảnh suy sụp và thảm hại đến mức “không biết lấy tiền đâu để  trả nợ nước ngoài” - như trần tình hiếm hoi của một quan chức nhà nước.  Với đà như thế này, tình thế quá nan y chắc chắn sẽ đẩy đất nước đến hố  bĩ cực, và sẽ chẳng hề kinh ngạc nếu nó dẫn đến vô số cơn động loạn xã  hội khiến cho chân đứng chính thể có thể vụn vỡ vào bất cứ thời điểm  nào.
Phải chăng đó là thế “tự triệt buộc” của giới lãnh đạo đương thời Việt Nam kéo theo các tầng lớp dân chúng khốn khổ của họ?
Còn với người Mỹ, một lần vội vàng là thêm một sai lầm. Giờ đây,  dường như cách chơi bài của người Mỹ là kiểu cách với điếu xì gà trên  miệng cùng những vòng khói tỏa ra từ lỗ mũi thâm sâu của người Trung  Hoa. Bầu không khí ấy có vẻ không hứa hẹn một viễn cảnh được phác ra sớm sủa, mà có lẽ sẽ kéo dài theo một quy luật được sàng lọc từ dĩ vãng: độ  mở của Washington tùy thuộc vào thái độ bớt khép kín của Hà Nội.
Thời gian đầu tiên của năm 2014  đang chứng kiến thái độ kiên định  hơn của không chỉ khối nghị sĩ đảng Cộng hòa. Ngay cả Tổng thống Obama  và ngoại trưởng của ông cũng chợt mạnh mẽ hẳn lên đối với bản Phúc trình nhân quyền Việt Nam năm 2013 và những điều kiện đặt lên bàn đàm phán  TPP.
Cũng bất chấp mối đe dọa có thể xảy ra cuộc chiến tranh lạnh lần thứ  hai, lần đầu tiên chính quyền Obama dám áp đặt lệnh trừng phạt đối với  các quan chức Nga và Ukraine. Ngay sau đó, cơ quan công tố Thụy Sĩ đã  làm việc hết sức khẩn trương: hàng loạt ngân hàng ở quốc gia này, nơi  cất giấy tài sản của thế giới quan chức đen đúa, đang bị bóc trần từng  mảng lớn.
Lẽ nào tương lai của “một bộ phận không nhỏ” giới quan chức, công an  Việt Nam cùng vợ con họ, những người đã có đủ thời gian để khiến Tổ quốc bị loang máu ngoại tệ sang tận Úc, Mỹ, Anh, Canada hay các nước Bắc Âu, những người nồng nàn tình yêu Tổ quốc đến mức sẵn sàng nhảy lên máy bay ra ngoại quốc vào bất kỳ thời điểm nào xảy ra “biến cố”, cũng tự khép  mình vào thế “triệt buộc” mất trắng tổ quốc như triều đại vừa lâm chung ở  Ukraine?

Phạm Chí Dũng, TP.HCM 27-03-2014

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

LUẬN VĂN PHÊ BÌNH LUẬN VĂN

28/03/2014

Luận văn, phê bình luận văn và…

Văn Giá
Ngày mới rầm rộ vụ Nhã Thuyên (quãng tháng 6-7/2013), mình viết bài này, đã định công bố, nhưng rồi lại thôi. Nay thì vụ việc Nhã Thuyên đã dường như ngã ngũ (theo một cách nào đấy). Với một tâm trạng buồn rầu, xin chia sẻ cùng các bạn “phây” của mình nhé!
Tác giả

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

TIÊU QUỐC TIÊU: THẢO PHẠT...

20/03/2014

Thảo phạt Ban Tuyên huấn Trung Ương


Tiêu Quốc Tiêu
Nguyễn Thành Tiến dịch
Ban Tuyên huấn TW là cơ quan của TW ĐCS Trung Quốc chuyên lãnh đạo công tác văn hoá, tuyên truyền, dư luận, báo chí… (được mệnh danh là “Thái thượng hoàng” của báo chí). trong thời kỳ trước và sau Cách mạng Văn hoá, Mao Trạch-đông (Mao) đã từng gọi Ban Tuyên huấn TW do Lục Định-nhất, Chu Dương… lãnh đạo là “Điện Diêm vương” bởi nó chuyên bảo vệ phái hữu để chống lại phái tả. Trong lịch sử Trung Quốc, lãnh đạo Ban Tuyên huấn TW thường là vật hy sinh của các cuộc đấu tranh chính trị. Giữ chức vụ trưởng Ban Tuyên huấn TW qua các thời kỳ gồm có: Lục Định-nhất, Tập Trọng-huân, Đào Chú, Trương Bình-hóa, Hồ Diệu-bang, Vương Nhiệm-trọng, Đặng Lực-quần, Chu Hậu-trạch, Đinh Quang-căn, Vương Nhẫn-chí…Trưởng Ban Tuyên huấn TW hiện nay là Lưu Vân-sơn.

VỤ TƯỚC BẰNG THẠC SĨ

22/03/2014

“Minh bạch hóa” cái gọi là “Vụ Nhã Thuyên” – Thư cuối năm


Tôi chưa bao giờ nặng lời về đàn ông Việt Nam. Vì tôi nghĩ như thế là vơ đũa cả nắm, và bất công. Vì tôi kính trọng cha tôi, yêu người đàn ông duy nhất của đời tôi, cũng như quý mến những người đàn ông khác là thầy, là bạn, là đồng nghiệp mà tôi biết.
Nhưng đọc xong những dòng "Thư cuối năm", cũng là entry gần đây nhất (dù đã cách đây hơn 3 tháng) trên blog của Nhã Thuyên, cô gái vừa bị tước bằng thạc sĩ ở Đại học Sư phạm Hà Nội (*) (ai chưa biết có thể google để biết) rồi nhớ lại những gì người ta đã viết và đã làm với cô gái nhỏ ấy (trong độ tuổi 20, vừa bằng tuổi con tôi), thì tôi bỗng thấy vừa phẫn nộ vừa ghê sợ những gã đàn ông có liên quan đến "vụ Nhân văn Giai phẩm hiện đại" này. Và ghê sợ đàn ông Việt Nam nói chung, vì quả thật những gã đàn ông như vậy ở Việt Nam sao nhiều quá.
Thử nghĩ xem: Một bên là rất đông những kẻ có tuổi bằng cha cô ấy, có bằng cấp, có chức vụ, có quyền lực, có cả truyền thông và đám đông sẵn sàng hùa theo tung hô đả đảo. Một bên là một cô gái trẻ, yêu văn học, liều lĩnh tìm cho mình một con đường mới, chọn một góc nhìn mới, và nói lên những điều mình tin với một sự can đảm không ngờ. Cô ấy chỉ có một mình - hoặc đúng hơn, là còn một phụ nữ khác đồng cảnh ngộ, người hướng dẫn của cô ấy, bà Nguyễn Thị Bình, giờ đã bị buộc nghỉ hưu trong khi lẽ ra bà còn có thể làm việc thêm 7 năm nữa. Hai người phụ nữ chân yếu tay mềm, một thầy một trò, bị một bọn (xin lỗi về từ này) đàn ông xúm vào đánh hội đồng. Thật không thể tưởng tượng được.
Tôi nặng lời quá phải không? Không đâu, hãy đọc những lời lẽ của Nguyễn Văn Lưu, Vũ Hạnh, Đông La ... khi viết về Nhã Thuyên (có thể tìm trên mạng), rồi đọc lời lẽ trong bài viết của cô gái trẻ ấy, để đánh giá xem sự phẫn nộ và ghê sợ của tôi như trong những dòng chữ này đã đủ nặng nề chưa.
Vâng, cô gái ấy chân yếu tay mềm và không có một tấc sắt trong tay làm vũ khí. Họ, những gã đàn ông ấy, đã không hề run tay hoặc có chút mủi lòng khi triệt hạ cô, đã ra sức sử dụng những ngôn ngữ thô bỉ và lý lẽ khốn nạn nhất để đạt được mục đích. Họ đã xúm nhau vào, những gã đàn ông sức dài vai rộng, trổ hết những ngón nghề lừa lọc xảo trá của mình để tước đi của cô ấy nghề nghiệp, bằng cấp, niềm tin vào cuộc đời, vào lòng tốt của con người, vào sự tồn tại của lẽ công bằng và điều thiện. Giờ đây, chắc họ đã rất hài lòng, bởi họ đã tước đi của cô ấy gần như không còn gì cả. Chỉ còn mỗi một điều họ không làm được, đó là tước đi của cô ấy sự lương thiện và lòng tự trọng. Mà những cái ấy thì họ cho là không có giá trị, không đáng quan tâm, vì bản thân họ không thấy cần đến chúng bao giờ!
Còn cô gái ấy thì chỉ nói cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Và bây giờ, cô chỉ muốn nói yêu ...

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

ĐỘC TẤU GHITA BAI CA HY VỌNG - VĂN VƯỢNG


RA TÒA: TỘI ĐÀN ÁP DÂN

2116. Cựu lãnh đạo Cộng sản Hungary ra tòa vì tội đàn áp dân chúng

Posted by News on March 19th, 2014
Thứ ba 18 Tháng Ba 2014
 Anh
825 năm sau ngày chế độ cộng sản sụp đổ, phiên tòa xét xử một cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Hungary mở ra vào ngày 18/03/2014. Bela Biszku trả lời về vai trò của ông, với tư cách là bộ trưởng nội vụ, trong cuộc đàn áp phong trào nổi dậy chống Liên Xô can thiệp vào mùa thu năm 1956.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

RA NGÕ GẶP NGƯỜI TQ

17/03/2014

Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!

Đức Ngọc
Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh trật tự, văn hóa ở khu kinh tế lớn nhất Bắc Miền Trung này.
Vào những lúc cao điểm, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng có đến 3.000 - 4.000 lao động nước ngoài làm việc, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014 với khoảng 6.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại KKT Vũng Áng.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

TQ Ý ĐỒ GÌ Ở VN

2102. Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam?

Posted by News on March 15th, 2014
RFA – Đài Á Châu Tự Do
14-03-2014
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nghe auido
1Dư luận Việt Nam thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng đang bày tỏ sự quan tâm rất lớn về hiện tượng người Trung Quốc xâm nhập sâu vào nền kinh tế Việt Nam và với cung cách đặc biệt khác thường. Câu hỏi đặt ra là phía sau những hành động đó ẩn khuất những mưu toan gì cả về kinh tế lẫn chính trị?

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

UKRAINA KỊCH BẢN NÀO CHO VN

 KỊCH BẢN UKRAINA CHO VIỆT NAM

Posted by Basam on March 12th, 2014
Nguyễn Thanh Giang
Tình hình chính trị Ukraina đang diễn biến phức tạp. Bài viết này mạnh dạn nêu một số nhận định, phỏng đoán và liên hệ với Việt Nam.
Những biến cố lịch sử Ukraina
Ukraina là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu, có chung biên giới với Liên bang Nga ở phía đông. Hình thành từ thế kỷ 9 sau công nguyên, năm 1922 Ukraina trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Ukraina tách ra thành một quốc gia độc lập gồm 24 tỉnh, một nước cộng hòa tự trị Crimea và hai thành phố đặc biệt không thuộc trung ương: Kiev và Sevastopol.

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

NGUYÊN KHÍ

Nguyên khí” và thân phận kẻ sĩ mọi thời

Đặng Văn Sinh
Cuối năm 2013, bản thảo Nguyên khí của nhà văn Hoàng Minh Tường được NXB Tri thức cấp giấy phép, nhưng chỉ một thời gian sau, không biết vì nguyên nhân gì, Cục Xuất bản lại có lệnh thu hồi. Nhà xuất bản Dân khí thuộc Diễn đàn Xã hội dân sự nhận thấy đây là cuốn tiểu thuyết có nhiều sáng tạo về nội dung cùng với phong cách văn chương đặc sắc, nên đã kịp thời ấn hành vào đầu năm 2014 để đem đến cho bạn đọc một cách nhìn mới về thân phận người trí thức Việt Nam qua Vụ án Lệ Chi Viên.
Dưới đây Bauxite Việt Nam xin giới thiệu bài phê bình của nhà văn Đặng Văn Sinh về cuốn tiểu thuyết này.
Bauxite Việt Nam
clip_image002

CAY ĐẮNG NỖI HÀM OAN

CAY ĐẮNG NỖI HÀM OAN CỦA
MỘT PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ,
NHÀ GIÁO ƯU TÚ

Đi tìm sự thật về nỗi hàm oan của PGS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình: Từ lá đơn kêu cứu


PGS. TS. Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Bình bị cho về hưu, dù theo quy định thì  đến năm 2018 mới đến tuổi nghỉ. Bà Bình làm đơn kêu cứu trên báoKinh doanh và Pháp luật. Bài đã được đăng lên ngày 5/3/2104 (kinhdoanhvaphapluat.com.vn) nhưng sau đó bị gỡ xuống, tuy nhiên vẫn có thể đọc được qua Google’s cache.

PGS. TS. Nguyễn Thị Bình là người hướng dẫn cô Đỗ Thị Thoan làm luận văn về  nhóm Mở Miệng. Cô Đỗ Thị Thoan sau đó mất việc, bà Nguyễn Thị Bình bị  cho về hưu sớm. Vậy là ở Việt Nam, giới khoa học – kể cả tự nhiên và xã  hội – không được phép xem xét một số hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào  đấy đang tự nó phát sinh trong đời sống như những quy luật khó cưỡng là  đối tượng khoa học để mình nghiên cứu; những hiện tượng khách quan ấy  phải lờ đi, coi như không có, hoặc dành riêng cho một số cơ quan chức  năng hoàn toàn không hiểu gì về khoa học xử trí theo lối... dùng lửa để  dập, hoặc chôn vùi xuống đất (vụ hóa chất độc hại chẳng hạn). Điều này  ẩn chứa những nguy cơ chết người, báo hiệu một thảm họa lớn chắc chắn  không sớm thì muộn sẽ xảy ra mà những kẻ ngu tối, không cần đến giới trí thức cảnh báo bằng những tìm tòi khảo sát nghiêm chỉnh, cứ tưởng quay  lưng lại với những hiện tượng đang xuất hiện lừng lững trước mắt mình là tha hồ yên ổn, sẽ là đối tượng phải hứng lấy trước tiên.

Ai cũng biết biện pháp xử trí với bà Bình và cô Thoan là một cách "dọa  nạt" những người "có góc nhìn khác" bên cạnh việc bắt bỏ tù bằng điều  luật 258. Nhưng nếu bớt u mê một chút mà tĩnh tâm suy nghĩ thì phải  chăng những người dùng cách "dập lửa" kiểu ấy đang tước đi cái khả năng  tìm ra những biện pháp khả thi hơn để trung hòa những đám cháy lớn hình  như khó tránh khỏi chờ chực bùng lên?
Bauxite Việt Nam
  

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

LÂU ĐÀI ĐẠI GIA

Đại gia miền Bắc và mốt xây lâu đài

Published on March 7, 2014   ·   No Comments
 
Các đại gia từ Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, cho đến Hà Nội dường như đang rất “chuộng” mốt xây lâu đài.
Bằng chứng là ở các vùng miền này, rất nhiều các nhà thầu đang nhận được những đơn đặt hàng “khủng” thi công lâu đài cho đại gia.
Đơn cử, một đơn vị kiến trúc tại Thanh Xuân, Hà Nội đang nắm trong tay khá nhiều dự án lâu đài, trong đó, tòa lâu đài có tên Tổng Hải Sơn của một đại gia ở Phủ Lý, Hà Nam được coi là tòa lâu đài “đinh” của đơn vị kiến trúc này.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

KÍ SỰ XUÂN TÂY BẮC 2014

Giám đốc: Nguyễn Công Điểm, tác giả: Bên phải
Thành phố Hà Giang 07/01 Giáp ngọ

KÍ SỰ XUÂN TÂY BẮC
Nguyễn Đào trường

           Thiên nhiên ưu đãi cho con người, cảnh vật môt mùa xuân Giáp Ngọ dịu dàng êm đềm đẹp đẽ, bởi thời tiết mát mẻ, không mưa dầm dề, đường sá lép nhép ướt át, gió bắc hun hút lạnh thấu xương, không nắng gay gắt bụi bặm, người đổ mồ hôi, nơi nơi, chốn chốn đều có vẻ thỏa mãn, bằng lòng với tiết xuân năm nay trời ban tặng. Để tận hưởng thú vui xuân "Đường trần ta lại rong chơi, vui thêm bước nữa buồn thôi trở về".
           Đón mùa xuân tươi vui phồn thịnh hoa thơm, trái ngọt, vật chất khá dồi dào, tấp nập rộn rã ngay trên đất Hà Thành là hạnh phúc lắm rồi, nhưng để cải thiên, mở rộng tầm nhìn thấy người, thấy ta, thấy mùa xuân bao la của trời đất nước non. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên"ĐẠI DƯƠNG" do ông Nguyễn Công Điểm làm giám đốc, đã tổ chức cho cán bộ, nhân viên trong công ty một cuộc du xuân thật thú vị, bổ ích, ngoài những thành viên chính thức, công ty còn mở lòng mời một số thân nhân cao tuổi cùng chung vui. Đoàn chúng tôi xuất phát từ Võng Thị Hà Nội lúc 8 giờ ngày 5/2 nhằm ngày 4 tháng giêng Giáp Ngọ, trở về 20 giờ ngày 11/2. Với cung đường phía Tây Bắc, một phần cung Đông Bắc ngót nghét hai ngàn cây số  chỉ trong vòng tuần lề, đêm nghỉ ngày đi thật là một cuộc du xuân thần tốc. Gọi thần tốc cho vui chứ thực tế đoàn cũng tham quan đủ những nơi trọng điểm như lịch trình vạch trước. Điểm đầu tiên chúng tôi nhắm tới là nhà máy thủy điện Hòa Bình, rất may mắn đến đây gặp hướng dân viên du lịch là người đồng hương vả lại có thêm hình ảnh"Bác đang cùng chúng cháu hành quân" nên có sự ưu ái vui vẻ tận tình, chỉ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ chúng tôi được tham quan hầu như gần hết các điểm cần thiết trong nhà máy, từ phòng điều hành, các tổ máy nổi, xuống hầm sâu nơi các tổ máy chìm hoạt động mới ngỡ ngàng, sự vĩ đại về trí tuệ, thông minh tài giỏi của con người. Tổng số đường hầm được đào ngầm trong lòng núi có chiều dài tới 20 km, trung bình rộng 10m, cao 10m có những chỗ rộng 30m, cao 30m xe ô tô vận tải cỡ lớn vẫn chạy thông trong đường hầm từ nơi này đến nơi khác. Chúng ta đã tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức, chất xám kể cả máu làm lên dòng điện sáng liên tục 25 năm qua và còn tỏa sáng cho muôn đời sau. Cả đoàn đến thắp hương, cung kính vái lậy nơi đài tưởng niệm 180 người từ công nhân đến kỹ sư người Việt, người Nga đã vì nguồn điện cho nhân dân Việt Nam, cho cuộc sống muôn người mà hy sinh tính mạng bản thân, lòng chúng tôi không khỏi xúc động bùi ngùi xa xót, trong sự hưởng thụ của chúng ta còn có phần máu thịt của người đã khuất. Thăm đập ngăn nước, cửa xả lũ, khối bê tông có cất bức thư của hai chính phủ Nga, Việt, hẹn 100 năm sau mới cho phép mở, lúc đó không biết điều gì xảy ra. Nên tác giả viết bài thơ:
"BỨC THƯ THẾ KỈ Ở SÔNG ĐÀ"
Chung tình kết khối bê tông,
 Lưu tình thả một đáy sông muôn đời,
 Một trơ mưa nắng giữa trời,
 Hỏi trăm năm lẻ ai người mở xem,
 Nghĩa tình Xô Việt anh em,
 Để còn nói mất chê khen khác thời,
 Chim về phương bắc xa vời,
 Còn đây điện sóng đầy vơi Sông Đà.
 13 giờ mọi người thấm mệt cũng vừa kết thúc các điểm tham quan thủy điện Sông Đà, đoàn đến nhà hàng "Vua cá Sông Đà" thành phố Hòa Bình để thưởng thức món đặc sản của vùng sông nước miền rừng núi thủy điện này, chúng tôi chỉ gọi có một món duy nhất lẩu cá "Song" vùng hồ Sông Đà, quả thật danh bất hư truyền, ăn rất ngon miệng, phần vì vật lạ, phần vì kiến bò bụng đã lâu, lại uống với rượu whisky của công ty mang theo, trò chuyện râm ran, ồn ào vui vẻ. 14 gời rời Hòa Bình trên đường đi Sơn La, dọc Quốc Lộ 6 qua các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn hai bên đường bạt ngàn vườn mơ nở trắng xóa, đây đó chen lẫn vườn đào hồng rực, nắng xuân dìu dịu, tiết xuân ấm áp nhẹ nhàng làm ta thấy khoan khoái trong lòng, ai cũng muốn dừng lại chớp vài kiểu ảnh, tận hưởng hương mơ, hương xuân đầu mùa. Tối ăn nghỉ khách sạn công đoàn tỉnh Sơn La, mới mùng 4 tết nên ở đâu đấy vẫn mang đậm không khí hừng hừng mùa xuân. Công đoàn nhà nghỉ mời các văn nghệ sỹ Sơn La, tổ chức giao lưu văn nghệ múa hát giao duyên, nhảy sạp điệu múa tượng trưng cho nét văn hóa vùng Tây Bắc, đoàn chúng tôi cũng góp vui với nhà nghỉ công đoàn, hai cháu Nguyễn Thị Sinh 25 tuổi, Nguyễn Công Thành 11 tuổi lên sân khấu múa hát nhảy sạp cùng các đoàn văn nghệ khác, cuộc giao lưu trở lên sôi động thú vị, tình cảm gần gũi chan hòa lây lan thân mật. Sáng mùng 5 tết chúng tôi thăm khu di tích nhà ngục Sơn La. Nhà ngục Sơn La người Pháp xây từ năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả trung tâm thành phố, với diện tích 500m2 lúc đầu giam cầm tù nhân thường phạm, năm 1942 người pháp cải tạo mở rộng tới 1700m2, đứng trên đỉnh đồi Khau Cả ta có thể quan sát toàn cảnh thành phố Sơn La, nơi nhà ngục thực dân Pháp giam giữ các Lãnh Tụ, chiến sỹ cách mạng Việt Nam, các ông Tô Hiệu, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Trần Độ, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ… Có đến tận chỗ mục sở thị những gì di tích đang bảo tồn mới thấy hết sự hi sinh cao cả, chịu đựng kiên cường bất khuất của những chiễn sỹ cách mạng chỉ một mục đích giành độc lập cho dân tộc Việt. Sau đó đoàn thăm thủy điện Sơn La. Hơn 30 cây số mới tới gần chân đập, nhưng vì toàn bộ hạng mục công trình chưa hoàn tất, nên chưa có mục đích phục vụ thăm quan. Đề biển cấm, chúng tôi chỉ còn biết kính nhi viễn chi nghĩa là (Đứng xa mà nhìn) ngắm toàn cảnh núi non hùng vĩ, vách đá dựng đứng, đường sá ngoằn nghèo men theo chân núi như rắn lượn, hun hút sông sâu, ngăn ngắt nước xanh, con đập bê tông ngăn nước khổng lồ chặn ngang dòng Sông Đà kì vĩ, các cửa xả lũ như những con sông nhỏ trong thân đập tuôn ra mỗi khi thượng nguồn quá tải. Sang phía tây thăm Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh, Hầm Đờ Cát, đồi A1, tượng đài "Chiến Thắng". Một điều đáng phê phán là ở đây tượng đài được làm lại lần thứ hai mà chất lượng công trình chỗ nào cũng cần phải phá bỏ làm lại, trông lôm nhôm ghẻ lở, gớm ghiếc, đồng xanh hoen tỉ toàn thân tượng, cả khối tượng đài hàng ngàn tấn được pha trộn đúc bằng đồng phế liệu, lại bị những kẻ vô lương tâm, trộm cắp được giao trong trách đã rút ruột hàng 100 tấn đồng biến thành tiền để chia nhau, thật là gian dối trắng trợn không thể tha thứ. Cứ kéo dài tình trạng đồng xanh hoen rỉ trong thân tượng đùn ra, tới lúc nào đó tượng sẽ tự sụp đổ. Những ai có lương tri tận mắt chứng kiến đều không khỏi nhói lòng. Cảnh tượng trên gây xúc động, tác giả viết bài thơ
TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN
Ngổn ngang xuân bát ngát trời,
Mơ như tuyết phủ trắng đồi Điện Biên.
Tượng đài"Chiến Thắng" ta lên,
Lẫy lừng thế giới vang rền núi sông
Rạng danh con cháu Lạc Hồng,
Mở trang sử thấy cha ông hiện về.
Ngước nhìn lòng dạ bộn bề
Được đây mất đó tái tê bao thời
Hiên ngang sừng sững giữa trời
Dãi dầu mưa nắng đầy vơi xa gần
Rỉ đồng xanh tượng hoen thân
Mỏi mòn năm tháng bần thần ngày qua
Tin đồn gió cuốn mây xa
Thực hư ai đã về qua tỏ tường.
           Trên đường sang Lai Châu qua bản Mường Lay, con dốc Sìn Hồ dài ngoằn nghèo lên thăm thẳm cao xe đè dốc, dốc đè mây không kém dốc Pha Đin bên Điện Biên, trong đoàn có ông Tống Vạn Thọ cựu đại tá hải quân, người giầu năng khiếu pha trò, gây cười thi thoảng kể câu chuyện tiếu lâm thời@ làm cả xe cười rũ rượi, vỡ ruột, chảy nước mắt quên cả đường dài dốc dác mệt mỏi.  cũng nên dành đôi chút nói về bản vùng cao đắc biệt. Bản này nằm phía bắc cách thành phố Điện Biên 102 km, giáp hai huyện Mường Tè, Sìn Hồ Lai Châu. Bản được quy hoạch mới theo tiêu chí vùng tái định cư hai bên bờ Sông Đà, nhà cửa liền san sát bằng nhau, đều tăm tắp, nhất loạt một kiểu 3 gian hai chái, nhà nào cũng có mảnh vườn làm rau xanh, trồng cây ăn quả lâu niên, đây dó nhô lên một vài công trình cao tầng điểm nhấn nổi bật cho toàn khu vực dáng công sở, nhà hàng, khách sạn, nhiều cây cầu bê tông dự ứng lực to, dài đẹp bắc qua sông đồng thời cũng là công trình trang trí cho cảnh quan thêm sinh động, làm phương tiện giao thương giữa các cư dân hai bờ, đa số nhà lợp bằng tấm tôn xanh, hòa với màu nước sông xanh, rừng cây xanh trông cả vùng bao la xanh mát mắt, những vạt núi cao rộng được bạt chéo san lấp mở rộng mặt bằng rất quyến rũ xao xuyến rung động lòng người, nhiều nhà được lợp bằng ngói đá, một loại vật liệu lợp cao cấp quý hiếm, đặc biệt vùng này mới có. Miền xuôi chỉ nhà hát lớn Hà Hội xưa kia mới lợp ngói đá do người Pháp kì công đưa tới, loại vật liệu lợp này khi nào cũng được coi là xa xỉ phẩm của đất Thăng Long. Nơi đây thiên nhiên ưu đãi cho Mường Lay đã mở rộng lòng Sông Đà thênh thang có quãng bề ngang rộng hàng cây số, nước trong xanh ngắt kéo dài hàng mấy chục cây số, hai bên triền sông trải rộng hành lang đất bằng phẳng màu mỡ thật là thú vị nơi thắng cảnh có một không hai, lí tưởng cho du khách gần xa đến thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ ông trời đặc ân ban tặng cho vùng sơn cước Mường Lay.
MƯỜNG LAY
 Một lần ai đến Mường Lay,
 Thiên nhiên cảnh vật nơi đây khác thường,
 Vực sâu núi dựng mở đường,
 Sông xanh đất rộng bản mường định cư.
Buổi chiều trên đường Lai Châu - Sa Pa, tối ngủ khách sạn Hàm Rồng, ăn lẩu cá hồi, đi chợ tình Sa Pa, đây đó gặp một, hai… cô gái H' Mông lưng địu con nhỏ, có người còn có con lai, tay cầm ô dù dáng vẻ thạo đời, cảm xúc chợ tình tác giả viết bài thơ:
SA PA CHỢ TÌNH
Hoàng Liên Sơn ngút từng mây
Đầu xuân về lại nơi này tìm em
Phố phường cải họ thay tên
Cảnh xưa pha loãng thấp nền trời trong
Người Dao Đỏ bản H' Mông
Ngày mờ sương khói đêm đông chợ tình
Em giờ lưng địu con xinh
Tóc hoe da trắng mắt hình trời Âu
Khách đi chàm tím loang nhàu
Rừng xanh thui thủi xuối sâu âm thầm
Cầu Mây Thác Bạc xa gần
Tuyết sương buồn trắng mấy lần Sa Pa
Giá như ta chẳng về qua
Mắt mòn thấm đẫm cỏ hoa dốc chiếu.
Khách đi chàm tín loang nhàu
Rừng xanh thui thủi suối sâu âm thầm.
        Cả thành phố bé nhỏ như chìm ngập trong ánh đèn màu rực rỡ, từng dây, từng dẫy dài treo mắc trên các thân cây pơ mu cổ thụ, các cửa hàng cửa hiệu, nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng mọi ngõ ngách đường đi lối lại được trang trí đua chen đèn màu đủ kiểu, tắt sáng loằng ngoằng chói chang lạ mắt. Thành phố du lịch, khách quốc tế, người mọi miền đất nước đổ về đây đông, chiêm ngưỡng cảnh vật lạ vùng cao Sa Pa thưởng ngoạn mùa xuân dịu dàng đẹp đẽ, nhu cầu đời sống tăng đột xuất nên vật phẩm, hàng tiêu dùng cái gì cũng đắt đỏ. Hôm sau xem ruộng bậc thang mới thấy trí lực con người thật vô tận, chinh phục thiên nhiên, chinh phục đồi núi bắt thiên nhiên kiêu sa mà bướng bỉnh phải cúi đầu phục vụ lợi ích con người cả vùng bao la được căt khoanh, cắt khoanh từ chân đến đỉnh đồi tạo những thửa ruộng bậc thang chiều ngang chỉ độ hai sá bừa, chiều dài hết nửa vòng quả núi, cứ thế núi này tiếp núi kia làm thành cánh đồng cao ngút ngàn trên mây,  trên gió thắng cảnh kí lạ du khách qua đây được dịp thưởng thức không khỏi trầm trồ ngợi khen. Xuống Lào Cai thăm thành phố xem biên giới, chụp ảnh lưu niệm, đi chợ Bác Hà, rất tiếc không phải chợ phiên nên chẳng có gì để mua, mất toi 60 km ra vào dốc dác hơn một tiếng đồng hồ mỏi mệt, nhưng không thất vọng vì đã đến một điểm ngoài hành trình vạch trước.  Định hướng về tới thành phố Tuyên Quang nghỉ đêm. Sáng hôm sau sang Bắc Cạn thăm hồ Ba Bể. Giải lao dọc đường trời vừa nhá nhem tối, xem biển báo đề Tuyên Quang 70 km, xe chạy hơn tiếng đồng hồ lại thấy Tuyên Quang 95 km, Hà Giang 60 km, hóa ra chúng tôi đang đi giật lùi lái xe không quen đường, chạy đêm nên bị lạc đành nghỉ đêm thị trấn huyện Bắc Quang, ngày mai đổi hướng đi Hà Giang thăm cao nguyên đá Đồng Văn. Trong rủi có may, trong họa có phúc , giống 再翁失馬 "Tái Ông thất mã"(Tái Ông mất ngựa). Thế là chúng tôi toại nguyện, định không lên Hà Giang nhưng vì chạy đêm nhầm đường lại thành hay. Đến thành phố Hà Giang, để bảo đảm an toàn ông trưởng đoàn Nguyên Công Điểm quyết định đổi sang xe công ti du lịch Hà Giang, vì lái xe miền xuôi chưa từng chinh chiến đường đèo dốc Đồng Văn, tới thị trấn huyện Yên Minh nghỉ trưa. Chiều thăm nhà Vương Vua Mèo Vương Chính Đức thuộc xã Sà Pìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cụ Vương Chính Đức bố đẻ ông Vương Chí Sình(Vương Chí Thành, tên được Bác Hồ đặt) đại biểu Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ năm 1946 khóa I, II và liên tục sống giản di, thanh liêm ở số nhà ông mua 55 phố Hàng Đường Hà Nội. Tới khi qua đời năm 1962 thi hài ông được nhà nước đưa về an táng ở ngoại vi khu nhà Vương bây giờ, lăng mộ được viết bằng quốc ngữ hai câu Bác Hồ tặng khi ông còn công tác:"Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ". Nhà Vương là một công trình kiến trúc độc đáo, ngôi nhà làm theo lối chữ Vương trên lưng quả đồi nhỏ hình mai rùa, xung quanh các dẫy núi đá cao vút xanh thẫm bao bọc, kiểu dáng theo lối lâu đài của giới thượng lưu phong kiến Trung Hoa, toàn bằng loại gỗ quý hiếm, xung quanh được xây hai lớp tường thành bằng đá hộc, dầy từ o,60 - 1m, cao 3m lớp nọ cách lớp kia 5m rất kiên cố, có lỗ châu mai và nơi canh gác cẩn mật. Do các hiệp thợ tài hoa, khéo léo được tuyển chọn từ nhiều nơi, kể cả thợ người Tàu về làm ròng rã tám năm mới xong, các chân cột kê bằng đá điêu khắc hình quả anh túc(Thuốc phiện) mài nhẵn bóng, từ ngoài vào leo chín bậc đá mới tới chân tường bao, vào cổng đi chừng chín mét, lên bẩy bậc thềm mới bước vào cửa nhà. Trước cửa hai cột trụ đề đôi câu đối chữ Hán: (Có nhẽ người đời nay mới viết)家積善賢人出入, 門風流貴客往來 Phiên âm:"Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập, Môn phong lưu quý khách vãng lai"Nghĩa Tạm dịch: Nhà di tích đẹp đông đi đến, Cửa thiện người hiền vẫn tới thăm.
          Trong nhà chính giữa nơi trang trọng nhất treo bức hoành phi sơn son thiếp vàng điêu khắc bốn chữ Hán, Vua triều Nguyễn phong Vua Mèo:可風
 Biên chính khả phong (Bức hoành đọc từ phải qua) nghĩa: Giữ vững biên cương. Trước sau, xung quang nhà trồng toàn một loại cây thông pơ mu tuổi cây chừng trên trăm năm, cây nào cũng to cỡ vòng tay người ôm không hết, cao vút xanh thẫm mát mắt, khu vườn trồng cây ăn quả như đào mận lê táo.
 Tức cảnh tôi viết bài thơ:
NHÀ VƯƠNG
Tấp nập xa gần ai đến thăm
Hiếu kì muốn tỏ việc trăm năm
Nhà Vương dầu dãi phơi ngày tháng
Vương Phủ phương nào lâu biệt tăm.
Bắt đầu từ "Cao nguyên đá Đồng Văn"  trải dài trên các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, năm 2010 được thế giới công nhận"Công viên địa chất toàn cầu" tới đỉnh cột cờ Lũng Cú, Mèo vạc, Mã Pì Lèng toàn bộ cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng đứng, vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pì Lèng, một bên là Sam Pun TQ. Cao nguyên đá Đồng Văn xưa người Pháp gọi là"Tượng đài địa chất". Trên đỉnh Mã Pì Lèng nhìn xuống sông Nho Quế chỉ thấy như một vệt xanh nhỏ ngoằn nghèo, nếu đi trên đỉnh núi xuống tới mép nước sông phải mất hơn một ngày. Đèo Mã Pì Lèng hiểm trở dài trên 20 km, vượt đỉnh Mã Pì Lèng độ cao 1.200m leo dốc cao chín khoanh. Trên con đường mang tên "Hạnh phúc" đi qua 3 xã Pải Lủng, Pả Vi, Xín Cài con đường hạnh phúc được thanh niên xung phong nhiều tỉnh miền xuôi lên làm từ(1959-1965) phải treo mình trên vách đá hiểm trở đục lấn từng li một, nhiều người đã hi sinh do đá rơi trúng đầu, đứt day treo mình, hay sốt rét ác tính. Khó chịu nổi với khí hậu khắc nghiệt vùng núi đá. Tôi viết bài thơ:
MÃ PÌ LÈNG
Pì Lèng ơi! Mã Pì lèng
Chín khoanh vượt dốc trèo lên đỉnh trời
Leo cao hoang tưởng đổi đời
Hóa ra ta vẫn là người chính ta.
Tài ù chồn bước mắt hoa
Thiên nhiên choáng ngợp gần xa tỏ tường
Mã Pì Lèng mấy yêu thương
Ngoằn nghèo dốc, nhớ con đường thẳng ngay.
         Tối ngủ khách sạn Khải Hoàn, xem phố cổ Đồng Văn, cả thị tấn này phần nhiều nhà cửa bám theo hai bên mặt đường Quốc lộ 4, quãng giữa thị trấn được gọi"Đường 3/2", ngoại trừ khu chợ và phố cổ chật hẹp bị bao bọc bởi núi đá cao vút. Phố cổ Đồng Văn được hình thành khá sớm, lúc đầu do một số người Mông, Tày, Lùng và có cả người Hoa bên Tàu dạt sang, nhà chia lô theo lối nhà ống, tường trình đất, khung xương bằng gỗ tốt, mái lợp ngói âm dương, phần nhiều quét giôn vàng trang trí, một số nhà khá giàu xây hai tầng bằng gạch đất nung trên 100 năm nay vẫn bền vững, đặc biệt duy nhất có quán cà phê phố cổ ngôi nhà hai tầng xây vuông  giữa có khoảng trống lấy ánh sáng gọi là giếng trời, các phòng khách uống cà phê bày bàn thấp, các tấm gỗ vuông vức, dầy dặn bào gọt nhắn bóng làm ghế khách ngồi, nghĩa là ngồi bệt như lối uống trà đạo Hàn Quốc, Nhật Bản, ai đã có dịp may mắn một lần nhâm nhi thưởng thức cà phê phố cổ Đồng Văn rất thú vị hắn không quên. Riêng khu chợ được xây từ những năm 20 của thế kỉ trước, 3 dẫy quán chợ rất to và dài hình chữ U nền lát đá, tường hồi, các cột trụ xây đá chắc chắn to khỏe, kèo xà gồ, rui mè bằng gỗ lim nghiến, mỗi dẫy quán rộng chừng 6m x 50m lợp ngói âm dương phẳng lỳ rêu phong, cổ kính nhuốm màu thời gian, rất ưa nhìn nay vẫn nguyên vẹn đẹp nổi trội không cần tu sửa. Chợ họp vào các ngày chủ nhật trong tháng, ngoài những sản vật của vùng núi cao như thổ cẩm, quần áo dân tộc may sẵn màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng lòe loẹt, đây những gam màu phổ biến ưa thích của người vùng cao, nhất là quần áo phụ nữ còn được đính nhiều sợi kim tuyến, hạt cườm óng ánh gợi cảm, gà lợn, măng cây, măng củ, các cây củ quả làm thuốc Nam bày bán rất nhiều… Các chàng trai cô gái dân tộc thỏa thích tìm bạn tình, các ông bà đứng tuổi vào quán uống rượu, ăn thắng cố món đặc sản của dân vùng cao, chuyện trò ồn ào rôm rả. Phố cổ Đồng Văn bây giờ còn có cả người kinh Thái Bình, Nam Định…Buổi tối đoàn chúng tôi tổ chức đốt lửa trại ngay giữa sân chợ phố cổ Đồng Văn, múa hát đọc thơ, nhảy lửa cuộc vui đã lôi cuốn, thu hút được số người địa phương, khách nghỉ của các đoàn khác cùng tham dự. Cảm nhận sự hùng vĩ núi cao vực sâu của cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang tôi viết bài thơ:

CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
Cao nguyên xám đá Đồng Văn
Trải dài hùng vĩ bao năm hiện về
Thấp cao sắc nhọn lưỡi lê
Chọc trời xuyên toạc bốn bề mây bay
Nhìn qua vách dựng tầm tay
Vực sâu ảo ảnh một ngày đường xa
Thỏa lòng du khách về qua
Tượng đài địa chất cho ta nhớ đời.
Thế gian biến cải luân hồi
Bền gan năm tháng đá phơi mãi còn.
            Quả thật nơi đây ngoài những dẫy núi đá liên chi hồ điệp, còn nhiều hòn núi độc lập, núi đôi trông rất sinh động như "Đôi gò bồng đảo…" Thơ Hồ Xuân Hương. Không những chúng tôi mà chắc chắn nhiều người Viết Nam gần xa rất khao khát, ấp ủ mong có một ngày, một lần được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào cột cờ thiêng liêng nơi địa đầu của Tổ Quốc muôn vàn kính yêu, trên đó luôn treo lá cờ đỏ sao vàng 54m2 phần phật mở rộng tung bay hết cỡ, tượng trưng cho hào khí 54 dân tộc anh em, khẳng định lãnh thổ thiêng liêng của tổ Quộc Việt Nam. Hôm nay sự thật đó đã đến với tôi và toàn đoàn, phải lần từng bước, đếm từng bậc thang kẻo lỡ có sự nhầm lẫn, với 425 bậc tính từ nhà bán hàng lưu niện chân cột cờ, nếu theo lối cũ không có đường ô tô phải 839 bậc. Lên tới đỉnh cột tôi đưa hai tay ôm chặt cán cờ, sung sướng bồi hồi, rạo rực tưởng như đang ôm trọn Tổ Quốc trong lòng, tâm hồn khoan khoái lâng lâng, hít thở thỏa thích không khí nơi đỉnh trời thật căng lồng ngực cho thỏa cơn khát vọng, đứng trên cao, thả tâm hồn nhìn bao quát toàn cảnh khu vực Lũng Cú, giữa mây trời núi non hùng vĩ quên hết mệt mỏi đi đường dài và leo dốc, rất xúc động  trời xui, đất khiến ngẫu hứng tôi đọc to hai trong bốn câu bài thơ "Nam Quốc sơn hà" 南國山河 của Vua Lý Thường Kiệt, tuyên ngôn chủ quyền độc lập dân tộc bất hủ.       犯, 汝       Phiên âm:  "Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"nghĩa: (Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,  chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). Sau đấy tôi viết bài thơ:
CỘT CỜ LŨNG CÚ
Lũng Cú ta lên đỉnh cột cờ
Mây trời biên giới đẹp trong mơ
Một vùng kì ảo đâu hơn đấy
Tức cảnh sinh tình gửi áng thơ
          Tạm biệt Đồng Văn Hà Giang hiểm trở kì vĩ thân yêu, chúng tôi về Bắc Cạn kịp dự lễ hội mùa xuân các dân tộc tại hồ Ba Bể. Thuyền máy đi một vòng Ba Bể hết 2 giờ đồng hồ, đấy mới là mặt chính, còn các ngõ ngách không đủ thời gian thăm thú, nếu chỉ tính diện tích một bể lớn thì đã ngang diện tích Hồ Tây, Hà Nội chưa kể ngóc ngách của hai nhánh phụ. Lên bờ xem thi ném còn một trò chơi dân tộc độc đáo rất vui, cây còn được trồng cao vút phải người thật khỏe mới đủ sức ném quả con tới đỉnh, hàng mấy chục quả còn ném vút lên như sao sa mà chẳng quả nào trúng đích, khi quả còn rơi xuống bao thanh niên mạnh khỏe tranh nhau cướp nhặt để mình được ném, thật nhộn nhạo vui thú, lễ hôi còn có chọi bò, đấu bóng chuyền giữa các huyện với nhau, hát xướng ca múa… Trò vui đang còn nhiều tiết mục hấp dẫn, nhưng cuộc vui nào rồi cũng đến lúc chia tay. Đã 12 giờ kém cả đoàn phải quay lại Bắc Cạn cơm trưa, chiều trở lại Võng Thị cho đúng lịch trình đã định. Sáng mai 12/2 toàn công ti ra quân sản xuất đầu xuân.
Lũng Cú Hà Giang ngày 10/01 Giáp Ngọ
Võng Thị Hà Nội Rằm tháng Giêng. NĐT 
Cây đào Tô Hiệu tại nhà ngục Sơn La 05/01 Giáp Ngọ 
Đôi câu đối cổng nhà Vương:
 Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập, Môn phong lưu quý khách vãng lai

 Tượng đài"Chiến thắng" Điện Biên