Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

TRUNG QUỐC MONG GÌ

  Lớn | Vừa | Nhỏ  
Trung Quốc mong gì khi xây
kênh đào lớn nhất châu Á?
BVB blog 12.7.14

Eo đất Kra là một dải đất hẹp chạy dài theo hướng Bắc-Nam, nối bán đảo Malay với lục địa châu Á. Phần phía Đông của eo đất Kra thuộc Thái Lan và trông ra vịnh Thái Lan. Phần phía Tây thuộc Myanma (vùng Tanintharyi) và trông ra biển Andaman.Về mặt địa chất, eo đất Kra có thể xem là đoạn trũng của một dãy núi chạy từ Hymalaya xuống bán đảo Malay. Phía Bắc đoạn trũng là dãy Phuket, còn ở phía Nam là dãy Titiwangsa. Chỗ hẹp nhất của eo đất này, tại nơi giữa vùng cửa sông Kra và vịnh Sawi, là 44 km và điểm cao nhất tại nơi này là 75 mét so với mặt biển...
Thời cổ, eo đất có tiếng là nơi khai quặng thiếc. Về mặt địa hình đây cũng tiện làm tuyến giao thương Đông-Tây giữa vịnh Thái Lan và biển Andaman. Năm 1677, người Pháp đã đưa ra ý kiến đào con kênh tại nơi hẹp nhất của eo đất này để thông hai biển Andaman và vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, với kỹ thuật đương thời thì ý tưởng đó không thực hiện được. Năm 1773, để tăng cường khả năng phòng thủ đất nước từ phía biển Andaman, vua Rama I của Thái Lan đã sai em trai nghiên cứu kế hoạch đào một con kênh, song kế hoạch này cũng không thành hiện thực. Đầu thế kỷ 18 công ty Đông Ấn Anh cũng có dự định đào một con kênh, song không tiến hành thực hiện. Năm 1882, Ferdinand de Lesseps, Tử tước xứ Lesseps, người đã chỉ huy đào kênh Suez, tới thăm eo đất Kra và hứa sẽ giúp đào kênh này. Tuy nhiên, vào năm 1897, Anh không muốn cảng Singapore bị mất ưu thế, nên đã cùng với Thái Lan ký một hiệp ước quyết định không đào kênh qua eo đất Kra.
Sang thế kỷ 20  năm 1973, Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Thái Lan thỏa thuận sẽ dùng bom nguyên tử để đào kênh qua đây, nhưng kế hoạch cũng bị hủy bỏ, không thực hiện. Năm 2005 thì Trung Quốc ngỏ ý muốn hợp tác với Thái Lan tiến hành dự án đào kênh qua eo đất Kra với chi phí 20 tỷ đôla Mỹ.
                                 *           *           * 
Trung Quốc sẽ xây kênh đào nhân tạo trong tương lai gần, khi thành công, kênh đào này sẽ rút ngắn con đường từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương 1000km.
Kênh đào lớn nhất châu Á
Vietnam+ ngày 24/3/2014 dẫn thông tin của tờ Theo tờ Đại Công báo (Hong Kong) cho biết, mới đây, tổ lập kế hoạch xây dựng kênh Kra của Trung Quốc đứng đầu là Tập đoàn Từ Công (XCMG) và Tập đoàn Tam Nhất (Sany) đã đi vào vận hành.
Kênh Kra nằm ở eo đất Kra thuộc Nam Thái Lan, theo kế hoạch chiều dài kênh là 100km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á.
Thái Lan nằm ở vị trí chiến lược thuộc trung tâm bán đảo Đông Dương, đồng thời cũng là cửa ngõ quan trọng nối với lưu vực sông Mekong và Nam Á. Trong lịch sử, Thái Lan từng có kế hoạch xây dựng một con kênh đi qua khu vực này, song do hạn chế nhân lực, vật lực nên kế hoạch vẫn chưa được thực hiện.
Dự kiến sau khi kênh Kra hoàn thành và đi vào hoạt động, trao đổi thương mại giữa Khu mậu dịch ASEAN và các nước trên thế giới sẽ không thông qua vịnh Malacca mà thay vào đó là qua kênh Kra với tuyến hành trình được rút ngắn hơn 1.000km so với tuyến đường đi qua eo Malacca.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí thời gian cũng như chi phí vận chuyển trong việc trao đổi hàng hóa ở Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Ngoài ra, Trung Quốc, Nhật Bản, thậm chí các nền kinh tế trên thế giới cũng sẽ được hưởng lợi từ kênh đào này.

Đồ họa đường tắt qua eo biển Kra 


Trung Quốc được gì ở kênh Kra?
Trước hết, muốn kênh nhân tạo Kra này trở thành hiện thực, một điều chắc chắn, Thái Lan không thể đủ sức làm việc đó một mình, và Trung Quốc sẽ là quốc gia đổ tiền, công nghệ, nhân lực, vật lực vào kênh đào. Đồng nghĩa với việc, gần như Thái Lan chỉ là người cho thuê đất, còn chủ sở hữu thực tế là Trung Quốc.
Có thể nói, khi kênh đào này ra đời, đây sẽ trở thành con đường đi từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương ngắn nhất, vị trí chiến lược của eo biển Malacca sẽ hoàn toàn mất đi. Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ kênh đào này.
Trước hết, giá trị trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN có thể tăng lên mạnh mẽ, trong khi chi phí của việc vận chuyển hàng hóa được giảm đi rất lớn. Đồng thời, khi là chủ sở hữu của kênh đào này, đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể kiểm soát đường luồng hàng hóa vận chuyển của các quốc gia Đông Nam Á.
Gia tăng sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc lên ASEAN có ý nghĩa quan trọng khi Trung Quốc đang không ngừng thực hiện những động thái nhằm chia rẽ nhóm nước này, đặc biệt trong vấn đề đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
Thứ hai, kênh nhân tạo này có giá trị to lớn về lợi ích kinh tế ở chỗ, khi nó đi vào hoạt động, các tàu thương mại chắc chắn sẽ lựa chọn Kra thay vì Malacca vì quãng đường 1.000 km tiết kiệm được. Đồng thời, đặc thù của kênh đào Kra này là nằm gần lãnh hải của các quốc gia xung quanh như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… không sợ những mối nguy về an ninh như nạn cướp biển hay những bất ổn tranh chấp chủ quyền.
Và quan trọng nhất, Kra mang lại một giá trị địa chính trị to lớn. Kiểm soát được huyết mạch hàng hải từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã chẹn được yết hầu của Ấn Độ. Bởi quốc gia này luôn tự tin vào khả năng kiểm soát tuyến hàng hải Á – Âu qua eo Malacca để gây sức ép trên biển với Trung Quốc.
Có thể thấy, để đạt được những giá trị to lớn như vậy, việc Trung Quốc bỏ công, bỏ của ra đầu tư xây dựng Kênh Kra cũng thật đáng đồng tiền bát gạo.
Làm thế nào để đến Kra nhanh nhất?
Tuy Kra có giá trị chiến lược về kinh tế và địa chính trị, nhưng thực tế, nếu Trung Quốc xây dựng kênh đào này, thì người hưởng lợi nhiều nhất lại là các quốc gia xung quanh khu vực nam Thái Lan, trong đó có Việt Nam. Bởi Kra cách không xa Vịnh Thái Lan có lãnh hải của Việt Nam. Kra sẽ tạo một tiền đề to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng cực nam Việt Nam.
Đồng thời, những người mà Trung Quốc coi là kình địch như Nhật Bản cũng được hưởng lợi không hề nhỏ từ kênh đào này. Để tránh cho việc bỏ công sức tiền của, còn kẻ khác ngồi hưởng theo kiêu “của người phúc tạ”, một điều đáng chú ý, Trung Quốc đang ngày càng mạnh dạn, táo tợn và đơn phương hơn trong việc hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền lãnh hải đường chữ U (đường lưỡi bò) trên Biển Đông.
Chỉ khi tuyên bố phi lý và phi pháp này được hiện thực hóa, Trung Quốc mới có thể yên tâm hưởng lợi từ kênh đào này. Đồng thời, yếu tố địa chính trị của Trung Quốc mới được đảm bảo, khi kênh Kra được che chở bởi những hạm đội thường trực chiến đấu, những căn cứ trên các đảo nổi đảo chìm ở Biển Đông.
Có thể nói, đường lưỡi bò chưa được hiện thực, nhưng những bước tiếp theo đã cho thấy Trung Quốc đầy toan tính. Ước mơ Trung Hoa đang được đẩy mạnh, không chỉ dừng ở Biển Đông, Thái Bình Dương mà con Ấn Độ Dương, và tương lai sẽ là cả thế giới.
BVB và Đỗ Minh Tú (+ĐVO)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét