Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

TĂNG THUẾ HÀNG LOẠT

08/10/2017

Tăng thuế hàng loạt: Bốn câu hỏi lớn cho Bộ Tài chính

Tiêu Phong
TheLEADER – Trên cơ sở ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia uy tín, VCCI vừa có bản góp ý gửi Bộ Tài chính liên quan đến dự thảo sửa đổi 5 luật thuế.
clip_image001
Dự thảo sửa đổi 5 luật thuế đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận

Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế (sau đây gọi là Dự thảo) gửi Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính).
Văn bản này trên cơ sở VCCI đã tiến hành lấy ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước và nội dung tổng kết kiến nghị tại 2 hội thảo lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp được VCCI tổ chức tại Hà Nội và TP. HCM giữa tháng 9 vừa qua.
Ngày 17/8 vừa qua, Bộ Tài chính trình lên Quốc hội xem xét dự thảo sửa đổi năm luật thuế bao gồm Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thuế tài nguyên.
Dự thảo sửa đổi 5 luật thuế ngay khi công bố đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, đặc biệt là nội dung sửa đổi Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT) với việc đề nghị tăng thuế VAT từ 10% lên 12%.
Nhiều chuyên gia kinh tế uy tín cho rằng, việc tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp - hiện vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số cả nước.
Trên cơ sở các ý kiến ban đầu mà VCCI nhận được, VCCI đã có một số ý kiến đối với đề xuất của Bộ Tài chính.
Về quan điểm tiếp cận, đánh giá tác động chính sách, theo VCCI, hiện nay, tài liệu cơ quan soạn thảo cung cấp mới chỉ là một dự thảo sơ bộ và tờ trình. Đối với từng nội dung sửa đổi cụ thể, tờ trình cũng đã nêu được mục tiêu chính sách, các vướng mắc phát sinh trong thực tế, một số kinh nghiệm quốc tế và dự kiến hướng sửa đổi.
Tuy nhiên, tài liệu này chưa có các đánh giá cụ thể hơn về tác động có thể có của các chính sách được đề xuất, từ đó có thể khiến cho việc cân nhắc, xem xét các chính sách thuế mới không được đầy đủ, toàn diện. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sớm bổ sung báo cáo đánh giá tác động.
clip_image002
Đặc biệt, theo VCCI, đối với mỗi chính sách được đề xuất thì cần trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, chính sách đó sẽ tác động như thế nào đến ngân sách, làm tăng, giảm nguồn thu như thế nào? Tác động cụ thể như thế nào đến người có thu nhập thấp?
Thứ hai, chính sách đó liệu có giúp đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra? Ví dụ, liệu việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước ngọt có giúp làm giảm béo phì, với tỷ lệ bao nhiêu? Chính sách này liệu có làm giảm tiêu thụ đường, ảnh hưởng ngành mía như thế nào?...
Thứ ba, ngoài việc đạt được mục tiêu đã đề ra, chính sách mới liệu có những tác động tiêu cực nào khác không? Ví dụ, quy định hạn chế vốn mỏng có tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng, tăng trưởng tín dụng không? Dự kiến đánh thuế VAT vào chuyển quyền sử dụng đất có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản hay không?...
Thứ tư, chính sách thuế mới liệu có minh bạch, khả thi không? Có nguy cơ gặp khó khăn khi thực hiện hoặc tạo kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực không? 
Gánh nặng chi phí chung của doanh nghiệp
Theo văn bản này, VCCI cho biết, hiện nay, chi phí chung của các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng cao. Theo báo cáo Doing Business 2017, tổng chi phí thuế và bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam phải nộp cao hơn nhiều nước trong khu vực, tới mức 39,4% lợi nhuận.
Năm 2017, 2018 là những năm điều chỉnh cách tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội khiến tổng số tiền bảo hiểm mà cả doanh nghiệp và người lao động phải chịu tăng gấp rưỡi.
Trong khi đó, chi phí vốn vay, chi phí vận tải, chi phí logistic, thủ tục xuất nhập khẩu còn phiền hà, thủ tục hành chính phức tạp, cơ chế giải quyết tranh chấp chưa hiệu quả đều khiến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam luôn cao, kém cạnh tranh hơn so với các nước khác.
Đó là chưa kể đến những chi phí không chính thức khác có thể chiếm phần lớn trong lợi nhuận của các doanh nghiệp, theo điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm của VCCI.
Về mặt tổng thể với đại đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nếu tiếp tục chính sách tăng thu sẽ làm xói mòn khả năng tích luỹ tư bản để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất hay phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.
Tác động tiếp theo sẽ là làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giảm năng lực giải quyết việc làm của nền kinh tế, không tạo đủ áp lực để cải cách bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước.
T.P.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét