CHIẾN TRANH TIỀN TỆ CŨNG ĐÃ BÙNG NỔ !
Nhiều chuyên gia cho rằng
CHIẾN TRANH TIỀN TỆ ĐÃ BÙNG NỔ
An Huy
Vneconomy
Một cuộc chiến tranh tiền tệ đã nổ ra, song song với cuộc chiến tranh thương mại - theo nhận định của một số nhân vật có uy tín trên thị trường ngoại hối với quy mô giao dịch 5,1 nghìn tỷ USD mỗi ngày, hãng tin Bloomberg cho hay.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên mạng xã hội Twitter cáo buộc Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) "thao túng làm tỷ giá đồng tiền và lãi suất của họ thấp hơn".
Cáo buộc này được ông Trump đưa ra sau khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cùng ngày trượt xuống dưới ngưỡng 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD lần đầu tiên trong 1 năm, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) không phát tín hiệu nào về việc sẽ can thiệp để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thì nói Chính phủ nước này đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tỷ giá để xác định xem Trung Quốc có thao túng đồng tiền hay không.
Nếu một cuộc chiến tranh tiền tệ thực sự xảy ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì hậu quả sẽ rất khó lường và vượt xa khỏi phạm vi hai đồng Nhân dân tệ và USD. Trong trường hợp đó, các thị trường từ cổ phiếu tới hàng hóa cơ bản và các thị trường mới nổi sẽ đều rơi vào tình thế nguy hiểm - Bloomberg nhận định.
"Rủi ro thực sự nằm ở chỗ chúng ta đang đối mặt với tình trạng đứt gãy trên diện rộng của sự hợp tác trong thương mại và chính sách tiền tệ toàn cầu. Điều đó sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp", ông Jens Nordvig, một chiến lược gia tiền tệ hàng đầu Phố Wall, nhận định. "Những cảnh báo của ông Trump 24 giờ qua thực sự là một sự dịch chuyển từ chiến tranh thương mại sang chiến tranh tiền tệ".
Cú phá giá đồng tiền gây sốc của Trung Quốc vào năm 2015 vẫn là một hình mẫu để có thể hình dung ảnh hưởng lan rộng của chiến tranh tiền tệ sẽ như thế nào - theo ông Robin Brooks, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Viện Tài chính Quốc tế (IMF).
Giá của các tài sản có độ rủi ro cao và giá dầu có thể sụt giảm mạnh khi mối lo về tăng trưởng trở nên lớn hơn, kéo theo tỷ giá của các nước có độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Rúp Nga, Peso Columbia, và Ringgit Malaysia. Tiếp đó, sự mất giá đồng tiền sẽ lan rộng ra toàn châu Á.
Ông Nordvig cho rằng mấu chốt của vấn đề hiện nay là liệu PBoC có can thiệp để giữ tỷ giá Nhân dân tệ quanh ngưỡng 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD nhằm tránh căng thẳng leo thang xa hơn hay không.
Theo vị chuyên gia này, trong cuộc họp vào ngày 26/7 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Chủ tịch ECB Mario Draghi rất có thể sẽ lên tiếng về biến động tỷ giá. Hồi đầu năm nay, khi đồng USD giảm giá mạnh, ECB đã tỏ thái độ lo ngại.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đo sức mạnh đồng mạnh đồng USD trên thị trường giao ngay có lúc giảm 0,8% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, mức giảm mạnh nhất trong một phiên kể từ tháng 3.
Kết thúc ngày giao dịch, tỷ giá đồng Euro tăng 0,7% so với USD, lên mức 1.1724 USD/Euro, trong khi đồng Yên tăng khoảng 1%.
"Chắc chắn là đồng tiền yếu đi sẽ mang lại lợi thế bất bình đẳng cho họ", hãng tin Reuters ông Mnuchin nói về Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ theo dõi thận trọng xem họ có thao túng tỷ giá hay không".
Bộ Tài chính Mỹ từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Mỹ có đang bước vào một cuộc chiến tranh tiền tệ hay không.
Theo ông Shahab Jalinoos, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu thuộc Credit Suisse, đồng bạc xanh có thể tiếp tục chịu sức ép giảm nếu các nhà đầu tư hành động theo sự chỉ trích của ông Trump đối với tỷ giá đồng nội tệ tăng, theo đó bán ra các trạng thái đầu cơ USD giá lên.
Theo dữ liệu do Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) công bố hôm thứ Sáu, các quỹ đầu cơ đang đặt cược vào sự tăng giá của USD nhiều nhất kể từ tháng 2/2017.
"Tổng thống Mỹ gần như đã định nghĩa những gì đang diễn ra là một cuộc chiến tranh thương mại, bởi ông ấy thẳng thừng cho rằng các quốc gia khác đang thao túng tỷ giá vì mục đích cạnh tranh", ông Jalinoos nhận định. "Loạt phát biểu này có thể sẽ khiến thị trường cắt giảm trạng thái nắm giữ USD chờ giá lên".
An Huy
Vneconomy
Một cuộc chiến tranh tiền tệ đã nổ ra, song song với cuộc chiến tranh thương mại - theo nhận định của một số nhân vật có uy tín trên thị trường ngoại hối với quy mô giao dịch 5,1 nghìn tỷ USD mỗi ngày, hãng tin Bloomberg cho hay.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên mạng xã hội Twitter cáo buộc Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) "thao túng làm tỷ giá đồng tiền và lãi suất của họ thấp hơn".
Cáo buộc này được ông Trump đưa ra sau khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cùng ngày trượt xuống dưới ngưỡng 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD lần đầu tiên trong 1 năm, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) không phát tín hiệu nào về việc sẽ can thiệp để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thì nói Chính phủ nước này đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tỷ giá để xác định xem Trung Quốc có thao túng đồng tiền hay không.
Nếu một cuộc chiến tranh tiền tệ thực sự xảy ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì hậu quả sẽ rất khó lường và vượt xa khỏi phạm vi hai đồng Nhân dân tệ và USD. Trong trường hợp đó, các thị trường từ cổ phiếu tới hàng hóa cơ bản và các thị trường mới nổi sẽ đều rơi vào tình thế nguy hiểm - Bloomberg nhận định.
"Rủi ro thực sự nằm ở chỗ chúng ta đang đối mặt với tình trạng đứt gãy trên diện rộng của sự hợp tác trong thương mại và chính sách tiền tệ toàn cầu. Điều đó sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp", ông Jens Nordvig, một chiến lược gia tiền tệ hàng đầu Phố Wall, nhận định. "Những cảnh báo của ông Trump 24 giờ qua thực sự là một sự dịch chuyển từ chiến tranh thương mại sang chiến tranh tiền tệ".
Cú phá giá đồng tiền gây sốc của Trung Quốc vào năm 2015 vẫn là một hình mẫu để có thể hình dung ảnh hưởng lan rộng của chiến tranh tiền tệ sẽ như thế nào - theo ông Robin Brooks, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Viện Tài chính Quốc tế (IMF).
Giá của các tài sản có độ rủi ro cao và giá dầu có thể sụt giảm mạnh khi mối lo về tăng trưởng trở nên lớn hơn, kéo theo tỷ giá của các nước có độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Rúp Nga, Peso Columbia, và Ringgit Malaysia. Tiếp đó, sự mất giá đồng tiền sẽ lan rộng ra toàn châu Á.
Ông Nordvig cho rằng mấu chốt của vấn đề hiện nay là liệu PBoC có can thiệp để giữ tỷ giá Nhân dân tệ quanh ngưỡng 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD nhằm tránh căng thẳng leo thang xa hơn hay không.
Theo vị chuyên gia này, trong cuộc họp vào ngày 26/7 của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Chủ tịch ECB Mario Draghi rất có thể sẽ lên tiếng về biến động tỷ giá. Hồi đầu năm nay, khi đồng USD giảm giá mạnh, ECB đã tỏ thái độ lo ngại.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đo sức mạnh đồng mạnh đồng USD trên thị trường giao ngay có lúc giảm 0,8% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, mức giảm mạnh nhất trong một phiên kể từ tháng 3.
Kết thúc ngày giao dịch, tỷ giá đồng Euro tăng 0,7% so với USD, lên mức 1.1724 USD/Euro, trong khi đồng Yên tăng khoảng 1%.
"Chắc chắn là đồng tiền yếu đi sẽ mang lại lợi thế bất bình đẳng cho họ", hãng tin Reuters ông Mnuchin nói về Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ theo dõi thận trọng xem họ có thao túng tỷ giá hay không".
Bộ Tài chính Mỹ từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Mỹ có đang bước vào một cuộc chiến tranh tiền tệ hay không.
Theo ông Shahab Jalinoos, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu thuộc Credit Suisse, đồng bạc xanh có thể tiếp tục chịu sức ép giảm nếu các nhà đầu tư hành động theo sự chỉ trích của ông Trump đối với tỷ giá đồng nội tệ tăng, theo đó bán ra các trạng thái đầu cơ USD giá lên.
Theo dữ liệu do Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) công bố hôm thứ Sáu, các quỹ đầu cơ đang đặt cược vào sự tăng giá của USD nhiều nhất kể từ tháng 2/2017.
"Tổng thống Mỹ gần như đã định nghĩa những gì đang diễn ra là một cuộc chiến tranh thương mại, bởi ông ấy thẳng thừng cho rằng các quốc gia khác đang thao túng tỷ giá vì mục đích cạnh tranh", ông Jalinoos nhận định. "Loạt phát biểu này có thể sẽ khiến thị trường cắt giảm trạng thái nắm giữ USD chờ giá lên".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét