TÔI PHẢI LÊN TIẾNG !
Tạ Duy Anh
Thứ hai ngày 16 tháng 7 năm 2018
Tạ Duy Anh |
Nếu hôm nay tôi im lặng, có thể tâm hồn tôi sẽ vĩnh viễn không còn tìm thấy sự bình yên như mình mong muốn và mọi nỗ lực sáng tạo của tôi hoàn toàn vô nghĩa.
Tôi đã bỏ lại mọi việc, để lục lọi, tìm hiểu về vụ án Đặng Văn Hiến. Tôi cố gắng để không bị sự cảm tính dẫn dắt. Và sau đây là ý nghĩ của tôi.
Tôi đã bỏ lại mọi việc, để lục lọi, tìm hiểu về vụ án Đặng Văn Hiến. Tôi cố gắng để không bị sự cảm tính dẫn dắt. Và sau đây là ý nghĩ của tôi.
Anh Đặng Văn Hiến thực sự đã phạm tội. Là người chống lại bạo lực dưới mọi hình thức, tôi không thể không lên án hành động của anh. Khi nổ súng bắn vào những người đập phá tài sản của anh, anh quên mất rằng, họ chỉ là những kẻ làm theo mệnh lệnh, hoặc quá lắm là vì tiền. Nhưng bất kể thế nào thì họ không đáng phải chết. Bọn đáng chết là những kẻ tại thời điểm ấy đang ngồi trong các salon sang trọng, uống những chai rượu đắt tiền, nói những điều dối trá về đạo đức cách mạng, về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau khi đã làm muôn vàn điều nhơ bẩn, đã ăn của dân không từ một thứ gì.
Bọn đó mới là thủ phạm anh Hiến ạ.
Nhưng ngay cả nếu anh tìm đúng bọn đó để nổ súng, thì tôi vẫn không tha thứ cho anh. Một xã hội, dù còn đầy rẫy bất công và những khoảng tối mênh mông, dù luật pháp như đùa, dù rất nhiều quyền lực trong tay những kẻ maphia, thì cũng không vì thế mà mỗi người có quyền làm cho nó đen tối, đáng sợ và vô vọng hơn.
Nhưng Đặng Văn Hiến không phải là kẻ sát nhân!
Tôi muốn các vị quan tòa nghe rõ điều này dù có vẻ đã muộn. Giờ đây, tôi muốn ngài Chủ tịch nước nghe rõ điều này vì vẫn còn thời gian cho một sự sửa chữa sai lầm, mà nếu để nó xảy ra, lương tâm của tất cả chúng ta đều bị tổn thương trầm trọng. Tôi nhắc lại: Anh Đặng Văn Hiến không phải là kẻ sát nhân! Toàn bộ quá trình xảy ra sự việc (mà tôi không thấy cần phải nhắc lại), đã cho thấy rất rõ một điều: anh Hiến là người cực kỳ yêu lao động, yêu quý đất đai, có trách nhiệm với gia đình, với bản làng và xã hội. Một người như vậy sẽ vô cùng trân trọng cuộc sống của mình và người khác. Việc anh phải giết người là do bị dồn vào tình thế mất kiểm soát về mặt lý trí, điều có thể xảy ra với bất cứ ai trong hoàn cảnh tương tự.
Của đau, con xót! Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của anh Hiến: Phải tha phương cầu thực; phải chắt chiu từng giọt mồ hôi để xây đắp tương lai cho con cái… Vậy mà trong phút chốc bị tan tành, bị nghiền nát, bị đốt phá, bị đập nát bởi những kẻ hoàn toàn không được phép làm điều đó? Ngoài chính quyền ra (mà phải trải qua rất nhiều tiến trình pháp lý), điều luật nào cho phép Công ty Long Sơn có quyền tàn phá của cải của người dân? Tàn phá của cải đã là tội lớn. Tàn phá của cải của người dân nghèo thắt lưng buộc bụng làm ra, không chỉ tội rất lớn với xã hội, với con người mà còn với cả trời đất. Trong một đất nước hòa bình, có luật pháp, xoen xoét nói là đồng bào của nhau, tại sao phải làm như vậy? Việc để xảy ra những hành động côn đồ ấy, tội đầu tiên thuộc về chính quyền sở tại.
Anh Đặng Văn Hiến, trước khi là tội phạm, đã là một nạn nhân của một tội phạm khó loại bỏ hơn. Luật pháp không thể bất chấp sự thật này khi luận tội bị cáo. Nhưng có vẻ như chuyện đó đã xảy ra.
Tôi không kêu gọi lòng thương cảm dành cho anh Đặng Văn Hiến, dù đó là một số phận sẽ còn làm nhiều người có lương tri mất ngủ, sẽ còn là đề tài cho những tranh luận về căn nguyên của bạo lực và tội ác trong chế độ này. Nhưng công lý là thứ cần tất cả mọi người, trong đó có tôi, phải bảo vệ đến cùng. Công lý trong vụ việc này là phải xét xử anh Đặng Văn Hiến đúng với bản chất của hành động phạm tội mà anh ta gây ra. Luật pháp là luật pháp, không thể vì 3 người chết, 13 người bị thương mà kết tội anh Hiến vào điều khoản giết nhiều người có chủ ý để đưa ra mức án tử hình? Tôi tin rằng, nếu thoát án tử hình, anh Đặng Ngọc Hiến cũng không thể thoát một bản án khác còn kinh khủng hơn tội chết, đó là sự dằn vặt của lương tâm anh ta. Nhưng chuyện nào cần phải rõ ra chuyện đó.
Vì khó mà đòi hỏi có một phiên Giám đốc thẩm, vì thế, mạng sống của anh Đặng Văn Hiến đang trong tay Chủ tịch nước. Chúng ta cùng hy vọng về một sự sáng suốt của lý trí mang tinh thần nhân bản. Phần mình, tôi tin rằng Ngài Chủ tịch nước sẽ được báo cáo rất tỉ mỉ về vụ án Đặng Văn Hiến. Nhưng tôi vẫn muốn Ngài dành ra vài phút nhìn vào bức ảnh anh Đặng Văn Hiến, Ngài sẽ thấy gương mặt ấy, ánh mắt ấy không thể là gương mặt, ánh mắt của kẻ sát nhân. Một tâm hồn độc ác, thối rữa vì thù hận, vì các toan tính giết người sẽ không thể toát ra được thứ ánh sáng mà cứ nhìn đi rồi ngài sẽ thấy.
Liệu một người như vậy có đáng phải chết?
Tôi cũng mong Ngài hãy bỏ ra ít thời gian để lắng nghe phản ứng của dư luận khi họ đồng loạt bày tỏ lòng xót thương kẻ phạm tội. Những phản ứng ấy không đơn thuần là cảm tính đám đông. Nó còn là cảm giác về công lý, mà ở đây là có điều gì họ thấy không ổn trong phán quyết của tòa án.
Bọn đó mới là thủ phạm anh Hiến ạ.
Nhưng ngay cả nếu anh tìm đúng bọn đó để nổ súng, thì tôi vẫn không tha thứ cho anh. Một xã hội, dù còn đầy rẫy bất công và những khoảng tối mênh mông, dù luật pháp như đùa, dù rất nhiều quyền lực trong tay những kẻ maphia, thì cũng không vì thế mà mỗi người có quyền làm cho nó đen tối, đáng sợ và vô vọng hơn.
Nhưng Đặng Văn Hiến không phải là kẻ sát nhân!
Tôi muốn các vị quan tòa nghe rõ điều này dù có vẻ đã muộn. Giờ đây, tôi muốn ngài Chủ tịch nước nghe rõ điều này vì vẫn còn thời gian cho một sự sửa chữa sai lầm, mà nếu để nó xảy ra, lương tâm của tất cả chúng ta đều bị tổn thương trầm trọng. Tôi nhắc lại: Anh Đặng Văn Hiến không phải là kẻ sát nhân! Toàn bộ quá trình xảy ra sự việc (mà tôi không thấy cần phải nhắc lại), đã cho thấy rất rõ một điều: anh Hiến là người cực kỳ yêu lao động, yêu quý đất đai, có trách nhiệm với gia đình, với bản làng và xã hội. Một người như vậy sẽ vô cùng trân trọng cuộc sống của mình và người khác. Việc anh phải giết người là do bị dồn vào tình thế mất kiểm soát về mặt lý trí, điều có thể xảy ra với bất cứ ai trong hoàn cảnh tương tự.
Của đau, con xót! Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của anh Hiến: Phải tha phương cầu thực; phải chắt chiu từng giọt mồ hôi để xây đắp tương lai cho con cái… Vậy mà trong phút chốc bị tan tành, bị nghiền nát, bị đốt phá, bị đập nát bởi những kẻ hoàn toàn không được phép làm điều đó? Ngoài chính quyền ra (mà phải trải qua rất nhiều tiến trình pháp lý), điều luật nào cho phép Công ty Long Sơn có quyền tàn phá của cải của người dân? Tàn phá của cải đã là tội lớn. Tàn phá của cải của người dân nghèo thắt lưng buộc bụng làm ra, không chỉ tội rất lớn với xã hội, với con người mà còn với cả trời đất. Trong một đất nước hòa bình, có luật pháp, xoen xoét nói là đồng bào của nhau, tại sao phải làm như vậy? Việc để xảy ra những hành động côn đồ ấy, tội đầu tiên thuộc về chính quyền sở tại.
Anh Đặng Văn Hiến, trước khi là tội phạm, đã là một nạn nhân của một tội phạm khó loại bỏ hơn. Luật pháp không thể bất chấp sự thật này khi luận tội bị cáo. Nhưng có vẻ như chuyện đó đã xảy ra.
Tôi không kêu gọi lòng thương cảm dành cho anh Đặng Văn Hiến, dù đó là một số phận sẽ còn làm nhiều người có lương tri mất ngủ, sẽ còn là đề tài cho những tranh luận về căn nguyên của bạo lực và tội ác trong chế độ này. Nhưng công lý là thứ cần tất cả mọi người, trong đó có tôi, phải bảo vệ đến cùng. Công lý trong vụ việc này là phải xét xử anh Đặng Văn Hiến đúng với bản chất của hành động phạm tội mà anh ta gây ra. Luật pháp là luật pháp, không thể vì 3 người chết, 13 người bị thương mà kết tội anh Hiến vào điều khoản giết nhiều người có chủ ý để đưa ra mức án tử hình? Tôi tin rằng, nếu thoát án tử hình, anh Đặng Ngọc Hiến cũng không thể thoát một bản án khác còn kinh khủng hơn tội chết, đó là sự dằn vặt của lương tâm anh ta. Nhưng chuyện nào cần phải rõ ra chuyện đó.
Vì khó mà đòi hỏi có một phiên Giám đốc thẩm, vì thế, mạng sống của anh Đặng Văn Hiến đang trong tay Chủ tịch nước. Chúng ta cùng hy vọng về một sự sáng suốt của lý trí mang tinh thần nhân bản. Phần mình, tôi tin rằng Ngài Chủ tịch nước sẽ được báo cáo rất tỉ mỉ về vụ án Đặng Văn Hiến. Nhưng tôi vẫn muốn Ngài dành ra vài phút nhìn vào bức ảnh anh Đặng Văn Hiến, Ngài sẽ thấy gương mặt ấy, ánh mắt ấy không thể là gương mặt, ánh mắt của kẻ sát nhân. Một tâm hồn độc ác, thối rữa vì thù hận, vì các toan tính giết người sẽ không thể toát ra được thứ ánh sáng mà cứ nhìn đi rồi ngài sẽ thấy.
Liệu một người như vậy có đáng phải chết?
Tôi cũng mong Ngài hãy bỏ ra ít thời gian để lắng nghe phản ứng của dư luận khi họ đồng loạt bày tỏ lòng xót thương kẻ phạm tội. Những phản ứng ấy không đơn thuần là cảm tính đám đông. Nó còn là cảm giác về công lý, mà ở đây là có điều gì họ thấy không ổn trong phán quyết của tòa án.
Nguồn FB Lao ta
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét