Chu Mộng Long: TÔI GÓP Ý VỀ LUẬT ĐẶC KHU
Tôi góp ý về Luật Đặc khu
Chu Mộng Long
11-7-2018
Được tin Thủ tướng “cầu thị” về Luật Đặc khu, tôi xin ý kiến. Có thể ý kiến của tôi được đồng tình hay không đồng tình, nhưng quan trọng là được nói lên suy nghĩ của mình.
1. Đặc khu không là kế sách duy nhất cho sự phát triển kinh tế, trừ phi nợ nần chồng chất buộc phải thực hiện cái hạ sách kiệt cùng là nhượng địa như một số quốc gia yếu kém và tham nhũng đã làm. Nếu không vì trả nợ thì phát triển kinh tế bằng mô hình đặc khu là phát triển bằng mọi giá đánh đổi cả chủ quyền, môi trường tự nhiên lẫn văn hóa xã hội.
2. Lập đặc khu là chia cắt đất nước thành từng mảnh với thể chế, pháp luật, văn hóa, đạo đức khác biệt. Điều đó dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền từ từng phần đến toàn thể; sự tương tác không lành mạnh giữa đặc khu và ngoài đặc khu tạo ra cái quái thai về chính trị, pháp luật, hủy hoại văn hóa, đạo đức dân tộc.
3. Việc lập đặc khu không liên quan đến tình hữu nghị Việt – Trung, trừ phi tình hữu nghị ấy nằm trong âm mưu được cài đặt từ trước với một mật ước đen tối nào đó của một nhóm quyền lực đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích dân tộc.
4. Việc người Trung Quốc được mua nhà mua đất và định cư ở Việt Nam cũng như người Việt Nam được mua nhà mua đất và định cư ở nước ngoài. Đó là xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa khi mỗi công dân có quyền trở thành công dân toàn cầu. Tất nhiên, cái quyền ấy không cần phải là đặc khu với ưu đãi đặc biệt cho người Trung Quốc. Xu hướng toàn cầu hóa phải luôn tính đến điều kiện các dân tộc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Sự ưu đãi đặc biệt không nằm trong mục tiêu toàn cầu hóa mà là nô dịch hóa, bởi sự ưu đãi đó đã bắc thang cho sự xâm lược, biến dân tộc mình thành kẻ nô lệ cho dân tộc khác ngay trên đất nước mình.
5. Cuối cùng, theo tôi, không cần Luật Đặc khu nào cả . Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mọi công dân nước ngoài đến ở Việt Nam cũng chỉ sống và làm việc theo một hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Điều cần làm cấp bách hiện nay là tạo ra một Hiến pháp và hệ thống pháp luật của dân, do dân và vì dân chứ không phải là một thứ pháp luật ưu đãi riêng cho kẻ thống trị và ngoại bang.
Hết ý kiến. Cám ơn Thủ tướng cho phép công dân được nói lên suy nghĩ của mình.
Chu Mộng Long
11-7-2018
Được tin Thủ tướng “cầu thị” về Luật Đặc khu, tôi xin ý kiến. Có thể ý kiến của tôi được đồng tình hay không đồng tình, nhưng quan trọng là được nói lên suy nghĩ của mình.
1. Đặc khu không là kế sách duy nhất cho sự phát triển kinh tế, trừ phi nợ nần chồng chất buộc phải thực hiện cái hạ sách kiệt cùng là nhượng địa như một số quốc gia yếu kém và tham nhũng đã làm. Nếu không vì trả nợ thì phát triển kinh tế bằng mô hình đặc khu là phát triển bằng mọi giá đánh đổi cả chủ quyền, môi trường tự nhiên lẫn văn hóa xã hội.
2. Lập đặc khu là chia cắt đất nước thành từng mảnh với thể chế, pháp luật, văn hóa, đạo đức khác biệt. Điều đó dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền từ từng phần đến toàn thể; sự tương tác không lành mạnh giữa đặc khu và ngoài đặc khu tạo ra cái quái thai về chính trị, pháp luật, hủy hoại văn hóa, đạo đức dân tộc.
3. Việc lập đặc khu không liên quan đến tình hữu nghị Việt – Trung, trừ phi tình hữu nghị ấy nằm trong âm mưu được cài đặt từ trước với một mật ước đen tối nào đó của một nhóm quyền lực đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích dân tộc.
4. Việc người Trung Quốc được mua nhà mua đất và định cư ở Việt Nam cũng như người Việt Nam được mua nhà mua đất và định cư ở nước ngoài. Đó là xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa khi mỗi công dân có quyền trở thành công dân toàn cầu. Tất nhiên, cái quyền ấy không cần phải là đặc khu với ưu đãi đặc biệt cho người Trung Quốc. Xu hướng toàn cầu hóa phải luôn tính đến điều kiện các dân tộc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Sự ưu đãi đặc biệt không nằm trong mục tiêu toàn cầu hóa mà là nô dịch hóa, bởi sự ưu đãi đó đã bắc thang cho sự xâm lược, biến dân tộc mình thành kẻ nô lệ cho dân tộc khác ngay trên đất nước mình.
5. Cuối cùng, theo tôi, không cần Luật Đặc khu nào cả . Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mọi công dân nước ngoài đến ở Việt Nam cũng chỉ sống và làm việc theo một hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Điều cần làm cấp bách hiện nay là tạo ra một Hiến pháp và hệ thống pháp luật của dân, do dân và vì dân chứ không phải là một thứ pháp luật ưu đãi riêng cho kẻ thống trị và ngoại bang.
Hết ý kiến. Cám ơn Thủ tướng cho phép công dân được nói lên suy nghĩ của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét