Chí Phèo Và Hậu Chí Phèo -Những Nhân Vật Của Một Thời Mạt Kiếp
Nguyễn Mạnh Trinh.
Lời BĐX Phạm Thành:
Năm 2007, nhân Hậu Chí Phèo tái bản, nhà phê bình văn học danh tiếng Nguyễn Mạnh Trinh, sống bên Mỹ, có một bài phê bình dài tới 4 ngàn từ, đăng tràn ngập trên không gian mạng. Bài viết so sánh giữa Chí Phèo của Nam Cao với Chí Phèo của Phạm Thành, giống và khác nhau thế nào trong hai chế độ: Tây và Ta. Phạm Thành trân trọng trích đoạn bài phê bình này, gửi đến bạn đọc, nhân Phạm Thành tự tái bản Hậu Chí Phèo lần thứ 3. ( tự tái bản vì kg có NXB nào ở VN cấp giấy phép xuất bản cho Phạm Thành.
…………..
Năm 2007, nhân Hậu Chí Phèo tái bản, nhà phê bình văn học danh tiếng Nguyễn Mạnh Trinh, sống bên Mỹ, có một bài phê bình dài tới 4 ngàn từ, đăng tràn ngập trên không gian mạng. Bài viết so sánh giữa Chí Phèo của Nam Cao với Chí Phèo của Phạm Thành, giống và khác nhau thế nào trong hai chế độ: Tây và Ta. Phạm Thành trân trọng trích đoạn bài phê bình này, gửi đến bạn đọc, nhân Phạm Thành tự tái bản Hậu Chí Phèo lần thứ 3. ( tự tái bản vì kg có NXB nào ở VN cấp giấy phép xuất bản cho Phạm Thành.
…………..
Chí Phèo là tên một nhân vật nổi tiếng của truyện ngắn Nam Cao.
Nhân vật Chí Phèo, quả là một nhân vật dị dạng, từ bản tính đến ngoại hình. Anh ta tiêu biểu cho những người bị dồn đẩy vào con đường cụt với tâm tính hận thù dồn ép, sống gần với bản năng và xa lý trí. Cùng một loại với những nhân vật của Nam Cao như Binh Chức, Năm Thọ, Binh Tư,.. những người ngang ngược, coi kỷ luật của xã hội như không có và sống bất cần không nghĩ đến ngày mai.
Nhân vật Chí Phèo, quả là một nhân vật dị dạng, từ bản tính đến ngoại hình. Anh ta tiêu biểu cho những người bị dồn đẩy vào con đường cụt với tâm tính hận thù dồn ép, sống gần với bản năng và xa lý trí. Cùng một loại với những nhân vật của Nam Cao như Binh Chức, Năm Thọ, Binh Tư,.. những người ngang ngược, coi kỷ luật của xã hội như không có và sống bất cần không nghĩ đến ngày mai.
Chí Phèo là câu truyện của một mối tình kỳ lạ giữa hai người, một là anh chàng liều lĩnh bán trời không cần văn tự, còn một là cô gái lỡ thì dở hơi và xấu xí. Họ là những nhân vật dị dạng của làng Vũ Đại, những người sống bên lề, kẻ ngụ cư ngay chính nơi mình sinh trưởng. Chí Phèo là một anh chàng canh điền bị oan khuất tù tội suốt mười năm nên từ một người nhút nhát hiền lành trở thành một người côn đồ văng mạng quậy phá trong làng trong xóm ở tuổi bốn mươi. Anh trong bước đường cùng, say sưa be bét, để rồi có một ngày bị chấm dứt cuộc sống bằng một trận ốm sau một cơn say của một đêm mưa bão nào đó. Nhưng, con người dị hình dị tính ấy lại có một mối tình với một cô gái cũng dị hình dị tính không kém, xấu xí đến ma chê quỉ hờn và tính tình ương dở ngây ngô. Chí Phèo đã yêu Thị Nở qua bát cháo hành và những giọt lệ cũng như trở lại với cái ước vong muốn làm người lương thiện thuở xưa lúc là anh canh điền hai mươi tuổi.
Chí Phèo đã đi vào đời sống và thành một cái tên để chỉ những người cùng đồ hung dữ, luôn luôn bơi ngược dòng đời sống và có những hành động không kiểm soát được bằng lý trí. Ngay cả trong văn chương, có những nhà văn này dùng chữ Chí Phèo để nói về một nhà văn khác với cả sự bỉ thử và khinh miệt. Từ ngữ Chí Phèo đã thành một danh từ, một tĩnh từ để chỉ và mô tả một mẫu người đặc biệt trong xã hội mà người ta đã quen dùng.
Chí Phèo đã chết trong truyện ngắn Nam Cao sau khi đâm chết Bá Kiến rồi tự đâm mình? Không, Chí Phèo sống lại mấy chục năm sau trong Hậu Chí Phèo của nhà văn Phạm Thành. Tiểu thuyết ấy được nhiều người nhắc đến, được in nhiều lần và cũng nhằm phác họa một mẫu nhân vật của một thời đại mới, thời xã hội chủ nghĩa.
Nếu Chí Phèo là một nhân vật gợi lại một thời kỳ thực dân phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945 thì Hậu Chí Phèo cũng có nhân vật để biểu trưng cho một thời kỳ tuy gọi là độc lập tự do nhưng tồi tệ và bất công hơn nhiều. Từ “thằng “Chí Phèo” cùng đinh qua Hậu Chí Phèo đã thành “Cụ ” Chí với tất cả uy quyền của một tên thất học nhưng vào thời bần cố vô sản lên ngôi nên thành người lãnh đạo của làng Vũ Đại. Một thời đại nhiễu nhương được phác họa lại với tất cả những biểu tượng mô hình độc đáo.
Hậu Chí Phèo là một tác phẩm được in năm 1991 do nhà xuất bản Thanh niên và là một cuốn sách bán chạy nhất ở trong nước năm 1991 theo tổng kết của báo Văn Hóa Thể Thao trực thuộc cơ quan chính thức VN Thông Tấn Xã. Cuốn sách xuất hiện giữa lúc ở Liên Xô đang có đảo chính của phe bảo thủ Cộng sản chống lại chính quyền của Gorbachev nhưng rồi sau bị Boris Yeltsin dẹp tan. Trong hoàn cảnh dao động chính trị vì ảnh hưởng từ Liên Xô như thế, cuốn sách mới có cơ hội để ra đời sau khi bị nhiều nhà xuất bản từ chối.
Tác giả đã làm sống lại con người của Chí Phèo trong thời đại mới từ Hậu Chí Phèo. Thời của chuyên chế vô sản nên những người như Chí Phèo xa lạ với chữ nghĩa, với lương năng nhưng lại trở thành những người lãnh đạo“hồng hơn chuyên ” ngu dốt, tàn ác và mất nhân tính. Nếu ở truyện Nam Cao, Chí Phèo còn có tham vọng muốn làm người thì ở truyện Phạm Thành, Cụ Chí lại muốn làm một con thú dữ, áp đặt luật lệ ngu đần của mình lên tất cả những người liên hệ đến và cả bàn dân thiên hạ. Tiểu thuyết Hậu Chí Phèo nối tiếp Chí Phèo bằng những tấn hài kịch biếu thành thảm kịch cười ra nước mắt.
Truyện Hậu Chí Phèo bắt đầu với cái chết của Cụ Chí với tất cả to lớn huy hoàng của một người có quyền có chức. Tác giả nói về ba chiếc xe con với ba ông chủ của nó là con của Chí Phèo, kết quả của những mối tình có một không hai của làng Vũ Đại. Và từ đó là câu chuyện lẫn lộn tình và thù của Chí Phèo và bà Ba, người vợ lẽ của Bá Kiến, là đầu mối oan trái hận thù ngày xưa, kẻ đã làm nhục hắn và chính là nguyên nhân để hắn chịu hơn mười năm tù. Tằng tịu với bà Ba xong, bà này có chửa thì bị Chí Phèo kết tội và mang ra xử bắn. Bà này chạy thoát được và sinh ra đứa con làm chủ tịch ở vùng dân thiểu số cư ngụ. Đứa con này cũng về chịu tang Chí Phèo. Đứa con thứ hai của hắn và Thị Nở, kết quả của những cơn say bị hắn từ bỏ và sau này lớn lên nhờ thời thế mà trở thành một bí thư của một làng và là một tay đấu đá có hạng. Hắn vì có dị dạng nên không thể làm chức cao hơn nhưng cũng là một quan chức của thời đại mới. Đứa con thứ ba là đứa con chính thức của Chí Phèo với người vợ được Đảng thừa nhận là Thị Tèo, một viên chức lãnh đạo hội Phụ nữ. Thằng này khôn ngoan chững chạc nhất và có lẽ con đường quan chức rồi ra cũng vinh hiển giống cha.
Kể lại những mối tình của Chí Phèo tân thời, tác giả Phạm Thành lẫn lộn giữa bi và hài kịch. Những mối tình quái gở, những con người quái gở và những cuộc đời cũng cực kỳ quái gở, lẫn lộn giữa tính toán và dục tính, lẫn lộn giữa hãm hiếp và dâng hiến.
Tả cuộc làm tình giữa Chí Phèo và Bà Ba:
“… tay Chí vào việc ngay:
– Không cần thắp đèn.
Nghe tay Chí nói thế, hình như chẳng có sự bất ngờ nào, Bà Ba quay người lại, ngước cặp mắt long lanh ngấn lệ, nhìn hắn, giọng nũng nịu:
– Không, tôi thích sáng cơ.
Tay Chí quát:
– Sáng tối cái gì ? Cô có nhớ cô tệ thế nào với tôi chứ?
Thực tình Bà Ba chẳng hiểu tay Chí định ám chỉ gì, giọng run run:
Tệ nào?
– Quên hả? Cô quên đau đầu đau bụng rồi hả?
A! – Bà Ba kêu lên sung sướng. – Nhớ rồi, tôi nhớ rồi!
Tay Chí quát tiếp:
– Cởi quần ra!
Theo phản xạ tự nhiên, Bà Ba đưa tay sờ vào cạp quần. Một chút lưỡng lự. Nhìn màn đêm qua cửa sổ tối om, bà yên tâm.
– Cởi ra.- Tay Chí giục
– Có phải cởi áo ra không ạ! Bà Ba hỏi và nghiêng bộ ngực oai vệ về phía tay Chí. Một tay bà đưa lên sờ vào khuy áo ngực.
– Không cần. – Tay chí bực mình quát. Lập tức tay Chí đưa bàn tay thô ráp đầy lông lá lên cổ bà, ấn mạnh. Bà Ba vội buông tay trên khuy áo ngực, ngả người xuống giường. Tay Chí cũng ngả người theo..”
Hay một đoạn khác:
“ – Báo cáo thủ trưởng Chí, bây giờ bắn người phải có lệnh.
Mắt tay Chí trợn lên, tỏ rõ sự ngạc nhiên, hỏi lại:
– Cái gì?
– Dạ thưa thủ trưởng, bắn người phải có lệnh.
– Lệnh nào?
Người thư ký chìa tờ lệnh cho tay Chí nhìn. Tay Chí nói:
– Ai ra lệnh?
– Dạ, thưa, chính thủ trưởng ạ!
– Tôi đã ra lệnh?
– Nhưng thủ trưởng phải ký vào lệnh ạ!
Tay Chí cười lên sằng sặc:
– À a! Có bước tiến mới này phải không? Đưa đây, ký vào chỗ nào?
Tay Chí cầm tờ lệnh tử hình, chẳng thèm đọc, chọc ngón tay trỏ vào lọ mực tím đã mở sẵn nắp, rất thành thạo, rút ngón tay trỏ ra, nhắm vào chỗ người thư ký chỉ, tay Chí vẽ một con giun loằng ngoằng, dài suốt cả phân nửa dưới của bản án tử hình…”
Phạm Thành mô tả “Cụ Chí” như là một sản phẩm của một thời đại lưu manh lừa lọc… dâm ô, thủ đoạn; cũng gian dâm rồi giết người tình. Cũng tự thần thánh mình. Cũng coi mọi người như là một công cụ của riêng mình, muốn hành hạ bắt giết thế nào tùy ý. Cái hành động ký án tử hình như thế như của một kẻ uống máu người không tanh, coi rẻ mạng sống con người. Dù rằng, người tử tội ấy đã ăn nằm với mình và có giọt máu của mình trong bụng…
Kể ra, những điều mà Phạm Thành đã viết chẳng phải là chuyện lạ. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, biết bao nhiêu cái ngớ ngẩn chết người đã tạo oan khuất cho bao nhiêu người vô tội. Những giới chức cầm quyền mới, không có đủ lương năng cũng như kiến thức nên biết bao nhiêu cái ngu cái dốt xảy ra và nạn nhân chính là toàn dân bị áp đặt trong một môi trường sắt máu tàn bạo.
Không phải những cường hào ác bá mới ấy chỉ có ngu dốt thôi mà còn tàn ác nữa. Những tên giết người không ghê tay, những đứa dám giết cả người ăn nằm với mình, những kẻ coi chuyện vợ chồng như một cách giải quyết sinh lý, thì chẳng phải là con người nữa mà là con thú sẵn sàng moi gan uống máu đồng loại.
Nam Cao đã phác họa nên một mẫu nhân vật của một thời đại mà tới bây giờ vẫn còn sinh động. Chí Phèo đã thành một khuôn dáng quen thuộc của những người cùng đồ hung dữ quậy phá xã hội. Còn với Hậu Chí Phèo, thì mẫu nhân vật ấy đã thành một thứ quan quyền và gây tác hại cho xã hội ghê gớm hơn và sâu rộng hơn.
26.9.2007 – N.M.T.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét