Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

CÒ HỒN XÃ NGHĨA TRẠI SÚC VẬT Ở VN

Cò hồn Xã nghĩa – Trại súc vật ở Việt Nam.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (giới thiệu ).
nghãiXin cảm ơn tác giả tặng sách – đồng giới thiệu cùng bạn đọc
Bạn đọc nào đã đọc tác phẩm Trại súc vật (Animal Farm) của nhà văn Anh George Orwel rồi đọc CÒ HỒN XÃ NGHĨA của nhà văn Việt Nam Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) sẽ thấy một sự tương đồng bút pháp trong hai tác phẩm ra đời cách nhau 63 năm. Khi viết tác phẩm Trại Súc vật (1945), Liên bang Xô-Viết, đại diện nhìn thấy được cho học thuyết Marxism-Leninsm đang bước vào thời kì hưng thịnh sau đóng góp cùng phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa Quốc Xã Đức. Giới cầm quyền, giới đi theo và tương lai của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ra sao mới chỉ có trong Dự Quan của tác giả nên tác giả dùng hình tượng những con súc vật để mô tả tư duy, lề bậc của những nhân vật trên sân khấu liên bang Xô Viết. Chỉ 40-50 năm sau dự quan của tác giả hoàn toàn đúng- xã hội của Liên bang Xô-Viết trở thành Trai Súc Vật đưa đến cái chết non không tránh khỏi cả về thực nghiệm và lý luận của CNCS.
Bối cảnh của Cò Hồn Xã Nghĩa trong tác phẩm của nhà văn Phạm Thành có khác. Chủ nghĩa Xã Hội ở Việt Nam đã hìện diện; các nhân vật trong Trại Súc Vật Việt Nam đã nhận vai. Với bối cảnh có thực, nhầ văn Phạm Thành đã dùng con người thực thay tên đổi họ, tên để vẽ ra một Trại Súc Vật -Người của CNXH Việt Nam. Trại súc vật đó như thế nào? Xin nghe nhà văn nhận xét trong trang tâm sự đầu tác phẩm ở phần nói về dân chúng:

” ngẫm một đời:
lúc đói rét không dám gào
bị áp bức không dám quậy cựa
yêu không dám thổ lộ
lại còn:
gặp kẻ muốn ăn thịt mình, mình phải cong đuôi lên mừng rỡ
trong bụng rỗng tuếch mà phải hô lên là ấm no
sống kiếp nô lệ lại tưởng mình đang hưởng tự do
chồng Bắc, vợ Nam, gia đình li tán, loạn lạc, lại cứ đinh ninh mình đang hưởng hạnh phúc bất tận
‘Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’;
“Dân chủ triệu lần hơn”
mà thấy kinh hãi cho một kiếp người, một dân tộc người.
P/s: Tác phẩm có in theo tiểu luận giá trị của nhà triết học Paul Nguyễn Hoàng Đức cùng nhiều bài phân tích và giới thiệu của các nhà phê bình lý luận văn học trong và ngoài nước.CÒ HỒN XÃ NGHĨA.
Tiểu thuyết bi hài của nhà văn Phạm Thành (Bà Đầm Xòe)
Tác phẩm chia làm hai phần (510 và 520 trang) bìa cứng, trình bày ấn tượng, giấy in đẹp, chất lượng
Nhà xuất bản Giao Chỉ xuất bản năm 2017
Tác giả tự phát hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét