Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

ĐẠM NINH BÌNH KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI


9-3-2019
Đây là hình ảnh nhà máy đạm Ninh Bình mà tôi mới đến (đóng tại Khu công nghiệp Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Hoạt động từ 2012, các làng ung thư lân cận ở Ninh Bình, Nam Định mọc theo… không hiểu vì sao từ khi hoạt động cho đến nay nhà máy này liên tục báo lỗ?

Nhà máy đạm Ninh Bình thuộc tập đoàn Hoá chất Việt Nam – Vinachem, vốn chủ sở hữu của Vinachem lúc đầu chỉ có 100 triệu USD, phía Eximbank Trung Quốc đề nghị cho vay 250 triệu USD với lãi suất 4% một năm, với điều kiện phải ký kết hợp đồng với tổng thầu Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng như nhiều dự án khác, phía nhà thầu Trung Quốc đưa vào các thiết bị lạc hậu, máy móc luôn trong tình trạng hư hỏng, không thể kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài,… nhà thầu Trung Quốc kéo dài tiến độ dự án, đội vốn, quyết toán hợp đồng thiếu hóa đơn tài chính, hồ sơ hoàn công,… sau gần 10 năm vẫn chưa quyết toán xong nên không thể kiểm toán. Trong khi, khâu lập dự án, thẩm định, giám sát không được chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh ngay từ đầu.
Nhà máy đạm Ninh Bình là một trong 12 dự án “nghìn tỷ” thua lỗ của ngành công thương, chỉ sau 4 năm hoạt động thua lỗ tới hơn 2.700 tỷ đồng.
Phá hủy môi trường sống
PC49 – Công an tỉnh Ninh Bình từng yêu cầu Nhà máy đạm Ninh Bình bồi thường thiệt hại do xác định họ là thủ phạm chính khiến cá ở khu vực lân cận chết hàng loạt.
Nhiều con bò cũng lăn đùng ra chết do uống nước cạnh nhà máy đạm Ninh Bình, đem mẫu nước đi xét nghiệm thì các cơ quan chức năng cho biết nhiều chất độc vượt giới hạn nhiều lần cho phép, trong đó chất amoni có lúc vượt từ 26 đến 1.030 lần.
PC49 cũng từng bắt quả tang Nhà máy đạm Ninh Bình dùng 5 vòi bơm nước thải trực tiếp ra sông Đáy, công suất mỗi vòi lên tới 1.000m3/giờ.
Cuối cùng, 2012, UBND tỉnh Ninh Bình ra quyết định xử phạt nhà máy này 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Khi tôi đến, các hộ dân sống xung quanh nhà máy đạm Ninh Bình cho biết hầu hết những đứa trẻ trong làng đều mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp, học bài hay đi ngủ các cháu vẫn phải đeo khẩu trang, bởi mùi hôi thối nồng nặc. Từ khi có nhà máy, số người chết trẻ cao hơn hẳn, tiếng ồn, khói bụi… đe dọa trực tiếp tới sinh mạng của nhiều người, nhiều ngôi làng.
Dùng tiền thuế của dân đầu tư nhưng lại để thua lỗ liên tiếp, nhiều lần chết bởi nhà thầu Trung Quốc vẫn chưa kinh, sẵn sàng phá hủy môi trường sống, giết hại nhiều người, nhiều thế hệ dân làng, còn cho phép nó hoạt động, phạt 100 triệu đồng làm cái gì?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét