F báo động Trung Quốc áp đặt « Trật tự thế giới mới về truyền thông »
Micro dày đặc của giới truyền thông Nhà nước Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh trong kỳ họp của Quốc Hội ngày 05/03/2019. |
Trong bản báo cáo mang tên « Trật tự thế giới mới về truyền thông do Trung Quốc lũng đoạn » được công bố hôm nay 25/03/2019, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris lên tiếng báo động về chiến lược của Bắc Kinh nhằm kiểm soát thông tin ở ngoài nước, ngăn chận những chỉ trích. Mưu toan này đang đe dọa tự do báo chí trên thế giới.
RSF tố cáo, không chỉ dùng « Vạn lý Hỏa thành » để siết chặt người dân Hoa lục, Trung Quốc còn thông qua các đại sứ quán và Viện Khổng Tử trên thế giới để áp đặt quan điểm, giấu đi những chương đen tối trong lịch sử.
Bản báo cáo bằng ba thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa nêu cụ thể chiến lược của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Bên cạnh việc hiện đại hóa các công cụ truyền thanh truyền hình ở ngoại quốc, Bắc Kinh còn ồ ạt tung tiền ra mua quảng cáo, thâm nhập vào các cơ quan truyền thông ngoại quốc…Không chỉ có thế, Trung Quốc còn hăm dọa, gây sức ép, sách nhiễu khắp nơi, với quy mô hầu như công nghiệp.
Bắc Kinh thường xuyên mua những trang báo của các tờ báo uy tín quốc tế như Wall Street Journal, Le Figaro hay Daily Telegraph để đăng những bài viết tuyên truyền nhắm vào độc giả các nước, một việc mà RSF gọi là sử dụng « con ngựa thành Troie ».
Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF nhấn mạnh : « Theo cách nghĩ của chế độ Bắc Kinh, các nhà báo không thể là tiếng nói phản biện, mà là công cụ tuyên truyền cho Nhà nước. Nếu các nền dân chủ không phản ứng lại, Trung Quốc sẽ áp đặt mô hình của họ, dần dà tràn ngập các cơ quan truyền thông trên thế giới, cạnh tranh với báo chí chân chính ».
Chỉ trong một thập niên qua, Bắc Kinh đã đầu tư quy mô vào truyền thông : tập đoàn CGTN phát thanh, truyền hình ra 140 nước, và đài phát thanh quốc tế Trung Quốc có đến 65 thứ tiếng. Trung Quốc cũng chi tiền mời đến vài chục ngàn nhà báo các nước đang phát triển đến tập huấn tại Bắc Kinh, để đối lấy những bài viết có lợi cho chế độ. Còn báo chí của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, trước đây thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh, thì hầu như đều bị mua lại, nhập vào bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng xuất khẩu các phương tiện kiểm duyệt và giám sát như công cụ tìm kiếm Bách Độ (Baidu), ứng dụng WeChat ; khuyến khích các nhà nước độc tài sao chép các biện pháp trấn áp của mình, đặc biệt tại Đông Nam Á.
Cuối cùng, Trung Quốc sử dụng bạo lực và hăm dọa để dập tắt những tiếng nói ly khai, kể cả tại các nước dân chủ. Từ các nhà báo độc lập cho đến ban biên tập các tòa soạn lớn, từ nhà xuất bản đến các mạng xã hội ; theo RSF, ngày nay không còn mắt xích nào trong chuỗi sản xuất thông tin thoát khỏi « bàn tay vô hình » của Bắc Kinh. Bản thân đại sứ Trung Quốc ở các nước cũng không ngần ngại đả kích một cách kém ngoại giao những bài báo nào đặt lại vấn đề những tuyên bố chính thức của chế độ.
Phóng viên Không biên giới nhận định, trước những tấn công dồn dập của Trung Quốc, các nước dân chủ vẫn chưa có những phản ứng cần thiết.
Bản báo cáo bằng ba thứ tiếng Pháp, Anh, Hoa nêu cụ thể chiến lược của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Bên cạnh việc hiện đại hóa các công cụ truyền thanh truyền hình ở ngoại quốc, Bắc Kinh còn ồ ạt tung tiền ra mua quảng cáo, thâm nhập vào các cơ quan truyền thông ngoại quốc…Không chỉ có thế, Trung Quốc còn hăm dọa, gây sức ép, sách nhiễu khắp nơi, với quy mô hầu như công nghiệp.
Bắc Kinh thường xuyên mua những trang báo của các tờ báo uy tín quốc tế như Wall Street Journal, Le Figaro hay Daily Telegraph để đăng những bài viết tuyên truyền nhắm vào độc giả các nước, một việc mà RSF gọi là sử dụng « con ngựa thành Troie ».
Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF nhấn mạnh : « Theo cách nghĩ của chế độ Bắc Kinh, các nhà báo không thể là tiếng nói phản biện, mà là công cụ tuyên truyền cho Nhà nước. Nếu các nền dân chủ không phản ứng lại, Trung Quốc sẽ áp đặt mô hình của họ, dần dà tràn ngập các cơ quan truyền thông trên thế giới, cạnh tranh với báo chí chân chính ».
Chỉ trong một thập niên qua, Bắc Kinh đã đầu tư quy mô vào truyền thông : tập đoàn CGTN phát thanh, truyền hình ra 140 nước, và đài phát thanh quốc tế Trung Quốc có đến 65 thứ tiếng. Trung Quốc cũng chi tiền mời đến vài chục ngàn nhà báo các nước đang phát triển đến tập huấn tại Bắc Kinh, để đối lấy những bài viết có lợi cho chế độ. Còn báo chí của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, trước đây thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh, thì hầu như đều bị mua lại, nhập vào bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng xuất khẩu các phương tiện kiểm duyệt và giám sát như công cụ tìm kiếm Bách Độ (Baidu), ứng dụng WeChat ; khuyến khích các nhà nước độc tài sao chép các biện pháp trấn áp của mình, đặc biệt tại Đông Nam Á.
Cuối cùng, Trung Quốc sử dụng bạo lực và hăm dọa để dập tắt những tiếng nói ly khai, kể cả tại các nước dân chủ. Từ các nhà báo độc lập cho đến ban biên tập các tòa soạn lớn, từ nhà xuất bản đến các mạng xã hội ; theo RSF, ngày nay không còn mắt xích nào trong chuỗi sản xuất thông tin thoát khỏi « bàn tay vô hình » của Bắc Kinh. Bản thân đại sứ Trung Quốc ở các nước cũng không ngần ngại đả kích một cách kém ngoại giao những bài báo nào đặt lại vấn đề những tuyên bố chính thức của chế độ.
Phóng viên Không biên giới nhận định, trước những tấn công dồn dập của Trung Quốc, các nước dân chủ vẫn chưa có những phản ứng cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét