Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

NHŨN NHẶN

Nhũn nhặn(Nguyễn Văn Tuấn)

Nhũn nhặn

Thế là chuyện nhiều người tiên đoán đã đến: Tàu cộng đem giàn khoan vào vùng biển của VN để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là một sự xâm lăng trắng trợn. Không còn từ nào khác hơn là “xâm lược”. Đáng lí ra phía VN phải phản đối theo tinh thần đó, nhưng đọc bản phát biểu của Bộ Ngoại giao VN tôi cứ tức anh ách và cảm thấy rất khó chịu. Có khi chính thái độ này làm cho Tàu càng ngày càng lấn tới và với tình trạng này VN sẽ dần dần mất chủ quyền. 
Phát biểu của Bộ Ngoại giao VN đọc lên cứ như là họ lấy một bản tuyên bố đã có sẵn từ lâu ra dùng. Thật vậy, như thường lệ, phía VN phản đối cho có lệ với những từ ngữ cứ như là … đọc kinh. Vẫn những từ ngữ cũ mèm (“có đầy đủ bằng chứng lịch sử”), vẫn cách nói chung chung (“bất hợp pháp và vô giá trị”), và vẫn cương một cách yếu ớt (“kiên quyết phản đối”), và không dám gọi tên kẻ thù:
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối." 
Cái câu này hình như có sẳn trong tủ, lâu lâu lấy ra dùng cho mọi trường hợp. Chính tính “đa năng” này làm cho lời phản đối của VN rất hài hước. Tại sao gọi chung là “nước ngoài” trong khi kẻ thù ngay trước mắt mình là Tàu – China? Kẻ thù đem giàn khoan vào khai thác vùng biển của mình, thì sao gọi là “vô giá trị” được chứ? Phải gọi là xâm lăng – invasion. Sao chỉ có “phản đối”, tại sao không “Yêu cầu rút dàn khoan ra khỏi lãnh hải của Việt Nam lật tức”? Càng nhũn nhặn thì chúng càng làm tới và càng khinh. 
Điều đáng nói là trong khi Tàu chuẩn bị xâm lăng lãnh hải của ta qua giàn khoan thì không biết các lực lượng bảo vệ VN đã làm gì. Chắc chắn khi họ kéo giàn khoan đến VN họ cũng tốn khá nhiều thì giờ. Với vệ tinh, GIS, tàu ngầm, tàu nổi, máy bay, v.v. chắc chắn VN đã biết trước động thái của Tàu. Nhưng biết rồi để làm gì thì chúng ta không biết. Có báo cáo lên trên không? Chắc là có. Nhưng nếu vậy thì tại sao các lãnh đạo VN không lên tiếng? 
Điều lạ lùng là cho đến nay vẫn chưa có một trong tứ trụ lên tiếng. Ngay cả bộ trưởng ngoại giao cũng im lặng, chỉ để cho một anh chàng trẻ măng và nhẵn nhụi đứng ra đọc bản lên tiếng! Ông Nguyễn Khắc Mai, một cựu quan chức cao cấp, cũng đặt vấn đề và cho rằng việc lãnh đạo cao cấp nhất không lên tiếng trước sự xâm lược của Tàu, ông cảm “rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến. Như thế tấm lòng của anh với dân, với đất nước là thế nào, anh sợ cái gì và tại sao anh không dám lên tiếng để phát động sức mạnh của nhân dân bảo vệ đất nước?”
Chính cách ứng phó như thế làm cho Tàu càng lấn tới. Ông Vũ Cao Phan, một quan chức trong Hội hữu nghị VN-TQ nói chí lí “Tại sao Trung Quốc có hành động như thế? Thì họ có ý đồ của họ nhưng cũng xuất phát từ cách hành xử của chúng ta. Chúng ta ứng xử mà không để cho người ta phải nể trọng, cách ứng xử của chúng ta không đến nơi. Tôi không muốn chúng ta phải tỏ ra một cách cực đoan về vấn đề Trung Quốc nhưng phải làm sao cho Trung Quốc thấy rằng không thể trong quan hệ với Việt Nam mà hôm nay nói thế này mai lại làm thế khác được.” 
Trước sự xâm lược của kẻ thù, chỉ có người dân mới bảo vệ đất nước thôi. Các quan chức nói đến việc vận động dân chúng đứng lên phản đối Tàu. Nhưng với sự nhũn nhặn của phía chính phủ VN, và trong bối cảnh những vụ bắt bớ giam cầm người bất đồng chính kiến, tôi nghĩ việc huy động được sức mạnh và sự đồng lòng của người dân là một thách thức khó vượt qua.

https://www.facebook.com/drtuannguyen/posts/10202243620999043 

đọc thêm:
 


Vietnam demanded China stop oil drilling operations in a disputed patch of the South China Sea, saying on Monday that Beijing's decision to deploy a deep sea...
Fox News

Quân đội có thể có 3 Đại tướng(DT)

Ôi dào, cứ ngồi đấy mà so bì bổng lộc, cụ nào nhổ đc cái dàn khoan kia di dân phong đại tướng ngay

http://dantri.com.vn/chinh-tri/quan-doi-co-the-co-3-dai-tuong-863301.htm

(Dân trí) - Góp ý sửa luật Sỹ quan QĐND tại UB Thường vụ QH sáng 16/4, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh nguyên tắc, trong Bộ Quốc phòng chỉ Bộ trưởng mang hàm Đại tướng. Ngoài ra, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng Cục...
dantri.com.vn

"Bố trí các cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có dũng khí vv ... để chống tham nhũng."


Đang nghe bác Tổng đọc trên VTV trong Hội nghị Phòng chống tham nhũng.
"Bố trí các cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có dũng khí vv ... để chống tham nhũng."
Ông xã tôi hỏi: Vấn đề là tìm những cán bộ ấy ở đâu, bác Tổng ơi?

Báo TQ: Tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chặn giàn khoan 981 Trung Quốc (GD)

Báo TQ: Tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chặn giàn khoan 981 Trung Quốc

 06/05/14 
 

(GDVN) - Theo bài báo, Cảnh sát biển TQ và Việt Nam đang đối đầu ở khu vực cách đảo Tri Tôn, nhiều tàu cảnh sát biển Việt Nam đang ngăn chặn hoạt động của HD-981.


Giàn khoan 981 Trung Quốc (ảnh nguồn mạng Tin tức Trung Quốc)

Theo báo chí chính thống Trung Quốc ngày 5 tháng 5, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, (vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phê phán Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Việt Nam kiên quyết phản đối.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động bất hợp pháp của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Theo mạng "Quan sát" Trung Quốc, hiện nay, cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam đang đối đầu ở khu vực cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 17 hải lý về phía nam.
Bài báo cho rằng, Việt Nam đã điều nhiều tàu cảnh sát biển đến ngăn chặn giàn khoan 981 của Trung Quốc (đang hoạt động bất hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế). 

Báo Hồng Kông đăng ảnh về Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông)

Trong khi đó, tờ "Đại công báo" Hồng Kông đã dẫn "báo Mỹ" không nêu đích danh cho rằng, Trung Quốc "coi thường" Việt Nam (chủ quyền, tuyên bố...) cho giàn khoan HD-981 cắm ở Biển Đông (một khu vực thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển).
Bài báo còn đăng nhiều hình ảnh về cái gọi là "đường lưỡi bò", các hình ảnh về đảo, đá ngầm trên Biển Đông, hình ảnh về việc nước khác đánh bắt hải sản... thể hiện Trung Quốc rất muốn chiếm đoạt Biển Đông, chẳng khác gì hổ đói đang thèm khát Biển Đông.
Trong chuyến thăm châu Âu mới đây, ông Tập Cận Bình đã ví Trung Quốc như "con sư tử đã tỉnh", tức là con sư tử đã sẵn sàng hành động. Mà chủ trương bất hợp pháp của "con sư tử" này là "đường lưỡi bò" bao quát hầu hết Biển Đông, bất chấp chủ quyền và quyền lợi của các nước cũng như bất chấp luật pháp quốc tế.
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu mới đây viết bài cảnh báo, Trung Quốc muốn định nghĩa lại luật biển quốc tế, muốn dựa vào “dấu chân của Trịnh Hòa” để đòi chủ quyền, trong khi ông Trịnh Hòa được cho là đã từng đến Ấn Độ Dương và ven bờ biển châu Phi.
Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn tuyên bố, chủ quyền là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo và vùng biển trên Biển Đông.
Cho nên, chắc chắn rằng, các nước ven Biển Đông không thể mơ hồ và ngày càng thấy rõ tham vọng thực sự (bành trướng lãnh thổ) của Trung Quốc và điều này cần phải tìm mọi cách để ngăn chặn, để "cắt lưỡi bò".
Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông)
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Trung Quốc tìm mọi cách để "di dời" tàu đổ bộ cũ của Philippines trên bãi Cỏ Mây - Philippines có 1 tiểu đội đóng ở đây (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Cá trên tàu của Philippines (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Giàn khoan HD-981 Trung Quốc (ảnh từ báo chí Trung Quốc)
Một số hình ảnh về trang bị của Việt Nam cũng được báo chí Trung Quốc, Hồng Kông nhân cơ hội tranh thủ đăng tải không rõ ý đồ. Động thái cần tiếp tục được theo dõi.
Tin tức về tình hình Biển Đông sẽ được tiếp tục cập nhật tạiĐÂY. 


http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-TQ-Tau-canh-sat-bien-Viet-Nam-ngan-chan-gian-khoan-981-Trung-Quoc-post144056.gd 

Bài viết Liên quan
Tàu hải giám Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt Nam chửi bách nhục xuyên trym
clip Tàu hải giám Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt Nam chửi bách nhục xuyên trym ,video Tàu hải giám Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt Nam chửi bách nhục xuyên trym ,Tàu hải giám Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt Nam chửi bách nhục xuyên trym
thegioinet.net

Việc phải tới, đã tới (Mặc Lâm, biên tập viên/ RFA)

Việc phải tới, đã tới

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2014-05-05
035_20140329_43319-600.jpg
Ông Wang Yilin, Chủ tịch Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), tại cuộc họp báo Thông báo kết quả hàng năm của CNOOC tại Trung Quốc hôm 28/3/2014
AFP photo


Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo giàn khoan có tên Hải Dương 981 (HD-981) sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam bắt đầu từ ngày 02/5 đến 15/8 chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý.
Như thường lệ, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng chống lại hành động này của Trung Quốc nhưng hết sức kiềm chế trong ngôn ngữ ngoại giao. Việc Trung Quốc ngang nhiên  đặt một giàn khoan khổng lồ tại vùng biến của nước khác chỉ có thể diễn tả bằng cụm từ “xâm lược chủ quyền” chứ không còn cách nào khác lột tả thực trạng hành vi xâm lấn công khai, thách thức dư luận quốc tế bằng cung cách như họ đang làm.
Chủ quyền bị xâm phạm vì quá nhu nhược?
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên kéo một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ không còn là lời thăm dò hay dọa dẫm.
Ông Lê Quang Bình Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc Hội nhận xét việc làm này của Trung Quốc:
Trước mắt tất cả cũng đã cố gắng bằng cách đơn giản nhất và nếu mà thành công thì hai bên vẫn hòa hoãn với nhau tức là tình cảm không bị mất. Nói chung chỉ có thể nói được như vậy còn vấn đề tiếp theo nữa chưa hẳn là mình không có đối sách. Đối sách này phải thông qua Quốc hội thì mới có thể lên tiếng được.
Chính phủ hai bên vẫn tốt không có vần đề gì nhưng mà trường hợp như vậy gọi là ngang ngược thì có nhưng căng thẳng thì chưa đến mức gọi là dùng biện pháp căng thẳng với nhau. Ngoài Việt Nam ra còn cộng đồng quốc tế nữa chứ không phải chỉ có Việt Nam thôi.
Tôi không muốn chúng ta phải tỏ ra một cách cực đoan về vấn đề Trung Quốc nhưng phải làm sao cho Trung Quốc thấy rằng không thể trong quan hệ với Việt Nam mà hôm nay nói thế này mai lại làm thế khác được.
- TS Vũ Cao Phan
TS Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch hội Hữu nghị VN-TQ, nguyên cán bộ giảng dạy Học viện Quân sự Cấp cao thuộc Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng nêu ra những điều khiến Trung Quốc ngày càng xem thường Việt Nam dẫn tới kết quả của ngày hôm nay:
Quan hệ của Việt Nam Trung Quốc lâu rồi luôn luôn có trạng thái không bình thường. Có thể thấy hôm nay một đoàn cấp cao của Trung Quốc ký được một thông báo chung về quan hệ giữa hai nước với những điều khoản, thông báo mang cho người ta hy vọng, nhưng ngay chỉ ít lâu sau thì lại có những hành động phủ định việc đó. Quan hệ Việt Trung vần đề lớn nhất hiện nay là cách ứng xử của Việt Nam như thế nào để Trung Quốc có thể tôn trọng Việt Nam. Quan hệ Việt Nam Trung Quốc có thể tốt nhưng phải trên cơ sở bình đẳng. Tôi từng viết có một câu ngạn ngữ: “Đành để người ta ghét, chớ để người ta khinh”.
Tại sao Trung Quốc có hành động như thế? Thì họ có ý đồ của họ nhưng cũng xuất phát từ cách hành xử của chúng ta. Chúng ta ứng xử mà không để cho người ta phải nể trọng, cách ứng xử của chúng ta không đến nơi. Tôi không muốn chúng ta phải tỏ ra một cách cực đoan về vấn đề Trung Quốc nhưng phải làm sao cho Trung Quốc thấy rằng không thể trong quan hệ với Việt Nam mà hôm nay nói thế này mai lại làm thế khác được.
Đường lưỡi bò không còn là văn bản
Hải Dương 981 là một dàn khoan khổng lồ thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC)  Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tổng công ty CNOOC công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí chiếm diện tích hơn 160.000 km2, nằm sâu trên thềm lục địa của Việt Nam.  Lý do mà Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì Bắc Kinh cho rằng vùng biển mà Việt Nam khai thác dầu nằm trong đường chín đoạn của Trung Quốc.
Đường chín đoạn còn gọi là đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng gần 80% đè lên diện tích hợp pháp đặc quyền kinh tế của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Indonesia.
Cho đến thời điểm này câu trả lời về sự ngang ngược ấy đã rất rõ ràng: Trung Quốc quyết tâm cướp đoạt tài nguyên dầu hỏa của tất cả các nước bất kể luật pháp quốc tế và dư luận ASEAN.
Theo công bố của Bộ Ngoại giao thì giàn khoan HD981 đã được Trung Quốc mang vào vùng biển Việt Nam vào ngày 2 tháng 5 nhưng trong tư cách một Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn không có một phản ứng nào. Nói về việc này ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết đặt câu hỏi:
Anh Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, ngày mùng 3 tháng 5 đi tiếp xúc cử tri để chuẩn bị ra họp Quốc hội không hề có một nửa tiếng, nửa lời. Tôi hỏi anh trong tư cách một Tổng Bi thư của đảng cầm quyền mà như vậy thì là thế nào? Và tư cách của anh là một lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay thì như thế nào? Tôi rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến. Như thế tấm lòng của anh với dân, với đất nước là thế nào, anh sợ cái gì và tại sao anh không dám lên tiếng để phát động sức mạnh của nhân dân bảo vệ đất nước?
Tôi xin nói rõ là 4 triệu đảng viên không đủ sức để bảo vệ dân tộc đâu mà phải toàn dân. Anh không dựa vào dân, anh không phát động dân anh không nói rõ chính kiến của mình đối với dân thì dân sẽ nghi ngờ anh có làm tay sai cho họ không? Anh có ngậm miệng trong việc họ cho anh cái gì không mà anh lại im lặng?
Kiện Trung Quốc, tại sao không?
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết quan điểm của ông về cách đối phó, trong đó kể cả khả năng đưa Trung Quốc ra tòa:
Tôi cho rằng chính phủ Việt Nam phải phản đối quyết liệt và các tài liệu của chúng ta phải đưa ra quốc tế để cho thế giới người ta thấy rõ là Trung Quốc sai trái vì có những hành động bất hợp pháp nhưng tôi tiếc là chính phủ ta không làm được những việc như thế mà cứ im lặng. Tất nhiên im lặng thì Trung Quốc nó càng lấn tới. Ta không chủ động hành động quân sự nhưng mà phải kiện ra tòa án quốc tế. Mình không chủ động dùng quân sự chống lại họ ngay trừ khi họ dùng quân sự đánh mình thì mình đánh trả thôi.
Tôi rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Vối ý kiến cần triển khai cảnh sát biển cô lập giàn khoan này không cho hoạt động, đại tá Phạm Xuân Phương từng công tác trong Cục Chính trị trước khi nghỉ hưu cho biết:
Tôi nghĩ chuyện này phải phản đối ở mức cao hơn nữa ở mức chính phủ chứ không phải ở Bộ Ngoại giao nữa. Phải nâng mức phản đối lên. Đem cảnh sát biển ra thì cũng là một lực lượng vũ trang tuy phạm vi nó hẹp hơn nhưng chưa chắc giải quyết được vấn đề gì mà không khéo thì lại rơi vào cái bẫy của họ.
Thật ra Trung Quốc từng ra thông báo chuẩn bị triển khai giàn khoan Dầu khí Hải dương 981 đến giếng dầu Lệ Loan 6 - 1 - 1 là khu vực nằm trong lòng chảo Châu Giang, cách Hồng Kông khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines.
Cơ hội lớn cho Việt Nam
Tại sao dàn khoan này không kéo tới bãi cạn Scarborough của Philippines mà lại đảo chiều tới Việt Nam là một câu hỏi không mấy khó để đoán ra.
Bãi cạn Scarborough của Philippines cũng nằm trong vùng biển mà đường chín đoạn đã vẽ cách bờ biển Philippines 124 hải lý và hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Việc Philippines mang Trung Quốc ra tòa quốc tế cùng với sự khẳng định bảo vệ đồng minh của Hoa Kỳ nhất là chuyến viếng thăm mới nhất của Tổng thống Barack Obama có lẽ làm Trung Quốc cảm thấy khó gặm khúc xương này và quyết định đổi hướng kéo dàn khoan HD981 vào sâu trong vùng biền của Việt Nam.
Tôi nghĩ chuyện này phải phản đối ở mức cao hơn nữa ở mức chính phủ chứ không phải ở Bộ Ngoại giao nữa. Phải nâng mức phản đối lên.
- Cựu đại tá Phạm Xuân Phương
Ông Nguyễn Khắc Mai chủ trương nên vận động kiều bào khắp thế giới lên tiếng tố cáo hành vi này của Trung Quốc là cách hay nhất trong lúc này:
Chính phủ phải chỉ đạo cho tất cả các sứ quán của chúng ta ở tất cả các nước họp kiều bào của mình nói rõ và phát động họ để họ có những hoạt động hợp pháp, có văn hóa có đạo lý phản ứng thái độ ngang ngược kẻ cướp của Trung Quốc. Chính phủ và đảng cầm quyển này phải có rất nhiều hoạt động nghiêm túc, thông minh thật sự dựa vào nhân dân, dựa vào dư luận quốc tế để phản ứng thái độ này của Trung Quốc.
Cho dù bằng cách nào đi nữa thì Trung Quốc cũng đã bước chân vào căn nhà Việt Nam và đặt con dao trên bàn tiếp khách. Cách nói chuyện làm sao để cho kẻ mạnh đừng vung dao vấy máu là điều khôn khéo của chính phủ. Tuy nhiên cái gọi là khôn khéo bằng cách hạ mình đã tỏ ra phá sản vì việc hạ mình đã dẫn tới kết quả của ngày hôm nay.
Chần chừ và tự ru ngủ trước mánh khóe của Trung Quốc nhưng vẫn cho là khôn khéo, thông minh là sai lầm to lớn của lãnh đạo và có lẽ đây chính là dịp tốt để họ thức tỉnh và quay lại với sức mạnh của nhân dân.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-brought-giant-oil-rigs-into-vn-ml-05052014092625.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét