Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

TIN BIỂU TÌNH 11/5/2014

Quê Choa: Ghi nhanh biểu tình chống Trung Quốc xâm lược

Cuộc biểu tình mong đợi đã nổ ra vào lúc khoảng 9g sáng chủ nhật ngày 11.5.2014. Lời kêu gọi của 20 tổ chức dân sự xã hội đã đón nhận được sự đồng tình ủng hộ của người Sài Gòn. Gần 4000 người đã xuất phát từ nhà văn hóa thanh niên, công viên 30/4 và nàh hát lớn thành phố đã diễn hành qua các đường phố Đồng Khởi, Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân để kéo đến trước Tổng Lãnh sự Trung Cộng tại đường Hai Bà Trưng hô vang các khẩu hiệu phản đối hành vi xâm lăng của Tàu cộng.
bolapquechoa.blogspot.com

Thấy anh Hoang Hung và anh Bùi Minh Quốc nầy.
 
"Ủng hộ Chính phủ, phản đối Trung Quốc" - dòng người hô to trước cổng Đại sứ...
VnExpress.net

TƯỜNG THUẬT TRÊN BÁO LỀ ĐẢNG VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU CỘNG TẠI HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN

CHỦ NHẬT, NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2014


TƯỜNG THUẬT TRÊN BÁO LỀ ĐẢNG VỀ CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU CỘNG TẠI HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN


Gần 4000 người đã diễn hành trên đường phố Sài Gòn sáng 11.5.2014


VNE:

Người dân tiếp tục tuần hành phản đối Trung Quốc

"Ủng hộ Chính phủ, phản đối Trung Quốc" - dòng người hô to trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán nước này ở TP HCM sáng 11/5 để yêu cầu dừng ngay các hành động bất hợp phát tại vùng biển Việt Nam.
Hà Nội
10h40, tiếng loa thông báo tạm thời chấm dứt cuộc tụ tập phản đối Trung Quốc. Thành viên đoàn tuần hành đã giãn ra và về dần. Họ động viên nhau giữ sức khỏe và hẹn nếu Trung Quốc không rút giàn khoan, họ sẽ tiếp tục tụ tập phản đối.
10h20, đoàn người tham gia phản đối đã tách ra làm hai. Một phần tiếp tục đứng trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc. Phần còn lại mang theo cờ, khẩu hiểu đi ngược lên phía Hàng Bông để ra Bờ Hồ.

Đoàn người đi từ tượng đài Lê Nin diễu qua Hàng Bông, lên Hồ Hoàn Kiếm ước chừng 1.000 người. Họ hát quốc ca, hát những bài về biển đảo. Càng đi số người nhập vào đoàn càng đông.
Lực lượng trật tự đã đề nghị bà con kinh doanh trên phố Hàng Bông tạm dừng kinh doanh để đoàn người đi qua trong trật tự. Khoảng 10h30, đoàn người qua tòa nhà Hàm cá mập và tiếp tục tiến ra hồ Gươm.
DSC-1690-9255-1399780579.jpg
Khoảng 10hsau hơn hai tiếng đồng hồ hô vang khẩu hiệu, những người biểu tình bắt đầu nói chuyện về lịch sử, về chủ quyền, về sự đoàn kết của các cựu binh. Những tràng pháo tay vang lên giòn giã. Người phía trong Đại sứ quán Trung Quốc tiếp tục chụp ảnh và quay phim.
Nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Huần, Tam Dương (Vĩnh Phúc) đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan. "Chúng tôi là phụ nữ nhưng cũng không thể ngồi yên trước hành động ngang ngược này. Chúng tôi từng chiến đấu gian khổ để giành độc lập cho dân tộc, nên không dễ dàng để Trung Quốc leo thang như vậy", bà Huần nói.
Trưa Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ dự báo có thể lên đến 36 độ C, nhưng những âm thanh hô vang bảo vệ Việt Nam vẫn không giảm.
phunu-2871-1399778610.jpg
9h18, trong Đại sứ quán Trung Quốc xuất hiện một số người dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hình ảnh người Việt Nam tụ tập bên ngoài.
Ba thanh niên Việt Nam với áo in hình I love Ha noi, Viet Nam (Tôi yêu Hà Nội, Việt Nam) tay vẫy lá cờ đỏ sao vàng, giấy in "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bắt nhịp cho mọi người cùng hô vang những câu khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.
Xe thương binh dán khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam là bất khả xâm phạm, chúng ta không thể đứng im cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm", được đưa đến trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc.
cuubinh-3394-1399778610.jpg
Có mặt trong đoàn mít tinh, nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ vớiVnExpress: "Là con dân của đất Việt, tôi lần đầu tiên tham gia cuộc biểu tình, chống lại ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Chính phủ, Quốc hội Mỹ, Nhật và người dân nhiều nước trên thế giới đã ủng hộ chúng ta, lên án hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc".
9h10, đoàn người đứng đã chật kín cả vườn hoa Lê Nin. "Chúng tôi yêu Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết cùng với chính phủ, quân đội, ủng hộ các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo", một người dân nói.
Em Nghiêm Minh Trị, học sinh Trường tiểu học Cát Linh cùng với bố và em gái đi phản đối Trung Quốc, hô khẩu hiệu cùng những người xung quanh. Người cha giảng giải cho các con nguyên nhân vì sao người dân Việt Nam lại tập trung phản đối Trung Quốc. "Lớn lên con muốn làm bộ đội để bảo vệ tổ quốc", Trị nói.
Bé Nghiêm Minh Trị đi cùng gia đình đến phản đối Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.
Bé Nghiêm Minh Trị đi cùng gia đình đến phản đối Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Thùy.
7h30 sáng 11/5, dòng người kéo về tập trung trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ngày một đông, biểu tình ôn hòa để phản đối hành vi xâm phạm thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc, ủng hộ Chính phủ bảo vệ chủ quyền. Họ giương cao khẩu hiệu: "Đồng hành cùng Chính phủ bảo vệ tổ quốc, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung.
DSC-1362-6485-1399780580.jpg
Người dân tụ tập phản đối hành động của Trung Quốc tại vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
Hàng nghìn người có mặt với đầy đủ thành phần, có cả những người trong trang phục cựu binh, mặc áo in hình cờ tổ quốc. Các cựu binh từng chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang) cũng đến đây để phản đối. "Từng trải qua chiến tranh nên không muốn con cháu phải sống những ngày gian nan đó, chúng tôi muốn giải quyết ôn hòa", ông Nguyễn Ngọc Thạch, chiến sĩ sư đoàn 356 chiến đấu ở Vị Xuyên nói.
Các cựu binh trong trang phục bộ đội, mang theo ảnh Hồ Chủ tịch, tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều khẩu hiệu phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam.
d2-8406-1399774335.jpg
Người dân mang cờ cùng nhiều khẩu hiệu phản đối hành động của Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
"Tôi là người Việt Nam và không thể ngồi nhìn Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ đất nước", ông Chu Việt, cựu chiến binh phường Kim Mã, Hà Nội nói.
Người đến ngày càng đông. Đám đông liên tục hô vang "Đả đảo Trung quốc, Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm". Đoàn người cũng đọc lớn bài thơ Nam Quốc sơn hà, hát Quốc ca và vỗ tay vang dội. Một cụ già giơ tấm biển viết tay: "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình" của Nguyễn Bỉnh Khiểm.
be-3894-1399776970.jpg
Một em bé theo gia đình đi mít tinh. Ảnh: Phạm Phạm.
Từ sáng sớm, tất cả lực lượng công an được huy động, có mặt khắp các cung đường, ngã rẽ dẫn vào Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng kiểm soát quân sự cũng có mặt làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự.
Xe của công an phường trước cổng Đại sứ quán phát thanh nói về tình hình những ngày qua, với nội dung kêu gọi đồng bào bình tĩnh, hãy yêu nước theo cách của bản thân, góp phần bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Đồng thời khẳng định hành động ngang ngược của Trung Quốc đi ngược lại với Luật biển và quan hệ hữu nghị của hai nước.
Trong khi đó, cửa Đại sứ quán Trung Quốc vẫn đóng kín. Các hàng rào sắt được dựng phía trước cổng đại sứ, lực lượng bảo vệ đứng trước rào chắn làm nhiệm vụ.
d5-1319-1399775298.jpg
Người dân tụ tập trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc. Ảnh: Quý Đoàn.
Không khí trước Đại sứ quán Trung Quốc ngày càng nóng. Dòng người đổ về liên tục.
TP HCM
8h30 đoàn biểu tình băng rôn và biểu ngữ bắt đầu từ Nhà hát thành phố, diễu hành qua đường Đồng Khởi, Nhà thời Đức Bà rồi tiến về Hai Bà Trưng, dừng ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, gần Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM. Họ hô vang các khẩu hiệu: "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về nước", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"...
bt1-3410-1399778784.jpg
Người dân tập trung phản đối ngày 11/5 tại trung tâm TP HCM.
Hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát giao thông giữ trật tự quanh khu vực, phong tỏa các tuyến đường đoàn mít tinh đi qua để giữ trật tự. Hàng chục cảnh sát cơ động xếp hàng ngăn đoàn biểu tình tiếp cận Lãnh sự quán. Sau khi được công an giải thích, đoàn biểu tình vòng qua đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ con rùa, đường Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng rồi trở về gần Lãnh sự quán tiếp tục hô vang khẩu hiệu.
Trước đó, ngày 10/5, người TP HCM đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc với các biểu ngữ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam".
Cờ Tổ quốc tươi rói với những tiếng hô ngày càng lớn: "Đả đảo Trung Quốc xâm lược, bảo vệ đất nước Việt Nam, bảo vệ nhân dân Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".
bt5-6803-1399780580.jpg
Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ cho tham gia đoàn người phản đối Trung Quốc. Gương mặt ngây thơ của các em nhìn về phía cổng Đại sứ quán đang đóng kín. Những người dân cho biết, họ đang đoàn kết một lòng , phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam.
Nhóm phóng viên VNE
http://huynhngocchenh.blogspot.de/2014/05/tuong-thuat-tren-bao-le-ang-ve-cuoc.html

và đây nữa:

Đông đảo người Hà Nội đang tập hợp trước Đại sứ quán TQ, 46 đường Hoàng...
vietnamnet.vn




Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 24

11-05-2014

Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 24

Thanh Tuấn - Lê Kiên (từ Nay Pyi Taw)
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu
Phiên họp toàn thể của các nhà lãnh đạo ASEAN đã chính thức bắt đầu lúc 10g35 sáng nay 11-5 ở thủ đô Nay Pyi Taw. Trong phiên họp này thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng về tình hình biển Đông.


Thưa Tổng thống U Thein Sein, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 2014,

Thưa Quốc vương,Thưa các vị đồng nghiệp,

Trước hết, tôi xin cám ơn các vị đã đón tiếp chu đáo và xin chúc mừng Myanmar trên cương vị Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên. Việt Nam sẽ luôn hợp tác và ủng hộ Myanmar hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN. Theo chủ đề của Hội nghị, tôi xin chia sẻ một số ý kiến sau:

Tôi đánh giá cao Báo cáo của ngài Tổng Thư ký về các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tôi cho rằng chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn nữa, tập trung vào một số trọng tâm sau:

Thứ nhất, mỗi quốc gia và cả khu vực đều phải nỗ lực thực hiện đúng thời hạn Lộ trình xây dựng Cộng đồng. Cùng với việc đẩy mạnh chất lượng của gần 80% dòng hành động đã và đang được triển khai, ASEAN cần ưu tiên thực hiện 20% phần còn lại. Tôi ủng hộ việc thông qua Tuyên bố Nay-pi-tô về xây dựng Cộng đồng ASEAN làm văn kiện định hướng cho các hoạt động trong năm 2014.
Thứ hai, về hòa bình và an ninh khu vực. Tôi xin nhấn mạnh vấn đề Biển Đông. 

Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ ngày 1-5-2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. 

Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới. Song, Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động vi phạm và bằng mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với Luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam. 

Việt Nam đề nghị ASEAN khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, phải đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC. 

Theo đó, Việt Nam đề nghị đưa các nội dung nêu trên về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này. Việt Nam cũng đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, ngày 10/5/2014, đã nhất trí thông qua một Tuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, thể hiện rõ sự đoàn kết, vai trò trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực. 

Tôi đánh giá cao thỏa thuận Cấp cao của chúng ta về xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015. Tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ sau: 

Thứ nhất, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 phải là sự tiếp nối và phát huy các thành tựu đã đạt được trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015.

Thứ hai, sau khi trở thành Cộng đồng, ASEAN cần hướng tới những mục tiêu liên kết cao hơn trên cả ba trụ cột; phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo trong cấu trúc khu vực, chủ động thúc đẩy và mở rộng liên kết ở khu vực Đông Á. 

Thứ ba, Tầm nhìn sau 2015 phải giúp đưa Cộng đồng ASEAN vì phúc lợi người dân, khơi gợi ý thức cộng đồng và khuyến khích sự tham gia tự nguyện, tích cực của người dân vào tiến trình này.

Thứ tư, ASEAN cần chú trọng củng cố và tăng cường hơn nữa các cơ chế hợp tác nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả với những rủi ro, bao gồm cả thiên tai, dịch bệnh, tai nạn,...

Thứ năm, Đề nghị giao Hội đồng Điều phối ASEAN xây dựng kế hoạch kỷ niệm về sự kiện Cộng đồng ASEAN ra đời.

Tôi xin đề nghị một số ưu tiên sau:

Thứ nhất, ASEAN cần gia tăng vai trò và hợp tác với các đối tác tại các diễn đàn khu vực; phát huy vai trò chủ đạo trong diễn đàn Đông Á; xây dựng một khuôn khổ các quy tắc ứng xử và hợp tác tương tự như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) mở rộng ra phạm vi toàn Đông Á.

Thứ hai, là điều phối viên quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam đề nghị Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU lần thứ 20 sắp tới cần bàn kỹ việc tăng cường quan hệ đối tác ASEAN-EU, trong đó có đề xuất của EU về tổ chức các cuộc gặp cấp cao giữa Lãnh đạo hai Bên. 

Thứ ba, Tôi ủng hộ đề xuất rà soát và đề ra những định hướng chỉ đạo về việc tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN.
Xin cám ơn.
 
http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/05/toan-van-bai-phat-bieu-cua-thu-tuong.html?spref=fb

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét