Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

BAI THƠ ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUA PHẢI KHÔNG ANH

Bài thơ Đất nước mình ngộ quá: Tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, của lương tri

Posted by adminbasam on 11/05/2016
Ngày trước thần phục TQ để được Bắc Kinh viện trợ, giúp CSVN thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ để tăng cường phe xã hội chủ nghĩa. Còn ngày nay CSVN thần phục TQ, Bắc Kinh sẽ thu lại cả vốn lẫn lời, và tiến tới mục tiêu cuối cùng: thu hồi đất An Nam trở về Đại Hán. Biển Đông thì CSVN đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TQ. Giờ đây đất nước chỉ còn một dãy đất khô cằn, kéo dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, hợp tác toàn diện và lâu dài với TQ theo phương châm 16 chữ và tinh thần “bốn tốt”. VN tên vẫn còn nhưng chủ quyền đã mất. Do lãnh đạo cuồng tín, lưu manh khiến vận mạng dân tộc ngày nay tùy thuộc vào TQ.
____
Lê Quế Lâm
11-5-2016
Bài thơ 20 câu, vỏn vẹn 176 chữ  mộc mạc, chân thành của cô giáo Trần Thị Lam đã gây xúc động mạnh đối với những người luôn ưu tư đến tiền đồ dân tộc.  Đầu tiên cô giáo đặt câu hỏi với người anh, có thể là người yêu hay giới thanh niên mà cô đặt lòng tin tưởng, cũng có thể là những cán bộ cộng sản… về sự ngộ ngĩnh tức cười của một dân tộc 4000 tuổi mà còn như một đứa bé sơ sinh. Vì non nớt, vô cảm nên có những việc làm kỳ lạ, khác thường. Từ cảm nghĩ vui, lạ của dân tộc, cô giáo bày tỏ nỗi đau buồn về thảm trạng đất nước hiện nay và niềm cảm thương về tương lai đen tối của giới trẻ hậu sinh, trong số đó có các học trò thân yêu của cô…
Nhưng cái sâu sắc nhất của bài thơ đối với người đọc, đặc biệt là giới Nam nhi là bốn câu cuối cùng:
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh.
Anh không biết em làm sao biết được.
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước.
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu  
Mười sáu câu đầu, cô giáo Lam đặt câu hỏi với người anh về những cảm nghĩ “ngộ, lạ, buồn thương” đối với dân tộc, đất nước, đồng bào …R ồi cô em gái kết luận “Anh không biết thì sao em biết được”. Câu nói vừa thân thương vừa trách móc vừa đau lòng. Em không biết là  nhi nữ thường tình. Còn anh và các anh, chúng em luôn tin tưởng là những anh hùng hào kiệt. Cụ Nguyễn Công Trứ đã đề cao cái Chí của người trai: “Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông. Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ…”…Nhưng ngày nay, các anh là hậu duệ của cụ, là rường cột của nước nhà, các anh lại thụ động, vô cảm không biết gì về thảm họa của dân tộc thì đất nước này còn trông cậy vào ai?
Với 43 tuổi đời, cô Trần Thị Lam đứng trên bục giảng ít nhất cũng hơn 20 năm. Thời gian đó tương đương một thế hệ, có lẽ cô cũng thường tâm sự với đám học trò thân yêu về thảm họa của đất nước: “Các em là tương lai của dân tộc, các em không biết thì làm sao một cô giáo môn văn như cô biết được. Chỉ còn trời xanh, người sau, người trước, may ra mới giải quyết được vấn nạn của đất nước”.
Cá nhân người viết cũng là nhà giáo, ra đời trước cô 32 năm, xin mạn phép được góp ý với người đồng nghiệp đi sau nặng lòng với quốc gia dân tộc, về các “Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, ngưòi trước. Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu”.
Gửi người trước, người sau tức hỏi những người đã tạo nên lịch sử và đang gánh chịu hậu quả của lịch sử. Một lịch sử đau thương!!! Đó là những người thắng cuộc đang lãnh đạo đất nước. Thảm họa của đất nước xuất phát từ chủ nghĩa Cộng sản. Nhà báo Lê Phú Khải tự nhận: “Mỗi khi họ Lê Phú nhà tôi giỗ tết, tập hợp đông đủ nội ngoại, dâu rể thì nhìn đâu cũng thấy Đảng viên. Có lẽ, chỉ có mấy cái cột nhà và tôi là không phải Đảng viên mà thôi”. Người duy nhất trong một gia đình “cộng sản nòi” này, nhưng không phải là đảng viên, nên có nhận xét trung thực về cộng sản: “Nghĩ ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là các bậc thiên tài. Thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó thì bao giờ cũng là bọn lưu manh”.
Nhận xét trên được trích trong sách hồi ký Lời Ai Điếu (một chế độ) của nhà báo Lê Phú Khải sẽ được xuất bản tại California Hoa Kỳ trong tháng 5 này. Cuối hồi ký, nhà báo viết: “Sáng sớm ngày 14/09/1985 tôi đang ở bến đò Cà mau chờ đi Năm Căn thì nghe tin đổi tiền. Mới tối hôm trước Đài Tiếng nói Việt Nam – cơ quan tôi làm việc, còn nói ‘không có chuyện đổi tiền, đồng bào đừng nghe kẻ xấu tung tin đổi tiền’, vậy mà sang hôm sau 14/09/1985 chính cái đài ấy lại hô hào nhân dân đến các trạm đổi tiền để đổi tiển. Một bà già lớn tuổi ngồi cùng ghe đã chỉ tay lên cái loa đang loan tin đổi tiền ở trên bờ chửi, “cái đài này nó nói dóc còn hơn con điếm”. Ông Lê Phú Khải chấm dứt cuốn sách bằng câu: “Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người”. Năm nay ông LPK đã 72 tuổi.  
Trong hồi ký Lời Ai Điếu, tác giả có đề cập đến bà Nguyễn Thị Bình, một thời lãnh đạo tổ chức bù nhìn của Hà Nội là MTGPMN. Sau 1975 có thời làm Phó chủ tịch nước. Một hôm bà Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người, đặt câu hỏi, chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói, sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng Lê Phú Khải nói: “Sai từ đại hội Tour” (1920) Bà Bình không đồng ý. Vậy mà sáng ngày hôm sau bà nói: “chị đã suy nghĩ suốt đêm qua. Khải nói đúng đấy”.
Ngoài bản chất của chế độ “nói dóc còn hơn con điếm”, nhà báo Lê Phú Khải còn nói đến sự cuồng tín của những người thực hiện chủ nghĩa cộng sản và sự lưu manh của bọn thừa kế lãnh đạo đất nước. Người viết vốn là nhà giáo, chỉ phục vụ 3 năm rồi gia nhập quân ngũ, được giao phó công việc nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam. Người viết ghi nhận thảm họa của đất nước vì sự cuồng tín và lưu manh của giới lãnh đạo bắt đầu từ khi người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành ít học nhưng nhiều tham vọng, xuất ngoại để tìm đường cứu nước.
Trong đại hội Tour năm 1920 ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tán thành Đệ Tam Quốc tế và có dịp nghiên cứu bản Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đọc xong tác phẩm này ông mừng rỡ thét lên “Đây là cái cần thiết cho ta! Đây là con đường của ta”. Ông gia nhập Quốc tế 3 vì tổ chức này coi phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới mà giai cấp vô sản quốc tế có nhiệm vụ phải giúp đỡ và ủng hộ để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Từ đó lãnh tụ cách mạng VN cố áp đặt lòng yêu nước của nhân dân gắn liền với chủ nghĩa cộng sản của ông. Còn các tên trùm đỏ khát máu Lenin, Stalin đã chiêu dụ được một đệ tử nhiệt tình để bành trướng thế giới cộng sản. bằng chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, hận thù trong lòng dân tộc Việt.
Sau Thế chiến II, các cường quốc thắng trận đã có kế hoạch giải trừ chế độ thực dân bằng con đường thương thảo hòa bình. Anh Quốc trở lại Ấn Độ, Miến Điện. Hà Lan trở lại Nam Dương. Pháp trở lại Đông Dương ký với Hồ Chí Minh Hiệp ước Sơ bộ 6/3/1946, thừa nhận VNDCCH là một nước Cộng hòa tự do trong Liên bang Động Dương thuộc khối Liên Hiệp Pháp. Trong thời gian tối đa 5 năm hai bên sẽ thương thảo để hoàn thiện nền độc lập của VN. Ấn và Miến độc lập cuối năm 1947. Nam Dương độc lập năm 1949. Trong khi đó, ông HCM chỉ thương thảo với Pháp vỏn vẹn chưa đầy 6 tháng thì phát động Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), chủ trương giành độc lập bằng con đường chiến tranh do Lenin và Stalin đề ra từ 25 năm trước, khi Quốc tế 3 ra đời.
Ông HCM không hành xử phương châm khôn khéo của tiền nhân “Gặp thời thế thế thời phải thế”. Vì tham vọng quyền lực, ông phải dựa vào ngoại bang, tôn sùng những tên đồ tể khát máu, những tên này cũng chỉ vì tham vọng muốn thống trị toàn thế giới. Từ đó HCM trở nên cuồng tín, khiến đất nước lâm vào cảnh chiến tranh triền miên.
Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có nguy cơ bùng nổ lớn, các cường quốc họp nhau tại Genève năm 1954 để chia cắt ảnh hưởng 3 nước Đông Dương để duy trì hòa bình thế giới. Sau chiến tranh, mối bang giao giữa các cường quốc bước vào giai đoạn hòa hoãn. Đất nước đã độc lập. Trong khi chờ đợi cơ hội thuận tiện để thống nhất đất nước theo tinh thần HĐ Genève 1954, hai miền Nam Bắc sẽ xây dựng lại đất nước sau chiến tranh theo hai mô hình đều được tuyên truyền là toàn hảo. Trong khi MN xây dựng thể chế dân chủ tự do, còn MB xây dựng XHCN để tranh thủ các nước CS ủng hộ họ phát động chiến tranh giải phóng miền Nam. Để o bé, lấy lòng Trung Cộng ủng hộ cuộc chiến mới này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gởi Công hàm năm 1958 thừa nhận bản Tuyên cáo Lãnh hải 12 hải lý của TC, trong đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.
Năm 1954 các cường quốc đã thỏa thuận ở hội nghị Genève: miền Bắc VN theo khuynh hướng XHCN, miền Nam đứng về phía Thế giới Tự do. Nay ông HCM dựa vào LX phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam, lấn chiếm phần đất của Thế giới Tự do, bắt buộc HK phải trực tiếp can thiệp. Họ áp lực ông HCM đến bàn đàm phán để giải quyết chiến tranh VN lần thứ hai bằng con đường thương thảo hòa bình dựa trên cơ sở: công việc miền Nam VN do nhân dân ở đây quyết định, không có sự can thiệp từ bên ngoài. HK đã giúp kết thúc chiến tranh VN và rút lui khỏi Đông Nam Á. HK chủ trương miền Nam VN sẽ theo thể chế trung lập tương tự như Cam Bốt và Lào đã được các cường quốc thỏa thuận trong hội nghị Genève 1954 và 1962.
HK đã thiết lập mối bang giao tốt đẹp với hai cường quốc CS Nga – Hoa và chấm dứt chiến tranh VN trong danh dự cho tất cả các bên tham chiến. Sau 30/4/1975 đất nước đã thống nhất, mở ra một thời kỳ vô cùng thuận lợi để VN hàn gắn vết thương chiến tranh. Ngoài số tiền đóng góp của HK gần 5 tỷ đô la giúp BV xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. VN còn đón nhận viện trợ của LX, TQ và nhiều nước khác để phát triển đất nước thời hậu chiến.
Đáng lý ra là phải như thế… Nhưng rất tiếc cơ hội “gặp thời thế” đã đến, TBT Lê Duẩn đã không hành xử “thế thời phải thế”. Thôn tính MN xong, ông thực hiện ngay “giai cấp đấu tranh” triệt hạ thành phần tư sản MN, tù đày hàng trăm ngàn viên chức quân nhân chế độ cũ. Đồng thời tiếp tục nghĩa vụ quốc tế. Hà Nội không nghe lời khuyến cáo của TT Chu Ân Lai chấp nhận để Campuchia được hòa bình trung lập, mà có mưu đồ thôn tính nước này để thành lập Liên bang Đông Dương Cộng sản. Từ đó tạo cuộc chiến ở biên giới Tây Nam giữa CSVN và Khmer Đỏ. Trong khi cuộc xung đột này diễn ra, TBT Lê Duẩn ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với  LX. Sau đó ông ra lịnh đưa quân sang Nam Vang lật đổ chế độ Pol Pot được TC hậu thuẫn. Đặng Tiểu Bình lên án CSVN là tên tiểu bá quyền khu vực và ra lịnh tấn công VN.
Cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba kéo dài 10 năm từ 1979 đến 1989. Cuộc chiến này sắp kết thúc thì các nước XHCN Đông Âu lần lượt tan rã, cuối cùng Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991, kết thúc chiến tranh lạnh. Khi hệ thống XHCN tan rã, các nước Đông Âu kể cả một số nước trong Liên bang Sô Viết đều tuyên bố độc lập, xây dựng thể chế dân chủ tự do. Chỉ trừ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quay về hợp tác với Bắc Kinh. TBT Lê Duẩn đã tuyên bố: “VN đánh Mỹ là đánh cho LX, TQ và các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Nay LX không còn thì còn TQ lãnh đạo XHCN, CSVN phải đứng về phía TQ, tiếp tục chống Mỹ và xây dựng XHCN. Đó là quyết định của TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười, sau đó trở thành tổng bí thư. Cuồng tín đến thế là cùng! Nhận xét về thỏa ước Thành Đô tháng 9/1990, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Cộng hòa XHCN Việt Nam nói rằng: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”  
Ngày trước thần phục TQ để được Bắc Kinh viện trợ, giúp CSVN thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ để tăng cường phe xã hội chủ nghĩa. Còn ngày nay CSVN thần phục TQ, Bắc Kinh sẽ thu lại cả vốn lẫn lời, và tiến tới mục tiêu cuối cùng: thu hồi đất An Nam trở về Đại Hán. Biển Đông thì CSVN đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TQ. Giờ đây đất nước chỉ còn một dãy đất khô cằn, kéo dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau, hợp tác toàn diện và lâu dài với TQ theo phương châm 16 chữ và tinh thần “bốn tốt”. VN tên vẫn còn nhưng chủ quyền đã mất. Do lãnh đạo cuồng tín, lưu manh khiến vận mạng dân tộc ngày nay tùy thuộc vào TQ. Muốn sống van xin TQ mở đập xả nước ở thượng nguồn giúp đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước khỏi khô cằn và nhiễm mặn. Muốn VN chết thì thải chất độc, hủy hoại môi trường sinh thái ở vùng duyên hải. Cá chết trước, người chết sau.
Người viết xin mượn câu nói “Dân chủ đến thế là cùng” của TBT Nguyễn Phú Trọng để nói rằng: người trước (những người tiền nhiệm của ông) “cuồng tín đến thế là cùng”. Sách xưa có câu “Cùng tắc biến-Biến tắc thông” đến chỗ cùng quẩn sẽ có biến đổi để vượt qua bế tắc. Còn người sau, dù lưu manh đến đâu, trước thảm trạng của đất nước cũng phải thức tỉnh, “cố gắng làm người tử tế” (lời của nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng) hòa mình với dân tộc, sống chết với đất nước.
Nhân vụ Formosa, người ta nghe câu trịch thượng: “Việt Nam cần thép hay cần cá?” Vấn đề trọng đại hơn khi HK chuyển trục về Châu Á, bang giao của VN với TQ sẽ ra sao? Bắc Kinh sẽ hỏi: VN cần nhân quyền hay cần xã hội chủ nghĩa, cần Trung Quốc? Với bản chất cuồng tín và lưu manh, người trước sẽ ngoan ngoản trả lời: cần TQ, cần xã hội chủ nghĩa. Người sau đã thức tỉnh, bình thản trả lời: Chúng tôi cần cuộc sống tự do, “Thà làm quỷ nước nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc”.
Câu nói khẳng khái của dũng tướng anh hùng Trần Bình Trọng và bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của lão tướng anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã giúp đất nước sống còn và sẽ lưu truyền muôn đời với sự trường tồn của dân tộc Việt. 
Hỏi người sau, người trước, sự tình đà tỏ rõ. Nay xin hỏi cao xanh. Cao xanh là ai? Đó có phải là Trời? Nếu vấn ý Trời, sẽ có câu trả lời ngắn gọn: “Thuận thiên dã tồn. Nghịch thiên dã vong”. Trời ở cỏi cao xanh xa quá, vậy có ai “Thế thiên hành đạo” hay không? Xin thưa Có. Đó là nơi mà nhân vật cực kỳ cuồng tín đã mượn những ý tưởng cao đẹp để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.:
“Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Cũng trong thời điểm lịch sử này “Khi Thế chiến II kết thúc, nước Mỹ có nền công nghiệp không bị tổn hại duy nhất trên thế giới. Sức mạnh quân sự đạt tới đỉnh cao và riêng mình chúng tôi có thứ vũ khí mạnh nhất, bom nguyên tử, cùng khả năng không cần phải bàn cãi là có thể đưa nó tới bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu chúng tôi muốn làm bá chủ thế giới, ai có thể chống lại chúng tôi? Nhưng nước Mỹ đã đi theo một con đường khác – con đường độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Chúng tôi sử dụng sức mạnh và sự phồn vinh của mình để xây dựng lại những nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, bao gồm cả những nước đã từng là kẻ thù của chúng tôi…”
Trên đây là một đoạn trong lá thư của TT Reagan gởi TBT Brezhnev năm 1982. HK can thiệp trực tiếp vào chiến tranh VN năm 1965 cũng để thực hiện các mục tiêu trên. Kết thúc chiến tranh VN, TS Kissinger Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Nixon đã vạch ra mối quan hệ Việt Mỹ sẽ trải qua ba giai đoạn: chấm dứt thù địch, bình thường hóa bang giao và hợp tác. Năm 1975 HK đã chấm dứt thù địch. Năm 1995 bình thường hóa bang giao và năm 2015 bước vào giai đoạn hợp tác. Vào thời điểm này, VN đã có chuyển hướng rõ rệt, khi nghe những phát biểu công kích đế quốc Mỹ nặng nề của TT Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4/2015 và những tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng tại HK hai tháng sau đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bang giao HK và CSVN, một lãnh tụ tối cao của CSVN đến gặp tổng thống Mỹ, bày tỏ mối quan hệ bền vững lâu dài với HK và sẽ đi đến đối tác chiến lược.
Trong cuộc hội đàm tại phòng Bầu Dục/Tòa Bạch Ốc ngày 7/7/2015, TT Obama nói rằng HK hết sức coi trọng mối quan hệ với VN và đề cao vai trò của VN ở khu vực Châu Á/Thái bình Dương. Đáp lại TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với HK là chủ trương nhất quán lâu dài của VN. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra “Tuyên bố tầm nhìn chung” khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ “sâu sắc, lâu bền và thực chất” dựa trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Về thương mại, hai nước cam kết sẽ cùng các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đặc biệt, VN cam kết “thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết” để đạt tiêu chụẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao độngHai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP đối với sự phát triển của khu vực, góp phần tăng trưởng và ổn định toàn cầu. Từ đó tạo xung lực mới, quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác giữa HK với khu vực Á châu/Thái Bình Dương. Về quan hệ HK/ASEAN, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết VN ủng hộ việc nâng cấp quan hệ HK-ASEAN lên đối tác chiến lược.
Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, HK và VN đều cho rằng những hành động của TQ nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên biển Đông, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa “đã gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe dọa phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định”. Hai nước công nhận “sự cấp bách” của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận, yêu cầu mọi hành động trên biển Đông phải được tiến hành “tuân thủ luật pháp quốc tế”. Cả hai nước ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, như Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông DOC cũng như các nổ lực hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông COC. 
Sau cuộc hội đàm với TT Obama, TBT Nguyễn Phú Trọng đã dự tiệc do Phó TT Biden khoản đãi tại Bộ Ngoại giao. Ông Biden đã đọc hai câu trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du: “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”để bày tỏ niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ song phương Việt Mỹ sau một giai đoạn lịch sử khó khan.
Giới phân tích chính trị nhận xét Hiệp ước TPP ví như HĐ Paris 1973 sẽ giúp HK thực hiện các cam kết khi kết thúc cuộc chiến VN như Điều 1: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam”. Và điều khoản áp chót 22: “Thiết lập quan hệ mới, bình đẳng…sẽ bảo đảm hòa bình vững chắc ở VN và góp phần giữ gìn hòa bình lâu dài ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo đồng bào khi TT Obama viếng thăm VN vào cuối tháng Năm này sẽ góp phần đắc lực đưa mối quan hệ đối tác giữa VN và HK lên tầm chiến lược, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Cuối cùng người viết xin có đôi lời với cô giáo Trần Thị Lam. Sau khi thay cô tìm hiểu, hỏi trời xanh, người sau, người trước, “Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh”. Anh xin trả lời: “Đất mình sẽ tiến tới bờ bến vinh quang. Không còn bị đè nén áp bức, dân tộc mình sẽ không còn bú mớm nữa, mà thay da đổi thịt, chỉ trong khoảnh khắc, vươn vai thành thiên thần đi phá giặc như Phù Đổng trong truyền thuyết của dân tộc”
Bài thơ của cô là lời tiếng gọi của hồn thiêng sông núi, tiếng gọi của lương tri sẽ có tác động mạnh làm thay đổi lịch sử dân tộc, đã vang dội khắp bốn phương trời. Nay xin đề nghị cô Lam đổi tựa bài thơ bằng câu chót “Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu”. Sẽ có triệu triệu trái tim, triệu triệu khối óc, triệu triệu người yêu nước như cô sẽ trả lời: Đất nước mình sẽ hồi sinh, độc lập phú cường, dân tộc tự do hạnh phúc.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét