Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

ĐỀ NGHỊ NHÀ TRẮNG CAN THIỆP VỤ CÁ CHẾT

Đề nghị Nhà Trắng can thiệp vụ cá chết


Hơn 128.000 người ký vào bản kiến nghị trên mạng Nhà Trắng đề nghị chính phủ Hoa Kỳ can thiệp vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam.
Số người ký chỉ sau hai ngày đã vượt quá định mức 100.000. Theo đó, Nhà Trắng buộc phải có trả lời.
Bản kiến nghị, do một người lấy tên T. N. khởi xướng, viết: "Tỉnh Hà Tĩnh có khu kinh tế với nhiều nhà máy công nghiệp, trong đó có nhà máy thép nhiều tỉ đôla của tập đoàn Formosa.”
Văn bản viết người dân nghi ngờ nước thải có hóa chất độc hại từ nhà máy thép đã làm ô nhiễm bờ biển gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở bốn địa phương miền Trung.
Kiến nghị kêu gọi Mỹ “giúp nhân dân Việt Nam bằng cách đánh giá tác động môi trường độc lập về nhà máy thép và Tổng thống Obama hãy nêu vấn đề này với Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5”.
Trang mạng We the People cho biết nếu có đủ 100.000 chữ k‎ý trong 30 ngày về một kiến nghị nào đó, Nhà Trắng sẽ xem thư, đưa cho các chuyên gia và rồi có trả lời chính thức.
'Ngỡ ngàng'
Truyền thông nhà nước Việt Nam đã công khai bày tỏ thất vọng về buổi họp báo tối ngày 27/4 của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Báo Tuổi Trẻ viết Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân "chỉ ra thông báo vỏn vẹn khoảng 10 phút rồi công bố kết thúc họp báo khiến các phóng viên ngỡ ngàng".
Ông Nhân cho biết giới chức đang điều tra theo hai hướng: tác động độc tố hoá học của con người và trên biển hoặc do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
"Hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này," ông Nhân nói.

*       *      *
Campuchia từng 'gửi trả' Formosa chất độc


 Hồi năm 1999, chính quyền Campuchia đã kỷ luật hàng chục quan chức và gửi trả hàng nghìn tấn chất độc mà Formosa Plastics tống sang cảng Sihanoukville.
Trong vụ việc được cả báo chí quốc tế và tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nêu ra, từ cuối năm 1998 Formosa đã tìm cách 'xuất cảng' chất thải công nghiệp độc hại sang Campuchia.
Sự việc xảy ra từ ngày 4 đến 6 tháng 12/1998, khi Formosa cho đem sang cảng Sihanoukville khối chất thải nhiễm độc, và gây nhiễm độc cho nước biển, đất ven bờ và cả người dân địa phương.
Trước đó, theo một báo cáo của HRW, chính Cơ quan Bảo vệ Mội trường Đài Loan (EPA) đã nhận được đơn của Formosa xin phép đem 5000 tấn chất thải chứa thủy ngân sang Campuchia nhưng bác đơn này.
Dù vậy, vào tháng 12/1998, tàu container Chang Shun từ Đài Loan đã vào cảng Sihanoukville và đem đến 2799 tấn chất thải.
Pich Sovann, một công nhân khuân vác ở cảng đã chết ngày 16/12 chỉ vì tham gia đổ khối hàng xuống.
Theo một điều tra của BBC News vào thời điểm đó, cái chết của người công nhân Campuchia và vụ làm nhiễm độc đất cát và nước biển ngay tại một khu nghỉ mát đã gây ra bạo động.
Bốn người Campichia nữa đã thiệt mạng trong tai nạn giao thông khi người dân bỏ chạy khỏi địa phương.
Sau đó có thêm một người đàn ông nữa chết sau khi tìm kiếm đống rác có chất thải hãng Đài Loan đổ ra.
Mỹ cũng không nhận
Image captionChất thải chứa trong thùng lớn
Vẫn theo BBC News, Formosa sau đó đã thu lại chừng 3000 tấn chất độc để chuyển sang bãi xử lý ở Westmoreland, California, Hoa Kỳ.
Nhưng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã rút lại quyết định trước đó cho Formosa nhập chất độc vào Mỹ, với lý do hàm lược độc tố cao hơn chuẩn mà luật Mỹ cho phép.
Chính quyền ở Cao Hùng, Đài Loan cũng đã phạt công ty Formosa 48 nghìn đô la vì vận chuyển chất thải ra nước ngoài trái phép.
Đài Loan cũng mở cuộc điều tra về hành động của Formosa Plastics.
Cuối cùng, chính quyền Campuchia, dưới sức ép của dư luận đã kỷ luật nhiều quan chức cảng của họ và đòi phía Đài Loan nhận lại container chứa chất thải.
Đến tháng 4/1999, chừng 4000 tấn chất thải và cả đất nhiễm độc đã bị gửi trả lại Đài Loan, theo BBC News hôm 2/04/1999.
Image copyrightAPImage captionCảnh báo chất độc - hình minh họa
Đây không phải là vụ đầu tiên hoặc cuối cùng khi Formosa gặp phải vấn đề pháp lý ở nước ngoài vì gây hại cho môi trường.
Hồi tháng 9/2009, chính quyền Hoa Kỳ tại hai bang Texas và Louisiana đã buộc Formosa Plastics chi hơn 10 triệu USD để xử lý vi phạm thải chất độc ra không khí và nguồn nước.
Sự việc xảy ra tại hai nhà máy của Formosa tại Point ComfortTexas, và Baton Rouge,Louisiana.
Công ty Đài Loan cũng phải đồng ý trả tiền phạt dân sự (civil penalty) 2,8 triệu USD vì các vi phạm luật về nước sạch, không khí sạch và luật về kế hoạch công nghiệp của Hoa Kỳ, theo báo chí Hoa Kỳ.(BBC/Ba Sàm)
-----------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét