Tử huyệt & mối lo tâm phúc của Hà Nội
Posted by adminbasam on 28/03/2017
Trần Phong Vũ
28-3-2017
Nhìn lại tương quan cuộc đấu tranh lâu nay
Nhìn bề ngoài, chúng ta ghi nhận những bước tiến quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ bạo tàn, độc tài độc đảng bán nước vài thập niên qua[1].
Các chỉ dấu nhìn thấy không ít. Từ sự lên tiếng của giới văn gia, trí thức ở quốc nội –bao gồm những cựu đảng viên hoặc các tướng lãnh, viên chức nhà nước hồi hưu… tới sự dấn thân công khai của giới trẻ ngày càng nhiều. Ở đấy nổi bật lên những tên tuổi: Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Đinh Nhật Huy, Trương Quốc Huy, Việt Khang v.v… Cùng với phong trào Dân Oan bùng lên từ Bắc vào Nam với những khuôn mặt nổi trội như Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Bùi Thị Minh Hằng… và sự ra đời công khai của các cơ cấu Xã Hội Dân Sự mà gần đây đã lên tới vài ba chục tổ chức, bất chấp những thủ đoạn theo dõi, đàn áp, khủng bố, bắt bớ tàn bạo của an ninh, mật vụ nhà nước.
Dư luận nói nhiều tới nhóm trí thức Đà Lạt với những bài phản biện nảy lửa đánh thẳng vào nền tảng chủ nghĩa Mác-xít/Lê-nin-nít của phó TS Hà Sỹ Phu Nguyễn Xuân Tụ. Cạnh đó là những trường hợp phản tỉnh của các tướng/tá Trần Độ, Nguyễn Trọng Vĩnh, Phạm Quế Dương, Vũ Cao Quận…, những trí thức một thời phục vụ trong guồng máy Hà Nội như GS Hoàng Minh Chính, các TS Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện v.v… kể cả những thành phần Con Ông Cháu Cha thuộc loại Thái Tử Đảng như Blogger Nguyễn Hữu Vinh (con trai BT Nguyễn Hữu Khiếu), TS Cù Huy Hà Vũ (con trai nhà thơ kiêm BT Cù Huy Cận) và các nhà báo, nhà văn như Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Anh Hùng, Nguyễn Đắc Kiên, Phạm Chí Dũng, Bùi Ngọc Tấn, Nguyên Ngọc, Tạ Duy Anh, Nguyễn Viện, Lê Phú Khải, Trần Đĩnh, Tô Hải, Võ Thị Hảo, Trần Mạnh Hảo v.v…
Trong số tu sĩ, trí thức miền Nam trước 75 ở lại trong nước, phải kể tới những khuôn mặt lớn như cố TGM Nguyễn Kim Điền, đại lão HT Thích Quảng Độ, HT Thích Không Tánh, các chức sắc thuộc hai GH Cao Đài, Hòa Hảo, cố LM Chân Tín, GS Nguyễn Ngọc Lan, các LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi, MS Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính, BS Nguyễn Đan Quế…
Phong trào tập trung cầu nguyện cuối năm 2007 qua năm 2008 với sự tham dự có lúc lên tới cả chục ngàn giáo dân ở Thái Hà, trong khuôn viên Dòng Chúa Cứu Thế, tòa Khâm sứ cũ là những chỉ dấu nổi bật. Cũng không thể bỏ qua hàng trăm cuộc đình công của các công nhân thuộc các xí nghiệp lớn trên toàn quốc liên tiếp nổ ra khắp nơi tạo nên những áp lực mạnh mẽ cho nhà cầm quyền Hà Nội. Ngoài ra là những đợt xuống đường của đồng bào trong hai biến cố gần đây. Thứ nhất vào năm 2014 khi Tàu cộng ngang nhiền điều giàn khoan HD 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của ta và tháng tư năm 2016, sau khi công ty Formosa xả thải hóa chất cực độc xuống Vũng Áng làm hủy hoại trầm trọng môi trường biến gây nên những di hại lâu dài cho người dân Việt Nam.
Những lỗ hổng tuồng như vô tận, khó lấp đầy!
Sau đây là những nhận định mang tính cách riêng tư, chủ quan của người viết về những nhược điểm cần nghiêm chỉnh xét lại để kịp thời thay đổi. Cũng vì riêng tư, chủ quan hẳn sẽ không tránh khỏi bị phê bình, chỉ trích nghiêm khắc. Thậm chí còn có thể bị lên án, bác bỏ, không phải từ kẻ thù mà ngay trong hàng ngũ bạn. Tiên đoán như thế, nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn nêu ra với niềm xác tín vào những luận điểm trong đường dài của mình. Và như thế hi vọng sẽ nhận được sự đồng cảm của người đọc quan tâm.
a.- Thái độ bạc nhược, ỷ lại vào ai khác. Còn nhớ, diễn viên hài độc thoại Dưa Leo hơn một lần tâm sự mỗi khi có dịp đi ra nước ngoài, anh cảm thấy băn khoăn và không khỏi xấu hổ khi nhìn đất nước người ta văn minh vượt xa mình. Anh tự hỏi: người ta cũng là người, mình cũng là người, có đủ mọi thứ mà tại sao đất nước của họ phát triển, tiến bộ còn mình thì cứ lạc hậu, đi đến đâu cũng bị xem thường là tại sao?[2]
Nhắc lại tư tưởng thường bám cứng trong tim óc anh từng được trình bày cặn kẽ trong một clip video độc thoại có tên “Bầu cử Mỹ”, anh nói, dường như các bạn trẻ chỉ biết chờ đợi: “phải chi có người?”, “phải chi ai đó?”…, “phài chi?… phải chi?”…mà không tự hỏi tại sao người đó không phải là chính mình?
Leo lập đi lập lại câu nói “you’re the change that you need”.
Mường tượng ra trước mắt đám đông người trẻ đang vây quanh, Leo dằn giọng: “Everybody think somebody will do something. Then nobody do anything!!! – Mọi người đều ngóng cổ chờ ai đó sẽ làm một cái gì. Cuối cùng, đ. có ai làm gì hết!”
Tâm lý này đã trở thành khá phổ biến trong hấu hết các cuộc biểu tình, xuống đường ở Hà Nội, Sàigòn trong những năm gần đây. Qua những clip video quay hình ảnh những cuộc xuống đường, các buổi tưởng niệm hai cuộc hải chiến Hoàng Sa, Gạc Ma bên tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội hoặc khu nhà thờ Đức Bà Sàigòn, đám đông đứng ngoài ngó vào những anh chị em, đồng bào của mình đang tỏ bày thái độ cương quyết chống thù trong giặc ngoài, kể cả lúc họ bị công an, du đãng đàn áp, đánh đập đổ máu… vẫn tỏ ra như kẻ vô can, coi chuyện nước non như của ai khác nhứ không phải là mình!
b.- Tâm lý ngóng chờ lãnh tụ. Thái độ bạc nhược, ỷ nại vào người khác kể trên là hệ quả của tâm lý trông mong được sự dẫn giắt của một lãnh tụ tài ba “từ trời rơi xuống”. Tâm lý này khiến cho con số những thành phần trùm chăn, há miệng chờ sung càng ngày càng tăng, không chỉ giới hạn trong đám đông quần chúng mà ngay cả trong hàng ngũ giới trẻ, giới trí thức. Nó là căn nguyên khiến cho việc kết hợp đồng bào trở nên khó khăn, trở ngại. Nó cũng là lý do làm nảy sinh tâm trạng chán nản khiến cho những cuộc tập hợp sớm bị tan rã khi người cầm đầu bị khủng bố, bị bắt hoặc bị truy tố ra tòa.
c.- Thiếu vắng tinh thần đoàn kết, chị ngã em nâng. Hiện tượng đáng buồn này không chỉ nhìn thấy một cách chung chung khi ngó vào hơn 90 triệu đồng bào trên ba miền đất nước. Trái lại, nó thể hiện ngay trong nội bộ những tập thể xưa nay vốn được tiếng là có tổ chức, có tinh thần liên đới trách nhiệm cao. Chúng tôi muốn nói tới khối tín đồ các tôn giáo. Cụ thể là Phật giáo và Công giáo.
Không chỉ một mình ông Trương Nhân Tuấn với bài viết “Không thấy Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc!”, trong những năm qua rất nhiều người Con Phật trong và ngoài đất nước còn nặng lòng với quê hương dân tộc đã thống thiết cất lên những tiếng van xin, kêu nài giới lãnh đạo tinh thần của họ hãy nghĩ tới tương lại giống nòi và đạo pháp. Nhưng, điều đáng buồn là tuồng như những tiếng kêu gào, than khóc ấy gần như bị rơi vào sa mạc quên lãng!
Riêng tập thể Công giáo đã hơn một lần bỏ lỡ những cơ hội bằng vàng để cứu nước, cứu đạo. Cuối thập niên đầu ngàn năm thư ba, giữa lúc những cuộc tập hợp hàng chục ngàn giáo dân, linh mục dưới sự lãnh đạo tinh thần của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, hát Kinh Hòa Bình cầu nguyện cho Công Lý ở Thái Hà, ở tòa Khâm sứ vang lên, khơi gợi niềm hi vọng chan chứa cho toàn dân… bỗng dưng rơi vào ngõ cụt.
Lý do thật giản dị. Chỉ vì Tổng Giáo Phận Hà Nội bị cô đơn trước sự im hơi lặng tiếng của hai TGP Huế và Sàigòn! Đấy là một sự thật đau đớn!
d.- Rời rạc, thiếu nhất trí, thiếu tổ chức dẫn tới bạo động. Tất cả những nhược điểm trên tạo ra tình trạng rời rạc, co cụm, địa phương, thiếu kết hợp trong sách lược đấu tranh ôn hòa. Vì thế rất dễ cho kẻ thù lũng đoạn, cản trở, gây rối, thọc gậy bánh xe khiến cho lực lượng đấu tranh trở nên hỗn loạn, quên hẳn nguyên tắc đấu tranh ban đầu, mạnh miệng, mạnh tay tạo cớ cho công an, cảnh sát và bọn an ninh thường phục phối hợp với du đãng đàn áp, bắt bớ, gây đổ máu.
Và như thế, vô hình chung phía quần chúng đấu tranh đã rơi vào bẫy kẻ thù.
e.- Bẫy đó gồm những gì?
Trước hết, vì biết rõ sự phẫn nộ tất nhiên không thể tránh của quần chúng trong một chế độ chuyên chính, đầy những bất công, thối nát, phản dân, hại nước, chúng chấp nhận để cho những hoạt động đấu tranh bùng ra ở một mức độ nào đó với mục tiêu “xả xú páp”, phòng ngừa những phản ứng quá độ. Hiểu như thế, chúng ta có thể xác quyết mà không sợ sai lầm rằng trong một số trường hợp, chính đảng và nhà cầm quyền CSVN đã cố tình dung dưỡng cho những cuộc đình công, những cuộc xuống đường, nhưng chỉ giới hạn ở địa phương trong một chừng mực có thể chấp nhận, nhất là phải tuyệt đối không cho lan rộng. Để đạt được yệu cần này, họ vận dụng tối đa công tác vận động mua chuộc những cá nhân có ảnh hưởng trong các khối lực quần chúng, mà trong hoàn cảnh Việt Nam chính là các nhà lãnh đạo tôn giáo. Chỉ cần nhìn vào những văn thư với nội dung khuyên nhủ tín hữu tự chế trong thảm họa mội trường biển do Formosa gây ra hồi tháng tư năm ngoái của một vài chức sắc tôn giáo là chúng ta đủ rõ,
Thứ đến, trong vụ Linh mục Nguyễn Đình Thục hướng dẫn cả ngàn giáo dân Giáo xứ Song Ngọc đi Kỳ Anh khiếu kiện vừa qua, CA và CSCĐ đã gài bẫy đưa giáo dân tới một vùng đất trống bên đường nói là để thương thảo, nhưng thực ra họ muốn lợi dụng nơi có nhiều đá cục vương vãi để cho những phần tử xấu đang trà trộn trong dân chúng lượm đá tấn công CSCĐ tạo cớ cho chúng xông vào dùng hung khí đánh đập gây đổ máu cho đoàn người khiếu kiện, trong số có cả LM quản xứ. Kết quả từ một đoàn ngũ giáo dân hiền hòa, kỷ luật mà ai cũng nhận thấy trong khi di chuyển trên đường, bỗng dưng bị kẻ ác biến thành những người bạo động!
Rất gian khó, nhưng không còn con đường nào khác
Duyệt qua những nhận định trên đây đã đủ cho mỗi cá nhân chúng ta thấy điều kiện tiên quyết để thắng cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ này không còn có con đường nào khác hơn là dứt khoát phải từ bỏ phương thức đấu tranh bằng sức mạnh cơ bắp. Nói cách khác là bằng bạo lực, sắt máu.
Trên thực tế, nhìn vào tương quan lực lượng ai cũng thấy: một bên là cả triệu bộ đội, công an, cảnh sát cơ động được trang bị cơ giới, vũ khí cùng mình, còn một bên là đám đông dân chúng lầm than khốn khó không một tấc sắt trong tay. Tương quan lực lượng hoàn toàn bất cân xứng như thế, có khác gì trứng chọi với đá. Vì thế bạo động lẻ tẻ, nửa vời chỉ khiến người dân đổ máu vô ích. Đặt giả thiết nếu vì bị dồn đến bước đường cùng, toàn dân cùng nhất tri liều chết với tay dao tay cuốc cùng đứng lên một lúc thì chắc chắn sẽ đè bẹp bộ đội, CA, CSCĐ và lũ người tàn bạo không tim. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra: sẽ là núi xương sông máu. Là những con người lấy nhân bản làm gốc, những con người còn có trái tim yêu thương, không một ai có thể chấp nhận.
Trong điều kiện ấy, chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là đi theo mô thức Linh mục Nguyễn Văn Lý vừa khởi xướng, đó là vận động những cuộc biểu tình toàn dân, toàn diện, liên tục tuyệt đối ôn hòa, bất bạo động phối hợp trong ngoài đất nước. Dĩ nhiên trong hoàn cảnh trên đe dưới búa, hơn thế phương thức đấu tranh này được coi là đòn độc nhắm vào tử huyệt của chế độ, nên chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, trở ngại do các lực lượng vũ trang của đảng và nhà nước gây ra.
Để khắc phục, hai yêu cầu cơ bản cần được tôn trọng và triệt để thi hành.
Yêu câu thứ nhất: hướng các cuộc tập hợp quần chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào mục tiêu chống Tàu cộng xâm lược. Ngoài lợi điểm là dễ thu hút sự hưởng ứng của toàn dân vì trong huyết quản của tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam đều căm giận kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, mục tiêu này hy vọng còn là căn nguyên khiến các lực lượng vũ trang của đảng và nhà nước CSVN phải chùn tay khi mở cuộc đàn áp, khủng bố đồng bào chỉ vì họ chống quân xâm lược, cho dẫu chúng ta từng có kinh nghiệm là điều gì những người cộng sản cũng có thể làm, miễn đạt được tham vọng của họ. Tuy vậy với niềm tin trong số cả triệu bộ đội, CA, CSCĐ hẳn vẫn còn không ít những người chưa hoàn toàn đánh mất tính người.
Yêu cầu thứ hai: trong giai đoạn đầu, khó hi vọng tổ chức những cuộc xuống đường đông người. Chính vì thế, lời kêu gọi tham gia cuộc biểu tình toàn dân/toàn diện liên tục nối kết trong ngoài đất nước lần thứ 5 Chúa Nhật 02-4 và lần thứ 6 nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, LM Lý vẫn không ngừng nhắc nhở đừng chờ đợi thực hiện được những cuộc tập hợp cả ngàn người. Nhưng từng người, từng cá nhân[3], tùy hoàn cảnh hãy đến với nhau trong những nhóm nhỏ rải rác trên toàn lãnh thổ, từ đô thị tới các vùng sâu vùng xa. Điều cần là mang theo những cờ ngũ sắc, những băng rôn (nếu không đủ lớn cũng không sao. Chỉ cần những tấm các tông, những cờ giấy lớn nhỏ trên đó in những khẩu hiệu chồng Formosa hủy hoại môi trường, chống Tàu cộng xâm lược, bày tỏ ý nguyện được tư do, được sống trong môi trường sạch của người dân v.v…) Quan trọng hơn hết theo cha Lý, rất cần có những anh chị em chụp hình, quay phim kèm theo lời tường trình dù không chuyên nghiệp để mau chóng đưa những hình ảnh các cuộc tập họp dù lớn hay nhò này lên các phương tiện truyền thông tân tiến để người người, nhà nhà đều biết.
Kiên trì. Nhẫn nại, Chấp nhận gian khó. Đấy là phương châm nằm lòng của mỗi người dân Việt Nam trong và ngoài nước trong giai đoạn vô cùng khẩn thiết này.
“Mưa lâu thấm đất”. Chính sự bền bỉ, tinh thần yêu nước, thương dân, nhận ra vai trò và trách nhiệm thiêng liêng của từng cá nhân trong đại khối dân tộc –tránh huyện trông chờ vào ai khác như suy nghĩ của diễn viên hài độc thoại Dưa Leo-, từng bước, từng bước… và không trì hoãn bắt đầu ngay những bước nhỏ nhất, khiêm tốn nhấ, chúng ta có quyền hi vọng một ngày nào đó không xa, toàn thể Bắc-Trung-Nam, 94 triệu đồng báo quốc nội, với sự chuyển lửa nhiệt tình từ “khúc ruột ngàn dặm” nơi hải ngoại, chúng ta sẽ thực hiện được một cuộc “bất tuân dân sụ” toàn dân/toàn diện.
Trong viễn tượng lạc quan chừng mực ấy, thử hỏi sức mạnh nào, cơ giới, vũ khí nào có khả năng xô ngã được sức mạnh, ý chí của cả một dân tộc?
Lời chót trước khi kết thúc
Cho đến giây phút này, chúng tôi vẫn xác quyết một niềm tin: Phương thức đấu tranh mới mang giá trị bứtt phá do Linh mục Nguyễn Văn Lý đề ra là một đòn đánh vào tử huyệt của đảng và chế độ CSVN. Đấy cũng là căn nguyên sâu xa khiến BCT phải mượn lời tướng Công An Trương Giang Long “tâm tình” với một số viên chức sĩ quan cao cấp trong một bài chia sẻ có nội dung hi hữu, kỳ lạ mà chính ông căn dặn người nghe là “tuyệt mật” không được tiết lộ với ai, thế mà chỉ trong ít ngày sau được “bât mí” cho bàn dân thiên hạ nghe, rõ ràng với mục tiêu duy nhất là phá hỏng việc thực hiện phương thức đấu tranh độc đáo này. Để hiểu rõ ông tướng CA họ Trương nói gì và để chia sẻ tâm tư của người viết, mời độc giả tìm đọc bài “Thử giải mã câu chuyện “tuyệt mật” của ông tướng CA” được post trên mạng Anh Ba Sàm và một số trang mạng khác trong tuần vừa qua.
Nam California, ngày 28-3-2017
____
[1] Trong bài nhận định này chúng tôi không đề cập trường hợp những cá nhân, phong trào, mặt trận bộc phát trong và ngoài nước chủ trương dùng vũ lực –cho dù áp dụng du kích chiến hay kế sách nào khác.
[2] Tâm trạng này của Leo khiến người ta nhớ lại cảm giác tương tự của Đức Cha Ngô Quang Kiệt, TGM/TGP Hànội mỗi lần ngài có dịp ra nước ngoài, trong bài phát biểu trước sự hiện diện của ông Nguyễn Thế Thảo Chủ tịch UBND Hànội ngót một thập niên trước.
[3] Kể cả phương thức biểu tình ngồi tại gia như cô Phạm Thị Thanh Nghiên thực hiện mấy năm trước với biểu ngữ chống Tàu cộng xăm lược treo đàng sau. Thử hỏi, nếu tác động có vẻ nhỏ noi này không đi dọa tới sự sống còn của đảng vả cơ chế quyền lực CSVN thì tại sao ngay sau đó CS đã xông vảo nhà bắt bớ
Advertisements
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét