Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

ĐÔI ĐIỀU VỚI ÔNG VÕ VĂN THƯỞNG

ĐÔI ĐIỀU VỚI ÔNG VÕ VĂN THƯỞNG

            Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai chỉ thị 05 BCT về: "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh". Sáng 18/5/2017 ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban tuyên giáo TW nói:"Đây là vấn đề rất quan trọng - Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận, học thuyết cách mạng nào cũng phải dựa trên sự cọ xát, tranh luận -  và cũng chính sự tranh luận đó tạo cơ sở hình thành chân lý". Ông còn nói thêm rằng đang cố gắng để Ban bí thư thông qua vấn đề này trong thời gian tới, với một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi, đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương quan điểm của Đảng, pháp luất nhà nước. Cảm nghĩ của người viết bài này thật nửa tin, nửa ngờ. Phải chăng lời phát biểu của ông Thưởng, 1 ủy viên BCT thật lòng mong muốn không phải chỉ  cá nhân ông hay BCT. Ghế của ông một trong 18 vua, ông vừa rồi bị mất ghế là Đinh La Thăng. Chức ông Thưởng không to bằng các đầu đàn như Trọng, Quang, Ngân, Phúc. Lại là vua trẻ nhất, đi lên từ cán bộ đoàn mặt mũi khả ái, không vướng bận tham nhũng nhiều như đại bộ phận quan chức cộng sản, chức càng lớn tham nhũng càng nhiều, ghế càng cao, tham nhũng hết cả trời đất. Người ta đặt ông vào vị trí trưởng Ban  tuyên giáo TW xem ông múa may ra sao? Được thì nên người, bằng không cho đi chỗ khác. Vì thế phát ngôn, hành động của ông phải rất khôn khéo, thận trọng. Nói như vậy, tôi thiên về ý lời phát biểu của ông đã phải trình qua các ông Trọng, Quang, Phúc, Ngân, Vương và một số ông khác còn khôn khéo hơn ông cũng phải đẩy sang Ban bí thư  xin xét duyệt có cho làm không, cách thức ra sao? Có lẽ ông rút được kinh nghiện từ bậc tiền nhân của ông? Và như vậy lời phát biểu của ông Thưởng là sự thật, chứ không phải ai đó bịa đặt rồi vu cho ông.

        Đây là chuyện tầy đình chứ đâu đùa. Bởi lẽ từ trước tới nay Đảng chẳng cần nói chuyện với dân, tự cho mình cái gì cũng đúng, quyết việc nào cũng thành công, dân chỉ biết nghe, làm theo tuyệt đối tin tưởng. Nếu không , quy tội suy thoái biến chất hoặc tin nghe thế lực thù địch xúi bẩy kích động. Trở lại phát biểu của ông Thưởng. Có 2 nội dung:
        1- chúng ta(Tức Đảng VSVN) không sợ đối thoại, không sợ tranh luận.
        2- ông cho sự phát triển của lý luận, học thuyết cách mạng nào cũng phải dựa trên sự cọ xát, tranh luận và chính sự tranh luận tạo ra cơ sở hình thành chân lý.
        Ơ nội dung thứ 2 này tôi e biên tập có sự lầm lẫn,  hay ông Thưởng lầm lẫn. Chắc chắn ông được Đảng đào tạo, bối dưỡng bài bản sao lại nhận thức ngô nghê như kẻ vô học. Mà nếu có lầm lẫn thì cái Hội đồng lý luận TW, rồi cả ông giáo sư, tiến sỹ Trọng bảo vệ chủ nghĩa Mác Lê Mao, tối thiểu phải hiểu: "Chân lý là sự tồn tại khách quan ngoài con người". Mọi tìm tòi khám phá tranh luận chỉ giúp con người nhìn nhận ra sự thật, sáng tỏ chân lý mà thôi. Mọi cuộc tranh luận không đẻ ra chân lý. Về nội dung thứ nhất:" Đảng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận". Thực ra việc đối thoại của nhà cầm quyền ở các nước dân chủ với dân, chuyện quá ư bình thường. Nó giống như người làm thuê phải hỏi ý kiến ông chủ, mình làm như thế đã được chưa, tất nhiên đó là điều hết sức bình thường với đất nước có thiết chế dân chủ. Còn ở Việt Nam xưa nay là điều cấm kị, Đảng công sản biết quá rõ. Đánh giá lại chuyện đối thoại này, từ khi ra đời tới nay(1930 - 2017) trải qua 3 giai đoạn:
       - Giai đoạn 1 (1930 - 1954): Không cần đối thoại, chỉ cần tuyên truyền kích động dân chúng về độc lập dân tộc, tự do dân chủ là được dân ủng hộ làm cách mạng, kháng chiến giành chính quyền về trong tay nhân dân(chứ không phải về của Đảng cộng sản).
      - Giai đoạn 2 (1954 - 1976): Không thèm đối thoại. Bởi chính quyền nằm chặt trong tay Đảng cộng sản, đã có đấu tranh giai cấp của chính quyền vô sản, nhà tù trại cải tạo đầy rẫy
         Mọi ý kiến khác quan điểm, đường lối Đảng cộng sản đêù bị quy chụp bọn phản động, quốc dân đảng, kẻ thù giai cấp đều bị tiêu diệt.
       - Giai đoạn 3 từ 1986 đến nay: Do mê muội, mù quáng tin theo chủ nghiã Mác Lê nin một học thuyết phản động, phản khoa học đầy những mâu thuẫn, Đảng CSVN đứng trước nguy cơ sụp đổ cùng với sự tan rã hệ thống XHCN, thành trì Liên bang Xô Viết của nó. Nền kinh tế kiệt quệ, sự tha hóa ngày càng trầm trọng của ĐCSVN, cùng với sự thật tội ác cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, xẹt lại chống Đảng, với những hành vi khuất tất nhu nhược, ám muội trong các sự kiện: Mật ước Thành Đô, bán đất, bán biển hiệp định biên giới năm 2000. Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chính quyền đàn áp dân biểu tình, đấu tranh đòi chủ quyền đất nước, làm tưởng niệm chiến sỹ đồng bào hy sinh chống quân Tàu xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979, thảm họa môi trường do Pormosa Hà Tĩnh. Nhân Dân bây giờ không còn tin vào Đảng, mà cao hơn thế dân đòi phải thay chế độ độc tài Đảng trị sang chế độ dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập. Đây là giai đoạn cần nhiều ý kiến đối lập, đòi hỏi một sự thay đổi căn bản đối với nhà cầm quyền. Và đối thoai Đảng cộng sản sẽ tắc tị, cứng họng. Làm sao có thể họ tự bào chữa cho chính tội ác, mọi sự dối trá và thái độ nhu nhược thấp hèn trước kẻ xâm lược tàn ác với nhân dân, vô ơn trước vô vàn hy sinh xương máu của hàng triệu chiến sỹ, đồng bào để bây giờ họ chiếm đoạt vùng vẫy trên chiếc ghế quyền lực, nhẫn tâm hùa nhau ăn cắp, cướp đoạt của cải, tài nguyên quốc gia, bóc lột xương tủy nhân dân. Vì thế họ sợ đối thoại, công khai minh bạch như loài dơi sợ ánh sáng. Họ chỉ còn cách tảng lờ mọi sự thật, đe dọa bỏ tù khủng bố bắng các điều luật 79, 88, 258 bất chính bộ luật hình sự.
         Ngày nay số người dân không còn sợ hãi những việc làm bất công, bất minh, bất chính của chính quyền tăng cấp số nhân, cùng với sức mạnh công nghệ thông tin, làn sóng dân chủ thứ 4 trên phạm vi toàn cầu, áp lực dân chủ, tự do nhân quyền trên thế giới dồn họ(ĐCSVN)vào tình thế không thể không đối mặt.
         Đảng cộng sản đang đứng trước một tình thế rất hiểm nghèo, có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào. Phải chăng phát biểu của ông Thưởng cho ta thấy tín hiệu một sự xám hối, cảnh tỉnh hay chỉ là sự câu giờ, hoặc món quà cho phái đoàn nhân quyền, đối thoại Việt - Mỹ. Nếu thực tâm âu cũng là phúc cho cái đảng này, cho nhân dân Việt Nam có cơ may tránh được cuộc biến loạn đầy máu, nước mắt.
        Ông Thưởng đang chờ Ban bí thư thông qua văn bản hướng dẫn việc trao đổi, đối thoại. Chúng tôi ngờ cách thức ban bí thư ĐCS đưa ra sẽ chẳng mang lại kết quả cụ thể? Tôi mong ông hãy làm một việc nhỏ cụ thể: Tổ chức đối thoại công khai trên một vài tờ báo nào đấy, trong hàng ngàn tờ báo của Đảng mà một ông là tổng biên tập. Cấp phép hoạt động cho một số tờ báo thuộc vài tổ chức dân sự, cho thành lập, đối thoại với công đoàn tự do. Hội nhà báo độc lập. Văn đoàn độc lập… Bỏ sự cấm đoán, không còn chuyện áp đặt ý kiến khác nhau là do thế lực thù địch lôi kéo, mua chuộc rồi khép người ta vào điều luật 79, 88, 258.
        Cổ nhân nói:"Có thực mới thành". Đảng cộng sản VN xưa nay gian dối quá nhiều, mong ông không phải hạng người như vậy. Những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền khôn ngoan thừa kinh nghiệm để thoát khỏi cái bẫy của các ông. Chờ sự thành thực từ phía các ông.

                                           Vũ Công Minh tỉnh Hải Dương. ĐT: 0904 990 xxx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét