Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

"Vòng tròn nhỏ" trong "vòng tròn lớn"

Bài phát biểu tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29.3.2012 do Câu lạc bộ Tư duy Giáo dục TP HCM tổ chức
Tương Lai
Đứng trước những bậc đàn anh thâm niên trong ngày giáo dục, tôi rất xấu hổ là mình đã chuyển nghề từ dạy học sang viện nghiên cứu, cho dù thỉnh thoảng có đến giảng bài theo chuyên đề ở một vài trường Đại học, cho nên hôm nay, tôi không dám phát biểu thẳng vào giáo dục mà phải đi đường vòng.
Đúng hơn, là từ cái "vòng tròn lớn" để nói về cái "vòng tròn nhỏ" nằm trong cái "vòng tròn lớn" đó. Bởi lẽ, sẽ không thể nào hiểu, không thể nào tìm giải pháp chiến lược cho hệ thống giáo dục và đào tạo khi không đặt nó vào trong hệ thống lớn hơn mà giáo dục đào tạo là một bộ phận của cái toàn thể ấy.

Thể chế nào thúc đẩy phát triển?

Trần Văn Tùng, Viện Nghiên cứu Châu Phi va Trung Đông
Xét theo lôgic thông thường thì một thể chế tốt sẽ tạo ra nhiều thành tích, nhưng một thể chế không tốt cũng tạo ra thành tích (gọi là thành tích xã hội). Thực tế cũng cho thấy không ít nhà cầm quyền tìm cách tạo ra thành tích bằng mọi giá, bởi vì thành tích bảo trợ cho lực lượng kìm hãm cải cách thể chế. Nói khác đi là khi thể chế không có bước tiến mới thì thành tích sẽ che đậy sự bế tắc của thể chế. Chất lượng thể chế là một khái niệm được đo bởi bản chất của nền chính trị quốc gia, bao gồm các quyền tự do dân chủ, nó là nền tảng để cho xã hội chấp nhận hay không, nhà cầm quyền đương thời. Xã hội tiến bộ không thể lựa chọn các tập đoàn chính trị dựa vào thành tích chính trị mà phải dựa vào bản chất chính trị. Do đó, một thể chế tốt chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển, khuyến khích sự sáng suốt chính trị để tạo ra thành công trong quá trình lãnh đạo. Sự khác biệt giữa các nước có nền chính trị dân chủ và các nước không có nền chính trị dân chủ là ở khía cạnh sáng suốt về chính trị chứ không phải là thành tích nhất thời. Thiếu sự sáng suốt chính trị, nhà chính trị với tư cách là đề ra chiến lược phát triển sẽ đưa đất nước tới chỗ rủi ro không thể lường trước được.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

MỘT CUỘC TRIỂN LÃM KỲ LẠ

                                                 Nguyễn Đào Trường


                Nói kỳ lạ. Nhiều người chắc hẳn cho rằng cuộc triển lãm phải quy mô hiện đại, hoành tráng chưa từng có, đặc biệt nghệ sỹ điêu khắc từ Hoa Kỳ tới.  Nó gợi trí tò mò, gây xôn xao dư luận công chúng yêu nghệ thuật hội họa, số đông người hiếu kỳ, trong đó có chúng tôi, không thể bỏ lỡ dịp may hiếm hoi này, mặc dù thời tiết những ngày cuối xuân, ngoài trời vẫn dày đặc mưa phùn đường sá ướt át, đi lại khó khăn, hơn nữa mỗi người còn mắc bận công việc riêng tư. Chúng tôi vẫn kiên định đi xem bằng được để mục sở thị, thưởng lãm môn nghệ thuật sắp đặt chưa mấy khi được xem.
               Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình 文期聲不見其形 nghĩa là: (Chỉ nghe nói chưa thấy hình dạng). Tới nơi mới thấy triển lãm kỳ lạ thực sự. Không giống như những cuộc triển lãm được mở ở các trung tâm triển lãm lớn như trung tâm văn hóa Pháp Việt. Việt Hàn… Hay như nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà Nội… Những địa điểm này mang tính chuyên nghiệp cao sẵn có loa đài, bàn ghế, ánh sáng, nơi bày, treo tranh nói chung mọi phương tiện, nghi thức phục vụ cho hành nghề rất chu đáo. Ở đây khác hẳn! Cuộc triển lãm sắp đặt  mang tên " TÁI NGỘ ". Tại địa điểm làng nghề GỐM CẬY, xã Long xuyên, huyện Bình Giang, Hải Dương. Gốm Cậy, nơi làng nghề truyền thống từ thời xa xưa, đã  có nghệ nhân được nhà nước phong tặng danh hiệu đôi bàn tay vàng, như cụ nghệ nhân Nguyễn Văn Cửu, nay gần 90 tuổi nhưng vẫn mạnh khỏe, minh mẫn  bảo ban, truyền nghề cho các lớp hậu sinh, cũng nhờ vậy truyền thống làng nghề không mai một, ngày càng phát triển rực rỡ, sản phẩm làm ra đảm bảo kỹ, mỹ thuật đẹp đẽ tinh xảo không thua kém sản phẩm gốm sứ những nơi có thương hiệu nổi tiếng như: Chu Đậu, Bát Tràng…
             Trong khu nhà gia đình ông bà nghệ nhân gốm sứ Vũ Xuân Năm, dành cho cả khu vườn trồng vải nhãn rộng lớn, khoảng giữa có sân gạch trên 100m2, tổng diện tich khu sắp đặt cỡ 600m2. Mọi hình hài tranh ảnh, mô hình được bày đặt trong không gian rộng lớn, phần nhiều các bức hình được các tác giả xây dựng, sáng tác theo ý tưởng sắp đặt tại chỗ ví như bức" MẸ VIỆT NAM" hình thành bởi nhiều lá rụng của các cây vải khô, quét vun khéo léo thu lại thành hình chữ "S" giống như tấm bản đồ nước Việt Nam có chiều dài tới 20m, châm lửa đốt cháy, lại mang nước tưới cho tắt loang lổ, biểu hiện ý tưởng toàn dân tộc đang gồng mình vượt qua đói nghèo, chống lại sự xâm lược của kẻ thu, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Hay như bức"Lỗi Thời" lấy khung sườn của chiếc xe công nông đầu dọc của đồng chí "Bốn tốt, mười sáu chữ vàng" hỏng bỏ xó lâu ngày, một loại phương tiện vận tải chủ yếu của bà con nông dân toàn quốc từ những năm 70, 80 thế kỷ trước, được chằng buộc bằng nhiều mối dây ngang, dọc không hàng lối, đằng đầu treo một số vỏ lọ nhựa mực Tầu, các lọ rỗng không mực, nhưng đều còn dán nguyên nhãn chữ Tầu rõ ràng   墨汁   "MẶC CHẤP" Nghĩa là: mực đen, thân xe tạo bởi 4 khẩu súng nhựa  trẻ con chơi cũng đồ Tầu, giữa buộc xen 2 mặt nạ nhựa trắng sứt sẹo trông gớm ghiếc tởm lợm, hình nhân như muốn hăm dọa kẻ yếu bóng vía. được phủ lớp sương khói học thuyết Mao- ít" LỌ MỰC THUỐC SÚNG ĐẺ RA CHÍNH QUYỀN"(Tác giả Đỗ Quốc Vị). Chiếc tiểu sành cũ để dựng đứng, trong lòng tiểu viết hàng chữ"Sen tàn cúc lại nở hoa", câu thơ trong truyện Kiều Nguyễn Du, Ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Bil- Cờ- Lin -Tơn trước kia sang thăm hữu nghị Việt Nam ông đã đọc câu này tại buổi nói chuyên với thầy trò trường đại học khoa học xã hội nhân văn quốc gia Hà Nội. Trên đặt bình gốm, cắm vài cành rào lơ thơ, khô quắt queo những vật này được đặt chồng lên đống lá mục tạo nửa hình chữ "S", toàn bộ ý tưởng tác phẩm muốn nói một điều trong đời sống xã hội từ con người cho tới mọi sinh vật đều sinh ra, mất đi theo quy luật sinh tồn trời đất, không gì cưỡng được tự nhiên, xem tác phẩm người giàu trí tưởng tượng có thể luận giải ví như hôm trước ta đang đứng bên hồ giữa mùa sen nở, bao tán lá xanh rung rinh tác động bởi làn gió nhẹ, mơn mởn mở rộng giống những chiếc dù, hoa sen khoe màu hồng đào tỏa mùi thơm dịu mát quyến rũ, những đóa sen hàm tiếu mang gương mặt trái xoan thôn nữ đương thì, cảnh vật, hương thơm cho ta tâm lý lâng lâng, sảng khoái. Ít hôm sau có dịp trở lại thì ôi thôi cảnh đẹp cũ của sen không còn, lòng người cảm giác hẫng hụt, một nỗi buồn thoáng qua, lan tỏa sự mất mát, nuối tiếc. Nhưng rồi bình tâm trở lại để thấy"Cúc lại nở hoa", tên gọi "NÓI ĐI".  Một tác phẩm sắp đặt nữa cũng cần nói đến có tên "TUỔi THƠ" được dựng lên bởi một cây đào khô nhổ cả gốc rễ để nguyên thân xờ xạc, cành to nhất bị bẻ cong, căng sợi dây cao su cũ kỹ mốc mác, lấy một cành cây khác đặt xuyên qua dây cao su tựa mũi tên bắn vào không trung. Không gian cảnh vật ở đây lại chính những cành khô xờ xạc của cây tác phẩm trông thật sự kỳ quái. Ngày nay đang thời khoa học kỹ thuật hiện đại, thời của máy bay siêu tốc, tên lửa nhanh gấp mấy lần tốc độ tiếng động, thời của mạng in- tơ- net với máy tính siêu tốc, chỉ cần di chuột cả thế giới hiện hình theo ý muốn. Tác giả lại khéo xây dựng tạo một tác phẩm sắp đặt ngược lai. Thì ra không thiếu những nơi nào đó trên hành tinh chúng ta đang sống, còn rất nhiều chỗ người dân lao động thấp cổ bé họng đang quằn quại đau khổ, dẫy dụa dưới sự cướp đoạt của nhà cầm quyền vô rất trách nhiệm. Phải chịu cuộc sống nhếch nhác, nghèo túng thiếu đói, trẻ con lấy đâu ra đồ chơi sang trọng đắt tiền, chả chơi trò bắn súng cao su đơn giản, lạc hậu như một phần cuộc sống đầu đời của"THAIBUI"chính tác giả vậy. Nhiều tác phẩm sắp đặt khác cũng được các nghệ sỹ bày biện từ đồ gốm sứ của gia đình chủ nhà ông bà nghệ nhân Vũ Xuân Năm, chum vại, thống đỉnh, lư hương, chân đèn, gạch gốm, tượng người… Gia chủ phấn khởi nhiệt tình tự tay lấy trong kho đưa các đồ vật cũ cho nghệ sỹ sắp đặt, sự có mặt những đồ vật này làm giàu cảm xúc, phong phú, đa dạng, sinh động cho cả một khung cảnh triển lãm rộng. Nó góp tiếng nói hòa chung cùng các nghệ sỹ tên tuổi từng tham gia bày tranh của mình ở nhiều nước trên thế giới.
                Sẽ là khiếm khuyết nếu không đề cập đôi điều về nhân thân của nhóm tác giả nghệ sỹ điêu khắc: Thái Bùi công dân Hoa Kỳ, sinh 1961, ông người Hà Nội chính gốc, phố Hàng Chiếu. Ngoài 20 tuổi  sang Mỹ theo học trường cao học nghệ thuật tại đại học mỹ thuật Hoa Kỳ, sau tốt nghiệp ông làm việc trong ngành nghệ thuật, nhập quốc tịch Hoa Kỳ, lấy vợ người Mỹ da trắng cùng đồng nghiệp, hiện có 1 con gái đã tốt nghiệp đại học. Từng tham gia triển lãm tranh tượng nhiều nước trên thế giới, đặc biệt cá nhân ông có tượng hoành tráng trang trí cho công trình cầu tại Hoa Kỳ. Cả một quốc gia giàu có văn minh đầy người tài năng trong mọi lĩnh vực vào bậc nhất thế giới, bản thân được chọn tác phẩm trương lên lâu dài, đứng sừng sững bền vững giữa đất trời kỳ vĩ, thật là phần thưởng cao quý không gì bằng, như thế đáng tự hào lắm lắm chứ! quốc gia văn minh, dân chủ trả công xứng với tầm của ông. Được vậy tôi tin chắc ông không phải đi cửa trước, bước cửa sau, chạy chọt, mua bán trả giá như ở ta với lại nền văn minh Hoa Kỳ không dung nạp những cử chỉ, hành động thiếu văn hóa. Nay về Việt Nam kết hợp với nhóm nghệ sỹ có cùng xu hướng nghệ thuật, ý hợp tâm đầu mở cuộc triển lãm sắp đặt tại làng quê nghèo cũng là việc làm lạ hiếm có. Đại bộ phận người ta thường chọn  những thành phố sang trọng, nơi đô hội sầm uất để mở triển lãm, hoặc tổ chức các trò vui, đằng này các ông làm ngược lại.
                 Đỗ Quốc Vỵ sinh 1953 tại Hải Dương, ông tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc năm 1984, trường đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Tu nghiệp và triển lãm 2 lần tại Hoa Kỳ. Hiện đang là giảng viên trường đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, khoa điêu khắc. Ông có nhiều  tác phẩm điêu khắc ngoài trời ( ví dụ tác phẩm ở vườn tượng quốc tế  đền Hùng Vương Phú Thọ, Tượng vườn quốc tế  Núi Sam Châu Đốc. Tuợng vườn quốc tế Hòn Dấu Hải Phòng…)  Ông tham gia nhiều cuộc trển lãm trong và ngoài nước, đặc biệt được mời triển lãm, làm tranh hoành tráng bằng gốm tại Santiago - Cuba năm 2010, người duy nhất được tham dự triển lãm nghệ thuật sắp đặt quốc tế taị Hàn Quốc năm 2011.
               Cùng tham gia nhóm triển lãm lần này, còn có họa sỹ Trần Duy Hưng, người ở Cậy, với cả gia đình nghệ nhân nghề gốm Vũ Xuân Năm, trong tình cảm thân ái yêu thương hết lòng vì nghệ thuật. Cũng là dịp các nghệ nhân, nghệ sỹ trao dồi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, công chúng gần xa chốn thôn dã thưa vắng tận hưởng môn nghệ thuật sắp đặt kỳ lạ có một không hai.

                                                                                N ĐT









Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Người Việt kỳ thị người Việt!

Khánh Hưng
Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga

Vladislav L. Inozemtsev
Huỳnh Phan dịch từ The American Interest
Tháng 3 – 4/2011
Việt Nam hãy nhìn “anh cả Liên xô” và “chị hiền Trung Quốc” mà… tránh!
Tình hình xã hội Trung Quốc giống Việt Nam thì dễ hiểu, nhưng có lẽ phần đông chúng ta tưởng rằng nước Nga thì phải khác, vì là một nước châu Âu, lại có cuộc sụp đổ chính thức của thể chế Cộng sản năm 1990, thay bằng một chính thể khác. Nhưng Vladislav L. Inozemtsev qua bài Lý giài chế độ Tân Phong kiến ở Nga đã cho thấy ý nghĩ đó rất sai lầm: Nga cũng giống Ta, giống Tàu “y chóc” chẳng sai một ly!
Ví dụ: “nước Nga ngày nay là  một kiểu “nhà nước công ty” trong đó chính trị chỉ là một loại hình kinh doanh.  Các vấn đề chính trị được giải quyết như thể chúng là các vấn đề thương mại, và các vấn đề thương mại như thể chúng là vấn đề chính trị.  Mục tiêu quan trọng nhất của giới chủ chốt là bảo tồn một hệ thống cho phép những kẻ không có năng lực nắm quyền kiểm soát của cải của đất nước”.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ “VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA”

Tháng Ba 18, 2012
TS Nguyễn Hồng Kiên
Từ 16g24 ngày thứ Tư 29/2/2012, website khoa Lịch Sử- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông báo về việc Trung tâm Liên Văn hóa – Lịch sử sẽ tổ chức một buổi thuyết trình của GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện trưởng viện Việt Nam học và Khoa học phát triển- Đại học Quốc gia Hà Nội) về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”, vào 8h30 ngày 17/03/2012, tại tầng 8 nhà E, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Ban Tổ chức đã “Trân trọng kính mời các thầy cô giáo và các bạn sinh viên VÀ NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM đến tham dự”
Là cựu sinh viên khoa Lịch Sử, lại cũng rất quan tâm đến vấn đề chủ quyền Biển-Đảo, nhà cháu cũng đã “bấm lịch” để vào trường nghe.

Thật khó có thể kể lại, tường thuật toàn bộ nội dung một buổi thuyết trình hơn 04 tiếng. Mặt khác đó là thành quả của hơn 20 năm nghiên cứu về chủ quyền Biển-Đảo Việt Nam của GS-TS Nguyễn Quang Ngọc.
Chỉ xin ghi lại đây các ĐỀ MỤC của buổi thuyết trình:
- Quá trình từng bước khai chiếm biển Đông
- Xác lập chủ quyền thông qua các hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải
- Khẳng định và thực thi chủ quyền bằng hoạt động của đội Thủy quân vương triều Nguyễn.
- Vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trong thời Pháp thuộc.
- CHỦ QUYỀN Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA.
Nhà cháu định sẽ xin GS-TS Nguyễn Quang Ngọc cho copy file trình chiếu để về nghiền ngẫm tiếp, cũng như cung cấp tư liệu cho những người không có điều kiện đến nghe trực tiếp, nhưng rồi sau đó lại vội về vì bận việc nên chưa kịp xin.
Tuy nhiên, file trình chiếu chủ yếu cung cấp thông tin trực quan. Cũng chỉ là cái sườn, mà từ đó GS-TS Nguyễn Quang Ngọc đã mở rộng ra, nói thêm rất nhiều vấn đề.
Sáng qua, nhà cháu đã tiếp thu được nhiều thông tin MỚI và RẤT BỔ ÍCH cho bản thân. (Chắc chắn, KHÔNG ÍT… THÌ NHIỀU đó cũng là cảm nhận của hầu hết những người đã tham dự).
Chỉ xin kể ra đây 01 thu nhận cá nhân:
Mặc dù có ‘rào’ rằng chưa up-date được các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc đã cung cấp cho nhà cháu thêm nhiều tư liệu văn bản, bản đồ khẳng định chủ quyền của Tổ tiên chúng ta TỪ RẤT SỚM.
Ví dụ: Các bản đồ quốc tế có GHI RÕ CÁC QUẦN ĐẢO NGOÀI BIỂN LÀ THUỘC VỀ PHẦN ĐẤT LIỀN MIỀN TRUNG VIỆT NAM BÂY GIỜ:
Pracel và ĐẤT LIỀN CỦA Pracel
Champa và bãi ngầm (đảo chìm) CỦA Champa
Có thể với các chuyên gia Biển-Đảo, và cả nhiều các bác khác, điều này không mới. Nhưng đây là những tư liệu lịch sử lần đầu nhà cháu được thấy tận mắt.
Nhờ đó, nhà cháu càng thêm VỮNG TIN rằng: Cái đường lưỡi bò kia của Trung Quốc là giả trá, là láo toét. Rằng: TQ đòi tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với chúng ta là Bành trướng, là xâm lược.
Nhà cháu cũng tin rằng không ít người khi được biết thông tin này, tư liệu khoa học này, căn cứ lịch sử này, cũng sẽ nghĩ như nhà cháu.
Chỉ với 01 thu nhận mới ấy cho bản thân, nhà cháu đánh giá cao buổi nói chuỵện của GS-TS Nguyễn Quang Ngọc.
GS-TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết: Tuần trước ông vừa tham dự một hội thảo quốc tế về biển đảo ở Bỉ. Đây là hội thảo LẦN THỨ 18 do Hàn Quốc tổ chức Ở NƯỚC NGOÀI. Mà chỉ để bàn về ĐỘC 1 CHUYỆN: Tên gọi của vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Hiện quốc tế quen dùng (theo Nhật Bản) là Biển Nhật Bản (Sea of Japan (日本海 Nihon-kai, Nhật Bản hải). Nhưng người Hàn không chịu, đòi phải đổi gọi là Đông hải (Donghae 동해, 東海). CHDCND Triều Tiên cũng TỰ GỌI, không đòi quốc tế công nhận, là Biển Đông Triều Tiên Chosŏn Tonghae 조선동해, 朝鮮東海 Triều Tiên Đông Hải).
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng đã từng nêu ý kiến phải đề nghị quốc tế ĐỔI KHÔNG GỌI là Biển Nam Trung Hoa, nhưng xem ra ở ta nhu cầu xác nhận chủ quyền từ tên gọi là không lớn.
Ông Nguyễn Duy Chiến (Phó ban Biên giới, bộ Ngoại giao- “người nổi tiếng” khi nói chuyện tại trường cũ của nhà cháu, và rất nhiều nơi khác, về luận điểm TQ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, cướp-phá-giết ngư dân Việt Nam là “Thương cho roi vọt”) thì cho rằng việc đổi tên là không cấp thiết, chả có ý nghĩa gì. (Nhà cháu nghe đồn vì bị trường cháu phản ứng, ông này đã bị kỷ luật.)
Nhưng từ hơn 20 năm nay, GS Trần Quốc Vượng đã BẮT BUỘC chúng cháu, trong bản đồ khảo cổ học, PHẢI VIẾT là Biển Đông.
Chỉ vì MỘT CÁI TÊN BIỂN, người ta chủ trương đầu tư tiền bạc, công sức… đến như vậy. Tranh chấp trên biển Đông của chúng ta LỚN hơn nhiều, vậy mà đã có bao nhiêu hội thảo được tổ chức? Hội thảo quốc tế đã hiếm, hội thảo trong nước càng hiếm hơn.
Cuộc thuyết trình của GS-TS Nguyễn Quang Ngọc hình như cũng là LẦN ĐẦU TIÊN ở một Đại học Việt Nam.
Tuy nhiên, trên phương diện học thuật, sinh hoạt khoa học, nhà cháu không ngờ là cuộc thuyết trình này lại được NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM, quan tâm đến như vậy, theo những cách khác nhau như đã diễn ra.
Những người thực sự muốn hiểu, muốn nghe đã không đến được nhiều, chỉ ngồi hết non 2/3 hội trường lớn trên tầng 8 nhà E, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).
Mà nhu cầu, kỳ vọng của những người quan tâm thì thực là lớn.
Tiếc là đây chỉ là  nói chuyện và trao đổi khoa học TRÊN NỀN TẢNG NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG NHẤT ĐỊNH. Một buổi HỌC chính thức cũng không thể quá ôm đồm chứ đừng nói đến một buổi Ngoại khóa, ai có nhu cầu thì tham gia.
Các Cụ răng đen đã dạy: Trăm nghe không bằng một thấy.
Nhà cháu không hiểu vì sao dư luận trên mạng lại quá ồn ã sau 1-2 ý kiến của các bác CHỈ NGHE NÓI LẠI.
BBC tiếng Việt thì THIẾU VĂN HÓA đến mức tung lên mạng một đoạn ghi âm cắt xén không đầu không cuối, có hỏi không chào. Khiến thông tin bị lẫn quá nhiều.. nhiễu từ, dẫn đến đến không ít ý kiến chủ quan, cực đoan.
Nhà cháu xin phép không bàn đến ý kiến của nhà bác H.V.Đ. Vì bác ấy có đến nghe nhưng đã SAI , khi cho rằng: “Việc các triều đại phong kiến thiết lập chủ quyền một cách tự nhiên hoặc việc ông ca ngợi là độc đáo trong phần lớn nội dung, tôi nghĩ chẳng cần đến MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH QUY MÔ như vậy mới nói lên được- http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/03/xung-quanh-buoi-thuyet-trinh-cua-ong.html”.
Tại đó, nhà cháu cũng định có ý kiến, khi GS-TS Nguyễn Quang Ngọc nói về các hình thức THỤ ĐẮC LÃNH THỔ theo luật pháp quốc tế. Ông chú trọng việc Tổ tiên chúng ta đã thụ đắc bằng chiếm hữu. Nhưng nhà cháu thì cho rằng ở đây còn có vấn đề thụ đắc bằng sự tác động của thiên nhiên.
Nhà cháu định hỏi GS-TS Nguyễn Quang Ngọc về chuyện ngay trên bản đồ vệ tinh cũng có thể thấy thềm lục địa nước ta lan sát tới khu vực có 2 quần đảo. Và về chuyện nhà cháu từng được đọc được một nghiên cứu về ảnh hưởng của sông trong đất liền Việt Nam với việc thành tạo các quần đảo ngòai khơi.


Ngoài việc không còn thời gian thì nhà cháu xác định sẽ về tự tìm hiểu. Không phải cái gì cũng được giải quyết trong một sinh hoạt Ngoại khóa cho sinh viên. Nhất là khi hiểu Đại học là Tự học.
Nhà cháu cũng có được nghe có những người không chỉ quan mà còn… Quản Tâm, từng yêu cầu NGƯNG buổi sinh hoạt khoa học này. Nhưng rồi nó vẫn đã diễn ra.
Những người đó không muốn cho mọi người Việt Nam đều biết “Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam“ ( http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2121/default.asp?Newid=52750#qzmy4RQThhWf )
hay sao?
Có lẽ họ đã nhận ra đã đi ngược quyết tâm bảo vệ chủ quyền Biển-Đảo của Dân tộc, nên điều VÔ LÝ đã không xảy ra.
Tất cả mọi người dân Việt Nam đều NÊN và CẦN PHẢI ĐƯỢC BIẾT về các căn cứ lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nếu không được biết, không thể tự tin một cách chắc chắn về chủ quyền ấy từ nhiều đời Tổ Tiên, làm sao có thể “đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa “ ( http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2121/default.asp?Newid=52750#qzmy4RQThhWf ) như Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước Quốc hội?
Kết thúc buổi thuyết trình, GS-TS Phạm Xuân Hằng (nguyên Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV, nguyên Trưởng ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội) đã phát biểu khẳng định chính ông cũng thu nhận được nhiều hiểu biết mới (dù ông từng là người đã đi thuyết trình về vấn đề này ở nhiều cấp, cho nhiều đối tượng). Ông cũng cho rằng những sinh hoạt khoa học tương tự là rất cần thiết KHÔNG CHỈ CHO SINH VIÊN, MÀ CHO MỖI CÔNG DÂN VIỆT NAM.
Và nhà cháu cũng như hầu hết mọi người có mặt đều tán đồng điều GS-TS Phạm Xuân Hằng nói, rằng: Cần có nhiều hơn những buổi thuyết trình như thế này trong tương lai, để mọi người hiểu rõ, hiểu sâu các vấn đề liên quan.
Nhà cháu thì hiểu câu châm ngôn về sự Nóng/Lạnh của con người thế này: Những trái tim và cái đầu Lạnh nên/cần được bơm máu Nóng. Những trái tim đã Nóng thì cái đầu nên/cần tự làm Nguội bớt, tránh ‘bốc hỏa’.

Tất cả mọi người Việt Nam nên làm sao để các buổi sinh hoạt khoa học, thuyết trình, hội thảo “VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA” tiếp tục được tổ chức nhiều hơn, rộng rãi hơn, để thông tin đến với nhiều người hơn, cả ở trong và ngoài nước.
Mong thay !
© Gốc Sậy 2012
© HDTG 2012
4 phản hồi leave one →
NhoBe permalink
Tháng Ba 18, 2012 9:19 chiều
Trái tim nóng là thế nào và cái đầu nguội ra sao ??? Blogger Gốc Sậy giải thích cho tý. Cám ơn.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

"KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP"...

Mai Thanh Hải - Nhà báo T, Phóng viên Báo X kể với mình buổi sáng:

Từ mấy tháng trước, anh T thay mặt Báo, lặn lội tìm đến thăm gia đình 34/64 Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa (30 gia đình còn lại ở các địa phương khác, sẽ thăm sau).

Báo cũng đã làm việc và thống nhất tổ chức cuộc gặp mặt 34 gia đình Liệt sĩ, tại Cam Ranh (Khánh Hòa).

Thành phần buổi gặp mặt bao gồm các mẹ của Liệt sĩ (mỗi mẹ được đưa 1 người thân đi cùng), lãnh đạo đại diện Hải quân và cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa...

Cuộc gặp mặt được sự giúp đỡ của Hội Cựu Chiến binh của 1 Doanh nghiệp: Đài thọ tiền đi lại cho thân nhân Liệt sĩ; tặng quà cho mỗi gia đình...

Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được phát đi, hẹn ngày 14/3/2012 gặp mặt tại Cam Ranh.

Đùng cái, cách đây 3 ngày (11/3/2012), có lệnh của "trên" yêu cầu hủy cuộc gặp mặt.

Nhà báo T cay đắng: "Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ" và chán nản: "Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!"...

Mình nghe xong câu chuyện, cũng chán ặt người: " Tổ quốc có bao giờ HÈN thế này không?"..

TẬP CẬN BÌNH: "ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC LÀ NƠI TẬP TRUNG MỌI THỐI NÁT"

Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chờ đợi lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14/03/2012.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chờ đợi lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14/03/2012.
REUTERS/Jason Lee

Tú Anh

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ «Cách mạng văn hóa» như trong thập niên 60.

Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lãnh đạo vào vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được «trong sạch hóa ».

Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là «thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên» với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.
-->đọc tiếp...

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Thân phận “cử tri” và “Đại biểu Nhân dân” ở Việt Nam

Lê Anh Hùng
Dân hai lăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.”
Tản Đà
Trước tình trạng thu hồi đất nông nghiệp vô tội vạ rồi đền bù rẻ mạt trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam mà không một tổ chức dân cử nào lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ, người ta dễ nhận thấy thân phận rẻ rúng của những cử tri nông dân trên một đất nước có tới hơn 70% dân số sống ở nông thôn, những người đã bầu lên đủ kiểu đại diện chính trị cho mình trong một chính thể tự xưng là “của dân, do dân và vì dân”. Thậm chí, ngay cả khi người nông dân bị cướp trắng thành quả lao động như trường hợp gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng mà vẫn không có một vị “đại biểu nhân dân” nào do họ bầu lên bày tỏ thái độ bênh vực quyền lợi của họ, từ đại biểu HĐND xã cho đến vị ĐBQH quyền uy đầy mình là đương kim Thủ tướng.

Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam

Đọc xong bài Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam (RFI) tôi hối hận vì suýt nữa bỏ qua không đọc. Tuy không viết về một vụ việc đang sôi động như vụ Đoàn Văn Vươn nhưng bài viết đánh thức tâm khảm mọi người về một vấn đề rất “nền tảng” của xã hội là vấn đề nông dân giữa buổi giao thời hỗn tạp. Vấn đề không chỉ liên quan trực tiếp đến vận mạng của 70% dân số mà liên quan đến bất cứ ai hàng ngày vẫn hai bữa bưng bát cơm ăn. Những người làm ra hạt gạo cho ta ăn đang phiêu bạt trong xã hội, đang bị xua đuổi khắp nơi như thế nào, ta có biết chăng?
GSTS toán học Hoàng Xuân Phú, nhà văn Tạ Duy Anh, GSTS nông học Võ Tòng Xuân đã cho ta thấy những nỗi đau tử bề sâu văn hóa, bề sâu tình người… do kết quả của chính sách ruộng đất không hợp lý, chính sách với nông dân và nông nghiệp chưa hợp lý. Đặc biệt là tình trạng thành thị hoá làm hỏng nông thôn và nông thôn hoá làm hỏng thành thị, nổi bật trên hết là tình tình trạng CƯỜNG HÀO: “Bộ máy công quyền ở địa phương thực sự rệu rã, thậm chí họ chả làm gì ngoài cái việc xem có cái gì có thể chôm chỉa được của dân thì họ làm"... Có những bất cập có hy vọng sửa, nhưng có những bất cập đòi hỏi phải “cải cách chính trị” (ông Ôn Gia Bảo vừa phát biểu rằng tình hình Trung Quốc đòi hỏi phải cải cách chính trị, Việt Nam cũng không khác). Mới hôm qua, Hoàng Kim, nhà báo của nông dân, cũng viết: “Phải chi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lo cho nông dân Việt Nam bằng một phần nhỏ bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra lo cho nông dân Thái Lan, thì nông dân Việt Nam đỡ khổ biết bao!”.
Một người bạn tôi, đọc bài này thấm thía nạn Cường hào, Địa chủ, Phú ông mới, những thứ mà chủ nghĩa Cộng sản muốn diệt thì bây giờ đang mọc như nấm gặp mưa, liền đọc lại bài thơ tôi làm cách đây đã lâu:
TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO  
Bốn anh Trí Phú Địa Hào
Chỉ riêng anh Trí lao đao đến giờ
Đảng ta thương Trí ngu ngơ
Cho “Công Nông Trí” chung cờ liên minh
Trông lên Liềm-Búa hai hình
Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu
Quay sang tìm Phú-Địa-Hào
Thấy 3 bụng phệ đã… vào Đảng ta!
Cũng như nhà văn Tạ Duy Anh, tôi xuất thân từ gia đình  nông dân nghèo, nhưng rồi được đi học mãi, bấy lâu nay tôi như quên lãng vấn đề của “giai cấp” mình. BÚA là công nhân thì đang bị chủ bóc lột thậm tệ, đứng biểu tình còn bị chủ tông xe cho chết. LIỀM là nông dân thì bị cường  hào cướp đất, chống lại cũng bị cần cẩu quật cho chết tươi. Đáng mừng là Công Nông bị áp bức hiện đang được các Trí thức lên tiếng bênh vực rất mạnh mẽ. Thế là ngày nay dù Đảng chưa ra lệnh nhưng Công-Nông-Trí cũng tự động “chung cờ liên minh” rồi. Nhưng liên minh mới này chẳng có cờ, cũng chẳng lôi Phú-Địa-Hào ra mà “đào tận gốc, trốc tận rễ”, chỉ yêu cầu chống độc quyền và lạm quyền để xây dựng một xã hội “dân chủ-công bằng-văn minh” – dân chủ thật, công bằng thật, văn minh thật.
Thế là chẳng những Nông dân mà tất cả đều Hạnh phúc. Mong vậy thay.
Hà Sĩ Phu

Philippines: Tống giam cựu Tổng thống Arroyo bị nghi nhận hối lộ của Trung Quốc

Ta hãy thử đặt Philippines vào hoàn cảnh nước mình, kể từ việc ký kết nhập công nghệ mía đường, xi măng lò đứng, nhà máy nhiệt điện, dây chuyền sắt thép... cho đến công nghệ khai thác bauxite ở Tây Nguyên mới gần đây nhất, thêm cả việc bán rừng cho Trung Quốc trong 50 năm... hẳn sẽ không chỉ một mà có rất rất nhiều Gloria Arroyo phải chấp hành chỉ thị của... Đảng tự kiểm điểm một cách thật gương mẫu theo đúng 19 điều quy định cũng rất nghiêm của... Đảng, có tuyên thệ không để cho kẻ thù bên ngoài “tự diễn biến” Đảng ta, để rồi sau đó thì các quý đồng chí ấy sẽ nhận mỗi người hơn 600 mét vuông đất cùng với một biệt thự cực kỳ tráng lệ ở Hồ Taal tại Tagaytay nơi nghỉ mát nổi tiếng của Philippines, ngoài những biệt thự và khu đất mênh mông có sẵn ở quê hương các quý đồng chí ấy hoặc ở những thành phố mà trong nhiều năm cống hiến các đồng chí ấy đã ưng ý và dành dụm tiền để mua được hoặc được “lại quả” chính đáng. Rồi thì các đồng chí sẽ cưới những ông chồng / bà vợ trẻ vì các phu quân / phu nhân cũ đã không còn tính đảng nữa. Chưa hết. Để lưu tên tuổi thì các quý đồng chí đó còn phải dùng phần thì giờ quý báu còn lại tìm thuê người viết hồi ký sao cho trung thực không thêm bớt về sự nghiệp “do dân vì dân” của mình. Cứ thế các đồng chí đó... sẽ đi tuốt vào lịch sử trong niềm ngưỡng vọng của nhân dân, nhất là những người đã từng mất đất mất chỗ ở vì... đóng góp “một phần ít ỏi” cho sự nghiệp cách mạng.
Ấy thế mà cái nước Philippines lại đang tâm tống bà Arroyo và chồng bà vào tù. Càng nghĩ càng thấy Philippines quả là nước bất nhân so với Việt Nam.
Bauxite Việt Nam

Anh Tư ơi, buồn trông cửa bể chiều hôm…

Nguyễn Quang Lập
clip_image001
Nhìn cái ảnh rầu đời quá, anh Tư!

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

ĐAU THƯƠNG CHỒNG CHẤT, TAN TÀNH VINH QUANG - thơ

Đau Thương chồng chất
tan tành Vinh Quang
Nguyễn Đào Trường

Văn Vươn Cống Rộc lừng danh
Vinh Quang Tiên Lãng hóa thành đau Thương
Lũ quan tham chặn hết đường
Lối vào công lý rặt phường sai ngoa

Đầu trâu mặt ngựa hiện ra
Bao vây tứ phía đầm nhà nát tan
Rường cao rút ngược dây oan
Phải tên xưng xuất là thằng bí thư!?

-->đọc tiếp...
39 nhận xét

Bàn chuyện thời sự với nhà văn Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Nhật Tuấn thực hiện

TNc: Đã 24 năm trôi qua kể từ ngày 14-3-1988, 64 người con của mẹ Âu Cơ đã ngã xuống Gạc Ma để bảo vệ đất nước. Nhân dịp này nhà văn Nhật Tuấn đã có cuộc trao đổi cùng nhà văn Hoàng Quốc Hải, TNc xin giới thiệu cùng bạn đọc để nhắc nhở chúng ta đừng quên những người con ưu tú đã tan vào xanh thẳm đại dương vì chính chúng ta !
              
   Thưa anh Hoàng Quốc Hải, vừa qua trong diễn văn khai mạc ”Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết T.Ư 4” ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói “Đảng cộng sản Trung Quốc …trong những lần trao đổi với chúng ta, bạn thường nhấn mạnh không để bị “Tây hóa”, “tha hóa”, “thoái hóa”.
                   Tuy nhiên các ông tổ cộng sản đều là “mắt xanh mũi lõ”. Vậy phải chăng Trung Quốc xúi Việt nam xa rời chủ nghĩa Mác-Lê- nin?
                    Thưa anh Nhật Tuấn, đầu năm nhẽ ra phải nói chuyện du xuân thì anh lại gợi chuyện thời sự. Thật ra nói chơi với nhau cho vui thôi, chứ cái chủ đề này thì ai còn lạ gì đâu.
                    Trước hết phải thừa nhận một điều rằng, Đảng cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ theo chủ nghĩa Mác cả. Tới nay thì điều này cả thế giới đều biết, có nhẽ chỉ có một bộ phận nhân dân Trung Quốc còn nghi hoặc thôi.
                     Nhưng trong quá trình vận động cách mạng, ông Mao Trạch Đông lãnh đạo nhân dân Trung Quốc nhằm lật đổ chế độ Trung Hoa dân quốc do ông Tưởng Giới Thạch đứng đầu, thì ông Mao lại dựa vào Liên Xô và tuyên bố theo chủ nghĩa Mác, treo ảnh các ông Các Mác, Ăng -ghen, Lê- nin , Stalin và cờ búa liềm. Việc dựa vào Liên Xô là để gây vốn liếng chính trị và cũng là để nhờ vả về nhiều mặt, trong đó có chuyện vũ khí. Nhưng tất cả chỉ là mẹo, là kế của ông Mao thôi. Việc này người Trung Hoa là bậc thầy của thiên hạ. Hãy xem Việt Vương Câu Tiễn dùng khổ nhục kế như thế nào thì đủ rõ.
Xem tiếp

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Tham tàn Bành trướng xâm lăng


          Nguyễn Đào Trường


Mưu gian sinh cái lưỡi bò
Mơi ra chín khúc thò lò biển Đông
Ngang nhiên gây hấn bất đồng
Tham tàn bành trướng ăn không nói xằng.

Vu oan giá họa nên chăng
Lọc lừa có hạng xâm lăng có nòi
Hoàng Sa đất Việt bao thời
Trường Sa biển đảo muôn đời Việt Nam.

Răng môi đồng chí anh em
Xui nguyên giục bị trắng đen trở cờ
 Phơi bày bá chủ mộng mơ
Cừu non đội lốt rõ đồ thực dân.

Trước sau thế giới xa gần
Người quen lánh mặt bạn thân quay đầu
Mục Nam Quan oán giặc Tầu
Căm hờn ngút đất hận sâu ngất trời.

Đống Đa xác máu tanh hôi
Trận vong bạt vía thây phơi hết hồn
Căm hờn lại giục căm hờn
Ngàn năm khắc cốt ghi xương mối thù.

                                       NĐT

NHỮNG BÀI THƠ SỚM NHẤT VỀ SỰ KIỆN MẤT HOÀNG SA

Biểu tình vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh tại Trường Sa năm 1988. Hà Nội, ngày 24.7.2011

Những bài thơ sớm nhất về sự kiện mất Hoàng Sa 

NỖI NIỀM HOÀNG SA

Linh Đàn

Những ngày gần giáp Tết Giáp Dần 1974, Được tin Hoàng Sa bị hải quân Tàu chiếm mất, Hải quân Sài Gòn hồi bấy giờ đánh một trận quyết liệt, nhưng quá đơn cô, không có sự chi viện, nên đành thất thủ. […]
Khi nghe Hoàng Sa bị giặc Tàu chiếm mất, cả Miền Nam đổ lệ, tôi mới thấy hết nỗi lòng yêu nước trong lòng người dân Nước Việt, trên chuyến xe đò từ Đà Lạt về Saigon, tôi thấy nhiều người cầm tờ báo đọc mà nước mắt rơm rớm, nghẹn ngào......làm cõi lòng tôi se sắt, bâng khuâng...rồi từ đó, một bài thơ về hải đảo được ra đời:

NIỀM ĐAU HOÀNG SA
 

Tự thuở khai nguyên mãi tới giờ
Dấu chân phá thạch chẳng phai mờ

Biết bao thế hệ vì sông núi

Đổi mấy máu xương giữ cõi bờ

Hồn nước thấm sâu vào huyết quản

Lòng dân mang nặng cả tâm tư

Hoàng Sa nỡ để cho thay chủ

Nỗi nhục niềm đau kể mấy vừa

                                Linh Đàn
       (trên chuyến xe đò Đalat - Saigon chiều 29 tết Giáp Dần 1974)

Đa phần người dân chỉ biết tiếc thương, mà chẳng biết vì đâu để oán hờn trách móc, chỉ vì vận nước ngả nghiêng.

Tôi về ăn tết trong khu tạm cư Bình Tuy rồi mấy hôm ra Đà Nẵng, quanh một vòng bờ sông Hàn, An Hải đến Tiên Sa, ngồi ở Tiên Sa mà tiếc Hoàng Sa, nên rồi một bài thơ nữa cũng được ra đời với nhan đề :

PHÚT SUY TƯ

Về Đà Nẵng nhìn biển trời vô tận
Ngọn sóng nào là ngọn sóng của Hoàng Sa

Về Đà Nẵng giữa cảnh tình vô tận

Ngọn gió nào là ngọn gió của Hoàng Sa

Cho tôi phút suy tư tưởng tiếc

Một niềm đau vô tận của Sơn Hà

Linh Đàn (Đà Nẵng xuân 1974)

Thấm thoắt thoi đưa, thời gian lại thời gian quên lãng với cơm áo gạo tiền, đến năm 1990 tình cờ giở trong sách địa lý học trò cấp một Việt Nam đất liền & hải đảo, cũng nỗi lòng quặn thắt với Hoàng Sa,  người con mỹ miều của Tổ Quốc bị cưỡng hiếp lưu lạc não nề đang kêu cứu:

NỖI LÒNG HẢI ĐẢO

Hoàng Sa vời vợi ngóng trông về

Mười sáu năm dài ruột tái tê

Nhớ Mẹ chay vay sầu kể lể

Tiếc Con lưu lạc kéo lê thê

Bao tàu khách đến bao nong nỗi

Bấy lượn sóng xao bấy não nề

Ai có nghe chăng lời " đảo gọi "

Nhắn về Đất Tổ cả tình  quê
                        Linh Đàn (Bà Rịa 1990)

Thống thiết và chân tình, Hoàng Sa đang kêu cứu,xin tạm lấy 2 câu kết bài thơ trên "Ai có nghe chăng lời Đảo gọi, Nhắn về Đất Tổ cả tình quê", để kết thúc bài viết nầy, mà Hoàng Sa ơi sao lâu về cùng Tổ Quốc.
Linh Đàn
________________________

Sáng ngày 24.7.2011, sau cơn mưa rào lúc 07h, trời Hà Nội đã dịu mát. Đã khởi lên, một ngày nắng đẹp.

08h30, biểu tình và tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam đã hiến dâng thân mình cho Tổ Quốc, hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 và 1988 bắt đầu

Với sự hiện diện của các vị: Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch... và đông đảo người dân.

Trên tay mỗi người là tên 01 LIỆT SĨ VIỆT NAM ĐÃ HIẾN DÂNG THÂN MÌNH CHO TỔ QUỐC, hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa các năm 1974 và 1988.

Khẩu hiệu lớn:
- ỦNG HỘ BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐỀ NGHỊ VINH DANH NHỮNG BINH SĨ VIỆT NAM HY SINH TẠI HOÀNG SA NĂM 1974
- ĐỜI ĐỜI TƯỞNG NHỚ NHỮNG LIỆT SĨ VIỆT NAM
74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974
64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988
.















 







 Bấm vào đây để xem thêm các hình ảnh khác.

Một suy nghĩ nhỏ của tôi về triển vọng của đất nước "rừng vàng biển bạc"

Phú Hòa
Không hiểu sao càng ngày tôi lại càng có cảm nhận rằng rất nhiều vụ cưỡng chế, tịch thu đất đai đang diễn ra ở Việt Nam chỉ là phong trào "Cải cách ruộng đất ngược" mà thôi. Tôi gọi nó là ngược bởi vì những gì diễn ra trong nửa đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước là nhằm mục đích tịch thu đất của người giàu để chia cho người nghèo. Mặc dù có rất nhiều sai phạm, thậm chí có thể gọi là tội ác, gây tang thương cho nhiều gia đình nhưng mục đích chính vẫn nhằm để người cày có ruộng. Giờ đây phần lớn những cuộc cưỡng chế đã và đang diễn ra, cho dù không phải là chỉ đạo trực tiếp từ TW nhưng các chính quyền địa phương đã sử dụng nó như một công cụ để thực hiện cái gọi là "tịch thu đất của người nghèo để gom cho một số người giàu" và hoàn toàn không vì lợi ích chung cho đất nước. Chính quyền địa phương bao giờ cũng dùng lực lượng an ninh như cánh tay sắt để đạt bằng được mục đích của mình kể cả sự tàn bạo không thể chấp nhận được ở một thế chế luôn cho mình là dân chủ. Hơn thế nữa các tập đoàn tư bản cá nhân, cổ phần hóa đều sử dụng chính quyền địa phương đưa lực lượng an ninh và quân đội cưỡng chế dân lành mặc dù những dự án này hoàn toàn không phải là các dự án nhà nước. Đây là việc làm phạm pháp, không thể chấp nhận được.

Vấn đề “Cồn Dầu” căng thẳng trở lại

Gia Minh, biên tập viên RFA
Vụ việc cưỡng chế đất của giáo dân xứ Cồn Dầu, thuộc giáo phận Đà Nẵng trở lại căng thẳng trong những ngày gần đây.
clip_image001
Nghĩa địa Giáo xứ Cồn Dầu và bảng “nghiêm cấm” an táng người chết. Courtesy Hưng Việt website

Chỉnh đốn đảng – và vấn đề đất đai

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Việc xây dựng chỉnh đốn Đảng đang được Đảng CSVN thực hiện một cách ráo riết trước thực trạng là sự yếu kém và lợi dụng lỗ hổng pháp luật của nhiều cán bộ Đảng viên, cộng với sự thiếu năng lực quản lý của nhiều cấp ủy Đảng cơ sở.
clip_image001
Đất trống ở ngoại ô Hà Nội. Hình chụp hôm 08/03/2012. RFA photo

Tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc muốn lợi cả đôi đàng

Đó là đề tựa bài viết được đăng trên tạp chí Economist số ra tuần này của ông Robert Beckman, giáo sư Luật quốc tế, trường Đại học Quốc gia Singapore. Với nhận xét là «thú vị và hữu ích», tuần báo cho rằng bài viết làm rõ một số điểm đằng sau những gì hiện đang trở thành một trong các đề tài nóng bỏng nhất xung quanh các tranh chấp tại Biển Đông.
clip_image001
Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông

Gia tài bí mật của tỉ phú Putin

clip_image001
(Điều tra của Paris Match) Tài khoản ở nước ngoài, những cái tên mượn, hợp đồng giả hiệu…Tại Matxcơva, Tallinn và Monaco, nhiều nhân chứng đã tiết lộ làm thế nào nhân vật quyền thế nhất nước Nga có thể trở nên giàu có như thế.