Bài phát biểu tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29.3.2012 do Câu lạc bộ Tư duy Giáo dục TP HCM tổ chức
Tương Lai
Đứng trước những bậc đàn anh thâm niên trong ngày giáo dục, tôi rất xấu hổ là mình đã chuyển nghề từ dạy học sang viện nghiên cứu, cho dù thỉnh thoảng có đến giảng bài theo chuyên đề ở một vài trường Đại học, cho nên hôm nay, tôi không dám phát biểu thẳng vào giáo dục mà phải đi đường vòng.
Đúng hơn, là từ cái "vòng tròn lớn" để nói về cái "vòng tròn nhỏ" nằm trong cái "vòng tròn lớn" đó. Bởi lẽ, sẽ không thể nào hiểu, không thể nào tìm giải pháp chiến lược cho hệ thống giáo dục và đào tạo khi không đặt nó vào trong hệ thống lớn hơn mà giáo dục đào tạo là một bộ phận của cái toàn thể ấy.
Thể chế nào thúc đẩy phát triển?
Trần Văn Tùng, Viện Nghiên cứu Châu Phi va Trung Đông
Xét theo lôgic thông thường thì một thể chế tốt sẽ tạo ra nhiều thành tích, nhưng một thể chế không tốt cũng tạo ra thành tích (gọi là thành tích xã hội). Thực tế cũng cho thấy không ít nhà cầm quyền tìm cách tạo ra thành tích bằng mọi giá, bởi vì thành tích bảo trợ cho lực lượng kìm hãm cải cách thể chế. Nói khác đi là khi thể chế không có bước tiến mới thì thành tích sẽ che đậy sự bế tắc của thể chế. Chất lượng thể chế là một khái niệm được đo bởi bản chất của nền chính trị quốc gia, bao gồm các quyền tự do dân chủ, nó là nền tảng để cho xã hội chấp nhận hay không, nhà cầm quyền đương thời. Xã hội tiến bộ không thể lựa chọn các tập đoàn chính trị dựa vào thành tích chính trị mà phải dựa vào bản chất chính trị. Do đó, một thể chế tốt chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển, khuyến khích sự sáng suốt chính trị để tạo ra thành công trong quá trình lãnh đạo. Sự khác biệt giữa các nước có nền chính trị dân chủ và các nước không có nền chính trị dân chủ là ở khía cạnh sáng suốt về chính trị chứ không phải là thành tích nhất thời. Thiếu sự sáng suốt chính trị, nhà chính trị với tư cách là đề ra chiến lược phát triển sẽ đưa đất nước tới chỗ rủi ro không thể lường trước được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét