Khánh Hưng
Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói "xí bô xí ba" gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!
Lý giải chế độ Tân Phong kiến ở Nga
Vladislav L. Inozemtsev
Huỳnh Phan dịch từ The American Interest
Tháng 3 – 4/2011
Việt Nam hãy nhìn “anh cả Liên xô” và “chị hiền Trung Quốc” mà… tránh!
Tình hình xã hội Trung Quốc giống Việt Nam thì dễ hiểu, nhưng có lẽ phần đông chúng ta tưởng rằng nước Nga thì phải khác, vì là một nước châu Âu, lại có cuộc sụp đổ chính thức của thể chế Cộng sản năm 1990, thay bằng một chính thể khác. Nhưng Vladislav L. Inozemtsev qua bài Lý giài chế độ Tân Phong kiến ở Nga đã cho thấy ý nghĩ đó rất sai lầm: Nga cũng giống Ta, giống Tàu “y chóc” chẳng sai một ly!
Ví dụ: “nước Nga ngày nay là một kiểu “nhà nước công ty” trong đó chính trị chỉ là một loại hình kinh doanh. Các vấn đề chính trị được giải quyết như thể chúng là các vấn đề thương mại, và các vấn đề thương mại như thể chúng là vấn đề chính trị. Mục tiêu quan trọng nhất của giới chủ chốt là bảo tồn một hệ thống cho phép những kẻ không có năng lực nắm quyền kiểm soát của cải của đất nước”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét