Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

CON CÁI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG,CT NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG LÀM GÌ, Ở ĐÂU?

NGƯỜI QUAN SÁT
pvd.net 01.10.12
Trong cuộc sống có câu “những con số biết nói”.Thật vậy, có khi chỉ thông qua một con số mà người đời biết được nhiều điều hay, dở. Tương tự, thông qua một cử chỉ, việc làm người ta hiểu được đâu là phải, trái. Cho đến thời điểm hiện tại, có lẽ trừ Ban Tổ chức Trung ương Đảng,Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội và những người thân trong gia đình biết tường tận con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang quí danh là gì, bao nhiêu tuổi, đang làm gì ở đâu? Còn thì không mấy ai biết và trả lời chính xác được câu hỏi đặt ra ở trên.
Ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng trước khi trở thành TBT từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội; còn ông Trương Tấn Sang trước khi được Quốc hội bầu là CT nước từng là Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thường trực Ban Bí thư. Ở những vị thế kinh qua như vậy, nếu ông Trọng, ông Sang ra tay tạo dựng cho con cái vào các chức danh Phó giám đốc rồi Giám đốc các ban, ngành (ở địa phương) để rồi tạo đà thăng tiến dần...hay Phó vụ trưởng, Vụ trưởng, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp, thậm chí Thứ trưởng (các Bộ ngành ở Trung ương) chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Thực tế thì có khá nhiều VIP đã, đang làm như vậy rồi! Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đã không làm thế. Nếu con cái hai ông có những chức danh như đã điểm thì cả địa phương biết, cả ngành cả nước biết, thậm chí cả thế giới cũng tỏ.
  
Nghe nói, ( người viết bài này chỉ nghe nói) con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng, CT Trương Tấn Sang hiện đang là những công chức, doanh nghiệp bình thường. Cũng như chức danh rất khiêm tốn ấy, lại cũng nghe nói, con cái của hai ông sống rất từ tốn chứ không ngồi đâu, với ai cũng huyếnh hoáng lên “ bố tớ là ông nọ ông kia”, thậm chí làm nhiều điều tai tiếng như con cái của nhiều vị ủy viên Trung ương hay Bộ trưởng nọ Bộ trưởng kia...Riêng về góc độ con cái, như vậy thật đáng khen và nể phục, chắc chắn họ là những người được học hành, giáo dục nề nếp, biết ứng xử với xã hội như thế nào...Khác hẳn với TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mấy người con, họ tên đầy đủ, hiện đang làm gì, ở đâu thì ai cũng biết cả rồi. Còn quí tử của Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Sinh Hùng tên là Nguyễn Sinh Nhật Tân thì đang “được ủ” là Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương, nghe nói là sẽ trở thành Thứ trưởng trong thời gian gần.
Hay như nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cả một quá trình tạo ra đường quan lộ cho “thái tử” Nông Quốc Tuấn từ quan Trung ương đoàn sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đi luân chuyển để trở thành Bí thư tỉnh Bắc Giang và vào Trung ương như thế nào; rồi thì nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn
  
Văn Chi trước khi rời “ghế” còn kịp mặc cả “cấy” con trai là Nguyễn Xuân Anh vốn từ một phóng viên báo Thanh niên làng nhàng lộn ngược về quê làm quan chức quận ở Đà Nẵng bỗng chốc “đại nhảy vọt” vào Trung ương.
  
Ở cấp độ thấp hơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Vũ Văn Hiền trước khi “hạ cánh an toàn” còn kịp đặt con trai Vũ Minh Tuấn vào cái ghế Phó Tổng Giám đốc chính nhà đài của mình...
  
Còn nữa...nhưng mà thôi, chấm phá so sánh vài ba trường hợp như vậy đủ để nói rằng TBT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đang là những nhà lãnh đạo có tư chất và nhân cách riêng thuộc diện “xưa nay hiếm” ở Việt Nam. Đúng như tên riêng – Các ông SANG TRỌNG đúng nghĩa!
  
Như thế, chắc chắn tại Hội nghị Trung ương VI diễn ra tới đây,175 Ủy viên BCH Trung ương sẽ lấy đó là một trong những căn cứ sinh động, quan trọng để thể hiện chính kiến thông qua lá phiếu của mình trước vận mệnh của đất nước và của Đảng.  
Ngày trước Tháng 10
  
N.Q.S.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

TRUNG QUỐC TĂNG TỐC XÂY DỰNG “THÀNH PHỐ TAM SA” !!

Chủ nhật, ngày 30 tháng chín năm 2012

ĐÂY, “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH: TRUNG QUỐC TĂNG TỐC XÂY DỰNG “THÀNH PHỐ TAM SA” !!

Tân Hoa Xã trắng trợn phát đi bản tin lúc 21h ngày 29-9-2012 cho biết: Trung Quốc tăng tốc xây dựng “thành phố mới thành lập Tam Sa”.
Theo đó, các nhà chức trách của cái gọi là “thành phố Tam Sa” nằm ở Biển Đông bắt đầu vạch kế hoạch phát triển cho 4 dự án cơ sở hạ tầng và một chương trình nhà ở, để tăng tốc độ xây dựng đảo.
Các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước trên đảo Phú Lâm, nơi có trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Theo kế hoạch này, bảy con đường với tổng chiều dài 5 km sẽ được nâng cấp hoặc xây dựng mới.
Trong khi đó, sẽ lắp đặt một nhà máy khử muối có khả năng xử lý 1.000 mét khối nước biển mỗi ngày để cung cấp nước ngọt cho cư dân trên đảo.
Các dự án cũng bao gồm việc xây dựng các công trình giao thông nối kết các đảo, xây một bến tàu, và xây dựng đảo Cây (đảo Zhaoshu trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ).
Thị trưởng của cái gọi là “thành phố Tam Sa” hôn Thứ Bảy (29-9-2012) vừa công bố bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nhà ở với tổng vốn đầu tư 2.970.000 USD.

Đây là những hành động ngang ngược của Trung Quốc tiếp nối một loạt các hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam , ngay sau khi ông Tập Cận Bình lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Ngày 20-9-2012, trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ông ta trấn an rằng Bắc Kinh chỉ muốn duy trì mối quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực. Ông ta còn xoen xoét: “Trải qua rất nhiều thăng trầm thời hiện đại, chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển và giá trị của hòa bình”.

Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược ĂN CƯỚP TRONG HÒA BÌNH, từng ngày từng giờ lấn chiếm từng mét đảo, từng mét biển của Việt Nam, để rồi tiến tới CHIẾM ĐOẠT TOÀN BỘ BIỂN ĐÔNG.
Chỉ có những kẻ khờ khạo, ngu đần đến tận cùng thì mới tin rằng Trung Quốc thật tâm muốn “duy trì quan hệ hòa bình với các nước trong khu vực”.

http://ygiao.blogspot.com/2012/09/ay-hoa-binh-va-huu-nghi-cua-ong-tap-can.html


đọc thêm:


 Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990 .

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Bàn về sự ngụy biện của ông Nguyễn Trần Bat

Trần Mạnh Hảo
Trên blog Lớp AO – Khóa  9 có in bài nói chuyện của ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lý luận chính trị hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam với nhan đề :"Tôi làm hết sức mình để 'giải độc' cho thế hệ trẻ"- Nguyễn Trần Bạt.
(Qúy bạn đọc có thể đánh từ khóa : “Nguyễn Trần Bạt nói chuyện với các nhà lý luận chính trị” vào website : http://google.com là tìm được bài này). Chúng tôi xin phép trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt về một số nội dung trong bài diễn thuyết này của ông.
Chúng tôi xin trích lại “Lời dẫn” của bài chủ như sau:
Lời dẫn“Tuần sau, cả nước đi bầu… Tén ten tèn ten…”. Sự kiện lớn trong đời sống xã hội là dịp để mỗi người suy ngẫm về trách nhiệm công dân. Với thế hệ chúng ta, có một việc quan trọng và ý nghĩa nữa là làm sao để thế hệ trẻ của đất nước sáng suốt và mạnh mẽ hơn cha anh với trách nhiệm công dân của mình. Cũng nhân bài viết của Châu Sa về bầu cử tại Singapore, xin trân trọng giới thiệu với các bạn nội dung Tọa đàm giữa ông Nguyễn Trần Bạt và các cán bộ nghiên cứu  Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Ngày 22/11/2008) về nhiều vấn đề liên quan tới tư duy và phát triển. Kết nối với một số thảo luận, tranh luận trước đây trên blog của lớp ta, tiêu đề cho bài này được chọn không trực tiếp nằm trong nội dung, mà là quan điểm của Tác giả khi viết sách, viết báo về các vấn đề xã hội. Tôi đã thử tìm cách rút gọn nội dung tọa đàm để phù hợp với khuôn khổ của Blog, nhưng các nội dung đề cập rất phong phú với cách tiếp cận của Tác giả rất mạnh mẽ, trực diện, rất mở cho suy ngẫm nên tôi quyết định giữ nguyên, chỉ trích ra để “highlight” một số câu tâm đắc. Thông tin về cá nhân  và các bài viết khác của Tác giả Nguyễn Trần Bạt có thể xem ở đây - TBV

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

VIỆT NAM ĐƯA GIÀN KHOAN SIÊU

VIỆT NAM ĐƯA GIÀN KHOAN SIÊU KHỦNG RA BIỂN ĐÔNG!

2
VIỆT NAM CƯỠI RỒNG BAY TRONG GIÓ… Khẳng định trí tuệ Việt và thương hiệu Petrovietnam

Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam.

Với diện tích như một sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, cao bằng ngôi nhà 6 tầng, có 160 chỗ ngủ sang trọng như khách sạn, có nhà máy điện công suất đủ cho khoảng 5 ngàn hộ gia đình, khi đủ tải trọng là gần năm chục ngàn tấn; có thể hoạt động ở vùng nước sâu hơn ngàn mét, chịu đựng được siêu bão cấp 14-15… Đó là giàn khoan vừa được đặt tên là PV Drilling V, giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên của Việt Nam và là giàn khoan thứ 8 trên thế giới có tính năng tương tự.

Phát biểu trong buổi lễ đặt tên cho giàn khoan và gắn biển Công trình chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, người đã chứng kiến Lễ hạ thủy, đặt tên cho hầu hết các giàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 1988 cho tới nay đã xúc động: “Đây là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên giới và có tính tới đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng biển Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn nhiệt liệt biểu dương đội ngũ cán bộ, kỹ sư của PV Drilling đã lao động quên mình, có nhiều đổi mới trong quản lý, đào tạo vận hành, đặc biệt là có nhiều đóng góp quan trọng vào thiết kế của giàn khoan, được giới chuyên môn đánh giá cao. Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam”.

Từ phải sang trái Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Hà Duy Dĩnh, Chủ tịch HĐQT PVD Đỗ Đức Chiến và Tổng giám đốc PVD Phạm Tiến Dũng gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí

rong khuôn khổ thời gian của một buổi lễ, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu không thể nào nói hết được ý nghĩa của việc đưa giàn khoan tiếp trợ PV Drilling V vào thăm dò khai thác dầu mỏ, khí đốt trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như sự lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling. Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là thế hệ giàn khoan hiện đại nhất hiện nay, thuộc model SSDT 3600E HP được đóng bởi công ty đóng giàn lớn nhất thế giới và duy nhất hiện nay về thiết kế giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm – Hãng Keppel Fels. Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên trên thế giới được đóng bởi Keppel Fels năm 1994, với model SSDT- 800 và tính đến hiện nay đã có 7 giàn khoan loại này đã được đóng bởi KFELS với model mới nhất là SSDT 3600E.

Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm thứ 8 trên thế giới và là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm hiện đại nhất hiện nay với Model SSDT 3600 E HP. Đây là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được ứng dụng nhiều tính năng vượt trội, công nghệ cao so với các giàn khoan tiếp trợ hiện hữu. Nó được thiết kế để khoan các giếng khoan có độ khó cao, hoạt động trong điều kiện thời tiết khó khăn như: ngoài khơi Việt Nam, các vùng biển Đông Nam Á, Đông Á, Trung Âu, Vịnh Mexico. Đây là giàn khoan không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà còn là lần đầu tiên, chúng ta tự quản lý, giám sát và đào tạo vận hành. Ngay việc Hãng Keppel Fels chấp nhận các ý kiến đề xuất của cán bộ kỹ thuật Việt Nam cũng là thành tích đáng nể. Keppel là hãng đóng mới và sửa chữa giàn khoan lớn nhất thế giới. 70% các giàn khoan nước sâu và trên thế giới là doKeppel sản xuất. Các thiết kế chi tiết của giàn khoan đã được cấp bản quyền trên toàn thế giới. Cho nên, để được họ chấp nhận sửa đổi, thay thế thì hoàn toàn không đơn giản.

Nói về việc này, Thạc sĩ ngành Khoan khai thác dầu khí Lê Đắc Hóa, nguyên là Trưởng ban Quản lý dự án, người được khen thưởng tại buổi lễ đã cho biết: Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm là một loại giàn khoan đặc biệt chuyên dùng để hoạt động ở vùng nước sâu và có quy mô vào loại lớn nhất thế giới. Trên giàn có một cần cẩu có sức nâng 350 tấn cũng được coi là cần cẩu lớn nhất trong số các giàn khoan tiếp trợ hiện có trên giới. Giàn khoan này có hai phần: Phần tiếp trợ và phần thiết bị khoan. Gọi là “tiếp trợ” bởi vì giàn khoan này sẽ cung cấp điện, nước, dung dịch khoan… và rất nhiều các thứ khác cho giàn khoan chính.

Giàn khoan tiếp trợ sẽ được kéo đến vị trí đã định rồi bơm nước vào để dằn tải trọng và “gim” xuống đáy biển bằng 8 mỏ neo, mỗi neo nặng gần 100 tấn. Khi gặp bão quá to, nó được tàu kéo di chuyển đến nơi an toàn. Trước đây, khi sản xuất những giàn khoan tại Singapore, chúng ta phải thuê tư vấn giám sát nước ngoài, với mức lương từ 1.000 đến 1.200 đôla Mỹ cho một giờ làm việc. Nay chúng ta làm được điều đó là tự giám sát, tự tổ chức được việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân vận hành giàn khoan, nên đã tiết kiệm được nhiều triệu đôla, so với dự toán. Cũng trong quá trình thiết kế, thi công, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PV Drilling đã phải làm việc không quản thời gian, đã có 3.500 ý kiến, đề xuất thay đổi thiết kế chi tiết được Hãng Keppel Fels chấp nhận và có nhiều ý kiến được đánh giá rất cao.

Phát biểu trong buổi lễ đặt tên, ông Tổng giám đốc Keppel đánh giá rất cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling và khẳng định đây là bước trưởng thành vượt bậc của công nghiệp dầu khí Việt Nam. Keppel đã hợp tác với Petrovietnam từ năm 1986 và đã thực hiện cho Việt Nam nhiều công trình giàn khoan, ụ chứa dầu nổi quan trọng, nhưng đây là dự án lớn nhất, có quy mô đầu tư lớn nhất, và phức tạp nhất về kỹ thuật.

Còn ngài S.Iswaran, Bộ trưởng Văn phòng * kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore thì sau khi dành những lời tốt đẹp nói về công trình này và cầu chúc cho mọi điều tốt lành đến với giàn khoan PV Drilling thì đã nói đến một điều mà chúng ta phải suy nghĩ. Ông nói rằng Singapore là quốc gia không có tài nguyên, không có nguồn nhân lực… cho nên phải sáng tạo trong lao động, phải quản lý xã hội chặt chẽ và phải biết trọng dụng những người có năng lực. Đúng thế thật. Một đất nước chỉ có dăm triệu dân, diện tích không bằng một nửa Hà Nội, tài nguyên chỉ là con số “không” to tướng, đến nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, phải đi nhập khẩu từng hạt cát về xây nhà… và quốc gia này cũng mới chỉ dành được độc lập 35 năm, vậy mà sao họ làm giàu và giỏi thế? Xã hội của họ ngăn nắp, trật tự, kỷ cương đến thế khiến bất cứ người Việt nào dù sang đây lần đầu hay đã nhiều lần cũng phải kinh ngạc…

Ít ngày nữa, giàn khoan PV Drilling sẽ được kéo về Việt Nam. Hành trình trên biển kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Phóng viên Năng lượng Mới đi theo giàn sẽ tường thuật chi tiết để bạn đọc thấy hết được nổi khó khăn vất vả cũng như trí sáng tạo của những người thợ PV Drilling.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Đại biểu QH 'cầu cứu' Bộ Chính trị

Cập nhật: 09:27 GMT - thứ tư, 19 tháng 9, 2012

    Ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch SGI
    Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và lãnh đạo Việt Nam về việc nhân viên của ông bị bắt.
    Theo một nguồn khả tín trong nước, lá Đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp đã được gửi đi hôm 8/9, ngay sau khi thông tin về việc ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) ở Hà Nội, bi bắt được loan báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    SGI là công ty do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.
    BBC có trong tay văn bản này, được nói đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan báo chí. Tuy nhiên cho tới nay, chưa thấy báo nào đưa tin và cũng chưa có phản hồi gì từ các cơ quan chức năng.
    Trước đó, tối 7/9, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an "đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với ông Nguyễn Duy Hưng, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
    Lá đơn của đại biểu QH khóa XIII Đặng Thành Tâm trong khi đó viết: "Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi".
    "Kể từ đó đến chiều ngày 7/9/2012, công ty không thể liên lạc được với ông Hưng."
    Đơn này cũng cho hay tới chiều 7/9 đại diện cơ quan an ninh điều tra mới đọc lệnh bắt và khám xét nhưng không đưa ông Nguyễn Duy Hưng về văn phòng và thực hiện công việc này trong sự chứng kiến của chỉ một nhân viên không có thẩm quyền.
    Người đứng đầu SGI nhận định đây là một vụ bắt giữ "rất bất bình thường".

    Bắt cóc bất hợp pháp?

    Lá đơn cho hay nhiệm vụ của ông Nguyễn Duy Hưng chỉ là "lo tiếp tân, hậu cần" cho văn phòng đại diện SGI ở Hà Nội, "một cán bộ nhỏ bé của một đơn vị kinh tế"; và cho rằng việc ông bị quy kết tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là "một điều hết sức bất ngờ".
    "Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi."
    Đơn cầu cứu khẩn cấp của ông Đặng Thành Tâm
    Văn bản dài hơn bốn trang gọi đây là việc giam giữ người trái phép, "gần như là bắt cóc bất hợp pháp ngoài đường".
    Ông Đặng Thành Tâm cũng cho rằng vụ bắt giữ người này "hết sức bất bình thường và có dấu hiệu khuất tất", đồng thời đặt dấu hỏi liệu đây có phải "phục vụ mưu đồ nào đó".
    Ông dân biểu yêu cầu điều tra vụ việc để "làm rõ động cơ" vụ bắt ông Nguyễn Duy Hưng, giám sát và kiểm tra quá trình tố tụng để "bảo vệ sự trong sáng của chế độ".
    Lá đơn nêu nghi vấn về liên hệ giữa vụ bắt giữ này và "tình hình [có] hàng loạt những vụ án của các nhóm lợi ích, trong có cả nhóm lợi ích ngân hàng tài chính xảy ra trong thời gian gần đây".
    Cùng ngày với vụ bắt giữ ông Nguyễn Duy Hưng, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng "bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với một nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở TP Hồ Chí Minh - bà Nguyễn Thị Bích Trang.
    Bà Trang bị cáo buộc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
    ITACO là công ty thuộc Tập đoàn Tân Tạo do chị ông Tâm, bà Đặng Thị Hoàng Yến, làm chủ tịch.
    Bà Yến đã phải từ nhiệm đại biểu Quốc hội từ giữa năm nay do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch".

    Nhiều rắc rối

    Thời gian gần đây, hai chị em ông Đặng Thành Tâm đã gặp một số rắc rối.
    Ngoài việc bà Yến bị tố cáo không trung thực, ông Tâm cũng bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính, hồi tháng Ba vì "vi phạm nguyên tắc quản lý".
    Một số báo Việt Nam vừa lên tiếng công kích ông "khuất tất về tài chính".
    Hôm 13/9, Báo Cựu chiến binh Việt Nam đăng bài của tác giả Minh Tuấn tựa đề " Bấm Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu?".

    Bà Đặng Hoàng Yến, chị của ông Tâm, đã phải từ nhiệm đại biểu QH
    Bài báo cáo buộc sai phạm của doanh nhân Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước.
    Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) là ngân hàng từng bị mất khả năng thanh khoản và đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, cho tới khi tái cơ cấu tổ chức, dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông để ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.
    Ông Đặng Thành Tâm là một trong các cổ đông chủ chốt của ngân hàng này.
    Báo Cựu chiến binh nói ông Tâm và thân nhân đã "vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng" rằng cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
    Bài báo còn cáo buộc các khoản chuyển tiển "khuất tất" từ Ngân hàng Phương Tây vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm.
    Điều đáng chú ý là nội dung bài báo trên Cựu chiến binh giống hoàn toàn nội dung một bài báo khác đăng đúng một tuần trước đó trên tờ Tin nhanh Năng lượng mới (PetroTimes), ấn bản điện tử.
    Tuy nhiên bài "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?" đăng hôm 6/9 trên PetroTimes đã bị gỡ bỏ trong ngày.
    Các động thái này dẫn tới phỏng đoán là đang có chiến dịch nhằm vào hai chị em ông Đặng Thành Tâm.
    Ông Tâm chưa có phản ứng chính thức trước các cáo buộc tài chính trên, ngoài một lần bác bỏ ngắn gọn rằng ông "không làm điều gì sai".

    Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

    Hịch tiến sỹ

    VÔ DANH
    Lớn lên gặp buổi thị trường.
    Trông thấy:
    Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
    Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
    Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
    Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo…
    Thật khác nào:
    Đem cổ tích biến thành hiện thực
    Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
    Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
    Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.

    Các ngươi ở cùng ta,
    Học vị đã cao, học hàm không thấp
    Ăn thì chọn cá nước, chim trời
    Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
    Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
    Lương ít thì có lộc nhiều.
    Đi bộ A tít, Cam ry
    Hàng không Elai, Xi pic.
    Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
    Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
    Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
    Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
    Lại còn chính sách khuyến khoa
    Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
    Thật là so với:
    Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
    Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
    Ta nào có kém gì?
    Thế mà, nay các ngươi:
    Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
    Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
    Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
    Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
    Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
    Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
    Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
    Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
    Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
    Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
    Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
    Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
    Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
    Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
    Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
    Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
    Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
    Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
    Cho nên:
    “Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
    “Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
    Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
    Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
    Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
    Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
    Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
    Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
    Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm, lưởi bò liếm liếm
    Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ
    Thật là:
    “Dân gần trăm triệu ai người lớn
    Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
    Nay nước ta:
    Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
    Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
    Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
    Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
    Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
    Chỉ e:
    Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
    Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
    Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
    Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
    Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
    Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
    Hỡi ôi,
    Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
    Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
    Nay ta bảo thật các ngươi:
    Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
    Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
    Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
    Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
    Mà lo học tập chuyên môn
    Mà lo luyện rèn nhân cách
    Xê mi na khách đến như mưa
    Vào thư viện người đông như hội
    Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
    Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
    Được thế thì:
    Kiếm giải thưởng “Phiu” cũng chẳng khó gì
    Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
    Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
    Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
    Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
    Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
    Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
    Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
    Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
    Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
    Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
    Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
    Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
    Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
    Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
    Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
    Vì:
    Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
    Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
    Giữ một ngọn cỏ, cành cây, giọt nước trong giang sơn ta cũng làm ta quên ăn mất ngũ
    Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi
    Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
    Nếu vậy rồi đây không biết dân Việt ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
    Trí thức là nguyên khí quốc gia
    Cho nên ta mới thảo Hịch này
    Xa gần nghiên cứu
    Trên dưới đều theo!
    V.D.

    Văn Học Quốc Doanh và giấc mơ cá vượt vũ môn



    Nhà nước không thể làm kinh doanh, vì tòa thị chính không thể đòi làm cả cái chợ muốn dẫn mối đưa hàng. Đó là điều chắc chắn! Và nhà nước cũng không thể làm nghệ thuật vì nhà nước là cơ quan quản lý của những cán bộ, còn nghệ thuật thuộc về nghệ sĩ. Đó cũng là một điều chắc chắn! Vậy một người viết được vài bài thơ rồi được trở thành hội viên của Hội nhà văn quốc doanh, đó là cách đi giật lùi từ vai nhà thơ về vai cán bộ. Triết gia Aristote nói “nghệ thuật là vấn đề tạo tác (making) chứ không phải làm việc (working)”. Cán bộ là thư lại làm những việc sổ sách công văn giấy tờ theo thói quen sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Ngược lại nghệ thuật là phải sáng tạo, vì vậy mới được gọi là thi sĩ hay nghệ sĩ. Từ vai nhà thơ của nhân dân lại muốn chui vào hội nhà nước là cách từ nghệ sĩ đòi làm cán bộ thư lại. Chẳng lẽ một điều đơn giản thế này mà người ta không nhận ra? 

    Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

    LÊ THIẾU NHƠN

    http://www.lethieunhon.com

    Thứ sáu, ngày 21 tháng chín năm 2012

    CHIM TRẮNG để lại Lời Chào Ngọn Gió


    Ngày 28-9-2012 kỷ niệm một năm nhà thơ Chim Trắng từ giã cõi đời, Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ và Quỹ Tình Thơ ấn hành cuốn sách “Lời chào ngọn gió” như sự bái vọng dành cho một gương mặt thi ca phương Nam đã xa khuất. Cuốn sách “Lời chào ngọn gió” dày hơn 200 trang được in ấn công phu, bao gồm di cảo và hình ảnh của nhà thơ Chim Trắng cùng những bài viết tiếc thương của đồng nghiệp đối với nhà thơ Chim Trắng. Sáng nay, 21-9-2012, buổi gặp gỡ thân mật ra mắt cuốn sách “Lời chào ngọn gió” đã được tổ chức tại TPHCM. Với cách gọi trìu mến “chú Ba”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có đôi lời về di cảo thơ Chim Trắng: "Tôi vẫn thường nói cháu không thương chút nào chú đâu, những khi ông gọi điện thông báo tình hình đau ốm. Tôi biết ông kiêu hãnh. Ông dặn tôi đừng nói với ai, đám đông không được biết, đám đông không có quyền thương xót. Ông ngạo nghễ với cả những cơn đau, vẫn làm thơ, vẫn dự định đi chơi chỗ này, chỗ nọ..."

    Văn chương chống tiêu cực và sự tiêu cực của văn chương


    Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên cho rằng: “Trong thời gian qua cũng còn không ít những tiếng nói lạc điệu, những cái nhìn thiển cận, lệch lạc về cái ác, cái xấu, sự tiêu cực xã hội trên bình diện phát triển xã hội và giữ gìn truyền thống đạo đức mà ông cha ta đã dày công xây dựng từ hàng ngàn năm này. Các mảng đề tài về nhục dục, đồng tính và chửi đổng, cạnh khóe mang màu sắc chính trị thực sự đã làm cho bộ mặt văn chương nước nhà nhiều lúc rơi vào tình trạng méo mó, lệch chuẩn và loạn chuẩn. Những truyện đồng tính nam như: Bóng của Hoàng Nguyên và Đoan Trang; Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy của Nguyễn Thơ Sinh; Yêu anh quá đi mất thôi của N.Đ.L; Cuộc làm tình đầu tiên của ParSongHip; Đôi bạn thân của N. Đ. L; Đoản bút cho anh của Trịnh Nhựt Đông,...; những truyện mang màu sắc cạnh khóe chính trị có Thời của thánh thần của Hoàng Minh Tường; Linh nghiệm của Trần Huy Quang; và những truyện nặng về nhục dục như Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu; Sợi xích của Lê Kiều Như; I am đàn bà của Y Ban…”

    Một cái vòng luẩn quẩn… hãi hùng

    Nguyễn ThảoCác cuộc cãi nhau về thơ phú ở cái xứ Việt Nam là cái vòng luẩn quẩn… hãi hùng. Nhưng theo tôi, đó không phải là tranh luận mà là chửi nhau. Bản chất của các cuộc gọi là tranh luận thơ này đúng là như dzậy.
    Khi ông Tô Hoài chê thơ Hữu Thỉnh thì bị Trần Mạnh Hảo choảng cho một đòn. Khổ thân Tô Hoài già rồi mà vẫn dại. Trần Mạnh Hảo viết bài bênh vực ca ngợi thơ Hữu Thỉnh lên tận mây xanh. Sau đó, Trần Mạnh Hảo lại chửi thơ Hữu Thỉnh đến không còn lời lẽ nào hơn nữa.
    Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng đập thơ Nguyễn Quang Thiều liêu xiêu, tóe máu. Ai bảo giải thưởng với lại hội thảo. Lại có thần đồng Trần Đăng Khoa ma lanh xúi đểu Đỗ Hoàng nốc ao thơ Nguyễn Quang Thiều. Trần Đăng Khoa trước mặt Đỗ Hoàng thì khen thơ Đỗ Hoàng có tư tưởng và sẽ sống mãi. Nhưng ở một quán ăn, Trần Đăng Khoa bảo: đừng dính vào tay Đỗ Hoàng, tư cách vớ vẩn lắm.
    Đỗ Hoàng chửi thơ Hoàng Quang Thuận nhưng lại trong ban tổ chức hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận, cũng nhận tiền bồi dưỡng, hihi…, rồi lại khăn áo chỉnh tề đón khách đến dự hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận. Trần Trương (nhà thơ, không phải Trần Trương trông coi Yên Tử) nói Đỗ Hoàng nát rượu, nhếch nhác… lại cứ đi phán thơ ca với đạo đức.
    Lethieunhon.com ca ngợi Trần Đăng Khoa là người tài giỏi như là xứ Việt hết người tài rồi nhưng lại cho comment chửi Khoa là “phường bẩn thỉu” khi tung hô Nguyễn Bình là thần đồng.
    Nguyễn Bình là con trai ông Nguyễn Hòa. Lethieunhon.com đăng bài ông Nguyễn Hòa mắng thơ Hoàng Quang Thuận nhưng lại cho comment giấu tên chửi con Nguyễn Hòa.
    Nguyễn Hiếu kiện không được giải thưởng nhà nước. Sau khi không được giải thì lại quay ra chửi Hội Nhà Văn như chửi kẻ bất lương. Nguyễn Hiếu viết sách dày hàng mét nhưng tào lao không được một đoạn văn nào ra hồn. Nguyễn Hiếu không biết làm thơ nhưng chửi những nhà thơ khác như điên như khùng.
    Đỗ Ngọc Yên cũng chửi bọn làm thơ được giải hội nhà văn như Từ Quốc Hoài không bằng thơ học sinh lớp 6. Nhưng lại thức cả tháng quên ăn quên ngủ để viết một tham luận 16 trang A4 ngợi ca ngất trời đấng thi thánh Hoàng Quang Thuận lưu manh, lừa lọc. Yên là hội viên hội nhà văn với tư cách là nhà phê bình. Việt Nam mạt vận nên người như Yên mới trở thành nhà lý luận phê bình.
    Dương Kỳ Anh chấm thi thân thể gái đẹp mấy chục năm. Không biết thế nào lại nhìn Hoàng Quang Thuận có lẽ tưởng là gái, liền lạnh người khi đọc thơ Thuận. Minh Diện là cấp dưới của Dương Kỳ Anh, viết một loạt bài trực tiếp và gián tiếp mắng Dương Kỳ Anh như mắng phường giá áo túi cơm.
    Phạm Viết Đào khi còn làm cho Hữu Thỉnh suốt ngày xin Thỉnh tiền tài trợ. Khi không còn làm nữa thì cứ nhắm đầu Thỉnh mà ném đá. Thỉnh uất lắm những chưa tìm ra cách trị lại. Tất nhiên, Đào là kẻ lẩm cẩm số 1 ở hội nhà văn. Ăn nói lăng nhăng chẳng đâu vào đâu. Thế nên khi nói đến Đào thì bọn nhà văn ngồi nhậu bĩu môi: bàn làm đ… gì thẳng này. Mất ngon. Uống đi.
    Võ Thị Xuân Hà tổ chức hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận. Khi Thuận bị lên án đạo văn, thì Hà trả lời phỏng vấn, nói ngốc không chịu được: “không biết ai đạo văn của ai”. Đúng là mắt mũi kèm nhèm, hiểu biết lem nhem. Hà vừa thích đi với Hồng Vinh lại vừa thích đi với Hoàng Quang Thuận. Chẳng biết cái bà này là thứ gì.
    Trần Nhuận Minh, anh trai Trần Đăng Khoa, trước kia hay được lethieunhon.com ngợi ca, nay viết bài khen thơ Thuận nức nở lại bị lethieunhon.com đưa comments chửi chẳng còn mặt mũi nào. Hai anh em họ Trần này góp phần không nhỏ làm sục bùn văn chương trong nước.
    Ôi… kể chuyện đến đây mệt quá. Ông này chửi ông kia, ông kia chửi ông nọ, vừa khen đấy lại chửi ngay… cứ gọi là loạn hết lên. Cái xứ Việt này loạn mọi thứ, chẳng còn tư cách gì nữa.
    Xin các ông bà lý giải giúp cái trò như tôi tạm kể ở trên là cái trò gì ở cái xứ Việt Nam này?
    Chỉ biết thấy chóng mặt và buồn nôn.
    Xin các bậc trượng phu lý giải giùm một chút hỉ.
    Nguyễn Thảo
     

    Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

    Trương Tấn Sang » Thế giới »

    Mỹ lại ra đòn hiểm bất ngờ với Trung Quốc

    Đăng bởi: Ban Biên Tập ngày: 21/09/2012 10:20 am 0 Phản hồi
    Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa ra sức trấn an Trung Quốc bằng tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Châu Á hiện nay thì một quan chức cấp cao Mỹ mới đây lại tuyên bố, nước này sẽ bảo vệ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư. “Cú đấm” bất ngờ này của Mỹ chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
    Xoa dịu…
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần này đã thực hiện một chuyến công du Châu Á kéo dài một tuần với các chặng dừng chân gồm Nhật Bản, Trung Quốc và New Zealand.
    Tại thủ đô Bắc Kinh, trong bài phát biểu trực tiếp với các sĩ quan trẻ Trung Quốc hôm 19/9, Bộ trưởng Panetta đã tìm cách trấn an Bắc Kinh về nỗi quan ngại của nước này trước sự can thiệp của Mỹ vào cuộc tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư cũng như kế hoạch quân sự của Mỹ trong khu vực.
    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - trung tâm của cuộc tranh giành quyết liệt hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản
    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - trung tâm của cuộc tranh giành quyết liệt hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản
    Trung Quốc gần đây luôn cảm thấy bất an và không thoải mái khi Mỹ thường xuyên can thiệp vào một loạt các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông của họ với các nước láng giềng. Nói về vấn đề này, ông chủ Lầu Năm Góc hôm 19/9 đã tái khẳng định, Washington sẽ giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở khu vực Châu Á. Ông Panetta đã kêu gọi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều cần phải bình tĩnh, kiềm chế để tránh một cuộc xung đột có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
    Ngoài nói đến sự lo lắng của Trung Quốc về việc Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cũng không quên đề cập đến nỗi quan ngại lớn của Bắc Kinh trước kế hoạch đưa thêm lực lượng, tàu chiến và triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới của Mỹ ở Châu Á.
    Kể từ khi Lầu Năm Góc thông báo về kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương hồi đầu năm nay, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh dường như “mất ăn mất ngủ”.
    Máy bay lưỡng thể V-22 Osprey sắp được triển khai tại Nhật Bản
    Máy bay lưỡng thể V-22 Osprey sắp được triển khai tại Nhật Bản
    Tuy nhiên, tại một trường học của quân đội Trung Quốc giữa thủ đô Bắc Kinh, Bộ trưởng Panetta đã khẳng định: “Kế hoạch sắp xếp lại lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương của chúng tôi không phải là một nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc. Đó là một nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác với Trung Quốc và mở rộng vai trò của mối quan hệ hợp tác này trong khu vực Thái Bình Dương. Kế hoạch của chúng tôi là tạo ra một mô hình mới trong quan hệ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương”.
    … và sau đó là thêm một “cú đấm” bất ngờ
    Khi Trung Quốc còn chưa kịp thở phào nhẹ nhõm trước những lời trấn an, xoa chịu chắc nịch của Mỹ thì ngay ngày hôm qua (20/9), một quan chức cấp cao của Mỹ đã lên tiếng tuyên bố, nước này có trách nhiệm phải bảo vệ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
    Ông Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, mới đây đã phát biểu trước Tiểu ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ rằng, quần đảo Senakaku/Điếu Ngư – nhóm đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông, “rõ ràng” nằm trong hiệp ước phòng thủ chung mà Mỹ và Nhật Bản đã ký kết năm 1960. Cụ thể, theo hiệp ước này, Mỹ có trách nhiệm phải bảo vệ Nhật Bản nếu cường quốc Châu Á này bị tấn công. Phạm vi bảo vệ của Mỹ đối với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    “Chúng tôi không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền đối với những hòn đảo nhỏ đó. Tuy nhiên, chúng tôi phải thừa nhận rõ ràng rằng, Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku và vì vậy, quần đảo này chắc chắn vẫn nằm trong phạm vi Điều khoản 5 của Hiệp ước An ninh”, ông Campbell đã phát biểu như vậy tại một phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở Châu Á.
     Nhật Bản đã cho biết họ đồng ý để 12 máy bay Osprey của Mỹ được phép đồn trú tại Okinawa có thể hoạt động trở lại...
    Nhật Bản đã cho biết họ đồng ý để 12 máy bay Osprey của Mỹ được phép đồn trú tại Okinawa có thể hoạt động trở lại...
    Điều khoản 5 tuyên bố, “mỗi bên phải thừa nhận rằng, một cuộc tấn công vũ trang vào bất kỳ bên nào trong vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Nhật Bản đều là hành động nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh chung của hai bên. Vì thế, hai bên sẽ phải hành động để đối phó với mối nguy hiểm chung. Hành động đó phải phù hợp với các tiến trình và quy định của hiến pháp”.
    Nhật Bản đã kiểm soát những hòn đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông từ năm 1895 đến nay và đặt tên cho nhóm đảo nhỏ này là quần đảo Senkaku. Trước đó, từ 1945-1972, Mỹ quản lý quần đảo Senkaku.
    Với việc được sử dụng lại Osprey trong khu vực Đông Bắc Á, Mỹ đã đặt được một chân của mình vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng này...
    Với việc được sử dụng lại Osprey trong khu vực Đông Bắc Á, Mỹ đã đặt được một chân của mình vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng này...
    Rõ ràng, Mỹ đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản. Nếu một cuộc xung đột Trung-Nhật nổ ra, Mỹ chắc chắn sẽ phải can thiệp vào bởi nước này có ràng buộc với Nhật Bản bởi một Hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, Mỹ hoàn toàn không muốn gây căng thẳng quá mức với Trung Quốc bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Đây là lý do giải thích tại sao, trong thời gian qua Mỹ đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm làm dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
    Kiệt Linh(VNM)
    Xem thêm:

    Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

    Thế kỷ Trung Quốc?

    Nguyên bản tiếng Đức “Wie chinesisch wird die Welt?”, Matthias Nass thực hiện, Die Zeit số 57, ra ngày 06-9-2012
    Phạm Thị Hoài lược dịch
    Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư ĐCSVN tại Singapore đang được dư luận quan tâm. Cuộc trò chuyện kéo dài ba ngày mới đây giữa hai chính khách kỳ cựu, một ở phương Đông và một ở phương Tây: cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt (Đảng Dân chủ Xã hội) có thể cung cấp cho người đọc Việt Nam một số góc nhìn tham khảo về những đề tài lớn, đặc biệt về sự dịch chuyển quyền lực, sự phân cực trên thế giới và vai trò của Trung Quốc trong thế kỷ này.
    Người dịch

    Việt Nam cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’

    Đến thăm Hà Nội và phát biểu trước các sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Roesler đã kêu gọi nước chủ nhà cải cách dân chủ đầy đủ, trao tự do cho nhân dân cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
    clip_image001
    Ông Roesler đã nhận bằng tiến sỹ danh dự ở Hà Nội
    Là một lãnh tụ trẻ tuổi của đảng Tự do Dân chủ (FDP) trong chính phủ liên minh ở Đức, ông Roesler, người sinh ra năm 1973 tại Nam Việt Nam, đã nói về tự do hôm 18/9/2012 khi nhận bằng tiến sỹ danh dự viên Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội.
    Ông hối thúc chính quyền Việt Nam không chỉ tư nhân hóa và mở cửa thị trường, mà cần trao cho người dân thêm quyền tự do:
    “Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập, thì sẽ không có kinh doanh, và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội”.
    Nhắc đến cơ hội cho bản thân là một người sinh tại Việt Nam nhưng trưởng thành tại Đức, ông coi đó là ví dụ về sức mạnh của tự do:
    “Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào”.
    "Một đứa trẻ mồ côi thời chiến tại Việt Nam được nhận làm con nuôi mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy, và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chức nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào".
    Philipp Roesler
    Là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ, ông Roesler cũng nhấn mạnh với diễn giả trong buổi lễ ở Đại học Kinh tế Quốc dân, về vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, cũng như nói về sở hữu tư nhân.
    Ông cũng nói điều kiện cho đầu tư là chữ tín của hợp đồng và niềm tin của đối tác với hợp đồng.
    Theo hãng tin Đức DPA, các công ty Đức thường phàn nàn về việc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.
    Khi trao đổi với chính giới Việt Nam, ông Roesler cũng mang theo một danh sách 5 tù nhân lương tâm theo Thiên Chúa giáo bị bệnh mà Bộ Ngoại giao Đức nhờ ông chuyển cho các lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu thả tự do cho họ, theo DPA.
    Được biết chính phủ Đức cũng bày tỏ quan tâm vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bốn năm tù.
    Berlin cũng theo dõi vụ xử ba blogger Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, đã ba lần đình hoãn và theo tin mới nhất, có thể diễn ra vào ngày 24/9.
    Cùng đi với ông Roesler đi thăm Việt Nam và Thái Lan lần này có khoảng 50 đại diện các công ty Đức.
    Nguồn: bbc.co.uk

    Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

    XƯỚNG HỌA THƠ


    Bài xướng: Lê Khả Sỹ
    CÁI TRÒ HỘI THẢO
    “thơ” Hoàng Quang Thuận
    Yên Tử xưa nay được lạc an
    Bây giờ bọn chúng hóa thơ gàn
    Ngu ngơ viết lách hòng vang tiếng
    Ấm ớ ngợi khen để kiếm ăn
    Bày kế gian manh mong xuất chúng
    Giở trò giảo trá muốn vinh thân
    Không ngờ đòn bút tung vào mặt
    Đau đớn ê chề kiếp đạo văn!
    LKS



     Bài họa: Nguyễn Đào Trường

     LÒI MẶT TRỘM VĂN
     Yên Tử cao siêu lòng bất an
    Gặp ngay kẻ bịp lũ người gàn
    Thừa cơ khấy đảo mua danh hão
    Chí trá tu hành vớ bẫm ăn
    Cửa phật chỉ tên phường giả dạng
    Văn nhân kiềng mặt bọn liều thân
    Bốc thơm vô lối vinh liền nhục
    Hội thảo đẹp mo mặt trộm văn.
    NĐT