VIỆT NAM ĐƯA GIÀN KHOAN SIÊU KHỦNG RA BIỂN ĐÔNG!
VIỆT NAM CƯỠI RỒNG BAY TRONG GIÓ… Khẳng định trí tuệ Việt và thương hiệu PetrovietnamViệc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam.
Với diện tích như một sân bóng đá đúng tiêu chuẩn, cao bằng ngôi nhà 6 tầng, có 160 chỗ ngủ sang trọng như khách sạn, có nhà máy điện công suất đủ cho khoảng 5 ngàn hộ gia đình, khi đủ tải trọng là gần năm chục ngàn tấn; có thể hoạt động ở vùng nước sâu hơn ngàn mét, chịu đựng được siêu bão cấp 14-15… Đó là giàn khoan vừa được đặt tên là PV Drilling V, giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên của Việt Nam và là giàn khoan thứ 8 trên thế giới có tính năng tương tự.
Phát biểu trong buổi lễ đặt tên cho giàn khoan và gắn biển Công trình chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, người đã chứng kiến Lễ hạ thủy, đặt tên cho hầu hết các giàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 1988 cho tới nay đã xúc động: “Đây là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên giới và có tính tới đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng biển Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn nhiệt liệt biểu dương đội ngũ cán bộ, kỹ sư của PV Drilling đã lao động quên mình, có nhiều đổi mới trong quản lý, đào tạo vận hành, đặc biệt là có nhiều đóng góp quan trọng vào thiết kế của giàn khoan, được giới chuyên môn đánh giá cao. Việc giàn khoan PV Drilling sắp được đưa vào vận hành đã khẳng định trí tuệ Việt Nam và thương hiệu Petrovietnam”.
Từ phải sang trái Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu, Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Hà Duy Dĩnh, Chủ tịch HĐQT PVD Đỗ Đức Chiến và Tổng giám đốc PVD Phạm Tiến Dũng gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí
rong khuôn khổ thời gian của một buổi lễ, Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu không thể nào nói hết được ý nghĩa của việc đưa giàn khoan tiếp trợ PV Drilling V vào thăm dò khai thác dầu mỏ, khí đốt trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như sự lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling. Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là thế hệ giàn khoan hiện đại nhất hiện nay, thuộc model SSDT 3600E HP được đóng bởi công ty đóng giàn lớn nhất thế giới và duy nhất hiện nay về thiết kế giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm – Hãng Keppel Fels. Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm đầu tiên trên thế giới được đóng bởi Keppel Fels năm 1994, với model SSDT- 800 và tính đến hiện nay đã có 7 giàn khoan loại này đã được đóng bởi KFELS với model mới nhất là SSDT 3600E.
Giàn khoan PV DRILLING V của PV Drilling là giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm thứ 8 trên thế giới và là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm hiện đại nhất hiện nay với Model SSDT 3600 E HP. Đây là thế hệ giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm được ứng dụng nhiều tính năng vượt trội, công nghệ cao so với các giàn khoan tiếp trợ hiện hữu. Nó được thiết kế để khoan các giếng khoan có độ khó cao, hoạt động trong điều kiện thời tiết khó khăn như: ngoài khơi Việt Nam, các vùng biển Đông Nam Á, Đông Á, Trung Âu, Vịnh Mexico. Đây là giàn khoan không chỉ áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay mà còn là lần đầu tiên, chúng ta tự quản lý, giám sát và đào tạo vận hành. Ngay việc Hãng Keppel Fels chấp nhận các ý kiến đề xuất của cán bộ kỹ thuật Việt Nam cũng là thành tích đáng nể. Keppel là hãng đóng mới và sửa chữa giàn khoan lớn nhất thế giới. 70% các giàn khoan nước sâu và trên thế giới là doKeppel sản xuất. Các thiết kế chi tiết của giàn khoan đã được cấp bản quyền trên toàn thế giới. Cho nên, để được họ chấp nhận sửa đổi, thay thế thì hoàn toàn không đơn giản.
Nói về việc này, Thạc sĩ ngành Khoan khai thác dầu khí Lê Đắc Hóa, nguyên là Trưởng ban Quản lý dự án, người được khen thưởng tại buổi lễ đã cho biết: Giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm là một loại giàn khoan đặc biệt chuyên dùng để hoạt động ở vùng nước sâu và có quy mô vào loại lớn nhất thế giới. Trên giàn có một cần cẩu có sức nâng 350 tấn cũng được coi là cần cẩu lớn nhất trong số các giàn khoan tiếp trợ hiện có trên giới. Giàn khoan này có hai phần: Phần tiếp trợ và phần thiết bị khoan. Gọi là “tiếp trợ” bởi vì giàn khoan này sẽ cung cấp điện, nước, dung dịch khoan… và rất nhiều các thứ khác cho giàn khoan chính.
Giàn khoan tiếp trợ sẽ được kéo đến vị trí đã định rồi bơm nước vào để dằn tải trọng và “gim” xuống đáy biển bằng 8 mỏ neo, mỗi neo nặng gần 100 tấn. Khi gặp bão quá to, nó được tàu kéo di chuyển đến nơi an toàn. Trước đây, khi sản xuất những giàn khoan tại Singapore, chúng ta phải thuê tư vấn giám sát nước ngoài, với mức lương từ 1.000 đến 1.200 đôla Mỹ cho một giờ làm việc. Nay chúng ta làm được điều đó là tự giám sát, tự tổ chức được việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân vận hành giàn khoan, nên đã tiết kiệm được nhiều triệu đôla, so với dự toán. Cũng trong quá trình thiết kế, thi công, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PV Drilling đã phải làm việc không quản thời gian, đã có 3.500 ý kiến, đề xuất thay đổi thiết kế chi tiết được Hãng Keppel Fels chấp nhận và có nhiều ý kiến được đánh giá rất cao.
Phát biểu trong buổi lễ đặt tên, ông Tổng giám đốc Keppel đánh giá rất cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật PV Drilling và khẳng định đây là bước trưởng thành vượt bậc của công nghiệp dầu khí Việt Nam. Keppel đã hợp tác với Petrovietnam từ năm 1986 và đã thực hiện cho Việt Nam nhiều công trình giàn khoan, ụ chứa dầu nổi quan trọng, nhưng đây là dự án lớn nhất, có quy mô đầu tư lớn nhất, và phức tạp nhất về kỹ thuật.
Còn ngài S.Iswaran, Bộ trưởng Văn phòng * kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Singapore thì sau khi dành những lời tốt đẹp nói về công trình này và cầu chúc cho mọi điều tốt lành đến với giàn khoan PV Drilling thì đã nói đến một điều mà chúng ta phải suy nghĩ. Ông nói rằng Singapore là quốc gia không có tài nguyên, không có nguồn nhân lực… cho nên phải sáng tạo trong lao động, phải quản lý xã hội chặt chẽ và phải biết trọng dụng những người có năng lực. Đúng thế thật. Một đất nước chỉ có dăm triệu dân, diện tích không bằng một nửa Hà Nội, tài nguyên chỉ là con số “không” to tướng, đến nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, phải đi nhập khẩu từng hạt cát về xây nhà… và quốc gia này cũng mới chỉ dành được độc lập 35 năm, vậy mà sao họ làm giàu và giỏi thế? Xã hội của họ ngăn nắp, trật tự, kỷ cương đến thế khiến bất cứ người Việt nào dù sang đây lần đầu hay đã nhiều lần cũng phải kinh ngạc…
Ít ngày nữa, giàn khoan PV Drilling sẽ được kéo về Việt Nam. Hành trình trên biển kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Phóng viên Năng lượng Mới đi theo giàn sẽ tường thuật chi tiết để bạn đọc thấy hết được nổi khó khăn vất vả cũng như trí sáng tạo của những người thợ PV Drilling.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét