Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Tin thêm về vụ lừa đảo văn chương Hoàng Quang Thuận




TIN THÊM VỀ VỤ LỪA ĐẢO VĂN CHƯƠNG HOÀNG QUANG THUẬN

          Vụ Hội thảo ca tụng thơ thần thơ phật “Thi vân Yên tử” của GS. TS. Hoàng Quang Thuận mà thực chất là thơ dở và thơ ăn cắp  nhăm nhe chiếm giải Nô Ben đã gây dư luận phản đối mạnh mẽ.     
           Mời bạn đọc đọc một số bài về chủ đề Hoàng Quang Thuận trên blog Lê Thiếu Nhơn (bằng cách click chuột cào các đường dẫn dưới đây):

TỔNG KẾT HỘI THẢO HOÀNG QUANG THUẬN VỚI NON THIÊNG YÊN TỬ

THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG THƠ “NHẬP ĐỒNG”

TIỀN NHÂN NÀO MƯỢN BÚT ĐỂ VIẾT THƠ THẨN?


 Chưa thể khẳng định HOÀNG QUANG THUẬN đạo thơ?

         TRẦN MẠNH HẢO

            Theo tác giả Trương Thiếu Huyền trên http://lethieunhon.com: “Quyển sách bác Trần Trương in lần đầu và bày bán tại Yên Tử năm 1996. Năm 1997 bác Hoàng Quang Thuận lần đầu tới Yên Tử”.
          Chúng tôi xin khuyên ông Hữu Thỉnh và nhà văn Võ Thị Xuân Hà không nên tốn thêm tiền xương máu của nhân dân để lập ra một hội đồng thẩm định “Thi vân Yên tử” của Hoàng Quang Thuận xem có phải là tác phẩm ăn cắp hay không ăn cắp?  Nếu quý vị làm việc này, chẳng khác gì các vị mời một hội đồng kiểm định xem hồ Thiền Quang gần trụ sở Hội nhà văn có phải là Hồ Thiền Quang hay không?
          Nếu “Thi vân Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận dù là ăn cắp đi nữa mà nó hay thì ta còn thể tất. Đằng này, các tập thơ Đường luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú) của Hoàng Quang Thuận, dù viết về Yên Tử, hay Hoa Lư đều là các bài thơ dở thậm tệ, lại sai luật vận đến lố bịch. Mà thơ dở như thế thì hội thảo làm gì?
          Chúng tôi không thể hiểu nổi vì sao nhà văn Võ Thị Xuân Hà lại nói rằng thơ bình thường (thơ dở?) không được quyền hội thảo à? Ngay hôm qua, trên http://lethieunhon.com Hoàng Quang Thuận còn khẳng định thơ Yên Tử này không phải của ông ta mà là của thần linh đấy chứ? Sao thơ của thần linh mà ngoài bìa thơ lại mang tên Hoàng Quang Thuận…? Hóa ra Hoàng Quang Thuận chính là thần linh ư?
          Hiện Hữu Thỉnh và Hoàng Quang Thuận đang đổ thừa cho nhau đã làm ra cái hội thảo bậy bạ nhơ nhớp vô cùng tận này để ca ngợi một thứ thơ bậy bạ, thơ ăn cắp này đấy, đẹp mặt nhau chưa?
          Nếu không có sự góp công, góp bài tụng ca lên mây của các vị này: nhà thơ Dương kỳ Anh, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn, PGS.TS. Nguyễn Văn Dân, nhà phê bình văn học Đỗ Ngọc Yên, nhà thơ Hữu Việt… thì chắc cuộc hội thảo tôn
vinh thơ dở, thơ ăn cắp kia của ông Hữu Thỉnh sẽ không thể thành công mỹ mãn như hôm nay?
                                               Sài Gòn 16-8-2012

SỰ NGUY HIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG HOÀNG QUANG THUẬN

Phạm Viết Đào.

          Hiện tượng Hoàng Quang Thuận là một hiện tượng nguy hiểm, gây thảm họa khó lường, nghiêm trọng cho xã hội, gây đảo lộn nhiều chân giá trị vì những sai lạc do hành vi của y gây ra. Vậy những hành vi của Hoàng Quang Thuận gây nguy hiểm cho xã hội theo người viết bài này không chỉ ở các yếu tố đồi bại nhãn tiền sau đây:
          - Đạo văn, thơ, những công trình khoa học là một chuyện xấu nhưng ngẫm cho cùng thì sự tác hại của việc này nó cũng khu hẹp trong một lĩnh vực nào đó, thời khắc nào đó; Sự nguy hại nếu có đó là do in ra những tập thơ vô giá trị như của Hoàng Quang Thuận sẽ dẫn tới những hậu quả mấy hectar rừng bị chặt để làm bột giấy in ra chúng;
          - Tìm mọi cách, mọi phương tiện để nổi danh, để nổi tiếng trong đó chắc chắn có tiền và các mối quan hệ cá nhân mà thi sĩ rởm Hoàng Quang Thuận được mặc định thừa hưởng ví như chiếc ghế Viện trưởng Viện Công nghệ-Viễn thông-Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam cùng với cái nhãn mác Giáo sư-Tiến sĩ của y để cổ súy, tâng bốc cho các giá trị ảo, rơm rác là điều lố bịch nhưng tác hại lâu dài, sâu rộng của hành vi này chắc cũng không mãi mãi;
          - Mượn những tín điều, những giá trị thiêng liêng cao quý thuộc thế giới tâm linh, các giá trị đảng phái, tôn giáo để trang sức cho mình ngẫm cho cùng thì cũng chỉ được nhất thời; Trường hợp Hoàng Quang Thuận chưa tới dăm năm, kể từ tập thơ đầu tiên xuất bản năm 2008; chân tướng của y đã bị lộ tẩy, lật bài...
          Ngay các sự việc y mượn cái vỏ thiền để khoác cho những bài thơ chưa sạch nước cản cũng chỉ có thể lừa mị được mấy bà nhà quê, mấy người trí thức rởm chạy theo môt thời thượng; Còn những ai có chút ít kiến thức về tôn giáo, về thiền thì chỉ cần đọc một số bài thơ của Hoàng Quang Thuận là nhận ra sự bịp bợm của y...
          Thế thì tại sao y lại dám bỏ tiền cho dịch sang tiếng Anh gửi đi Thụy Điển để dự tranh giải Nobel, mời cả những ông Tây ông Mỹ, lừa chiếm dụng cả danh của cả tổng thống Pháp, rồi Tổng thống Clinton để PRO cho loại thơ chưa sạch nước cản của y ?
Theo người viết bài này, hiện tượng Hoàng Quang Thuận có mấy điều nguy hiểm nghiêm trọng sau đây:
          1. Đồng tiền hay một cái gì đó đã có sức mạnh ghê gớm, đã tạo ra sức hút gì đó đã làm mê lú biết bao kẻ xưa nay vẫn được dư luận cho là đạo mạo, trí thức, có chút ít danh tiếng bỗng chức lao vào canh bạc lăngxê Hoàng Quang Thuận bất chấp thực hư, phải trái như: Ngô Văn Phú, Hoàng Hữu Đản, Dương Kỳ Anh, Hữu Thỉnh, Hữu Ước, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Trọng Tân, Đỗ Ngọc Yên, Nguyễn Văn Dân, Hữu Việt...
          Theo các nguồn tin bên lề thì sở dĩ Hoàng Quang Thuận đưa sản phẩm của mình ra trình làng ở Hội Nhà văn Việt Nam là chuẩn bị dư luận giúp y “chạy “ giải Nobel văn học; Đây là một trong các điều kiện cần có để dự giải thưởng này...
          Như vậy hoạt động băng nhóm vốn là thứ thịnh hành chốn “chợ giời“, xã hội đen đã len lỏi chi phối cả chốn văn đàn xưa nay vẫn được coi là chốn thanh cao, ít vụ lợi ?
          2. Hơn ai hết, Hoàng Quang Thuận đang là Viện trưởng Viện trưởng Viện Công nghệ-Viễn thông-Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam; đây là một cơ quan nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có pháp nhân đối với các hoạt động khoa học và các sản phẩm do mình sản sinh ra...Đây là một cơ quan do Chính phủ lập và được sử dụng tiền ngân sách, tiền sạch để duy trì hoạt động nghiên cứu chứ không bị sức ép của thị trường...
          Hoàng Quang Thuận là người của công nghệ thông tin, lại có nhãn mác Giáo sư-Tiến sĩ, chắc chắn y phải hiểu mặt trái của công nghệ thông tin; đó là một thế giới phẳng và dân chủ...Trong cái thời đại toàn cầu hóa tri thức do nhờ sự phát triển của internet và công nghệ thông tin thì không một giá trị ảo, mang chất lừa đảo bịp bợm có thể vượt qua vô vàn những “bức tường lửa” do con người tạo lập lên để sàng lọc ? Thế mà Hoàng Quang Thuận vẫn cứ “ anh dũng “ làm cái điều mà y biết y sẽ phải bị ném đá, sẽ phải trả giá vì sự giả trá, bịp bợm của mình...
          Người Việt có câu: Điếc không sợ súng ! Hoàng Quang Thuận không phải là kẻ “điếc” trong lĩnh vực thông tin; Hoàng Quang Thuận không  giống như các cậu học trò tỉnh lẻ tìm cách thuổng các bài thơ của người khác chép vào báo tường lớp mình rồi ghi tên mình là tác giả vào để vênh vang với bạn bè; Hoàng Quang Thuận đang nuôi tham vọng “ chạy “ giải Nobel văn học?
          Một người mang nhãn mác học vị Giáo sư, Tiến sĩ lại có chức vị là Viện trưởng của một viện khoa học do Chính phủ lập mà y dám cả gan làm cái việc động trời: ngụy tạo những giá trị giả, lộng giả thành chân cả những giá trị tôn giáo, tâm linh linh thiêng bỏ tiền ra, tung hô ầm ỹ lên để cầu danh?
          Cái ghế Viện trưởng một Viện khoa học do Chính phủ lập, một viện như thế hàng năm chắc nhà nước chắc cũng cấp cho khoảng trên chục tỷ đồng để hoạt động, vậy thì y lấy đâu ra nhiều tiền để tung vào canh bạc chạy tranh giải Nobel Văn học? 
          Trong cuộc hội thảo tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam người ta thấy xuất hiện những bậc “cao nhân”  có nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội NVVN; Nguyễn Di Niên – nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Nguyễn Thanh Sơn – Thứ trưởng Bộ ngoại giao; Lê Trần Trường An – Chủ tịch, tổng giám đốc sách Kỷ lục VN; PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh – Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương; TS. Lê Thị Bích Hồng – Vụ phó Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo trung ương; Trung tướng, nhà văn Hữu Ước – Tổng cục Phó Tổng cục XDLL, Bộ Công an...”( Tin của Vanvn.net )
          Đặc biệt “danh tướng“ trong làng văn trận báo Hữu Ước không chỉ tặng hoa mà ngồi chứng kiến cuộc hội thảo này từ đầu đến cuối là điều hy hữu vì ông là người đảm nhận rất nhiều cương vị, chức trách?
          Trung tướng Hữu Ước không chỉ ngồi nghe mà Báo Văn nghệ Công an do ông làm Tổng Biên tập đăng liền 2 bài giới thiệu về tập Hoa Lư thi tập; Báo Công an nhân dân số ra ngày 17/8/2012 mới đây còn đăng bài:Tác giả Trần Trương: “Thi Vân Yên Tử” không phải “đạo” văn để thanh minh cho Hoàng Quang Thuận?
          3. Một dấu hỏi cuối cùng: Qua vụ Hoa Lư thi tập và Thi Vân Yên Tử đổ bể, dư luận không thể không đặt dấu hỏi: Bấy lâu nay GS-TS Hoàng Quang Thuận là Viện trưởng của một cái viện khoa học do Chính phủ lập ra, một cái viện có trách nhiệm làm công tác chuyên trách nghiên cứu về công nghệ-viễn thông; chắc chắn những sản phẩm nghiên cứu, những công trình khoa học của Viện sẽ được sử dụng, làm nguồn dữ liệu để làm cơ sở khoa học cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ hoạch định ra các chủ trương chính sách kinh tế-xã hội?
          Vậy ai dám đảm bảo những sản phẩm khoa học của cái viện do GS-TS Hoàng Quang Thuận làm “ chủ xị “ là những sản phẩm không từa tựa như Thi Vân Yên Tử, Hoa Lư Thi Tập; đấy là những sản phẩm khi ra với công chúng mới bị phát hiện ra đồ rởm, còn các cái công trình khoa học liên quan tới quốc kế dân sinh kia lại được các nhà quản lý như Hồng Vinh, Nguyễn Di Niên, Hữu Thỉnh, Hữu Ước, Nguyễn Thanh Sơn, Dương Xuân Nam, Ngô Văn Phú...đóng dấu OTK thì than ôi?
          Đây mới chính là điều nguy hiểm nhất vì: biết đâu sẽ có không ít những chủ trương chính sách kinh tế xã hội do Chính phủ ban hành đã sai lạc vì bị tham mưu đểu bởi những ông thầy dùi như Viện trưởng, GS-TS Hoàng Quang Thuận và nhiều ông như GS-TS Hoàng Quang Thuận; những vị do không quá huyếnh, không tham vọng tranh giải Nobel nên chưa bị lộ?!
                                                                                 P.V.Đ.
Nguồn:  Trang web của phamvietdao

HOÀNG QUANG THUẬN ĐÃ BÁN HÀNG GIẢ (THƠ DỎM, THƠ LỪA, THƠ ĐẠO) ĐỂ BỎ TÚI HÀNG TRĂM TỈ ĐỒNG
TRẦN MẠNH HẢO
        Xin bạn đọc hãy kiểm chứng thông tin trên bằng cách vào http://google.com đánh vào mục tìm kiếm này như sau: “You Tube Hoàng Quang Thuận video” sẽ thấy hàng chục cuốn phim, hàng trăm cảnh quay của Đài truyền hình Việt Nam làm ca ngợi hai tập thơ dỏm “Thi Vân Yên tử” và “Hoa Lư thi tập”, tuyên truyền cho thứ thơ giả, thơ lừa này tới tận cùng để tác giả của nó trục lợi .
        Trong một bộ phim, Hoàng Quang Thuận tuyên bố: “Tôi và trung tướng công an nhà văn Hữu Ước đã tổ chức 10 (mười) đêm thơ “Thi vân Yên tử” thu được gần ba mươi tỉ đồng”. Mô Phật, kẻ lừa người đến lừa trời Phật này dùng hàng giả, bán hàng giả là cuốn thơ dỏm, thơ lừa, thơ ăn cắp mà thu được quá nhiều tiền như thế thật xưa nay hiếm có…
Đến đây, chúng ta hiểu vì sao mà báo Công an nhân dân, Hội nhà văn VN, báo Giáo dục & Thời đại đang cố sống cố chết cãi cối cãi chày cho Hoàng Quang Thuận khỏi tội đạo văn là dùng lời nói của một kẻ bao che là Trần Trương (hiện là phó ban dân vận tỉnh Quang Ninh) làm bằng chứng giả. Hãy đọc bài viết của luật sư Nguyễn Minh Tâm khắc biết rằng tội đạo văn của Hoàng Quang Thuận có trời cãi.
        Đài truyền hình Việt Nam dĩ nhiên không bao giờ quảng cáo không công cho Hoàng Quang Thuận khi họ làm hàng chục cuốn phim ca ngợi thứ thơ dở nhất thế giới này lên hàng kiệt tác để lừa nhân dân ta và nhân dân thế giới tạo điều kiện cho tập thơ dở vô cùng này đẻ ra tỉ tỉ tiền, lại mang thứ rác rưởi này đi dự giải Nobel làm nhục quốc thể, làm xấu hổ dân tộc Việt Nam không bút nào tả xiết.
        Hoàng Quang Thuận đã in ra hàng chục vạn cuốn thơ dỏm, thơ lừa, thơ ăn cắp này để bán cho Bộ ngoại giao làm quà biếu trong giao tế quốc tế, gây thất thoát hàng tỉ đồng, lại bị quốc tế cười vào mũi ngành ngoại giao Việt Nam rằng: các ngài sao lại tặng chúng tôi tập thơ rác rưởi này làm quà thế…?
        Hoàng quang Thuận cấu kết với nhà xuất bản Giáo dục, với báo Gáo dục & thời đại in ra hàng vạn cuốn, dùng báo này để ca ngợi thơ dỏm lên hàng kiệt tác, tạo điều kiện để đem thơ dở, thơ rác này vào giảng dạy trong trường học, tiếp thị cho các thư viện hàng chục vạn trường học mua thơ dỏm với giá cao, mang lại nhiều tỉ đồng tiền lời để bọn con buôn giáo dục này chia nhau?
        Viết bài này, chúng tôi muốn dư luận hiểu đúng tính chất con buôn của Hoàng Quang Thuận rất là nguy hiểm cho quốc gia; rằng không phải ông Thuận bỏ tiền túi ra in thơ dỏm thơ lừa (thần Phật viết chứ không phải Thuận viết) để chịu lỗ đâu. Tội của ông Thuận là tội bán hàng giả để thu về tiền tỉ thật, ít nhất cả trăm tỉ đồng…?
        Sài Gòn ngày 20-8-2012
                     TMH
Thông báo của Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam
                                                   TV HNVVN 
            TNc: Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam đã có thông báo trước bức xúc của công luận và hội viên, đó là thái độ cầu thị. Nhưng theo tôi, không phải việc tổ chức ở hội trường nào, cơ quan nào, đạo văn hay không. Cái chính là sự thần thánh hóa, mê tín hóa việc làm những bài thơ bình thường lại được rất nhiều quan chức, kể cả các quý vị ở Hội đồng PBLL VNNT  trung ương, Hội Nhà văn VN tham dự, lại được các nhà thơ khả kính tung hô. Sự mụ mị, đồng cốt ấy mới đáng rút kinh nghiệm. Buồn lắm thay !
        NVTPHCM - Ngày 16 tháng 8 năm 2012 tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam đã tiến hành phiên họp thường kỳ có sự tham gia của đại diện Ban Kiểm tra Hội Nhà văn. Nội dung phiên họp như sau:

        1/ Nghe báo cáo và cho ý kiến của chỉ đạo tổ chức Hội nghị Nhà văn ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia và trao Giải thưởng Văn học sông Mê Kông lần thứ IV sẽ được tiến hành tại thành phố Đà Nẵng vào trung tuần tháng 9 năm 2012.
        2/ Nghe báo cáo và cho ý kiến chuẩn bị Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VII vào cuối tháng 9 năm 2012.
        3/ Nghe báo cáo về công tác xét Giải thưởng Hội Nhà văn 2012.
        4/ Nghe báo cáo hoạt động của các cơ quan cấp II của Hội. Trong báo cáo của Tạp chí Nhà văn có việc tổ chức hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” đang có những ý kiến trái chiều. Về việc này, ý kiến của Ban Thường vụ Hội Nhà văn như sau:
        1. Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” do Tạp chí Nhà văn tổ chức trong phạm vi chức năng và quyền hạn của Tạp chí Nhà văn.
        2. Cuộc hội thảo nói trên được tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9, phố Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội), đây là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc hội thảo, tọa đàm, giới thiệu tác phẩm, giao lưu với bạn đọc của các nhà văn và là nơi tổ chức lễ tưởng niệm các nhà văn đã quá cố.
        3. Trước dư luận về Hội thảo “Hoàng Quang Thuận và non thiêng Yên Tử”, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã đưa ra những đánh giá về hội thảo này, đồng thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm khắc những thiếu sót trong việc quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí Hội Nhà văn, trong đó có việc chọn lựa tác giả và tác phẩm để hội thảo.
        4. Ngay sau cuộc họp này, Ban Thường vụ Hội Nhà văn đã có văn bản yêu cầu Tạp chí Nhà văn giải trình một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” mà dư luận đang đề cập.
        5. Hiện nay, qua bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Tâm, nhiều hội viên Hội Nhà văn và dư luận xã hội đang đặt câu hỏi nhà thơ Hoàng Quang Thuận có đạo văn hay không và đề nghị Hội Nhà văn có ý kiến về vấn đề này. Ban Thường vụ Hội Nhà văn nhận thấy chuyện đạo văn là một trong những vấn đề hệ trọng liên quan đến danh dự của nhà văn mà trường hợp cụ thể ở đây là nhà thơ Hoàng Quang Thuận. Thông tin bước đầu trên báo chí cho thấy: ông Trần Trương, người được cho là bị nhà thơ Hoàng Quang Thuận đạo văn đã trả lời báo chí khẳng định không có việc này. Tuy vậy, với trách nhiệm đối với tư cách hội viên của mình, Hội Nhà văn tiếp tục lắng nghe ý kiến của dư luận, đặc biệt là của những người liên quan trực tiếp đến vấn đề đó là nhà thơ Hoàng Quang Thuận và ông Trần Trương. Đồng thời, Thường vụ Hội Nhà văn sẽ chỉ đạo trực tiếp Ban Kiểm tra của Hội thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình khi có yêu cầu để có kết luận về vấn đề trên một cách thỏa đáng và công bằng dựa trên luật pháp.
        6. Cũng trong phiên họp này, Thường vụ Hội Nhà văn đã giao cho Văn phòng Hội Nhà văn soạn thảo các quy chế đối với việc tổ chức các sự kiện của Hội Nhà văn trong đó có những điều khoản quy định hoạt động của các cơ quan báo chí của Hội trong việc tổ chức hội thảo, tọa đàm… và việc sử dụng hội trường Hội Nhà văn Việt Nam tại số 9, Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội một cách sang trọng và đúng mục đích.
        Thay mặt Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Thường Vụ Hội Nhà văn Việt Nam xin trân trọng cám ơn những ý kiến đóng góp của các hội viên Hội nhà văn Việt Nam và bạn đọc về những vấn đề liên quan đến Hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”, tiếp thu những ý kiến xây dựng để các cuộc hội thảo sắp tới đạt kết quả tốt hơn.
        Xin trân trọng cám ơn.
        Ban Thường Vụ Hội Nhà văn Việt Nam
         Nguồn: Nhavantphcm
]
                        NGUYỄN ĐÀO TRƯỜNG

        Suốt hai tuần lễ vừa qua, dư luận từng bước lật mặt đại thi hào dỏm Hoàng Quang Thuận- một tên trộm háo danh nhất mọi thời đại cùng những hành vi man trá của lão Viện trưởng mất nhân cách này. Cũng may, hội đồng giải Nobel chưa đọc những cái gọi là thơ của Hoàng Quang Thuận, chứ không Việt Nam lại nhục quốc thể với thế giới.
        Tôi phải kiên nhẫn lắm mới đọc hết lượt tập thơ vớ vẩn của Hoàng Quang Thuận từng được không ít quan chức Hội Nhà văn VN hết lòng hết dạ một cách nhẫn tâm và vô liêm sỉ để tung hô. Càng đọc càng bực mình vì chỗ nào cũng nhặt ra được rác, cũng 4 câu, 3 vần hay 8 câu, 5 vần mà bài nào cũng chẳng luật lệ gì hết, thật là thứ thơ hổ lốn, chứng tỏ ông Hoàng Quang Thuận quả là người làm thơ mù luật, làm bừa, làm lấy được, ăn cắp chữ của người khác vụng về, trắng trợn. Để khỏi mất thì giờ của người đọc, sáng tỏ sự việc tôi xin lấy một bài làm thí dụ.
        Bài 16- Chùa Yên Hoa:
        Xiêu xiêu cây đại trắng nở hoa
        Đây đúng nơi xưa chùa Yên Hoa
        Tần ngần dạo bước vân phong vũ
        Cảnh cũ người xưa có đây mà.

        Lỗi trùng vần (HOA, HOA). Đáng lẽ: Chữ thứ 2 câu thứ nhất, chữ thứ 6 câu thứ 4 bắt buộc phải thanh trắc, chữ 4, câu 1 thanh bằng. Chữ thứ 2, câu thứ 2 phải thanh bằng, chữ 4, câu 2 thanh trắc, như thế mới đúng niêm luật. Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Đấy là hiểu biết tối thiểu của người làm thơ, chứ chưa nói đến hay, dở nội dung trong bài, câu thơ: "TẦN NGẦN DẠO BƯỚC VÂN PHONG VŨ" rất ngớ ngẩn, ngô nghê tự nhiên ông Thuận lại choảng vào ba chữ Hán "VÂN PHONG VŨ", đoán ý ông muốn nói dạo bước mây, mưa, gió. Thưa ông đại bịp xưa nay không ai tâm thần, ngu độn lại dạo bước trong mưa gió như thơ ông. người ta dạo bước chỉ khi nào tâm hồn thư thái, nhàn tản trời quang mây tạnh, trăng trong, gió mát. Còn"Tần ngần dạo bước VÂN PHONG VŨ" không ai ngửi được. Mà lại là thơ tứ tuyết thế mới chết chứ.
        Không hiểu tại sao những ông bà chức sắc đầy mình, mũ cao áo thụng, nhà này, nhà khác danh tiếng xủng xoảng trùm thiên hạ mà không phát hiện, hay không biết thơ hổ lốn của ông Hoàng Quang Thuận dở đến mức nào, ăn cắp ở đâu… Cộng đồng mạng lần lượt phát hiện ông Hoàng Quang Thuận từng ăn cắp từ công trình máy rung chữa bệnh của 2 người thợ ở Đà Nẵng, rồi lấy tiền, ôtô của Tăng Minh Phụng bị án tử hình. Còn nhiều việc khác nữa... Thế nhưng, ông Hoàng Quang Thuận không chỉ qua mặt các cơ quan pháp luật, mà còn nghênh ngang trở thành Hội viên Hội Nhà văn VN với cái thẻ có chữ ký bay bướm của ông Hữu Thỉnh! Xin lưu ý, ông Hữu Thỉnh chính là người đã rất có công kết nạp tên tội phạm tham nhũng Hùng Anh gây sụp đổ công ty dược Minh Hải ở Cà Mau lẫn tay bác sĩ chuyên trị hẹp bao quy đầu Nguyễn Minh Hồng chỉ mới tập tọng viết được vài câu văn ấm ớ ở Nghệ An, cùng vào tổ chức văn chương uy tín bao nhiêu năm tồn tại bằng tiền thuế của nhân dân! Tôi không khỏi nghi ngờ: ông Hoàng Quang Thuận lừa siêu hạng, hay những kẻ có quyền bị đui mù chức năng thẩm mỹ hoặc ăn oản chùa ngọng miệng, mà nâng đỡ Hoàng Quang Thuận kệch cỡm tiến lên ứng cử giải Nobel?
        Các cụ nhà ta hồi xưa rất cảnh giác với bọn quan chức, thời Bì Nhật Hưu (834-883) từng bảo: "Xưa đặt quan lại để đuổi trộm cướp, nay đặt quan lại để làm trộm cướp" (Đường Thi tuyển dịch, trang 1275). Trường hợp Hoàng Quang Thuận đúng là đặt quan lại làm trộm cướp. Ngựa quen đường cũ bây giờ tên trộm leo sang trộm đến văn chương, tưởng cứ ngon ơ như khi trộm vàng, trộm bạc, trộm chức, trộm quyền. Hóa ra trộm đến văn chương liền bị tố cáo, chửi bới, ném đá rầm rầm, vạch trần chân tướng. Thế mới thấy lĩnh vực văn chương cao quý, thiêng liêng vẫn còn những người biết giữ công đạo và chính nghĩa.
         Tội trộm cắp và tội lừa đảo của Hoàng Quang Thuận còn khủng khiếp hơn tội của Nguyễn Đức Kiên vừa bị bắt vì lũng đoạn hệ thống ngân hàng. Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn cản trở phát triển kinh tế, còn Hoàng Quang Thuận và đồng bọn làm thui chột đạo đức xã hội. Cần nhớ rằng, trong sự hưng vong của một dân tộc, nền tảng lương tri có giá trị gấp trăm lần tài sản vật chất. Sở dĩ sự man trá của Hoàng Quang Thuận được hoành hành nhờ có lãnh đạo hội nhà văn nước Việt, một số tờ báo, đài phát thanh truyền hình xúm vào bốc thơm và che đậy. Các cơ quan bảo vệ pháp luật sao không vào cuộc đưa tên vô lại Hoàng Quang Thuận cùng đồng bọn của chúng ra trước vành móng ngựa để làm gương cho những kẻ đạo văn và tung hô vô lối khác?
      Đừng thờ ơ nữa, đừng lạnh lùng nữa, hãy làm trong sạch môi trường văn học nước nhà. Mong lắm thay.    
                                                                                            


SÁNG MẮT TRƯỚC DANH LỢI,
MÙ MẮT TRƯỚC VĂN CHƯƠNG

                             NGUYỄN HIẾU

            Làng tôi tên nôm là Chèm - nay là xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội  một trong những làng cổ của nước Việt ta. Từ ngàn đời nay với vị trí cận kề bên sông Hồng Hà có tên nôm là sông Cái, dân trong làng chủ yếu là cầy cấy. Theo năm tháng, biến đổi có thêm nghề đánh cá, bán buôn lẻ . Bước vào thời ta không ít thanh niên làng trở thành công nhân, viên chức… Chẳng mấy ai theo nghề văn chương. Vậy mà gần đây theo cơn lũ của lạm phát văn vần được gọi sang là thơ đang dâng tràn đất nứơc ta thì việc làm thơ của làng tôi bỗng thành phong trào. Xóm nào, thôn nào cũng có một vài tổ thơ đa phần các cụ cao niên. Tháng sáu vừa qua thì làng tôi chính thức ra mắt tổ văn thơ mang tên Hương Chèm. Thôi thì các cụ đã già ngày xưa buổi nông nhàn đánh tổ tôm, tết chạc giúp con cháu, nay làm thơ cũng xem như một thú vui tao khang thời thượng lành mạnh. Đọc thơ của các cụ người có nghề tế nhị thường khen “hay, có ý, có vần, có tình”. Qua xem một số bài thơ của ông Hoàng Quang Thuận (HQT) trong tập “Thi vân Yên tử“ thì thấy tài thơ của ông này cũng chỉ xêm xêm các thi nhân trong hội thơ văn Hưong Chèm làng tôi.
        Với tài thơ này thì ở thời buổi Hội Nhà văn VN còn đàng hoàng, nghiêm nhặt trong việc xét duyệt để kết nạp thành hội viên thì còn rất lâu, rất lâu ông Viện trưởng mặt bóng, thân thể phì nhiêu này mới trở thành Hội viên, thành nhà… Thôi thì thời thế đổi thay, chất thương mại đang bao phủ hầu hết mọi nghành, mọi nghề của xã hội ta thì việc các đại gia có tiền có bạc sau khi ê hề chó cảnh, ôtô, chân dài bỗng thèm một danh hiệu cao quí “hội viên hội nhà văn” như một thứ trò chơi cao sang, trí tuệ đặng trang điểm cho sự trọc phú của mình, để rồi ào ạt tràn vào cái hội cao quí này. Tuy thật đáng trách các vị đầu trò, quản lý Hội nhà văn VN thật, nhưng nói ra cũng khó (giống như tham nhũng thì luật xứ ta khó bắt tận tay day tận trán) nên bàn dân thiên hạ cũng đành chấp nhận cho qua. Ngặt nỗi, được một lại muốn hai. Việc ngài Viện trưởng tuổi đời chắc sắp lục tuần nhưng tuổi hội viên vừa hết tuổi tôi, tài thơ bình bình cỡ “tiếng hát quê ta”. Tệ hại hơn nữa hầu hết các bài thơ trong đó được tác giả liều lĩnh mạo nhận là thơ nhập thần của tiền nhân lại là thứ thơ “ăn cắp”(tôi không muốn dùng từ đạo) từ tứ, ý, đến lời văn của một sách quảng cáo cho một địa điểm du lịch. Vậy mà trước tác “Thi văn Yên tử” của HQT lại được Hội Nhà văn VN trống rong cờ mở tổ chức cuộc hội thảo rầm rộ với sự có mặt của không ít các đại gia chính trị và văn thơ cỡ bự cùng cao đàm khoát luận dùng những lời có cánh nhất để ngợi ca, mổ xẻ rồi đùng đoàng tuyên bố sẽ gửi đi dự giải Nô ben văn chương thì đúng là… Một nhà văn đàn anh giữa khuya gọi điện cho tôi than thở “như thế thì hội ta đến kì mạt vận vì sự vô lối, dốt nát và lộng quyền bất chấp dư luận thiên hạ quá đỗi chú ạ”.
       Vì sao lại có hiện tượng đáng buồn và có thể nói là thiếu văn hoá này?
      Màn kịch vụng về sự đồng loã hành vi mượn áo tâm linh ?
       Nhân vật vocalisé (phụ hoạ) cho HQT là ông Dương Xuân Nam (DXN) một người từng là Tổng biên tập báo Tiền Phong. Một vị đã có công trong việc nhập khẩu tiêu chí thi hoa hậu coi trọng số đo ba vòng, cùng độ dài của chân đầy chất vật dục của phương Tây để thay vì tiêu chuẩn xiển dương nét đẹp thuần khiết của con gái Việt từ ngàn xưa lấy vẻ đẹp khuôn mặt mắt bồ câu, môi cắn chỉ, mũi dọc dừa, má lúm đồng tiền… và sự nền nã đoan trang của dáng hình thắt đáy lưng ong. Một vị mà trước khi về hưu đã gây ra vụ xì căng đan làm ồn ào dư luận bị xem như một chuyến cất vó cuối cùng khi hạ thấp những tiêu chuẩn học vấn và nhiều vấn đề liên quan khác để công nhận bằng được một thí sinh tên Thùy Dung trở thành hoa hậu năm 2008. Một vị năm nay đã vào độ tuổi 65, một ngưòi kinh bang tế thế lọc lõi trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc tìm nguồn thu kinh tế mà trong trả lời báo chí về vụ này lại tỏ ra ngây thơ vì sự dễ tin khi kí giấy để minh chứng cho việc chép thơ nhập đồng của HQT. Ông DXN là một đảng viên Cộng sản theo chủ nghĩa duy vật không tin thần thánh vậy mà ông lại liều lĩnh bỏ tôn chỉ của Đảng để tán dương một cách nhiệt tình và chân thành một hiện tượng kì bí mà gọi nôm na là duy tâm.  Giả dụ sự nhập đồng kia là có thật thì làm sao hai ông người trần mắt thịt lại biết trước được ngày, giờ của  “kì bí”, xuất thần kia để làm thủ tục đầy chất hành chính mà xác nhận. Và bài báo “kinh thiên động địa” nhưng đầy nhân tâm của luật sư Nguyễn Minh Tâm vạch trần sự ma giáo, liều lĩnh mượn danh thần thánh để mua danh, mua lợi. Trong trả lời phỏng vấn ông DXN vẫn ra điều không quan tâm bảo “tôi chưa đọc bài viết đó” để rồi ông này xổ toẹt theo kiểu bỏ của chạy lấy ngưòi “giả sử có chuyện đó thì ông Thuận phải chịu trách nhiêm vì đó là việc của ông ấy”.
         Trăm sự cũng từ sự mù đọc của những vị biết chữ
          Về sự đọc của ngưòi Việt ta đúng là đang ở mức báo động. Theo như điều tra sơ bộ của Thaiha books thì bình quân một ngưòi dân Việt Nam hiện nay một năm đọc 3 cuốn sách trong đó sách giáo khoa chiếm 2,3 cuốn, còn lại 0,7% là sách tự chọn. Trong tỉ lệ 07% này thì tỉ lệ sách giải trí chiếm đa phần. Trong khi đó thì bình quân người Thái Lan đọc một năm 5 cuốn sách không kể sách giáo khoa. Vậy bình quân sự đọc của người Thái gấp 5 lần người Việt ta. Đó là chưa kể đến các nước văn minh khác như Nhật Bản, Anh, Mĩ... Nếu ai có dịp sang Nga thì đều thấy người đi trên tàu điệm ngầm, xe buýt đều cắm cúi đọc sách. Sự đọc của Việt Nam ta sa sút như vậy nên lượng in các tác phẩm văn nghệ của ta vào những năm trứơc thập niên 90 của thế kỉ 20 từ ít nhất 1 vạn bản trong những năm gần đây chỉ rút lại đa phần là 1000 bản. Con số này so với dân số 88 triệu người nước ta thì chỉ đạt tỉ lệ 0,00057%. Những người thường không đọc đã đành mà ngay cả những người trong nghề cần đọc sách cũng không chịu đọc. Nếu đánh giá một quốc gia bằng trí tuệ thông qua đọc sách thì thực trạng đọc ở nứơc ta thật đáng buồn. Vì thế nên nứơc Mỹ mới sản sinh ra Bill gates và Steve Johs mà ở nứơc ta mới sinh ra Hữu Thỉnh - một ông nói năng rất hoạt khẩu khi đánh giá các tác phẩm của đồng nghiệp bằng những mĩ từ lộng lẫy ”nhan sắc lắm, lay động lắm” mặc dù ông chưa bao giờ đọc…
         Trở lại “vụ ăn cắp thơ“ của HQT ta thấy rõ một điều. Cuốn “chùa Yên Tử, lịch sử, truyền thuyết và dành thắng” của ông Trần Trương thực chất là một thứ sách dịch vụ quảng cáo du lịch đã được tái bản chí ít là hai lần. Bản đầu nó được in ra từ năm 1996. Và chắc chắn ông Trần Nhuận Minh tá túc ở Quảng Ninh vài chục năm, người cũng cất lên những lời có cánh tụng ca “thơ nhập thần“ dởm của HQT ít ra cũng đã một lần cầm cuốn sách của ông Trần Trương nhưng không đọc, hoặc đọc lứơt qua. Địa liền như Trần Nhuận Minh còn không đọc thì những vị biết chữ nhưng mù đọc như ông Hữu Thỉnh, ông Hữu Việt, ông Đỗ ngọc Yên , ông DXN, rồi một đống các vị mang danh nhà phê bình, các vị ngoại giao lừng lẫy... cũng không hề đọc cuốn sách đó. Nếu các vị đó đọc và đọc một cách chăm chú thì HQT cũng không thể lừa mị các vị một cách dễ dàng như vậy.

         Tôi ngẫm vụ ăn cắp thơ của HQT xét đi xét lại chỉ là một việc nhỏ, mặc dù nó làm cho Hội nhà văn VN thêm một lần xuống giá về một tổ chức hội nghề vốn được tôn trọng. Về một vị chủ tịch nhà thơ vốn coi thường dư luận vì không đọc báo, đọc mạng... đã ở tuổi trí tuệ ít sáng suốt. Thôi tạm gạt bỏ sự tư túi (nếu có) vì bị mê hoặc dẫn dụ về đồng tiền trong thời kì thương mại này đi để từng bứơc gạt đi sự ăn cắp, sự ma giáo trong văn chương, xin các vị hãy chịu khó đọc một chút. Chính vì sự đọc ít, không đọc của các vị đã tạo điều kiện cho sự ăn cắp văn, thơ lộng hành và ngày càng lộng hành đến mức khủng khiếp mà “vụ thơ” HQT là một tiêu biểu.
            Các vị hãy chịu khó, trân trọng đọc nhau, đọc thiên hạ, đọc lại mình để thêm một lần hiểu rằng tác phẩm của nhà văn, nhà thơ thế hệ này không phải không có những kiệt tác, những cuốn thực sự đáng đọc. Và cao hơn để các vị có trọng trách trong Hội nhà văn VN hiểu: Nghề văn cao quí lắm đừng đưa sự mua bán ma giáo, lừa mị vào chốn ấy. Đánh đĩ mười phương xin cố chừa cho phương cầm bút viết văn, làm thơ này. Cúi xin.
                                     Quỳnh Mai ngày 18/8/2012


HỒN ĐẠI GIA BỊ TỬ HÌNH GỬI VIÊN CỐ VẤN

Tặng bạn Minh Diện
Hồn đây, hồn đại gia gọi ngươi
Viên đạn xuyên ngực ta rồi
Hồn ta rời trường bắn
Nhưng linh hồn viên cố vấn của ta còn ở đoạn đầu đài 

Ma quỷ dẫn ngươi đến nhà ta làm cố vấn
Ta đại gia chân chính
Trượt theo ngươi dài dài
Ngươi lừa ta là con phụng hoàng sáng láng
Đang bay lên đỉnh trời

Hồn ơi là hồn ơi
Sao hồn không về trời ?

Không phải đêm khuya con bổ củi gõ cửa nhà ngươi
Chính là hồn ta gõ gõ
Không phải cơn gió thổi vỡ tách trà sáng nay ngươi cầm trên tay
Chính hồn ta thổi vỡ
Không phải chim lợn kêu như bị cắt tiết trên cây hoàng lan nhà ngươi
Chính hồn ta gọi đó
Không phải con đom đóm đêm lập lòe bên cửa sổ giường ngươi
Chính là hồn ta ma trơi đòi nợ
Không phải tiếng suối róch rách trong hòn non bộ nhà ngươi
Chính là hồn ta làm ngươi thức giấc

Ta đâu thèm đòi lại chiếc xe hơi
Trả lại ta cuộc sống
Trả lại ta gia tài
Trả lại ta lương tâm danh dự

Ngươi lừa cả Phật , cả Trời
Ta bị ngươi lừa tới chết

Hồn ơi là hồn ơi
Ngươi đang đứng trước pháp trường Yên Tử
Và chùa Bái Đính đang tuyên án tử hình linh hồn ngươi

Ta sống là người
Ngươi sống là ma…

            Sài Gòn 23-8-2012
             TRẦN MẠNH HẢO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét