NGANG QUA CUỘC CHƠI - 19.06.2011
Mặc
kệ sự xói mòn, tàn phá của thời gian và con người, những tòa lâu đài cổ
vẫn lặng lẽ, khép kín và thâm trầm, kiêu hãnh mang trong mình niềm tự
hào về những dấu ấn lịch sử đã khắc sâu trong từng viên gạch mà không có
một kiến trúc mới nào có được.Thế
giới dù có phát triển đến đâu, dù ngày càng có nhiều hơn những vật liệu
xây dựng hiện đại, chắc chắn để có thể xây nên những kiến trúc để đời
cho nhân loại thì những tòa lâu đài cổ được xây dựng từ hàng trăm, thậm
chí là hàng ngàn năm trước vẫn luôn khiến người ta có cảm giác thích thú
khi được đến tham quan hoặc ngủ lại một đêm trong không gian của hàng
trăm năm về trước.Mặc
kệ sự xói mòn, tàn phá của thời gian và con người, những tòa lâu đài
vẫn hiên ngang, lộng lẫy như bằng chứng sống động nhất về cuộc sống xa
xỉ của những bậc vương tôn, lãnh chúa… ngày xưa. Mặc kệ sự thách thức
của những kiến trúc mới hiện đại, những tòa lâu đài cổ vẫn lặng lẽ, khép
kín và thâm trầm, kiêu hãnh mang trong mình niềm tự hào về những dấu ấn
lịch sử đã khắc sâu trong từng viên gạch mà không có một kiến trúc mới
nào có được.
Nằm
trên đỉnh đồi Marpo ở độ cao 130m so với thung lũng Lhasa, lâu đài
Potala trải rộng hơn 170m và là tòa kiến trúc tưởng niệm vĩ đại nhất
Tibet. Vào năm 637 thuộc đại đế Songtsen Gampo đã quyết định xây dựng
tòa lâu đài này trên một ngọn đồi, và khối kiến trúc này đã nằm đó cho
đến thế kỉ 17, sau đó được kết hợp và xây dựng lại thành tòa lâu đài to
lớn như ngày nay.
Quá
trình xây dựng kéo dài từ năm 1645 trong suốt thời kì trị vì của Dalai
Lama đệ ngũ, và đến năm 1648 thì tòa kiến trúc Potrang Karpo (hay còn
gọi là Lâu Đài Trắng) được hoàn thành. Potrang Marpo, tức là Lâu Đài Đỏ
được xây nối thêm vào khoảng năm 1690 đến 1694. Số nhân công để xây dựng
tòa lâu đài lên đến 7000 người, chưa kể 1500 nghệ nhân và thợ thủ công.
Lâu
đài Potala bị phá hủy nhẹ khi người Tibet nổi dậy chống lại cuộc xâm
lăng của người Trung Quốc năm 1959. Nó không bị tàn phá bởi cuộc chiến
Cảnh Vệ Đỏ từ những năm 1960 đến 1970 như những công trình kiến trúc
khác của Tibet. Do đó, tất cả các tháp nhà thờ và các tòa nhà thành phần
đều được bảo tồn hết sức nguyên vẹn.Mont Saint Michel – Lâu đài trung cổ trên Đảo Nhỏ
Nằm
trên một diện tích gần giống như đảo thuộc bờ biển Normandy, gần
Brittany, mỗi khi thủy triều lên khu vực này sẽ bị tách khỏi vùng đất
liền. Chỉ có một con đường đắp đất bé nhỏ được xây dựng những năm 1880
nối liền “đảo” này với bờ biển. Một điều du khách nên chú ý đó là thủy
triều ở đây lên rất nhanh và nhiều du khách đã chết đuối khi cố gắng
vượt qua vịnh cát.
Không
giống những lâu đài khác của Pháp (thường là những pháo đài cố thủ hoặc
là nơi nghỉ ngơi), lâu đài Mont St Michel tiền thân là một tu viện.
Ngày nay, lâu đài này thu hút hơn 4 triệu du khách mỗi năm, nhiều hơn
hẳn các lâu đài khác ở Pháp và đã từng xuất hiện nhiều lần trên phim,
hoạt hình và cả game nữa!
Lâu đài Predjamski – Lâu đài nằm trước động
Mỗi
lâu đài trên thế giới đều có điểm độc đáo riêng, không cái nào giống
cái nào, nhưng lâu đài bé nhỏ và khiêm nhường này có lẽ là lâu đài độc
nhất trên thế giới gắn liền với một hang động, nhất là hang này là lớn
thứ hai tại Slovenia.
Tên
lâu đài, Predjamski Grad, có nghĩa là “Lâu đài nằm trước động”. Nó
không được xây dựng liền mạch, phần cánh bên trái được xây vào nửa đầu
thế kỉ 12, phần đầu lại được xây tiếp từ thế kỉ 13. Phần giữa lâu đài
được xây nốt vào thời kì Phục Hưng, cánh bên phải được xây vào khoảng
năm 1570. Sau đó có vài thứ khác được thêm vào và thay đổi, nhưng phải
đến năm 1990 công việc tu bổ mới hoàn tất, và đem đến cho lâu đài dáng
vẻ đặc trưng của thế kỉ 16.
Lâu đài Neuschwanstein – lâu đài “thần tiên”
Đây
là lâu đài nổi tiếng nhất trong ba lâu đài hoàng gia đình đám được xây
dựng cho vua Loius đệ nhị của Bavaria (có lúc được gọi là vua Ludwig
Điên), nằm trên nước Đức. Được xây dựng từ năm 1869 và bỏ dở khi vua
Louis qua đời năm 1886, lâu đài này là hiện thân cho chủ nghĩa lãng mạn
của thế kỉ 19. Mô phỏng một cách tuyệt mỹ theo phong cách trung cổ,
Neuschwanstein có cơ man những tháp canh và đường xoắn ốc, từ lâu đài có
thể nhìn ngắm hẻm núi sông Pullat một cách rõ nét.
Kế
hoạch xây dựng lâu đài này hết sức tỉ mỉ chi tiết. Lâu đài có tất cả
những loại tiện nghi cực kì hiện đại, nếu không muốn nói đó là cả một
“cuộc cách mạng” vào thời điểm ấy. Mọi tầng đều có đường ống nước, nhà
vệ sinh có hệ thống tự xối, mỗi một gian nhà lại có một hệ thống sưởi ấm
riêng.
Tòa lâu đài trong phim Nguoi Dep ngủ trong rừng tại công viên DisneyLand, Mỹ chính là mô phỏng từ lâu đài này.
Lâu đài Matsumoto – lâu đài đẹp nhất Nhật Bản
Thường
được gọi với cái tên Matsumotojo, lâu đài này là một trong những lâu
đài hoàn chỉnh và đẹp bậc nhất của Nhật Bản. Nó là ví dụ tuyệt vời cho
cái gọi là “hirajiro”, một lâu đài được xây trên đất bằng thay vì xây
trên núi hay đồi. Các tháp canh của lâu đài Matsumotojo nhỏ bé hơn các
lâu đài ta thường thấy, tháp canh thứ hai được xây dựng từ năm 1592 đến
năm 1614 và đều được dùng với mục đích phòng thủ. Đến năm 1635, khi
không còn đe dọa chiến tranh, một tháp canh thứ 3 dùng để ngắm trăng
được xây thêm.
Lâu đài Hunyad – nơi ở của Dracula
Lâu
đài Bran được xem như là một trong những công trình nổi tiếng nhất của
kiến trúc thời Trung Cổ, được du khách khắp nơi trên thế giới biết đến
với cái tên “Lâu đài Dracula”.
Mặc dù đất nước Rumani có đầy rẫy những công trình kiến trúc cổ kính với lịch sử lâu đời, Lâu đài Bran có thể được coi là một trong những công trình nổi tiếng nhất. Sự nổi tiếng của lâu đài được gắn liền với Bá tước khét tiếng Dracula, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Dracula” của nhà văn thế kỷ 19 Bram Stocker.
Với tổng cộng 17 phòng, Lâu đài Bran cũng là một trong những vật sở hữu đắt tiền nhất của đất nước Rumani, với giá trị bất động sản cỡ khoảng 140 triệu USD.
Mặc dù đất nước Rumani có đầy rẫy những công trình kiến trúc cổ kính với lịch sử lâu đời, Lâu đài Bran có thể được coi là một trong những công trình nổi tiếng nhất. Sự nổi tiếng của lâu đài được gắn liền với Bá tước khét tiếng Dracula, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Dracula” của nhà văn thế kỷ 19 Bram Stocker.
Với tổng cộng 17 phòng, Lâu đài Bran cũng là một trong những vật sở hữu đắt tiền nhất của đất nước Rumani, với giá trị bất động sản cỡ khoảng 140 triệu USD.
Hiện
lâu đài này nằm ở Hunedoara, thuộc Rumani và là thuộc phần đất của công
tước vùng Transylvania. Người ta cho rằng đây là nơi vua Vlad đệ tam
của Wallachia (hay còn được gọi là…. Dracula) bị giam cầm suốt 7 năm sau
khi bị truất ngôi năm 1462. Lâu đài này là tàn tích của đế chế Hunyadi,
nó rất cao và có những mái che với màu sắc khác nhau, những tháp canh,
vô số những ô cửa sổ và ban công được trang hoàng bởi các tác phẩm điêu
khắc đá.
Lâu đài này là một ví dụ cổ điển cho kiểu pháo đài trung cổ, và là tòa lâu đài gạch kiểu gothic lớn nhất thế giới. UNESCOđã đưa lâu đài và bảo tàng của nó vào danh sách Di Sản Thế Giới từ tháng 12 năm 1997.
Lâu đài này là một ví dụ cổ điển cho kiểu pháo đài trung cổ, và là tòa lâu đài gạch kiểu gothic lớn nhất thế giới. UNESCOđã đưa lâu đài và bảo tàng của nó vào danh sách Di Sản Thế Giới từ tháng 12 năm 1997.
Palacio da Pena – lâu đài cổ nhất với phong cách lãng mạn Châu Âu
Lâu
đài này nằm trên đỉnh một quả đồi của thị trấn Sintra, và ta có thể
trông thấy nó dễ dàng từ Lisbon vào một ngày đẹp trời. Được xây lần đầu
vào thế kỉ 15, tòa kiến trúc này được sửa lại và hiến cho nhà thờ để làm
tu viện.
Trận động đất năm 1755 đã phá hủy phần lớn lâu đài, và chỉ được xây lại vào năm 1838 khi Hoàng tử Fernando yêu cầu. Nó là sự kết hợp có chọn lọc giữa kiến trúc cổ và hiện đại, bao gồm kiến trúc Romantic, Bavarian, Moorish và một khu vườn theo kiểu Anh.
Trận động đất năm 1755 đã phá hủy phần lớn lâu đài, và chỉ được xây lại vào năm 1838 khi Hoàng tử Fernando yêu cầu. Nó là sự kết hợp có chọn lọc giữa kiến trúc cổ và hiện đại, bao gồm kiến trúc Romantic, Bavarian, Moorish và một khu vườn theo kiểu Anh.
Được
xây dựng vào năm 1842 theo lệnh của vua Ferdinand đệ Nhị, lâu đài Pena
là lâu đài có tuổi thọ lớn nhất theo phong cách Romantique.
Lâu đài được xây dựng trên nền của một tu viện cũ vốn đã bị phá hủy hoàn toàn trong trận động đất kinh hoàng vào năm 1755.
Ngày
nay, lâu đài được phục chế lại theo 2 màu nguyên thủy là đỏ và vàng,
lâu đài Pena là một trong những bảo tàng được du khách đến tham nhiều
nhất ở Bồ Đào Nha.
Lâu đài Löwenburg – “lâu đài Sư tử”
Nằm
giữa công viên Wilhelmshöhe Hill, thành phố Kassel, lâu đài này trông
có vẻ là một tòa kiến trúc trung cổ. Tuy nhiên, lâu đài Löwenburg hay
còn gọi là “lâu đài Sư tử” do vua Landgrave Wilhelm thứ chín yêu cầu xây
dựng. Lâu đài được thiết kế tỉ mỉ bởi một hội đồng hoàng gia, trong đó
có giám sát viên Heinrich Christoph Jussow, người đã tới Anh để nghiên
cứu những phế tích kiến trúc.
Ngày nay, lâu đài Löwenburg được tôn vinh là một trong những tòa kiến trúc tiêu biểu nhất trong dòng kiến trúc mà nó được xây dựng. Ngoài ra, nó còn là một trong những tòa lâu đài được xây theo phong cách Gothic mới tuyệt nhất của nước Đức.
Ngày nay, lâu đài Löwenburg được tôn vinh là một trong những tòa kiến trúc tiêu biểu nhất trong dòng kiến trúc mà nó được xây dựng. Ngoài ra, nó còn là một trong những tòa lâu đài được xây theo phong cách Gothic mới tuyệt nhất của nước Đức.
Lâu đài Prague: lâu đài cổ điển lớn nhất thế giới
Một
trong những lâu đài lớn nhất thế giới (theo Guiness), đồng thời là lâu
đài cổ điển lớn nhất thế giới, Prague trải dài khoảng 570m và rộng
khoảng 130m. Nơi đây lưu giữ những báu vật của hoàng gia Séc, và cũng là
nơi các đức vua của Séc, các đại đế La Mã và các tổng thống Séc sau này
lập trụ sở.
Trong
lịch sử, lâu đài Prague được xem là trung tâm chính trị và tôn giáo của
đất nước trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước. Nó được xây
dựng trong suốt thế kỷ thứ 9 và được nâng cấp lần cuối cùng vào năm
1700. Lâu đài này cũng đã được dùng làm pháo đài đơn giản để thực hiện
những cuộc đàm phán quan trọng của chính phủ. Việc thay đổi lính gác vào
mỗi giờ và nghi thức treo cờ vào mỗi buổi chiều hàng ngày làm cho lâu
đài này thêm uy nghi, tráng lệ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét