Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Trương Tấn Sang » Thế giới »

Mỹ lại ra đòn hiểm bất ngờ với Trung Quốc

Đăng bởi: Ban Biên Tập ngày: 21/09/2012 10:20 am 0 Phản hồi
Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa ra sức trấn an Trung Quốc bằng tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Châu Á hiện nay thì một quan chức cấp cao Mỹ mới đây lại tuyên bố, nước này sẽ bảo vệ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư. “Cú đấm” bất ngờ này của Mỹ chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Xoa dịu…
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần này đã thực hiện một chuyến công du Châu Á kéo dài một tuần với các chặng dừng chân gồm Nhật Bản, Trung Quốc và New Zealand.
Tại thủ đô Bắc Kinh, trong bài phát biểu trực tiếp với các sĩ quan trẻ Trung Quốc hôm 19/9, Bộ trưởng Panetta đã tìm cách trấn an Bắc Kinh về nỗi quan ngại của nước này trước sự can thiệp của Mỹ vào cuộc tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư cũng như kế hoạch quân sự của Mỹ trong khu vực.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - trung tâm của cuộc tranh giành quyết liệt hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - trung tâm của cuộc tranh giành quyết liệt hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Trung Quốc gần đây luôn cảm thấy bất an và không thoải mái khi Mỹ thường xuyên can thiệp vào một loạt các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông của họ với các nước láng giềng. Nói về vấn đề này, ông chủ Lầu Năm Góc hôm 19/9 đã tái khẳng định, Washington sẽ giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở khu vực Châu Á. Ông Panetta đã kêu gọi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều cần phải bình tĩnh, kiềm chế để tránh một cuộc xung đột có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài nói đến sự lo lắng của Trung Quốc về việc Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cũng không quên đề cập đến nỗi quan ngại lớn của Bắc Kinh trước kế hoạch đưa thêm lực lượng, tàu chiến và triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới của Mỹ ở Châu Á.
Kể từ khi Lầu Năm Góc thông báo về kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương hồi đầu năm nay, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh dường như “mất ăn mất ngủ”.
Máy bay lưỡng thể V-22 Osprey sắp được triển khai tại Nhật Bản
Máy bay lưỡng thể V-22 Osprey sắp được triển khai tại Nhật Bản
Tuy nhiên, tại một trường học của quân đội Trung Quốc giữa thủ đô Bắc Kinh, Bộ trưởng Panetta đã khẳng định: “Kế hoạch sắp xếp lại lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương của chúng tôi không phải là một nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc. Đó là một nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác với Trung Quốc và mở rộng vai trò của mối quan hệ hợp tác này trong khu vực Thái Bình Dương. Kế hoạch của chúng tôi là tạo ra một mô hình mới trong quan hệ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương”.
… và sau đó là thêm một “cú đấm” bất ngờ
Khi Trung Quốc còn chưa kịp thở phào nhẹ nhõm trước những lời trấn an, xoa chịu chắc nịch của Mỹ thì ngay ngày hôm qua (20/9), một quan chức cấp cao của Mỹ đã lên tiếng tuyên bố, nước này có trách nhiệm phải bảo vệ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ông Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, mới đây đã phát biểu trước Tiểu ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ rằng, quần đảo Senakaku/Điếu Ngư – nhóm đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông, “rõ ràng” nằm trong hiệp ước phòng thủ chung mà Mỹ và Nhật Bản đã ký kết năm 1960. Cụ thể, theo hiệp ước này, Mỹ có trách nhiệm phải bảo vệ Nhật Bản nếu cường quốc Châu Á này bị tấn công. Phạm vi bảo vệ của Mỹ đối với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
“Chúng tôi không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền đối với những hòn đảo nhỏ đó. Tuy nhiên, chúng tôi phải thừa nhận rõ ràng rằng, Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku và vì vậy, quần đảo này chắc chắn vẫn nằm trong phạm vi Điều khoản 5 của Hiệp ước An ninh”, ông Campbell đã phát biểu như vậy tại một phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở Châu Á.
 Nhật Bản đã cho biết họ đồng ý để 12 máy bay Osprey của Mỹ được phép đồn trú tại Okinawa có thể hoạt động trở lại...
Nhật Bản đã cho biết họ đồng ý để 12 máy bay Osprey của Mỹ được phép đồn trú tại Okinawa có thể hoạt động trở lại...
Điều khoản 5 tuyên bố, “mỗi bên phải thừa nhận rằng, một cuộc tấn công vũ trang vào bất kỳ bên nào trong vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Nhật Bản đều là hành động nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh chung của hai bên. Vì thế, hai bên sẽ phải hành động để đối phó với mối nguy hiểm chung. Hành động đó phải phù hợp với các tiến trình và quy định của hiến pháp”.
Nhật Bản đã kiểm soát những hòn đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông từ năm 1895 đến nay và đặt tên cho nhóm đảo nhỏ này là quần đảo Senkaku. Trước đó, từ 1945-1972, Mỹ quản lý quần đảo Senkaku.
Với việc được sử dụng lại Osprey trong khu vực Đông Bắc Á, Mỹ đã đặt được một chân của mình vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng này...
Với việc được sử dụng lại Osprey trong khu vực Đông Bắc Á, Mỹ đã đặt được một chân của mình vào khu vực có vị trí chiến lược quan trọng này...
Rõ ràng, Mỹ đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản. Nếu một cuộc xung đột Trung-Nhật nổ ra, Mỹ chắc chắn sẽ phải can thiệp vào bởi nước này có ràng buộc với Nhật Bản bởi một Hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, Mỹ hoàn toàn không muốn gây căng thẳng quá mức với Trung Quốc bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Đây là lý do giải thích tại sao, trong thời gian qua Mỹ đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm làm dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Kiệt Linh(VNM)
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét