GS Nguyễn Minh Thuyết kỳ vọng Việt Nam sẽ có giải pháp lớn trong mùa xuân
Ngọc Quang
(GDVN) - Không minh bạch là một trong những nguyên nhân chính kéo tụt sự phát triển của đất nước, vì nó hạn chế người dân trong công tác giám sát bộ máy công quyền.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: " Đến bây giờ, GDP bình quân của ta mới đạt khoảng 2000 đô la Mỹ, trong khi những quốc gia như Hàn Quốc hay Singapore xuất phát điểm 40 năm trước có nhiều khó khăn không khác gì ta mà bây giờ GDP bình quân gấp 20 lần ta; các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Malaysia GDP bình quân cũng gấp 3-4 lần nước ta. Về quản lý xã hội, vấn đề mấu chốt là chúng ta có chuyển hẳn tư duy quản lý từ xin - cho sang phục vụ không. Nếu làm được điều đó thì đấy chính là bước chuyển mang tính đột phá, là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội. "
Trò chuyện với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam những ngày xuân Ất Mùi, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói: "Chuyện nâng GDP lên thêm vài nghìn đô la nữa không có gì viển vông, nhưng điều quan trọng hơn GDP là những giải pháp lớn để thoát khỏi trì trệ, phát triển nhanh và bền vững".
Thưa Giáo sư, ông hy vọng điều gì cho đất nước ta khi mùa xuân về?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi hy vọng trong năm mới, Đảng và Nhà nước sẽ có những giải pháp lớn để đưa nước ta thoát ra khỏi sự trì trệ, yếu kém hiện nay, cất cánh bay lên. Thú thực là quan sát nền kinh tế có lúc lên lúc xuống, văn hóa có cái được cái mất, giáo dục có điểm thành công và chưa thành công... tôi không mừng lắm và cũng không lo lắm. Tình hình đó giống như sản xuất nông nghiệp thôi, có lúc được, lúc mất, chủ yếu nhờ cơ may. Ngay cả chuyện nâng GDP lên thêm vài nghìn đô la nữa cũng không có gì viển vông, nhưng điều quan trọng hơn GDP là những giải pháp lớn để thoát khỏi trì trệ, phát triển nhanh và bền vững.
Theo các nghị quyết của Đảng và Quốc hội thì tới năm 2020 nước ta cơ bản phải trở thành nước công nghiệp. Từ nay đến đó chỉ còn 5 năm, xem chừng m?c tiêu ấy khó đạt được.
Chúng ta thấy vừa rồi dư luận bàn nhiều về con ốc vít của Samsung – chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ dàng đối với doanh nghiệp Việt Nam, bởi vấn đề đặt ra không chỉ là làm được con ốc vít ấy mà là làm như thế nào. Trao đổi tại một diễn đàn vào đầu tháng 9/2014, đại diện Samsung cho biết trong số 100 đối tác cung cấp linh kiện cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh, chỉ có 7 công ty nội, mà chủ yếu "làm bao bì và đóng gói".
Điều này đặt ra nhiều câu hỏi rất đáng suy nghĩ cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi một thời gian dài nhiều doanh nghiệp nội đã quen với cách nghĩ cái gì cũng làm được, nhưng khi hội nhập với kinh tế thế giới thì mới tá hỏa vì hóa ra nhiều thứ rất đơn giản cũng không làm được. Đấy cũng là lý do vì sao hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam (nhất là ở nông thôn). Nhiều người phải dùng các sản phẩm ấy, bởi doanh nghiệp nội không nghĩ ra được các sản phẩm tương tự, mà có bắt chước làm thì giá cao hơn, chất lượng kém hơn, mẫu mã lại không bắt mắt bằng.
Theo Giáo sư thì những khó khăn cản trở sự phát triển của nước ta là gì?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Thời kỳ Đổi mới từ 1986, chúng ta đã nhận thức lại con đường phát triển kinh tế, mạnh dạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế thị trường. Nhờ vậy mà hết đói, giảm nghèo, vươn ra được thị trường quốc tế và có cơ hội phát triển. Nhưng chưa dứt hẳn được tư duy cũ về quan hệ sản xuất và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã kéo dài quá lâu sự tồn tại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, vừa tạo đất cho tham nhũng hoành hành vừa làm chậm sự phát triển của đất nước.
Đến bây giờ, GDP bình quân của ta mới đạt khoảng 2000 đô la Mỹ, trong khi những quốc gia như Hàn Quốc hay Singapore xuất phát điểm 40 năm trước có nhiều khó khăn không khác gì ta mà bây giờ GDP bình quân gấp 20 lần ta; các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Malaysia GDP bình quân cũng gấp 3-4 lần nước ta.
Về quản lý xã hội, vấn đề mấu chốt là chúng ta có chuyển hẳn tư duy quản lý từ xin - cho sang phục vụ không. Nếu làm được điều đó thì đấy chính là bước chuyển mang tính đột phá, là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội.
Ba năm qua, Tổ chức Minh bạch Thế giới liên tục xếp Việt Nam ở nhóm cuối của hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ về các chỉ số minh bạch, đồng thời chỉ rõ rằng tham nhũng ở khu vực công vẫn còn rất lớn. Kết quả này rất đáng buồn, nhưng nó phản ánh đúng tình hình thực tế ở nước ta: từ nhiều năm nay, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa có chuyển biến đáng kể. Sự không minh bạch là một trong những nguyên nhân chính kéo tụt sự phát triển của đất nước, vì nó hạn chế người dân trong công tác giám sát bộ máy công quyền.
Năm nay, Quốc hội dự kiến thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Chúng ta biết rằng ngay từ năm 1946, tại kỳ họp đầu tiên sau khi Liên hợp quốc ra đời, Đại hội đồng của tổ chức này đã ra Nghị quyết 59 khẳng định: “Tự do thông tin là quyền con người cơ bản và là nền tảng của tất cả các tự do khác". Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 nêu rõ: "Mọi người đều có quyền … tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào và không có biên giới".
Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 cũng long trọng ghi nhận: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Có thông tin thì người dân mới giám sát được việc làm của bộ máy công quyền, mới tham gia được vào công việc quản lý xã hội và mới có điều kiện để làm ăn, sinh sống. Hy vọng rằng Luật Tiếp cận thông tin sẽ là cú hích thúc đẩy xã hội tiến tới dân chủ hơn.
Còn một trở ngại lớn nữa đối với phát triển là bộ máy cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở ta quá cồng kềnh. Tôi không nghĩ một mình Chính phủ có thể giải quyết được vấn đề này, bởi vì đội ngũ người làm công ăn lương nhà nước ở ngoài bộ máy nhà nước còn lớn hơn cả đội ngũ làm việc trong bộ máy nhà nước.
Trở lại với vấn đề phát triển kinh tế đất nước dựa trên nền tảng phát triển khoa học. Theo Giáo sư, vì sao nhiều năm nay chúng ta đã đầu tư nhiều kinh phí cho nghiên cứu khoa học nhưng lại chưa có thành tựu đáng kể khi áp dụng vào thực tế?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ của nước ta còn kém là sự thật.
Có nguyên nhân chủ quan từ phía những người làm khoa học, trong đó nguyên nhân chính là thiếu năng lực sáng tạo và động cơ sáng tạo.
Có nguyên nhân khách quan từ phía xã hội và nhà quản lý.
Về xã hội, nền kinh tế thiên về gia công, lắp ráp cho nước ngoài, khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển nhượng đất đai, kinh doanh nhà hàng, khách sạn v.v… không cần và không kích thích sáng tạo khoa học - công nghệ.
Về công tác quản lý, cán cân lực lượng khoa học phát triển lệch quá mức về những lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết, trong khi rất yếu về khoa học ứng dụng. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã chỉ ra rằng hiện nay ở nước ta có đến 76% cán bộ làm ở những ngành khoa học không thể có sáng chế. Chúng ta chưa có thị trường khoa học - công nghệ. Việc chi kinh phí cho nghiên cứu khoa học - công nghệ vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy bao cấp, tức là "rải đều" cho các bộ ngành, các địa phương và cơ sở khoa học, vì vậy phần nhiều là để hoàn thành những nhiệm vụ không rõ ràng, không áp dụng được vào cuộc sống, thậm chí chỉ để “xóa đói, giảm nghèo” cho cán bộ. Theo tôi, để khoa học - công nghệ có động lực phát triển và phát huy được tác dụng đối với cuộc sống, Nhà nước phải áp dụng cơ chế đặt hàng thật rõ ràng. Ví dụ, Nhà nước muốn tinh giản biên chế, nhưng nhà quản lý không thể cứ "nói quạ" là giảm 100.000 người hay bao nhiêu phần trăm mà phải đặt hàng nghiên cứu; ai đưa ra được giải pháp hữu hiệu thì nghiệm thu, trả tiền. Hay bây giờ xuất hiện nhiều bệnh mới thì cần đặt hàng nghiên cứu để đưa ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa. Hiện giờ, chúng ta đang cần rất nhiều những đề tài hết sức cụ thể như vậy
Nguồn: Theo GDVN
(GDVN) - Không minh bạch là một trong những nguyên nhân chính kéo tụt sự phát triển của đất nước, vì nó hạn chế người dân trong công tác giám sát bộ máy công quyền.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: " Đến bây giờ, GDP bình quân của ta mới đạt khoảng 2000 đô la Mỹ, trong khi những quốc gia như Hàn Quốc hay Singapore xuất phát điểm 40 năm trước có nhiều khó khăn không khác gì ta mà bây giờ GDP bình quân gấp 20 lần ta; các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Malaysia GDP bình quân cũng gấp 3-4 lần nước ta. Về quản lý xã hội, vấn đề mấu chốt là chúng ta có chuyển hẳn tư duy quản lý từ xin - cho sang phục vụ không. Nếu làm được điều đó thì đấy chính là bước chuyển mang tính đột phá, là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội. "
Trò chuyện với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam những ngày xuân Ất Mùi, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói: "Chuyện nâng GDP lên thêm vài nghìn đô la nữa không có gì viển vông, nhưng điều quan trọng hơn GDP là những giải pháp lớn để thoát khỏi trì trệ, phát triển nhanh và bền vững".
Thưa Giáo sư, ông hy vọng điều gì cho đất nước ta khi mùa xuân về?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi hy vọng trong năm mới, Đảng và Nhà nước sẽ có những giải pháp lớn để đưa nước ta thoát ra khỏi sự trì trệ, yếu kém hiện nay, cất cánh bay lên. Thú thực là quan sát nền kinh tế có lúc lên lúc xuống, văn hóa có cái được cái mất, giáo dục có điểm thành công và chưa thành công... tôi không mừng lắm và cũng không lo lắm. Tình hình đó giống như sản xuất nông nghiệp thôi, có lúc được, lúc mất, chủ yếu nhờ cơ may. Ngay cả chuyện nâng GDP lên thêm vài nghìn đô la nữa cũng không có gì viển vông, nhưng điều quan trọng hơn GDP là những giải pháp lớn để thoát khỏi trì trệ, phát triển nhanh và bền vững.
Theo các nghị quyết của Đảng và Quốc hội thì tới năm 2020 nước ta cơ bản phải trở thành nước công nghiệp. Từ nay đến đó chỉ còn 5 năm, xem chừng m?c tiêu ấy khó đạt được.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết hy vọng sẽ có nhiều giải pháp thay đổi hiện trạng nền kinh tế nước nhà. Ảnh: NMT. |
Chúng ta thấy vừa rồi dư luận bàn nhiều về con ốc vít của Samsung – chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ dàng đối với doanh nghiệp Việt Nam, bởi vấn đề đặt ra không chỉ là làm được con ốc vít ấy mà là làm như thế nào. Trao đổi tại một diễn đàn vào đầu tháng 9/2014, đại diện Samsung cho biết trong số 100 đối tác cung cấp linh kiện cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh, chỉ có 7 công ty nội, mà chủ yếu "làm bao bì và đóng gói".
Điều này đặt ra nhiều câu hỏi rất đáng suy nghĩ cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi một thời gian dài nhiều doanh nghiệp nội đã quen với cách nghĩ cái gì cũng làm được, nhưng khi hội nhập với kinh tế thế giới thì mới tá hỏa vì hóa ra nhiều thứ rất đơn giản cũng không làm được. Đấy cũng là lý do vì sao hàng Trung Quốc dù chất lượng không cao vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam (nhất là ở nông thôn). Nhiều người phải dùng các sản phẩm ấy, bởi doanh nghiệp nội không nghĩ ra được các sản phẩm tương tự, mà có bắt chước làm thì giá cao hơn, chất lượng kém hơn, mẫu mã lại không bắt mắt bằng.
Theo Giáo sư thì những khó khăn cản trở sự phát triển của nước ta là gì?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Thời kỳ Đổi mới từ 1986, chúng ta đã nhận thức lại con đường phát triển kinh tế, mạnh dạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế thị trường. Nhờ vậy mà hết đói, giảm nghèo, vươn ra được thị trường quốc tế và có cơ hội phát triển. Nhưng chưa dứt hẳn được tư duy cũ về quan hệ sản xuất và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã kéo dài quá lâu sự tồn tại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, vừa tạo đất cho tham nhũng hoành hành vừa làm chậm sự phát triển của đất nước.
Đến bây giờ, GDP bình quân của ta mới đạt khoảng 2000 đô la Mỹ, trong khi những quốc gia như Hàn Quốc hay Singapore xuất phát điểm 40 năm trước có nhiều khó khăn không khác gì ta mà bây giờ GDP bình quân gấp 20 lần ta; các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Malaysia GDP bình quân cũng gấp 3-4 lần nước ta.
Về quản lý xã hội, vấn đề mấu chốt là chúng ta có chuyển hẳn tư duy quản lý từ xin - cho sang phục vụ không. Nếu làm được điều đó thì đấy chính là bước chuyển mang tính đột phá, là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội.
Ba năm qua, Tổ chức Minh bạch Thế giới liên tục xếp Việt Nam ở nhóm cuối của hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ về các chỉ số minh bạch, đồng thời chỉ rõ rằng tham nhũng ở khu vực công vẫn còn rất lớn. Kết quả này rất đáng buồn, nhưng nó phản ánh đúng tình hình thực tế ở nước ta: từ nhiều năm nay, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa có chuyển biến đáng kể. Sự không minh bạch là một trong những nguyên nhân chính kéo tụt sự phát triển của đất nước, vì nó hạn chế người dân trong công tác giám sát bộ máy công quyền.
Năm nay, Quốc hội dự kiến thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Chúng ta biết rằng ngay từ năm 1946, tại kỳ họp đầu tiên sau khi Liên hợp quốc ra đời, Đại hội đồng của tổ chức này đã ra Nghị quyết 59 khẳng định: “Tự do thông tin là quyền con người cơ bản và là nền tảng của tất cả các tự do khác". Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 nêu rõ: "Mọi người đều có quyền … tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào và không có biên giới".
Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 cũng long trọng ghi nhận: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Có thông tin thì người dân mới giám sát được việc làm của bộ máy công quyền, mới tham gia được vào công việc quản lý xã hội và mới có điều kiện để làm ăn, sinh sống. Hy vọng rằng Luật Tiếp cận thông tin sẽ là cú hích thúc đẩy xã hội tiến tới dân chủ hơn.
Còn một trở ngại lớn nữa đối với phát triển là bộ máy cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở ta quá cồng kềnh. Tôi không nghĩ một mình Chính phủ có thể giải quyết được vấn đề này, bởi vì đội ngũ người làm công ăn lương nhà nước ở ngoài bộ máy nhà nước còn lớn hơn cả đội ngũ làm việc trong bộ máy nhà nước.
Trở lại với vấn đề phát triển kinh tế đất nước dựa trên nền tảng phát triển khoa học. Theo Giáo sư, vì sao nhiều năm nay chúng ta đã đầu tư nhiều kinh phí cho nghiên cứu khoa học nhưng lại chưa có thành tựu đáng kể khi áp dụng vào thực tế?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ của nước ta còn kém là sự thật.
Có nguyên nhân chủ quan từ phía những người làm khoa học, trong đó nguyên nhân chính là thiếu năng lực sáng tạo và động cơ sáng tạo.
Có nguyên nhân khách quan từ phía xã hội và nhà quản lý.
Về xã hội, nền kinh tế thiên về gia công, lắp ráp cho nước ngoài, khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển nhượng đất đai, kinh doanh nhà hàng, khách sạn v.v… không cần và không kích thích sáng tạo khoa học - công nghệ.
Về công tác quản lý, cán cân lực lượng khoa học phát triển lệch quá mức về những lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết, trong khi rất yếu về khoa học ứng dụng. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã chỉ ra rằng hiện nay ở nước ta có đến 76% cán bộ làm ở những ngành khoa học không thể có sáng chế. Chúng ta chưa có thị trường khoa học - công nghệ. Việc chi kinh phí cho nghiên cứu khoa học - công nghệ vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy bao cấp, tức là "rải đều" cho các bộ ngành, các địa phương và cơ sở khoa học, vì vậy phần nhiều là để hoàn thành những nhiệm vụ không rõ ràng, không áp dụng được vào cuộc sống, thậm chí chỉ để “xóa đói, giảm nghèo” cho cán bộ. Theo tôi, để khoa học - công nghệ có động lực phát triển và phát huy được tác dụng đối với cuộc sống, Nhà nước phải áp dụng cơ chế đặt hàng thật rõ ràng. Ví dụ, Nhà nước muốn tinh giản biên chế, nhưng nhà quản lý không thể cứ "nói quạ" là giảm 100.000 người hay bao nhiêu phần trăm mà phải đặt hàng nghiên cứu; ai đưa ra được giải pháp hữu hiệu thì nghiệm thu, trả tiền. Hay bây giờ xuất hiện nhiều bệnh mới thì cần đặt hàng nghiên cứu để đưa ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa. Hiện giờ, chúng ta đang cần rất nhiều những đề tài hết sức cụ thể như vậy
Nguồn: Theo GDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét