Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

ÔNG NGUYỄN BÁ THANH

NGUYỄN BÁ THANH

Nguyễn Bá Thanh (sinh 18 tháng 4 năm 1953, mất ngày 13 tháng 2 năm 2015[1]) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam. Ông cũng từng là phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - cơ quan trực thuộc Bộ chính trị.
Thân thế s nghip
Ông Nguyễn Bá Thanh sinh ngày 8 tháng 4 năm 1953, quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.[2]
                            >> Ông Nguyễn Bá Thanh qua đời       
                   >> Người Đà Nẵng tập trung trước nhà NBT    
                >>  NBT – Một số phận kỳ lạ   
                           >> Nguyễn Bá Thanh nói chuyện tại Đà Nẵng 4-2012   
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ông được phân công về địa phương làm cán bộ nông nghiệp, thăng dần đến Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Nhơn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 2 năm1980.
Năm 1996, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnhQuảng Nam - Đà Nẵng, và giữ chức vụ này trong 7 năm, qua các đời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng là các ông Trương Quang Được, Phan Diễn, Nguyễn Đức Hạt. Năm 2003, ông được bầu vào chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, thay người tiền nhiệm Nguyễn Đức Hạt được điều động làm Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Không lâu sau đó, ông cũng được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá IX, XI và XII.[3]
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương; các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hai ban này. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Vn đ sc khe
Ngày 10 tháng 9 năm 2014, báo RFA theo tin một bác sĩ cho biết ông Thanh đã bị "bị nhiễm phóng xạ và cần phải ghép tủy", vì vậy phải sang một bệnh viện ở Hoa Kỳ điều trị. Tại bệnh viện của Hoa Kỳ cũng đưa ra kết quả chẩn đoán trùng khớp với chẩn đoán của bệnh viện C Đà Nẵng là nhiễm độc phóng xạ[4]
Theo chẩn đoán, ông Thanh bị suy tủy, không sản sinh được hồng cầu  tiểu cầu, trong đó tiểu cầu giảm mạnh nên phải truyền máu liên tục.[5]
Ngày 30 tháng 10 năm 2014, theo thông báo của Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh, ông Nguyễn Bá Thanh, mặc dù nằm bệnh viện ở nước ngoài, vẫn điều hành công việc thông qua thư ký và liên lạc qua điện thoại.[6]
Ngày 29 tháng 12 năm 2014, báo Tuổi trẻ đưa tin: Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ xác nhận: ông Nguyễn Bá Thanh vẫn sống và đang được chữa bệnh tại Mỹ. Tuy vậy “mấy hôm nay mọi liên lạc với người nhà của ông (hiện đang ở Mỹ) đã không kết nối được”.[7]
Ngày 2 tháng 1 năm 2015, một trang blog tên là Chân Dung Quyền Lực thông báo ông Nguyễn Bá Thanh sắp về Việt Nam, và đưa ra chính xác ngày giờ về, kèm theo thông tin rằng ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phóng xạ. Tin đồn lan tỏa trở nên phổ biến tại ViệtNam.
Sáng 5 tháng 1 năm 2015, gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã thu xếp đưa ông từ Mỹ về Đà Nẵng để dưỡng bệnh. Dự kiến máy bay đưa ông Thanh và con trai ông, Nguyễn Bá Cảnh sẽ về đến Đà Nẵng vào chiều 6 tháng 1 năm 2015.[8] Thành ủy Đà Nẵng đã có cuộc họp với Sở Y tế để chuẩn bị các phương án đón ông Nguyễn Bá Thanh về điều trị.[9] Giám đốc Sở Y tế khẳng định nơi chữa trị cho ông Thanh sẽ là khoa Ung bướu của Bệnh viện Đà Nẵng.[10][11][12]
Ngày 6 tháng 1 năm 2015, theo báo Tuổi trẻ, đến 17g ngày 6 tháng 1, máy bay chở ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa thể cất cánh rời sân bay ở Seattle(Washington) nên chưa thể về Việt Nam theo kế hoạch đã định.[13]. Chuyến bay bị hoãn lại với lý do thời tiết xấu.[12][14][15]
Giáo sư Phạm Gia Khải - thành viên Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương cho biết các chuyên gia sẽ hội chẩn cho ông Nguyễn Bá Thanh vào ngày 8 tháng 1. Phác đồ điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh với bệnh về máu ác tính mà các bác sĩ ở trong nước áp dụng cũng giống như của các bác sĩ Mỹ: tiêu diệt tủy để sau đó tủy tự phát triển lại.[14][16] Giáo sư Khải cũng khẳng định tin đồn "ông Thanh bị đầu độc" chỉ là xuyên tạc: "Chưa có bằng chứng nào chứng minh ông Thanh bị đầu độc bằng hoá chất hay chất độc. Việc xét nghiệm máu, nước tiểu có thể thấy được bị đầu độc hay không. Bệnh máu ác tính này tuổi nào cũng có thể mắc."[14]
Ngày 6 tháng 1 năm 2015, trả lời phỏng vấn BBC, ông Võ Công Trí, Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định những thông tin ông Thanh bị đầu độc là "không có cơ sở". "Tôi cũng không hiểu lắm vì sao họ đưa ra những thông tin đó vào lúc này. Nhưng cái đó là không có thật, không đủ cơ sở để tin cậy."[12]
Ngày 7 tháng 1 năm 2015, trả lời phỏng vấn BBC, Giáo sư Phạm Gia Khải nhận xét về khả năng phục hồi của ông Nguyễn Bá Thanh: "Tuổi ông đã cao, ngoài 60. Có thể diệt tủy rồi thay tủy, nhưng đối với ông Thanh thì khả năng đó rất khó vì tuổi lớn rồi thì khả năng tủy phục hồi khó lắm."[17]
13h30 ngày 7 tháng 1 năm 2015, Ban Tuyên giáo và Ban bảo vệ sức khỏe trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo chí về tình hình bệnh của ông Thanh. Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ Sức khỏe trung ương cho biết: cho đến 7 giờ 28 phút sáng ngày 7 tháng 1 (giờ Việt Nam) thì vẫn chưa có lịch máy bay đưa ông Thanh lên đường về nước.[18][19] Bác sĩ Bạch Quốc Khánh thông báo bệnh của ông Thanh là hội chứng rối loạn sinh tuỷ,[18][20] rất không may mắn là thể này chuyển biến khá nhanh, vì thế các bác sĩ ở Mỹ đã quyết định điều trị hóa chất, tiến tới ghép tủy.[19][20] Điều trị hóa chất thông thường là hai hoặc ba đợt, ông Thanh đã điều trị ba đợt nghĩa là sức khỏe tốt.[20] Tuy nhiên, do điều kiện ghép tủy chưa đạt nên phải dừng lại và dự định sẽ điều trị nâng cao thể trạng tại Việt Nam.[19][21] Cũng theo bác sỹ Khánh, nếu được ghép tủy, ông Thanh có thể hết bệnh.[20]. Theo giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Sức khỏe Trung ương "Ông Thanh chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất kỳ bộ phận cơ thể nào thì không thể nói là bị nhiễm độc"[22]. Phó Ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ phát biểu: "Căn cứ nào nói (ông Thanh) bị đầu độc? Trên mạng có nhiều thông tin xấu độc, chia rẽ nội bộ, tung tin. Phải sàng lọc thông tin, không thể nghe bất kỳ thông tin nào trên mạng. Hoàn toàn không có chuyện đó."[23]
20g30 tối 9 tháng 1 năm 2015, chuyên cơ y tế chở ông Nguyễn Bá Thanh đã tới sân bay Đà Nẵng. 21h cùng ngày, ông Thanh được chuyển tới khoa Ung bướu Bệnh viện Đà nẵng trong sự chào đón của người dân.[24][25][26]
Blog Chân dung quyền lực trở nên nổi tiếng kể từ khi loan báo chính xác ngày giờ ông Nguyễn Bá Thanh được chở về Việt Nam ngày 9 tháng 1 năm 2015, trong khi hầu hết giới chức tại Việt Nam, kể cả những người trong uỷ ban bảo vệ sức khoẻ của Trung ương cũng như giới lãnh đạo tại Đà Nẵng đều không được biết.[27]
Theo báo chí trong nước đưa tin, ông Thanh được điều trị bằng thuốc cổ truyền Đông y và thuốc gia truyền kết hợp,[28] và đã có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng.[29]
Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng, đến ngày 12 tháng 2 năm 2015, những tin tức chính thức đưa ra là Nguyễn Bá Thanh rơi vào hôn mê, phải thở máy, khối lượng cơ thể chỉ còn khoảng 30kg[30]. Theo Phạm Gia Khải, một trong các bác sĩ tham gia hội chẩn và điều trị, Nguyễn Bá Thanh đã suy gan nặng, nhiễm nấm khắp cơ thể, ung thư máu do rối loạn sinh tuỷ, không thể cầm cự lâu được, trừ khi có phép lạ[31], chưa chắc đã qua được tết Âm lịch[32]. Sau khi hội chẩn tối 12 tháng 2 cho thấy Nguyễn Bá Thanh còn bị xuất huyết nội tạng, hồng cầu, tiểu cầu giảm và hôn mê hai ngày chưa tỉnh[33]. Trưởng ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương Nguyễn Quốc Triệu cũng cho rằng tình hình sức khoẻ của Nguyễn Bá Thanh nói chung là rất khó khăn[34] Bệnh tình của ông đã đến hồi nguy kịch.
Đến trưa ngày 13 tháng 2 năm 2015, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào 12 giờ 12 phút tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam[35]
Nhng tai tiếng có liên quan
Cầu sông Hàn
Năm 2000, thành phố Đà Nẵng xảy ra vụ án rút ruột Cầu Sông Hàn gây chấn động Đà Nẵng. Ngay sau khi cây cầu được khánh thành, người chủ thầu xây dựng là Phạm Minh Thông đã bị công an bắt. Theo Đài Á Châu Tự do thì trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã có hai công văn số 73 và 77 vào tháng 10 và 11 năm 2000 gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Phan Diễn, trong đó nói về việc Nguyễn Bá Thanh đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4,4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở Đà Nẵng.[36] Sau vụ án này, người chỉ đạo bắt Phạm Minh Thông là tướng công an Trần Văn Thanh bị điều đi khỏi Đà Nẵng, về công tác tại Bộ Công an tại Hà Nội.
Vụ án tướng Trần Văn Thanh
Năm 2007, công an thành phố Đà Nẵng đã khởi tố các ông Đinh Công Sắt, Nguyễn Phi Duy Linh, tướng Trần Văn Thanh (Chánh Thanh tra Bộ Công An), và trung tá Dương Ngọc Tiến (trưởng đại diện Báo Công An thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội)[37] với tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".[38] Tuy nhiên, "cán bộ lãnh đạo của Đà Nẵng" bị ảnh hưởng uy tín, bị tố cáo sai sự thật, chính xác là ai thì không được nhắc đến.[36][37]
Người bị hại trong vụ án
Theo Đài Á Châu Tự do thì cho đến khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, nhân vật bí ẩn "có dấu hiệu bị xâm hại uy tín" mới được hé mở chính là Nguyễn Bá Thanh.[36] Trong phiên tòa phúc thẩm, luật sư của ông Dương Tiến, bà Nguyễn Thị Dương Hà, đại diện văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ xác định người bị Đinh Công Sắt tố cáo là Nguyễn Bá Thanh, và những tài liệu "truyền đơn" mà tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng kết luận là ông Dương Tiến đã đưa cho Đinh Công Sắt đem đi rãi là Công văn số 73/KSĐT-KT (ngày 31/10/2000) và Công văn số 77/KSĐT/KT (ngày 01/11/2000) của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ông Phan Diễn (lúc đó là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng).[39]
Cũng theo Đài Á Châu Tự do, Luật sư Dương Hà đã đọc tại tòa rằng Công văn số 77/KSĐT/KT ghi rõ: "Thông khai có đưa cho ông Nguyễn Bá Thanh (Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) nhiều lần số tiền là 4.425 triệu đồng theo yêu cầu của ông Thanh là Công ty muốn được thanh toán vốn nhanh phải trích lại cho ông 5% trên số vốn do công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và 150.000đ/m² trên số mét vuông đất do Ủy ban nhân dân thanh toán bằng quỹ đất đường Bắc Nam... Chiều ngày 31/10/2000 sau khi phân tích một cách sâu sắc và có trách nhiệm, thì có 5/7 thành viên Ủy ban Kiểm sát thống nhất Phạm Minh Thông phạm tội:Đưa hối lộ, Nguyễn Bá Thanh phạm tội: Nhận hối lộ." Theo lời của chồng của bà Dương Hà nói với Đài Á Châu Tự do, ông Cù Huy Hà Vũ thì micro của luật sư đã bị tòa án tắt đi khi bà luật sư nhắc đến hành vi tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh.[40]
Cáo buộc về giật dây phiên tòa
Trước đó, trả lời Đài Á Châu Tự do, ông Cù Huy Hà Vũ cũng đã cho rằng phiên toà xử tướng công an Trần Văn Thanh "mang hàm ý đe dọa người dân, đe dọa những người chống tham nhũng."[41] Theo ông Vũ, vụ án này "được tạo nên nhằm tiêu diệt tướng Thanh" vì ông Trần Văn Thanh "là viên tướng chống tham nhũng", dẫn chứng là Thiếu tướng Trần Văn Thanh đã từng "chỉ đạo điều tra vụ án tham nhũng liên quan trực tiếp đến ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó là chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và hiện nay là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng." Ông Vũ cho rằng đây "là hành vi trả thù đối với việc chống tham nhũng."[42]
Theo Đài Á Châu Tự do, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng, ủy viên thường vụ thành phố Đà Nẵng, một người có liên quan trong vụ án cho biết: " Ông Trần Mẫn (chánh án xử vụ Trần Văn Thanh) là em ruột bà Trần Thị Thủy. Bà Trần Thị Thủy là vợ ông Nguyễn Văn Chi, ông Nguyễn Văn Chi là uỷ viên Bộ chính trị, kiêm Trưởng ban Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng là bạn thân của ông Nguyễn Bá Thanh".[43] Ông Hiền cũng nói rằng "Nguyễn Bá Thanh lấy đất của dân, mỗi mét vuông đất đền bù cho dân có 19.500 đ/m² trong khi bản thân ông Nguyễn Bá Thanh lấy của chủ nhà thầu đất là 150.000 đ/m², thử hỏi là gấp bao nhiêu lần. Như vậy có phải là tham nhũng, hối lộ hay không?"[44]
Khiếu nại và tố cáo
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khoá 12, ủy ban bầu cử tiến hành xác minh tư cách ứng cử viên của ông Nguyễn Bá Thanh vì có những tố cáo của người dân về nhiều vi phạm trong quản lý đất đai, đô thị của ông[45]. Tuy nhiên, theo kết luận của các cơ quan có thẩm quyền thì ông không vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội[46] và 8 nội dung trong các đơn thư tố cáo ông đều không đúng sự thật[47] và ông trúng cử.
Nhn xét và đánh giá
Tại Đà Nẵng, nhiều người dân mến mộ ông Nguyễn Bá Thanh vì ông đã phát triển thành phố Đà Nẵng, nhưng cũng có nhiều người tố cáo ông tham nhũng nặng nề.[48]
Theo phóng viên Ian Timberlake của hãng thông tấn AFP, ông Thanh tuy bị xem là một "nhà độc tài" nhưng lại có tài trong một đất nước nghẹt thở vì tệ nạn quan liêu: ông có thể làm cho mọi thứ thực hiện được.[49][50]. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đà Nẵng được xếp loại thành phố thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn RFI ngày 7 tháng 1 năm 2015, nhà báo Trần Ngọc Tuấn, trưởng văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại Đà Nẵng, cho biết: "Ông Thanh đã dạy cho chúng tôi, những nhà báo, là phải thế nào. Chúng tôi đã nhìn một con người như vậy, để hãy sống trọn đời bằng một niềm tin, một ước mơ. Mặc dù, như khi ta bị cấm khẩu, không thể cất lời nói được, vì bị một độc tố hay nguyên nhân gì đó, thì chúng ta cũng phải bằng hình ảnh để nói lên được điều này: đó là phải vươn lên."[48]
Các phát ngôn
Tại Hội nghị Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước do Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức ngày 10 tháng 1 năm 2013, ông đã nói về tham nhũng:
Không ít cán bộ có cái thói vừa ăn vừa phá, phá tàn canh nền kinh tế.[51]
Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều.[52][53]
Tại buổi làm việc với ngành Văn hóa Thể thao Du lịch thành phố Đà Nẵng ngày 11 tháng 1 năm 2013, ông phát biểu:
Tôi muốn nghe ý kiến cơ sở, nhưng lại chỉ nghe các đồng chí xin tiền ngân sách.[54]
(Theo Wikipedia Tiếng Việt)
------------------

7 nhận xét:

  1. Chí Văn Phèo tôi là kẻ nghèo hèn, học hành chả ra thớ lợ gì (đặc biệt là chưa bao giờ học tập bác Hồ Chí Minh), song nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh mất tôi rất buồn. Dù không quen biết và cũng chưa bao giờ gặp mặt, nhưng xin kính cẩn thắp một nén nhang tỏ lòng thương tiếc ông Nguyễn Bá Thanh. Cầu cho linh hồn ông nhanh siêu thoát khỏi cõi phàm trần dơ dáy, tham lam và vô cùng đểu cáng...
    Trả lời
  2. CÓ THỂ ÔNG NGUYỄN BÁ THANH ĐƯỢC TUYÊN BỐ LÀ ĐI NGÀY HÔM NAY

    CHỨ THỰC TẾ ĐI LÂU RỒI : ƯỚP ĐÁ LÂU RỒI
    Trả lời
  3. Thoi thi nay ong da di roi. Neu khon thieng ong hay keo them vai thang nua cho dan nho. Cac ong lon ma choi nhau bang doc thu the nay thi sang nam 2015 se con co nguoi di theo ong day
    Trả lời
  4. Nuyễn Du từng nói:
    “Cho hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
    Nói đến ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng không quên vụ công an cướp quan tài bà Hồ Thị Nhu, vụ ông Nguyễn Thanh Năm bị công an đánh đập cho đến chết, và 6 người phải vào tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”.
    Không biết các hương hồn của những mồ mả ở nghĩa trang Cồn Dầu mà trước đây ông cho người đào xới lên, để lấy chỗ cho ông quy hoạch, nay đón tiếp ông Thanh có được hoành tráng không nhỉ? Chắc là họ vui lắm khi gặp lại “bạn cũ”.
    Ấy mới là:

    HOA CẢI CŨNG NHƯ HOA CÀ
    ÔNG TO ÔNG NHỎ ĐỀU RA ĐỒNG NẰM

    Nuyễn Du từng nói:
    “Cho hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
    Nói đến ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng không quên vụ công an cướp quan tài bà Hồ Thị Nhu, vụ ông Nguyễn Thanh Năm bị công an đánh đập cho đến chết, và 6 người phải vào tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”.
    Không biết các hương hồn của những mồ mả ở nghĩa trang Cồn Dầu mà trước đây ông cho người đào xới lên, để lấy chỗ cho ông quy hoạch, nay đón tiếp ông Thanh có được hoành tráng không nhỉ? Chắc là họ vui lắm khi gặp lại “bạn cũ”.
    Ấy mới là:

    HOA CẢI CŨNG NHƯ HOA CÀ
    ÔNG TO ÔNG NHỎ ĐỀU RA ĐỒNG NẰM ĐỒNG


    Nuyễn Du từng nói:
    “Cho hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
    Nói đến ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng không quên vụ công an cướp quan tài bà Hồ Thị Nhu, vụ ông Nguyễn Thanh Năm bị công an đánh đập cho đến chết, và 6 người phải vào tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”.
    Không biết các hương hồn của những mồ mả ở nghĩa trang Cồn Dầu mà trước đây ông cho người đào xới lên, để lấy chỗ cho ông quy hoạch, nay đón tiếp ông Thanh có được hoành tráng không nhỉ? Chắc là họ vui lắm khi gặp lại “bạn cũ”.
    Ấy mới là:

    HOA CẢI CŨNG NHƯ HOA CÀ
    ÔNG TO ÔNG NHỎ ĐỀU RA ĐỒNG NẰM ĐỒNG


    Nuyễn Du từng nói:
    “Cho hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
    Nói đến ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng không quên vụ công an cướp quan tài bà Hồ Thị Nhu, vụ ông Nguyễn Thanh Năm bị công an đánh đập cho đến chết, và 6 người phải vào tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”.
    Không biết các hương hồn của những mồ mả ở nghĩa trang Cồn Dầu mà trước đây ông cho người đào xới lên, để lấy chỗ cho ông quy hoạch, nay đón tiếp ông Thanh có được hoành tráng không nhỉ? Chắc là họ vui lắm khi gặp lại “bạn cũ”.
    Ấy mới là:

    HOA CẢI CŨNG NHƯ HOA CÀ
    ÔNG TO ÔNG NHỎ ĐỀU RA ĐỒNG NẰM ĐỒNG





    Trả lời
  5. Anh ở miền Trung nhiều cát
    Sinh từ cát lớn lên từ cát
    Trưởng thành, chân anh đạp cát
    Rồi lấy cát xây nhà
    Cát làm cầu, làm đường để đi xa

    Giá anh đừng xa cát
    Đến chốn phồn hoa gian dối làm gì
    Hôm nay cát tiễn anh đi
    Anh trả về cát những gì cát cho
    Trả lời
  6. Anh Bá có công nhưng tội phá giáo xứ Cồn dầu. Toi là đúng rồi, bao nhiêu kẻ phá đạo
    đều kết cục như vậy
    Trả lời
  7. Nói đến ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng không quên vụ án tướng Trần Văn Thanh, chánh thanh tra Bộ công an.
    Năm 2009, mặc dù ông Trần Văn Thanh bị tai biến và có hai bệnh viện của công an đã xác nhận là tướng Thanh không đủ sức khỏe để dự phiên tòa. Thế nhưng vị thiếu tướng công an vẫn bị đưa đến tòa tại nhà hát Trưng Vương trên xe cứu thương trong tình trạng hôn mê, thở ôxy và phải truyền dịch, để kiểm tra sức khỏe trước khi đưa ra tòa, - một việc mà tiến sĩ luật học Cù Huy Hà Vũ cho là "hành động vô cùng tàn bạo và man rợ, một phiên tòa chưa từng có trong lịch sử thế giới Mặc dù trước đó, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng (Viện Phúc thẩm II) thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kháng nghị Tòa phúc thẩm Đà Nẵng tuyên ông Trần Văn Thanh không phạm tội và đình chỉ vụ án với bị cáo này, nhưng chánh án Trần Mẫn vẫn tuyên án thiếu tướng Trần Văn Thanh có tội, dù không có bằng chứng nhưng vẫn nhất quyết cho rằng ông Trần Văn Thanh là "người cầm đầu, đã chủ động hướng dẫn các bị cáo". Thay vì tuyên vô tội như kháng nghị của Viện Phúc thẩm II, tòa chỉ giảm án xuống 12 tháng tù treo vì bị cáo có nhân than tốt.
    Chánh án Trần Mẫn là ai?, là em ruột bà Trần Thị Thủy. Bà Trần Thị Thủy là vợ ông Nguyễn Văn Chi, ông Nguyễn Văn Chi là uỷ viên Bộ chính trị, kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng, là bạn thân của ông Nguyễn Bá Thanh".
    Cái “tội” của tướng Trần Văn Thanh thực ra là đã dám bắt Phạm Minh Thông, người khai đã hối lộ cho ông Bá Thanh số tiền 4,425 tỷ để được thi công công trình.

    Điều đặc biệt trong vụ án này là ông Phạm Minh Thông, bị phạt tù vì tội đưa hối lộ, còn người nhận hối lộ là ông Nguyễn Bá Thanh thì không được nhắc đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét