7 nỗi lo lớn của dân tộc, lo cả ngoại xâm và nội xâm
Đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TP. Hồ Chí Minh) chỉ rõ nỗi lo giặc ngoại xâm là Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội. |
Đó là Trung Quốc xâm phạm chủ quyền; lo quốc nạn tham nhũng; lo kỷ luật, kỷ cương không nghiêm; lo suy thoái đạo đức xã hội...mà đại biểu Võ Thị Dung nêu.
Sáng 28/3, Đại biểu Võ Thị Dung đã khiến nghị trường sôi động hẳn lên khi đề cập tới 7 vấn đề hệ trọng mà đất nước đang phải đối mặt:
Thứ nhất là nỗi lo về ngoại xâm. Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hòa bình, nhưng họ thì ngày càng lấn tới. Đó là nỗi lo lớn về đại sự quốc gia.
Thứ hai là nỗi lo nội xâm, quốc nạn tham nhũng lớn, nhỏ, tham nhũng vặt ngày càng gia tăng, ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. Việc gì cũng phải lót tay, phải lại quả, việc gì cũng phải có phong bì… gây nên một nếp sống nguy hại cho xã hội. Tình trạng lãng phí cũng là quốc nạn gắn với tham nhũng làm cản trở sự phát triển đi lên của đất nước.
Thứ ba là nỗi lo về suy thoái đạo đức xã hội. Đạo đức giả ngày càng lấn át đạo đức thật, chủ nghĩa thực dụng ngày càng phổ biến trong một bộ phận xã hội. Tính tham lam, ích kỷ, tệ dối trá, lừa đảo, cướp giật, giết người… mất an toàn trong vệ sinh an toàn thực phẩm và một số tệ nạn khác đang tạo ra sự bất an cho nhân dân.
Thứ tư là nỗi lo tụt hậu kinh tế. Năng suất lao động thấp, cộng với lãng phí cạn kiệt tài nguyên và các tiềm năng nguồn lực của đất nước; lo sự đổi mới chưa triệt để, chưa theo kịp sự phát triển của thế giới rất năng động và sáng tạo.
Thứ năm là nỗi lo về nợ công quá cao chưa có biện pháp giải quyết căn cơ, có ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. Lo bội chi ngân sách lớn và triền miên do còn tiêu xài quá đà, lãng phí chưa chịu dừng.
Thứ sáu là nỗi lo văn hóa dân tộc đang bị thiếu hụt xuống cấp. Con người thiếu hụt văn hóa thì làm sao có văn hóa.
Thứ bảy là nỗi lo thiếu kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, quản lý điều hành, dẫn đến tùy tiện, buông lỏng, qua loa, đại khái trong thực hiện, giảm hiệu lực chủ trương, chính sách pháp luật, làm trật tự xã hội suy yếu và mất dần động lực phát triển.
Nhân dân mong ước bộ máy của Đảng, nhà nước ở các cấp thật sự tận tụy, thật sự liêm chính. Xã hội có kỷ cương, an bình, văn hóa dân tộc được duy trì và phát triển bền vững. Đất nước được thanh bình, thịnh vượng.
Nỗi lo và mong ước của nhân dân tuy không thể giải quyết trong một sớm, một chiều, nhưng điều mà tôi tâm niệm là hoạt động của Quốc hội phải mạnh mẽ hơn nữa, gắn chặt hơn nữa, công khai hơn nữa để nhân dân cử tri theo dõi, giám sát, đó là động lực mạnh mẽ để đất nước phát triển.
---------
3 nhiệm kỳ, Quốc hội đón 2 nguyên thủ Trung Quốc
Trong phát biểu sáng nay tại Quốc hội, Đại biểu Dương Trung Quốc nói: “Hoạt động đối ngoại là rất quan trọng, đa dạng về hình thái. Có rất nhiều hoạt động đối ngoại lớn của Quốc hội mà người dân chưa hiểu hết, chưa thấy hết.
Nhưng một trong những cái thiết thực nhất của người dân là hoạt động ngoại giao ấy có tác động trực tiếp làm sao cho đi biển yên tâm không còn ai đàn áp.
Làm sao cho biển không còn gợn sóng nữa, làm sao cho chúng ta bảo vệ được chủ quyền đất nước. Trên lĩnh vực này tôi thấy Quốc hội qua ý kiến của người dân là chưa hài lòng.
Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, nhiều phản ứng của Quốc hội chậm. Quốc hội chính là một lĩnh vực ngoại giao nhân dân cao nhất và trải nghiệm lịch sử cho thấy, tiếng nói Quốc hội rất quan trọng.
Nó không chỉ thể hiện ý chí quyết tâm mà cũng thể hiện mong muốn hòa bình. Do đó, trong thời gian tới những vấn đề còn nguyên vẹn như vậy Quốc hội cần quan tâm, có tiếng nói kịp thời, phản ứng.
Một trong những hoạt động của Quốc hội, trên diễn đàn cao nhất, chúng ta đã hết sức trân trọng đón ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc - ông Ban Ki Moon, người đại diện cao nhất của tổ chức quốc tế uy tín nhất mà chúng ta là thành viên. Một bài diễn văn không dài nhưng rất sâu sắc, chân thành.
Nhưng qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội tôi được chứng kiến thì ngoài ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chỉ có 2 lần chúng ta đón nguyên thủ Quốc gia và đều của Trung Quốc, là ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình.
Việc đón một nguyên thủ quốc gia của một nước lớn, có nhiều quan hệ với chúng ta là rất đáng trân trọng. Nhưng nếu chúng ta chỉ tổ chức đây là một diễn đàn riêng thì rõ ràng người dân băn khoăn.
Tại sao chúng ta không tạo thành một thông lệ, tất nhiên có chuẩn mực, để chúng ta mời có nhiều tiếng nói hơn. Hơn nữa, trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta hiện nay, vậy thì ai là người mời. Có phải ý chí của Quốc hội không? Có chuẩn mực quy định nào để được Quốc hội chấp thuận không? Chúng ta cần phải làm để sau này còn mời nhiều người khác đến nữa.
Diễn đàn Quốc hội là diễn đàn bày tỏ quan điểm chứ không thuần túy là diễn đàn xã giao. Người dân hỏi tôi, khi Chủ tịch Trung Quốc – ông Tập Cận Bình phát biểu ý kiến, các đại biểu vỗ tay thì ông thấy như thế nào, đồng thuận với phát biểu chăng hay chỉ là xã giao.
Chắc mỗi Đại biểu Quốc hội hôm đó đều suy nghĩ về việc này. Vì thế, tôi đề nghị nên chuẩn mực chuyện đó và coi như là một sinh hoạt thường xuyên của Quốc hội, có quy định rõ ràng, thể hiện sự đồng thuận của chúng ta khi đến với diễn đàn Quốc hội. Và qua diễn đàn QH, người dân nắm được các vấn đề đối ngoại quan trọng".
|
Ngọc Quang/GDVN
------------
những nỗi lo như thế
chẳng giải quyết được đâu
Thể chế quá lạc hậu
Đất Nước ắt suy tàn
Lãng lao, lãng vật, lãng tài,
Lãng ngôn, lãng tự, lãng thời, lãng danh.
Nếu quả là yêu dân thì các đc ở Bộ Chính Trị nên chỉ đạo hoặc ra nghị quyết yêu cầu công chức luôn nêu cao tinh thần tự giác, phê bình tự phê bình, giữ vững độ béo như hiện nay (tức là độ béo phải ổn định), cuối năm, trước khi vào mùa bình bầu khen thưởng dứt khoát phải vác cân kiểm tra lại độ béo, nếu tăng lên thì dứt khoát phải trừ điểm thi đua hoặc phải giải trình cụ thể, tỷ mỷ, thận trọng, biện chứng, trường hợp nặng quá thì phải quy trách nhiệm, phải xử lý nghiêm theo đúng quy trình định của pháp luật. Làm được như vậy là đảng đã ghi được điểm với dân nghèo đồng thời còn có lưng mà cưỡi dài dài.
Người dân nghèo lành thì cái gì cũng sợ.
Còn quan chức đại gia thì sợ ma. Chỗ nào cũng thấy họ đến lễ. Thà rằng cứ giữ tiền cho giàu thêm còn hơn đem tiền đi chốn u mê để tiền mất tật mang mà không biết.
Bà có biết tàu đã đưa một giàn khoan mới vào vịnh Bắc bộ chưa, hay chưa đọc báo nên chưa biết?
Thứ ba là nỗi lo về suy thoái đạo đức xã hội. Đạo đức giả ngày càng lấn át đạo đức thật, chủ nghĩa thực dụng ngày càng phổ biến trong một bộ phận xã hội. Tính tham lam, ích kỷ, tệ dối trá, lừa đảo, cướp giật, giết người… mất an toàn trong vệ sinh an toàn thực phẩm và một số tệ nạn khác đang tạo ra sự bất an cho nhân dân.
Tôi cho đây là 2 mối lo lớn nhất vì CON NGƯỜI LÀM LÊN TẤT CẢ . Chế độ cs đã hủy hoại đạo đức con người VN , dạy họ dối trá , tham lam , làm hư hỏng cán bộ , công dân ... Một khi đã hủy hoại nhân cách đạo đức con người , thì nó sẽ hủy hoại tất cả mọi thứ trong cuộc sống !!!
- Việc Trung Quốc thì đã có đảng lo, mọi thứ đã được trù liệu tính toán đâu vào đấy, cứ để nó xây cất mai này ta chỉ việc thò tay ra lấy như hái một trái cam ở trên cây vậy. (cái này là tôi nghe lỏm được ở trên ti vi lúc bác Sang trả lời câu hỏi của cử tri khi ngài vi hành tiếp xúc, tôi chỉ tưởng tượng ra câu : mai này ta chỉ việc thò tay ra lấy như hái một trái cam ở trên cây vậy.
- Về tệ tham nhũng thì ở đâu trên địa cầu này là không có? Chúng ta chuẩn bị mọi điều kiện để thành lập Viện Hàn Lâm khoa học về các loại khoa học nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ máu thịt giữa Bình và Chuột đặng có những đột phá trong hành động, thống nhất trong ý chí để đưa cuộc vật nhau này tiến lên những bước mới. Song song với đó là thuê chuyên gia nước ngoài tìm hiểu cơ chế KHáNG DEP của đám rận ghẻ đặng chế tạo loại dầu DEP mới chống lại loài ghẻ kia cho đỡ phải "sột soạt luôn tay tựa gảy đàn"
- "Suy thoái đạo đức" chẳng qua là sản phẩm trí tưởng tượng của những thành phần suy thóai. Không đúng ư? Từ ngày thành lập đến nay có lúc nào đảng không tập trung cao độ vào công cuộc "xây dựng con người mới XHCN? Thế mới có những gương điển hình như Hồ Xuan Mãn bí thư Thừa Thiên - Huế 2 nhiệm kỳ, Trần Văn Truyền - Tổng thanh tra chính phủ v.v.
Nếu cần nhắc lại thì nói để bà hay là 90% gia đình của chúng ta là "Gia đình văn hóa", tổng kết cuối năm nào cũng cho thấy 99,9% công chức là khuôn vàng thước ngọc cho dân cày noi theo, nội việc chuyên chở bằng giấy khen, danh hiệu CSTD v.v. đi các địa phương cũng phải tốn mất mấy chuyến tàu hỏa. Còn cái vụ bà kêu là "mất an toàn thực phẩm" chẳng qua là "CôNG NGHệ SAU THU HoạcH" mà chỉ có trí tuệ Việt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Búa Liềm mới làm được.
- Không có cái gọi là "tụt hậu kinh tế" chẳng qua là thiên hạ họ đi đứng bình thường còn ta vì "đi tắt đón đầu" nên đã từ nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chế tạo bù lông bắt biển số xe mà không kinh qua giai đoạn sản xuất ốc vít điện thoại di động.
- Hiện tại từ trẻ sơ sinh đến ông bà già cộng trừ trăm tuổi chỉ phải gánh 20 triệu tiền nợ công thì đâu có nhằm nhò gì. Chính Phủ rất đúng khi khẽ khàng : "nợ công của ta hơi cao". "Hơi cao" nhá bà nhá, bà phát biểu "quá cao" là hết sức không biện chứng. Về việc này Chính Phủ đang thai nghén kế hoạch cho sinh đẻ thả ga để con số bình quân kia nó giảm xuống, tự khắc là không còn lý do gì để kêu ca về "nợ công"
Có lẽ không cần phải đôi co thêm với bà Dung vì bà dễ dàng đoán ra : tôi là một nhà lý luận chính gốc Bắc Kỳ, tâm phục khẩu phục nhá. Lần sau nếu có cơ hội thì khuyên bà không nên phát biệu sặc mùi "thế này thế khác" nữa kẻo các đồng chí ca lại phải đến đầu ngõ e hèm.
Csvn xây hội trường rõ to,đặt tên hội trường Diên hồng,sau đó mời tên Tàu Tập cận Bình phát biểu,500 nghị gật vỗ tay .
Xin hỏi ,tại sao chúng mời Tập căn bã nói chuyện ngay tại hội trường DH.TCB đã nói gì và 500 thằng con đảng gật vỗ tay hay vỗ l...