PHILIPPINES KÊU GỌI BẮC KINH TUÂN HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ LA HAYE XỬ TRUNG QUỐC THUA VỤ TRANH CHẤP BIỂN, ĐẢO
Monday, February 29, 2016
Trụ sở của Tòa án Quốc tế La Haye xử vụ Trung Quốc xâm lăng biển đảo của Philippines sẽ công bố Phán quyết Trung Quốc vi phạm vào giữa tháng 3-2016 |
VietPress USA (29-2-2016): Hôm nay Thứ Hai 29-2, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã lên tiếng thông báo rằng Philippines sắp nhận được Phán quyết của Tòa án Quốc tế La Haye về việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên các đảo tranh chấp của Philippines là sai và vi phạm luật lệ quốc tế.
Philippines đã đưa vấn đề Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên biển, đảo của Philippines và nay Tòa án Quốc tế đã xử Philippines thắng kiện. Ngoại trưởng Philippines lên tiếng kêu gọi Trung Quốc nên tôn trọng luật lệ quốc tế và thi hành Phán quyết của Tòa án Quốc tế La Haye.
Đầu năm 2013, Philippines yêu cầu tòa trọng tài ở La Haye phân xử về giá trị của tuyên bố của Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn Biển Đông, căn cứ vào Công ước LHQ về Luật biển, và xác định liệu một số bãi cạn và bãi san hô có tranh chấp nhưng do Trung Quốc kiểm soát có cho nước này quyền lãnh hải hay không.
Trung Quốc đã từ chối tham gia phiên toà trọng tài và có phần chắc sẽ tảng lờ bất cứ quyết định nào của tòa. V ào tháng 10-2015 Tòa án Quốc tế La Haye tuyên bố có thẩm quyền xem xét và sẽ đưa ra phán quyết về vụ này trong năm nay.
Thứ 5 tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tố cáo Philippines đóng kín cánh cửa của những cuộc thương thuyết song phương và gọi hành động của Manila là “một sự khiêu khích chính trị.”
Ông del Rosario nói rằng Philippines “đã có vô số cuộc họp với Trung Quốc để tìm cách giải quyết giữa đôi bên mà không thành công.” Philippines cũng mời Trung Quốc tham gia phiên toà trọng tài nhưng Trung Quốc không đáp ứng, ông nói thêm.
Ông Del Rosario nói “Coi như chúng ta là các nước có trách nhiệm, Philippines và cộng đồng quốc tế đề nghị Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới. Nếu Trung Quốc không lưu ý đến lời kêu gọi tập thể của chúng tôi, phải chăng điều đó nghĩa là Trung Quốc coi mình cao hơn luật pháp?”
Biển Đông là nơi các bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei có tuyên bố chủ quyền tranh chấp và chồng lấn với nhau.
Tại Hội nghị Thượng đĩnh Sunnylands tổ chức tại Nam California, vào ngay 15 và 16-2-2016 giữa Hoa Kỳ và 10 thành viên Khối ASEAN, TT Barack Obama đã kêu gọi sự nhất trí của Khối ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ thi hành Phán quyết nầy của Tòa án Quốc tế La Haye sắp công bố về sự vi phạm của Trung Quốc. Các diễn tiến hiện nay tại Biển Đông như Nhật Bản bán và viện trợ vũ khí cho Philippines, Hoa Kỳ tăng cường kiểm soát Biển Đông, Úc và Ấn Độ cũng tham gia và Nhật Bản sẽ là tiên phong trong việc cùng với Hoa Kỳ lập lại trật tự trên Biển Đông. Nếu như Trung Quốc bất tuân Tòa án Quốc tế của Liên Hiệp Quốc thì chắc chắn sẽ có sự trừng phạt quốc tế để buộc Trung Quốc thi hành. Điều nầy có thể là một bất ổn lớn về kinh tế và quân sự mang lại nhiều bất lợi cho Trung Quốc.
Tòa án Quốc tế (The International Court of Justice - ICJ) là cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc (LHQ), được thành lập vào tháng 6 năm 1945 theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và bắt đầu làm việc vào tháng 4-1946.
Trụ sở của Tòa án đặt tại Cung điện Hòa bình ở The Hague (Hà Lan). Trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, Tòa án Quốc tế là cơ quan duy nhất không đặt tại New York (Hoa Kỳ).
Vai trò của Tòa án La Haye là để giải quyết, phù hợp với luật pháp quốc tế, tranh chấp pháp lý được đệ trình bởi các quốc gia và cho ý kiến tư vấn về các vấn đề pháp lý đề do các cơ quan Liên Hợp Quốc ủy quyền và các cơ quan chuyên ngành.
Tòa án gồm 15 thẩm phán, người được bầu với nhiệm kỳ 9 năm do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an bỏ phiếu chọn. Ngôn ngữ chính được sử dụng tại Tòa án Quốc tế La Haye là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario chỉ vào một bản đồ cổ trên màn hình bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại trường đại học Công giáo ở Manila (ảnh VOA). |
Trong khi đó cùng ngày hôm nay 29-2-2016, một tổ chức nghiên cứu ở Thuỵ Điển cho biết lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong 5 năm qua đã tăng gần gấp đôi và nay đứng thứ ba về sản xuất và xuất khẩu vũ khí sau Hoa Kỳ, Nga.
Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế ở Stockholm cho hay rằng lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng 88% trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. Theo ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của viện này cho biết rằng:
"Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu. Rất nhiều những vụ xuất khẩu này là tới những nước mà Trung Quốc có những mối quan hệ tốt đẹp từ lâu, cho nên việc Trung Quốc cung ứng vũ khí cũng có một mục tiêu chiến lược. Thí dụ như Pakistan, Bangladesh và Myanmar."
Ông Siemon Wezeman nói tiếp rằng "Chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở Á châu. Chúng ta có thể thấy các nước láng giềng Châu Á đã phản ứng trước những gì mà Trung Quốc đang làm. Bắc Kinh muốn đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc, sự gia tăng năng lực của Trung Quốc gắn liền một chính sách khá hung hãn của Trung Quốc là lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và các nước trong khu vực có tranh chấp trên Biển Đông".
Trong cùng thời gian này, xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng 27% và Nga tăng 28% nhưng vẫn tiếp tục dẫn đầu bỏ khá xa Trung Quốc và những nước khác trên thế giới.
Trong 5 năm trước, lượng nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 25%, cho thấy nước này bây giờ đã có đủ trình độ công nghệ để tự sản xuất nhiều loại vũ khí.
Theo ông Wezeman cho biết thì "những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc để hiện đại hoá quân đội có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Á châu. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141 tỉ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Như vậy chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở Á châu của Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy các nước láng giềng của Trung Quốc đã phản ứng ra sao trong lúc nầy để chống lại Trung Quốc".
Khi Trung Quốc phát triển vũ khí, tạo bá quyền trên Biển Đông thì chắc chắn các nước láng giềng khu vực sẽ trở thành đồng minh chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và như thế sẽ càng tạo thêm bất lợi cho Trung Quốc.
Các giàn Đại pháo của Trung Quốc nay nhẹ, gọn và hữu hiệu hơn trên chiến trường |
Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng những hoạt động trong thời gian gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm cho căng thẳng gia tăng trên khắp vùng Đông Nam Á.
"Rõ ràng là việc này ngay trước mắt đã tạo ra bất ổn cho khu vực, vì những nước như Việt Nam, Philippines và Indonesia vốn dĩ muốn tập trung nỗ lực vào mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường kiến trúc khu vực, nhưng họ bị vướng vào điều mà họ xem là một nhu cầu gần như là sinh tử để tăng cường sức mạnh quân sự của mình, để mua vũ khí, để chuyển ngân sách sang mục tiêu hiện đại hoá quân đội. Đó là một việc bất đắc dĩ, nhưng đó là việc mà họ phải làm trong lúc đối mặt với một Bắc Kinh mà họ xem là một mối đe dọa an ninh mỗi ngày một tăng."
Mặc dầu Trung Quốc đưa các dàn tên lửa hiện đại ra đảo Phú Lâm nơi tranh chấp với Việt Nam và Đài Loan; hay cưỡng chiếm các đảo tranh chấp với Philippines; nhưng Phán Quyết của Tòa án Quốc Tế La Haye sẽ là đòn chí tử đánh vào Trung Quốc trong những ngày sắp tới.
Trung Quốc nay là nước mạnh; nhưng không thể mạnh hơn luật pháp Quốc tế để đứng trên đầu của Liên Hiệp Quốc.
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.
www.Vietpressusa.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét