TRUNG QUỐC NHAI KHÔNG ĐƯỢC NUỐT KHÔNG TRÔI VỤ XÂM LĂNG BIỂN ĐÔNG ĐANG SẮP BÙNG NỔ CHIẾN TRANH
Monday, March 14, 2016
Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên tử John C. Stennis của Hoa Kỳ hiện có mặt tại Biển Đông.. |
Hàng Không Mẫu Hạm duy nhất Liêu Ninh của Trung Quốc chạy bằng chân vịt |
VietPress USA (14-3-2016): Một áp lực mạnh mẽ từ Quốc Hội và các đề nghị từ giới quốc phòng và an ninh Mỹ muốn rằng phía hành pháp nên có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc trên Biển Đông.
Cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA là Tướng Michael Hayden, đã phát biểu với báo The Guardian rằng "Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, và nếu không được giải quyết thoả đáng, việc này có thể mang lại những hậu quả tàn khốc trong những năm tới!"
Tướng Michael Hayden nói rằng “Tôi không nói Trung Quốc là một kẻ thù của Mỹ. Tôi đơn giản chỉ nói là nếu chúng ta không ứng phó tốt với sự nổi lên của Trung Quốc, đó sẽ là một thảm họa cho thế giới”.
Tướng CIA Michael Hayden |
Tướng Michael Hayden phân tích rằng "Khủng bố Quốc gia Hồi giáo không phải là mối nguy cơ sinh tử đối với Hoa Kỳ. Thế nên nếu Hoa Kỳ đặt nặng vấn đề chống Khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn, mối nguy thực sự cho Hoa Kỳ và an ninh Thế giới đó chính là Trung Quốc!"
Tướng Michael Hayden cho rằng Trung Quốc dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó của Trung Quốc. Tướng Hayden nói "Nếu chúng ta đi thêm 10 năm nữa để phải đối phó thì đó chính là Trung Quốc!"
Ông William Jones, một biên tập viên của Tuần báo chuyên về an ninh và tình báo mang tên "Executive Intelligence Review" ở Leesburg, Tiểu bang Virginia Hoa Kỳ đã bày tỏ đồng quan điểm với Tướng Michael Hayden. Ông William Jones cho rằng tình hình Biển Đông, nơi có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền biển và đảo giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước khác, đang dẫn đến “giai đoạn tiền chiến tranh”! Ông tin chắc sẽ có chiến tranh trên Biển Đông với Trung Quốc nhưng không nói rõ ai gây chiến trước và kéo dài trong bao lâu?!
Ông William Jones nói với Press TV trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng và chúng ta đã thấy điều đó hồi đầu thế kỷ 20, dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, và chúng ta thấy rằng tình hình hiện nay ngày càng có tính đối đầu hơn.”
Dù đang là tâm điểm của nhiều chỉ trích chính trị vì các động thái hung hăng hay xâm lấn ở Biển Đông, song Trung Quốc không xuống thang trên bất cứ lĩnh vực gì. Ngược lại, Trung Quốc phê phán các nước về các nỗ lực quân sự có thể có của họ ở khu vực tranh chấp, kể cả đưa ra cảnh báo đối với Philippines khi nước này mới đây thuê máy bay của Nhật Bản để tuần tiễu ở Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc |
Hiện nay Hoa Kỳ và các quốc gia như Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Philippines đang có các chiến hạm sẵn sàng ứng phó trên Biển Đông. Nhật Bản viện trợ các tàu tuần tra biển cho Việt Nam cũng như ký Hiệp Định quốc phòng nhằm cung cấp chiến cụ, dịch vụ quốc phòng và kỹ thuật cao cho Philippines.
Thái độ đi hàng hai của Hà Nội đã làm cho Hoa Kỳ chán ngán. Hiện nay mặc dù đảng csVN do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn ăn đời ở kiếp với Bắc Kinh; nhưng Trung Quốc vẫn xem nhẹ và ngày càng lấn chiến Biển, Đảo cũng như nội địa Việt Nam.
Phía Hoa Kỳ chờ đợi xem chuyến đi Hà Nội của TT Barack Obama có sẽ đưa đẩy csVN đứng sát với các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á trong liên minh chống Trung Quốc hay không. Trong những ngày gần đây, csVN cũng đã cho một số cán bộ đảng viên cấp thấp tuyên bố coi như lên án Trung Quốc về hành vi xâm lăng các đảo Hoang Sa, Trường Sa và hầu hết vùng Biển Đông của Việt Nam.
Chiến hạm philippines trên Biển Đông |
Hôm qua 13-3-2016, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ của Việt Nam đã được báo Khmar trích thuật nói rằng “Nếu chúng ta để Trung Quốc tiếp tục thực hiện hành động hung hăng ở Biển Đông đe dọa các nước khác và coi thường luật pháp quốc tế để bảo vệ hòa bình thế giới, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ ném vào sọt rác các nguyên tắc cơ bản và các giá trị nhân loại phổ quát, cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc”. Tiến sĩ Trần Công Trục nói đã đến lúc các bên liên quan như Việt Nam, Mỹ, Philippines và Nhật Bản phải lên tiếng tại các diễn đàn Liên Hiệp Quốc để ngăn ngừa các hậu quả hủy diệt đang căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và bảo vệ luật pháp cũng như công lý.
Tiến sĩ Trần Công Trục tin rằng chính quyền của TT Barack Obama sẽ cân nhắc đưa vấn đề Biển Đông ra Hội đồng Bảo an LHQ và các diễn đàn khác. “Công lý và công luận cũng quan trọng và hiệu quả không khác gì các vũ khí mà Trung Quốc đã đặt ở Biển Đông, nhưng giải quyết những vấn đề còn tồn tại cần sự đoàn kết, nhất trí và có hành động chung,” ông nhấn mạnh.
Ông cựu Trưởng ban Biên Giới Việt Nam cho rằng “Việt Nam cần tăng cường hợp tác và thúc giục các nước thành viên ASEAN thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin. Việt Nam cần nêu các sáng kiến duy trì nguyên trạng, ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình, ổn định, cũng như tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông”.
Chiến hạm Nhật Bản sẵn sàng đối đầu Trung Quốc |
Trong một tuyên bố hôm 11-3-2016, Liên Hiệp Châu Âu EU đã kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc triển khai hỏa tiễn ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng đã bị Trung Quốc chiếm bằng vũ lực vào năm 1974. EU cũng nói như Hoa Kỳ là không đứng về bên nào trong các tranh chấp biển, đảo nhưng muốn các bên giải quyết tuyên bố chủ quyền một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Bản Tuyên bố của EU viết rằng “Triển khai các lực lượng hay thiết bị quân sự tạm thời hay lâu dài trên các thực thể trên biển có tranh chấp mà ảnh hưởng đến an ninh khu vực và có thể đe dọa tự do hàng hải và hàng không là một mối quan ngại lớn. EU kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, làm rõ cơ sở của tuyên bố chủ quyền của họ, và theo đuổi các tuyên bố đó phù hợp với luật quốc tế, kể cả Công ước LHQ về luật biển và các thủ tục trọng tài của LHQ”.
Tuyên bố của EU nhằm mở đường cho việc quốc tế chuẩn bị có biện pháp với Trung Quốc sau khi Tòa án Quốc tế La haye sắp công bố Phán quyết buộc Trung Quốc rời khỏi đảo tranh chấp mà Trung Quốc đang chiếm của Philippines. Tiểu Hạm Đội của Hoa Kỳ với Hàng Không Mẫu Hạm John C. Stennis và các chiếm hạm đang chờ sẵn tại Biển Đông để đòi buộc Trung Quốc thi hành Phán quyết của Tòa án Quốc tế theo vụ kiện của Philippines đệ trình năm 2013 xin xét xử việc Trung Quốc chiếm biển đảo của Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc phủ nhận quyền tài phán của Tòa án Quốc tế và không đến tham dự các phiên tòa xét xử.
Chiến hạm của Hoa Kỳ tại Á Châu - Thái Bình Dương. |
Trước các áp lực ngày càng nặng nề, hôm qua Trung Quốc đề nghị các quốc gia có tranh chấp nên họp lại để tìm cách tháo gỡ ôn hòa. Đây là cách lừa bịp của Trung Quốc trước thế gọng kìm ngày càng xiết vào yết hầu của Trung Quốc.
Trong khi đó, Nga đã đưa dàn khoan thăm dò đến tìm dầu khí trên vùng Biển Đông của Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận là của Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang khai thác dầu khí trên vùng Biển Đông theo hợp đồng với Việt Nam. Trung Quốc lên tiếng đe dọa sẽ có biện pháp thích ứng và yêu cầu Nga cũng như Ấn Độ phải rút dàn khoan thăm dò dầu khí ra khỏi vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là của Bắc Kinh. Nga và Ấn Độ hợp tác khoan thăm dò với PetroVietnam và đã không hề trả lời gì cho Trung Quốc.
www.Vietpressusa.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét