Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Chuyển ngữ - Tuyên cáo

BẢN TUYÊN CÁO ĐẶC BIỆT DỊCH RA TIẾNG HOA
Tập thể
關於中國當局連續啓動肇釁行爲,嚴重侵犯越南在東海的主權和領土完整的
宣告

我們在下面同簽名者
共同認定:
1. 在整個歷史過程中,中囯曾經多次進行侵略越南的 戰爭。1974年佔領黃沙(中囯叫為西沙);1979 年驅軍攻打越 南北方邊界九省地區,給與柬埔寨 波爾布特 (Pôn Pốt) 滅種集團攻打越南西南方各省;1988年攻佔越南長沙群島的十字礁,至今兼侵謀圖日益延續更加粗暴。
2. 雖然1991年越南和中囯已經簽定和平 協議,宣佈兩國鄰邦友誼, 但是中囯當局仍然繼續悖逆地允許艦船阻止殺死在自己國家海域上作業謀生的越南漁民;扣留捕魚船,處罰和劫奪強佔越南漁民的財產。2011年5月26日中囯 海監船沖入越南經濟特權海域,進攻剪切“平明船BM02”油氣勘探光導纖維(光纖)。接著,中囯船艦又兇悍沖入,切斷正在在越南經濟特權海域内活動的 Viking II船艦勘探光纖。這個丑惡的意圖謀算把越南的領海,經濟特權海域變成主權爭執的區域,來實施所謂“擱置爭執,在中國超拔的優勢支配下,共同開採, 粗暴壓置毫無歷史的基礎和沒任何法理性的中囯“南海海上九段牛舌綫”。這個行動實事阻止海上航行的自由,現時正在被許多國家反對。中國上述各個行処已經嚴 重地違犯了海洋律和1982年聯合國關於海洋律公約 (UNCLOS),而中囯又是聯合國保安委員會成員之一,違犯了中國與東南亞各國(ASEAN)於 2002 年已經共同簽名。
3. 最近中囯又調運海巡31號戰艦進入東海航行,進行軍事演習,來對越南,非律賓和其他東南亞各國表示威脅。 那些悖逆勢力並鋪張的行爲已經造成緊張的氣氛,嚴重影響和平穩定和破壞亞洲 —太平洋全體區域和全世界的安寧。那些行爲顯然是阻擋着東南亞 —太平洋各國,其内有越南和東南亞各國的和平建設。上面所述的中囯各方面的行爲對於中國向世界的所有宣佈,和對於時代的進步和平發展的趨勢而比較是完全悖 逆的。
4. 越南政府首相阮晉勇2011年 6月08日在牙莊市宣佈:“繼續猛烈肯定和表示我們全黨全民全軍最高的決心意志,對於保衛越南在祖國的領海海島主權全主權和裁判全”.這個重要宣佈是答應了越南人民正當願望。
我們鄭重宣佈:
1. 劇烈向國内和國外輿論警報和控告:中國當權者連續啓動肇釁行爲, 目的是侵佔東海, 主要是實施他們所張揚“中囯海上九段牛舌綫”的宣佈,佔領越南的長沙—黃沙;扣留劫奪破壞越南漁民的船艚,剪斷越南油氣勘探光纖。其謀圖想要把越南領海和 經濟特權海域變成爭執的區域為中國享利;進行軍事演習,調運大型戰艦到東海,威脅全區域内的和平安寧。
2. 我們擁護越南國家最高的領導者堅決合 乎民心的一些發表,期望各位黨國家國會越南祖國陣綫及其越南各政治和社會各班部門團體儘快確定和實施一切積極和更有效的措施,以保衛我們的漁民,保衛油氣 勘探艦船.我們愛好和平但像越南社會主義共和國主席阮明哲多次發表,堅決肯定:不讓祖國一寸土地,一區領海島礁落入任何外國人。
3. 保衛祖國的事業是全民的事業。因此,在政治,軍事,外交旁邊的措施,最有效的辦法仍是要依靠於全民族的力量,依靠一切在國内或國外的愛國越南人來反對中國當權者悖逆肇釁的行爲,保衛越南許多世代奮斗建設和維護的祖國獨立,主權和領土的完整。
4. 我們設想:沒有任何理由以阻擋人民的愛國行動,包括全國青年人大學生和中學學生的溫和, 遵守秩序的集會,和遊行示威。
在整個建國衛國的歷史過程中,我們許多接踵祖先前輩已經深刻“決死讓祖國決生”的誓銘。
依靠人民力量為正要,我們一定取得戰勝!
正因此而我們越南已經長存和維護祖國至今的獨立!
寫在胡志明市, 2011年6 月 25 日
同簽名
 
Thứ năm ngày  30/6/2011  
Quay lại trang trướ

Bóng nắng bóng râm

Nững chuyện ngắn nhất


Bóng nắng, bóng râm - Vô danh
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.


Câu Hỏi - Nguyễn Hoài Thanh
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".
- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.


Ba Và Mẹ - Lê Mai
Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhà nông “chánh hiệu”.
Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.
 

Tình Đầu - Hứa Vĩnh Lộc
Về quê, lần nào cũng vậy, hễ chạy qua ngã ba An Lạc là tôi cho xe chạy chậm hẳn lại, mắt nhìn vào ngôi nhà khuất sau vườn lá. Một lần, đứa con trai mười tuổi của tôi hỏi:
- Ba tìm gì vậy?
- Tìm tuổi thơ của ba.
- Chưa tới nhà nội mà?
- Ba tìm thời học sinh.
- Nội nói, lớn ba học ở Sài Gòn mà?
- À, ba tìm người... ba thương.
- Ủa, không phải ba thương mẹ sao?
- Ừ, thì cũng ... thương.
- Ba nói nghe lộn xộn quá. Con không biết gì cả.
- Ba cũng không biết.
Chỉ có Hồng Hạ biết. Mà Hạ thì hai mươi năm rồi tôi không gặp.


Bão - Nga Miên
Sống miền duyên hải, công việc của anh gắn liền với tàu, với biển, với những chuyến khơi xa. Anh đi suốt, về nhà chẳng được bao ngày đã tiếp tục ra khơi. Mỗi lần anh đi chị lại lo. Radio, ti vi báo bão. Đêm chị ngủ chẳng yên, sợ bão sẽ cuốn anh ra khỏi đời chị.
Cuộc sống khá hơn, anh không đi biển nữa mà kinh doanh trên bờ. Anh đi sớm về trễ, có đêm vắng nhà, bảo vì công việc làm ăn. Nhưng nghe đâu...
Không phải bão, anh vẫn bị cuốn xa dần. Sóng gió, bão trong lòng chị.


Khóc - Bùi Phương Mai
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói:
Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh.


Chung Riêng - Nga Miên
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…


Bàn tay - Vô danh
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.


Vòng cẩm thạch - Jang My
Cha kể, cha chỉ ao ước tặng mẹ chiếc vòng cẩm thạch. Tay mẹ trắng nõn nà đeo vòng cẩm thạch rất đẹp. Mỗi khi cha định mua, mẹ cứ tìm cách từ chối, lúc mua sữa, lúc sách vở, lúc tiền trường… Đến khi tay mẹ đen sạm, mẹ vẫn chưa một lần được đeo.
Chị em hùn tiền mua tặng mẹ một chiếc thật đẹp. Mẹ cất kỹ, thỉnh thoảng lại ngắm nghía, cười:
-Mẹ già rồi, tay run lắm, chỉ nhìn thôi cũng thấy vui.
Chị em không ai bảo ai, nước mắt rưng rưng.
 
 
Ngậm ngùi - Vô danh
Ba mất nửa năm, má dẫn hai con nhỏ về quê. Xin được mảnh đất hoang, cùng mần cỏ, dọn nền, lối xóm lạ hoắc tới tiếp dựng mái lá ở tạm. Tối, má gói bánh - nấu. Sáng, hai nhỏ út bưng bán. Má mượn xuồng đi chợ, áo thâm kim, nón lá rách.
Anh Hai ở Sài Gòn, thành đạt, giàu. Hôm về quê, anh đi dọc bờ sông, má thấy, bơi xuồng riết theo, goi tên con hụt hưởi. Anh ngoái nhìn rồi quay mặt đi tiếp. Má tủi, gạt dầm, cúi mặt khóc. Nước mắt má làm xuồng quay ngang!

 
Tết - Phạm Thiên Phú
Ngồi một mình trong căn phòng chung cư ở tầng 15, anh đón Tết một cách lặng lẽ. Ở nơi này vẫn có bánh chưng, bánh tét, vẫn có pháo, có hoa nhưng hình như vẫn thiếu một thứ gì đó.
Đã 35 cái Tết tha hương nhưng hình như trong anh vẫn còn tìm kiếm, dẫu rằng sự tìm kiếm đó ngày càng nhạt nhòa theo năm tháng. Phải chăng ‘thứ ấy’ là hương vị Tết quê nhà?
“Phải đi ngủ sớm thôi” Anh tắt đèn tự nhủ, “Mai còn phải đi làm…”

 
Lương tâm  -  Trần Đình Ba

ĐỐI THOẠI NGƯỜI BÁN
GẬY TRÚC NÚI YÊN TỬ.



Mua đi giá rẻ vừa thôi
Sớm mong đắt một lời mời lấy may
Cheo leo vách đá đường mây
Lên cao chống dựa thuận tay vin trèo.
Lời mời gieo giá đáng yêu
Lửng lơ chim hót ra điều thực tâm 
Tôi đùa em bán lỗi lầm
Bấy nhiêu lâu hết Trúc Lâm vùng này.
Em cười sống thoát khó thay
Còn no đói hết dạn dầy biết sao
Nỗi niềm gió đẩy trời cao
Người lên lơ đễnh khách vào lãng quên.
Nguyễn Đào Trường

Giáo sư Tương Lai

30/06/2011


Báo chí trong dòng chảy bất tận của cuộc sống

Tương Lai
imageNhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại”. Người viết câu ấy là một nhà báo đã từng có mặt ở những vùng nóng bỏng nhất trên hành tinh. Những “vùng đất chết chóc” Trung Đông: Iraq, Afganistan, Pakistan… và nay là Lybia, Yemen… Nỗi đau đang thấm đẫm trên “vùng đất chết chóc” nhưng vì sứ mệnh cao cả của báo chí, nhiều nhà báo vẫn đang dấn thân vào. Những ngòi bút ấy hiểu rất rõ rằng: “viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”.
Thế nhưng, đâu chỉ nơi “vùng đất chết chóc” ấy mới có nỗi đau. Ở khắp nơi trên trái đất này, nỗi đau của con người chẳng có lúc nào vơi. Mà nước mắt con người đều cùng có vị mặn, máu con người đều cùng màu đỏ! Ấy vậy mà, nguyên nhân làm cho nước mắt phải rơi, máu phải chảy, thì thiên hình vạn trạng, làm sao kể xiết. Và có lẽ người Việt Nam là người hiểu rõ vấn đề đó hơn ai hết trên trái đất này. Đơn giản chỉ vì họ sống trên một đất nước đã từng chịu đựng nỗi đau chiến tranh kéo dài non nửa thế kỷ! Vết thương của chiến tranh chống phát xít, chống thực dân, chống đế quốc chưa kịp hàn gắn thì ngay lập tức phải tiếp tục cầm súng chiến đấu chống bọn bành trướng phương Bắc cận kề.

Cuộc chiến đấu cận kề về thời gian cũng như về không gian ấy cũng là cuộc chiến đấu đầu tiên và triền miên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc này kể từ thời Bà Trưng Bà Triệu cho đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung. Trong cuộc chiến không cân sức đó phải luôn lưu giữ khí phách của một Trần Bình Trọng hiên ngang trước kẻ thù “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”! Khí phách đó lưu chảy trong huyết quản của mỗi người Việt Nam.
Phải như vậy vì đó là sự quy định nghiệt ngã về vị trí địa-chính trị của đất nước nằm bên bờ Biển Đông luôn trong thế “trứng chọi đá” với một nước khổng lồ mà những nhà cầm quyền từ Tần Hán cho đến Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh tiếp đến Mao, Đặng, chưa bao giờ từ bỏ mộng bành trướng về phương Nam mà Việt Nam thì như một cục xương mắc giữa họng, không cho họ nuốt trôi Đông Nam Á! Vì thế cái lưỡi bò của họ thè ra thèm thuồng muốn liếm trọn cái “Vịnh Ba Tư thứ hai”, như tờ báo Hoàn Cầu của họ thú nhận, nhằm thỏa mãn cơn khát năng lượng của một nước đang tích lũy tư bản theo màu sắc Trung Quốc để trở thành siêu cường với bất cứ giá nào.
Trong vị thế đó, từ bao đời ông cha ta thường xuyên răn dạy tinh thần cảnh giác trong mọi ứng xử với “thiên triều”, biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương nhưng luôn giữ khí phách kiên cường, không bao giờ khuất phục. Điều răn ấy được tạc vào hình hài của đất nước bằng những truyền thuyết, những huyền thoại. Chẳng hạn như 99 ngọn núi ở vùng trung du được giải thích là tượng trưng cho 99 con voi và một tượng trưng cho con voi bị chém cụt đầu do quay về hướng Bắc! Hoặc câu chuyện được ghi vào sử sách về câu đối Đằng giang tự cổ huyết do hồng! (Sông Bạch Đằng từ xưa đỏ vì máu) của sứ thần Giang Văn Minh đáp lại thái độ ngạo mạn của Sùng Trinh, vua nhà Minh trong Đồng trụ chí kim đài dĩ lục! (Cột đồng xưa giờ đã rêu xanh)! Cọc gỗ Bạch Đằng vẫn mãi mãi trụ vững trong khí phách Việt Nam tự bao đời.
Nên nhớ rằng, tuy có nhiều giải pháp và sách lược để duy trì mối quan hệ với đế chế Trung Hoa qua các triều đại, kể cả cử người đóng vai thay thế, nhưng về nguyên tắc thì không một vị vua Việt Nam nào chịu sang triều phục các hoàng đế Trung Hoa cả. Chẳng những thế, rời bỏ ngai vàng để lên núi Yên Tử dựng chùa, nghiền ngẫm về đạo Phật, mở ra một trường phái Thiền Trúc Lâm, Trần Nhân Tông vẫn không quên chuyện cảnh giác với kẻ thù. Vì thế mà trong Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh, Ngô Thời Nhiệm đã có lời bình thâm thúy về chuyện này như sau: “Người ta thấy Điều Ngự đệ nhất tổ đến ở chùa Hoa Yên thì bảo Ngài xuất gia, ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công trong mối vô sự; nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an âm. Cái ý ấy là không tiện nói ra, sợ người ta dao động, cho nên nhắm được núi Yên Tử là núi cao nhất, phía Đông nhìn về Yên Quảng, phía Bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng nên ngôi chùa, thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm. Thật là một vị Vô Lượng Đại Thế Chí Bồ Tát...”. Đang có nhiều bàn thảo về điều này, song ở đây, điều cốt yếu mang tính thời sự lại ở thông điệp của ông cha gửi cho hậu thế: ý thức thường trực cảnh giác là một đòi hỏi sống còn của dân tộc. Ông cha ta đã có đôi mắt xuyên suốt lịch sử.
Thì đây, tuy chẳng hay ho gì, song vẫn buộc phải gợi lên những điều mà báo chí Trung Quốc mới đây đưa tin: “Ông Đặng năm đó đã nói một câu: trẻ con không nghe lời phải đét đít. Sau đó 10 vạn đại quân điều tới biên cương. Còn bây giờ thì sao? Trẻ con không những không nghe lời mà còn hoàn toàn không thèm để mắt tới người lớn. Ngang nhiên nói, tiến hành bầu cử quốc dân trên các đảo bãi xâm chiếm phi pháp tại Biển Đông, còn gào thét đó là công việc nội bộ của quốc gia, nói là, phải dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền thần thánh không thể xâm phạm của đất nước mình. Điều đó chẳng phải là chống lại trời thì là cái gì. Liệu không thể đét đít chăng? Không cho bài học, từ nay trở đi liệu có ổn không? Không đánh bây giờ thì đợi đến khi nào?”. *
Cũng là nhà báo đó thôi. Ở đây chúng cũng chấm ngòi bút của chúng vào “nỗi đau của nhân loại” đấy chứ. Chỉ có điều, đó là nỗi đau về những con người bị đầu độc bởi chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang ngậm máu phun người, ngông cuồng tự phong cho mình quyền “bình định thiên hạ”. Những ngòi bút ấy chắc không biết rằng, những ai có lương tri trên thế giới, trong đó có người Trung Quốc, đều không quên: kẻ xua 10 vạn quân xâm lược Việt Nam năm 1979 cũng chính là kẻ mười năm sau đó đã hạ lệnh cho xe tăng nghiến nát những thanh niên ưu tú Trung Quốc đấu tranh đòi tự do dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn, gây nên một trong những sự kiện thảm khốc và ô nhục nhất trong lịch sử Trung Quốc, một nỗi đau lớn của dân tộc Trung Hoa!
Những người có lương tri trên thế giới, trong đó tất nhiên là có người Trung Quốc vẫn còn lưu giữ trong tim mình hình ảnh "Người biểu tình vô danh", đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5 tháng 6 năm 1989 do nhà báo Jeff Widener (Associated Press) chụp:
Nếu nói tư tưởng một khi thâm nhập được vào quần chúng sẽ trở thành một lực lượng vật chất, thì tấm hình này đang nói về hai “lực lượngvật chất” ấy đang đối diện nhau.
Người thanh niên Trung Quốc mặc áo trắng đứng đơn độc trước đoàn xe tăng cũng do những người Trung Quốc cầm lái [chắc cũng là thanh niên] đang sẵn sàng nghiến nát mình! Con người được gọi là “vô danh” đó đi vào lịch sử như một anh hùng, đại diện cho một khát vọng cao cả ngàn đời của con người, khát vọng dân chủ và tự do, đang thách thức một “lực lượng vật chất” sẵn sàng nghiến nát khát vọng cao cả ấy. Bốn chiếc xe tăng, không hiểu thuộc bình đoàn 27 hay 38 được điều từ vùng “viễn biên” hay “vùng sâu, vùng xa” nào đó về Băc Kinh với sứ mệnh dẹp tan bọn phản động, chắc cũng sẽ “đi vào lịch sử”, nhưng theo một hướng khác.
Rồi từ một tấm hình khác, cũng do một nhà báo chụp nói về Triệu Tử Dương dùng loa để nói với các sinh viên vào ngày 19 tháng 5 năm 1989. Đằng sau ông (người thứ hai từ bên phải, mặc áo đen) là Ôn Gia Bảo. Đây là lần xuất hiện cuối cùng của Triệu Tử Dương trước công chúng Sau đó ông bị quản thúc tại gia đến khi chết:
Cho đến nay, tại Trung Quốc, những tấm hình này vẫn đang bị ca3Q. Sự kiện Thiên An Môn vẫn là điều cấm kỵ với báo chí nước này, báo chí phải dành cho những trang viết như vừa dẫn ở trên. Thế nhưng, trong trái tim chính trực và nóng bỏng khát vọng tự do của những người Trung Quốc chân chính, những người vẫn cháy bỏng trong tâm hồn mình hình tượng bất tử của Khuất Nguyên trên dòng sông Mịch La thuở nào trong lịch sử văn hóa Trung Hoa thì khát vọng về công lý, về tự do dân chủ vẫn là ngọn lửa không bao giờ tắt.
Vừa rồi, vào ngày 5.6.2011, trên các trang mạng đã tràn ngập hình ảnh và bình luận về sự kiện Thiên An Môn. Tại Hồng Kông, hàng ngàn người đốt đuốc để “canh giữ ngọn lửa Thiên An Môn”. Và trong trái tim của loài người, ngọn lửa ấy chẳng bao giờ tắt. Hình ảnh dưới đây là một trong những ví dụ: Một đài kỷ niệm đã được dựng lên tại thành phố WrocławBa Lan với hình ảnh một chiếc xe đạp bị phá hỏng và một vệt xích xe tăng – biểu tượng của những cuộc phản kháng trên quảng trường Thiên An Môn:
Liệu những hình ảnh vừa gợi ra có nói lên tư tưởng không? Và nếu có thì bằng cách nào để tư tưởng thâm nhập được vào quần chúng?
Có nhiều cách, nhiều kênh để thâm nhập, nhưng có lẽ báo chí là cách cập nhật nhất, rộng rãi nhất và cũng tiện lợi nhất để thực hiện điều đó. Kênh báo chí truyền thông là kênh thông tin trực tiếp nhất đưa những tư tưởng lớn, những tình cảm lớn đến tận hang cùng ngõ hẻm. Báo chí vốn đã có chức năng và lợi thế khó có gì so sánh được, chức năng và lợi thế đó lại tăng lên bội phần với công nghệ thông tin, kỹ thuật truyền tin của thế kỷ XXI. Báo chí đã làm cho một tư tưởng lớn trong đầu óc của một người đến được với nhiều người, chuyển thành sức mạnh “tức nước vỡ bờ” trong hành động của quần chúng nhân dân.
Thế nhưng, đừng quên một sự thật oái oăm mà bức ảnh “người biểu tình vô danh” ở trên đã chuyển tải: những thanh niên Trung Quốc lái những chiếc xe tăng kia chẳng nhẽ lại không có “tư tưởng” sao?
Có chứ. Họ cũng được “giáo dục” kỹ là đằng khác để nhằm thực hiện lời thề bảo vệ những cái mà vì chúng mà họ tồn tại. Họ làm sao biết được những sự thật khủng khiếp về những tội ác đã được gây nên trên đất nước họ. Xin chỉ trích ra đây vài mẩu tin trong cuốn sách Mao Trạch Đông – Ngàn năm công tội do đại tá Tân Tử Lăng, một nhà nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao Trung Quốc mà Thông Tấn Xã Việt Nam đã xuất bản: Theo số liệu chính thức do Bộ Chính trị Trung Quốc giải mật tháng 9-2005, sau 4 năm Mao phát động “cao trào xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” có tới 37,55 triệu người chết đói. Cuộc Cách mạng văn hóa kéo dài 10 năm đã lấy thêm sinh mạng của gần 20 triệu người dân Trung Quốc. Cũng theo tài liệu “giải mật” này, những năm ấy Tín Dương có hơn một triệu người chết đói. Trịnh Đại Quân, một cán bộ Ban Công tác nông thôn huyện Sùng Khánh kể rằng, một đội sản xuất có 82 hộ, chỉ trong một năm, từ tháng 12-1959 đến 11-1960 có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi. Trịnh Đại Quân kể: người ta phát hiện ra vụ ăn thịt trẻ em đầu tiên do toán điều tra nhìn thấy “một làn khói mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa”. Họ bao vây, vu hồi, rồi đồng loạt nhảy vào: “Nhà Nhị Oa tám nhân khẩu, đã chết đói hai, nhưng chỉ còn lại năm. Bé gái Thụ Tài đang bị luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm dây trói can phạm, Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài nhai ngấu nghiến”. Nạn ăn thịt trẻ con sau đó còn lan ra: “Kẻ nhẫn tâm thì ăn thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì gạt nước mắt đổi con với hàng xóm…”
Thế đấy! Đây chính là người Trung Quốc nói ra, đâu phải của “những lực lượng thù địch” muốn bôi nhọ đất nước vĩ đại của Khuất Nguyên, của Lỗ Tấn!
Chao ôi, chẳng phải chính Lỗ Tấn đã từng lên án cái thứ “văn hóa ăn thịt người” trong Nhật ký người điên với nhân vật Ngụy Liên Thù in trong tập Gào thét đó sao? Chẳng phải vì muốn thức tỉnh người Trung Quốc mà nhà đại văn hào ấy đã phải chấm ngòi bút vào máu của mình để viết ra những tác phẩm bất hủ đó sao? Đừng quên rằng tác giả của A Q chính truyện trước khi bắt tay vào viết tác phẩm bất tử nhằm phê phán cái “quốc dân tính” lạc hậu này là một nhà báo với những chính luận vang dội một thời trên văn đàn. Dám đoan chắc rằng, người thanh niên đơn độc đứng hiên ngang trước đoàn xe tăng sẵn sàng nghiến nát kia đã từng đọc Lỗ Tấn, từng nuôi trong tim mình khát vọng của Lỗ Tấn, từng đọc những bài chính luận nảy lửa được lưu giữ trong những tuyển tập tác phẩm của đại văn hào Lỗ Tấn. Bởi vậy, cho dù phải nói đến sức mạnh của những “tư tưởng” mù quáng tượng trưng bởi những chiếc xe tăng ghê rợn kia thì rút cuộc thì vẫn phải nói về sức mạnh khôn lường của báo chí ở cái hướng thuận với bước tiến của lịch sử, cho dù lực lượng cản trở bước tiến của lịch sử vẫn đang hoành hành.
Ai đó đã gợi lên một ý thật đẹp: báo chí “là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí”**. “Dòng thác đầy sinh khí” ấy cuộn chảy trong mạch sống của xã hội, tiếp nhận được sức mạnh từ mạch sống ấy, góp phần nâng cao thêm, phát huy lên, rồi lại chuyển tải sức mạnh ấy đến từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng.
Bởi lẽ báo chí là một chỉ báo sống động về đời sống tinh thần của xã hội. Hiểu được như vậy để có đủ căn cứ mà tin thêm vào sức mạnh của báo chí khi “báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và nỗi lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, niềm vui và nỗi buồn của họ”**. như vậy để những người đang chiến đấu trên trận địa báo chí dám trải lòng mình ra để tiếp nhận nghị lực và sức mạnh từ nguồn mạch cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân, để mỗi nhà báo có thể “là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình”**.
Sức mạnh của báo chí chỉ có thể có khi, cùng với việc thực hiện chức năng chuyển tải những thông điệp từ trên xuống, phải biết cách chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên. Mà chuyển tải những thông tin phản hồi từ dưới lên trách nhiệm xã hội quan trọng nhất của báo chí. Báo chí thường xuyên gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tâm trạng quần chúng, những bức xúc, băn khoăn, những khát khao, kỳ vọng, những buồn vui, phẫn nộ của những “con người bé nhỏ” đang lầm lũi, nhẫn nại và kiên cường trong cuộc mưu sinh cho mình, gia đình mình và góp phần thúc đẩy xã hội đi tới. Không làm được nhiệm vụ tạo nên một luồng chảy sống động của thông tin phản hồi từ cuộc sống "bên dưới", từ "phần chìm của tảng băng", báo chí sẽ tự đánh mất vai trò thật sự của mình.
Trong Những người khốn khổ, Victor Hugo có viết một câu bất hủ: “Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ tìm thấy chân lý”. Quả thật, phải tìm chân lý từ trong nguồn mạch bất tận ấy, của dòng sông cuộc sống.
Dòng sông ấy vẫn tuôn chảy không ngừng… Nương theo địa hình, có lúc tưởng như sông chảy ngược. Nhưng không, sông vẫn xuôi về biển cả. Tốc độ dòng sông được quyết định ở sức cuộn chảy từ bên dưới.
Ở những đoạn nước xoáy, nơi những khúc sông rẽ ngoặt, sức cuộn chảy từ bên dưới đẩy những bèo bọt rác rưởi dồn lên, dạt vào hai bên bờ để dòng sông xuôi về biển lớn, vươn tới cái đích ở phía chân trời! Báo chí phải tắm mình vào dòng sông ấy mới có thể hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Hịch Tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo được khắc ghi trên phù điêu mới dựng tại công viên Bạch Đằng (Nha Trang). Trúc Nam Sơn.
T. L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
_________________
* Đây là lời trích trong bài Liệu khi Trần Tổng Tham mưu trưởng trở về [tức là Trần Bỉnh Quốc vừa có chuyến công du đến Mỹ] có là lúc dạy cho An Nam bài học? (theo http://bbs.tiexue.net/bbs31-0-1.html ngày 22/5/2011).
**. C. Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập. Tập I. NXBCTQG 1995, tr.99, tr.100, tr.237 .

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

29/6/2011

29/06/2011

Tổ Quốc là trên hết

Tự thuật của Hà Sĩ Phu về một cuộc toạ đàm cùng Sứ quán Hoa Kỳ
Hà Sĩ Phu
Nhà nghiên cứu lý thuyết về những giải pháp chính trị - xã hội cho Việt Nam từ vài thập niên lại đây – ông Hà Sĩ Phu – vừa gửi tới BVN bài trao đổi giữa ông với Phó Đại sứ Hoa Kỳ vào tháng Ba năm nay, mong được đăng tải để bạn đọc tìm ra trong đấy những kiến giải khả thủ về tình hình truớc mắt, khi căng thẳng trên Biển Đông đang báo hiệu một chặng đường quan hệ mới giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Cũng như quý độc giả, BVN xin lắng nghe những gì tâm huyết của ông Hà Sĩ Phu, trong khi vẫn xem xét cân nhắc các chủ kiến của mình, đã từng công bố trên hai bài xã luận gần đây nhất. Ví dụ: theo chúng tôi cái gọi là chủ nghĩa xã hội Trung Quốc chỉ là một sự lừa mị nhân dân Trung Quốc và lừa mị cả giới cầm quyền Việt Nam cùng một số nước “anh em” khác – cái thứ chủ nghĩa xã hội giả hiệu đó đã và đang là một trong hai gọng kìm bóp Việt Nam đến lè lưỡi, nhằm phục vụ không phải việc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ngược lại, là giành thắng lợi cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan bá quyền bành trướng của chính Trung Quốc, và làm suy yếu hẳn chủ nghĩa dân tộc chính nghĩa vốn có tiềm năng trở thành một sức mạnh vô địch trong cơ thể dân tộc chúng ta từ bao đời. Nếu người cầm quyền Việt Nam còn mắc vào cái bẫy tai hại đó, nhất là còn tư duy theo kiểu chủ nghĩa cộng sản quốc tế, đảng “anh” nói gì thì đảng “em” phải vâng lời, thì mọi cố gắng trước nay nhằm gầy dựng lại tinh thần dân tộc của các nhà cách mạng lão thành và trí thức chân chính sẽ chỉ là công cốc. Tuy nhiên, nếu sự thể không tránh được thì điều đó âu cũng không phải là hoàn toàn bất lợi, vì đó cũng là thời cơ để nhìn rõ trắng đen, gian ngay, góp phần vào quy luật thanh lọc của lịch sử.
Về quan hệ giữa Việt Nam với các nước có vị thế siêu cường hiện tại, nhất là Hoa Kỳ, trong ván cờ toàn cầu hóa hiện nay, chúng tôi chủ trương luôn luôn phải tỉnh táo, vì Hoa Kỳ tuy rất mạnh, là một chỗ dựa lý tưởng, song trong mọi mối quan hệ họ cũng phải nhắm vào hai chữ “lợi ích” đối với nước họ là chính. Tuy nhiên, không vì thế mà cứ bảo lưu cái gọi là “cảnh giác” ngu tối và không kịp thời vạch ra một chiến lược đầy đủ, sáng suốt để đặt mình vào đúng giữa dòng chảy của lịch sử cũng như tiến hành mọi mối quan hệ thật đúng thời cơ, không chậm trễ, khiến lại rơi vào dòng nước ngược một cách tai hại. Điều này đòi hỏi người cầm quyền một bản lĩnh đột xuất, làm sao chuẩn bị sẵn trong đầu một cương lĩnh với tầm nhìn viễn kiến về nhiều phương diện, và vạch được trước hàng chục chứ không phải chỉ một thế cờ. Nhất là không thể để tình trạng manh mún, rệu rã, vô lực, xa lánh quần chúng và trí thức, đụng đâu hỏng đấy, và đối phó từng việc theo kiểu “tiểu khí” như hiện nay.
Bản tự thuật về cuộc đàm thoại của ông Hà Sĩ Phu vốn có những điều chưa tiện nói hết, nên đã được tạm lược đi một vài điều. Về mặt trách nhiệm, BVN chỉ xin là diễn đàn để chuyển tải thông tin, còn bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.
Nguyễn Huệ Chi
clip_image002[1]
Từ trái sang phải: Đặng Thanh Biên - Phó đại sứ V. E. Palmer - Hà Sĩ Phu- TLS Lê Thành Ân
(Ảnh chụp lúc 14 giờ ngày 10-3-2011)
Đã ba năm nay, mỗi năm Sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ đều có nhã ý đến thăm tôi một lần. Trừ năm 2010 cuộc thăm không thực hiện được vì phía Việt Nam không đồng ý, hai năm 2009 và 2011 tuy có đến thăm nhưng sau đó cũng có tín hiệu dị nghị không vui đến với tôi. Đại loại như: không biết tại sao Phó đại sứ Mỹ lại đến thăm, hay là để cho tiền? (!) (cuối năm 2009 tổ dân phố mời tôi ra kiểm điểm vì tôi đã làm cho gia đình không đạt tiêu chuẩn Văn hoá, ảnh hưởng đến thành tích khu phố). Lại có tin nói đến tai tôi rằng cuộc gặp tháng 3 năm 2011 đã được ghi âm lén và băng ghi âm được niêm phong chuyển ra Trung ương! Chà, to chuyện quá, toàn chuyện nực cười.
Sở dĩ tôi không đưa tin gì về những lần gặp gỡ ấy vì đây chỉ là sự thăm hỏi cá nhân tôi, một công dân bình thường, thông báo làm chi to chuyện cho vô duyên. Vả lại có những nhận định cá nhân liên quan đến những vấn đề “tế nhị, nhạy cảm” nên tôi cũng “giữ ý”, không muốn nói rộng ra, chỉ ghi lại chi tiết rồi gửi cho một số bạn bè gần gũi biết (như Phụ lục ở cuối bài).
Nhưng chỉ trong mấy tháng nay, tình hình Biển Đông diễn biến quá nhanh, các phía liên quan đều bộc lộ quan điểm một cách thẳng thừng, không úp mở, sự “giữ ý” trở thành lạc hậu. Nên tôi thấy tốt nhất cứ công khai những ý kiến trao đổi, cũng là cách tốt nhất để tránh mọi sự suy diễn.
Trong quan hệ với Hoa Kỳ hiện còn 2 dòng tâm lý rất trái ngược do lịch sử để lại. Nhiều người vẫn nhìn Hoa Kỳ với con mắt nghi kỵ như kẻ đầu sỏ của những “âm mưu diễn biến hoà bình”. Ngược lại không ít người được xếp vào xu hướng thân Mỹ thì luôn lấy Mỹ làm thần tượng, chờ đợi Mỹ như vị cứu tinh.
Tôi dứt khoát không thuộc về 2 xu hướng cực đoan ấy. Trong các bài viết cũng như trả lời phỏng vấn tôi luôn nhìn Hoa Kỳ trong hai mặt đối lập. Hoa Kỳ là một (trong những) đỉnh cao của Dân chủ và văn minh, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt nhân loại. Đối nội họ đã có một nền dân chủ pháp trị mẫu mực, nhưng đối ngoại thì diễn biến khôn lường, rất thực dụng vì quyền lợi của quốc gia họ.
Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam thế nào là do phẩm chất của Việt Nam quyết định, Việt Nam ở tầm nào Hoa Kỳ sẽ “chơi” ở tầm đó: nếu Việt Nam là một dân tộc văn minh, trung hậu Hoa Kỳ sẽ là người bạn lớn tuyệt vời, còn nếu Việt Nam không có phẩm chất ấy thì Hoa Kỳ sẽ đối xử tương xứng. Nếu dân chúng Việt Nam tự khẳng định mình chỉ là đàn vịt để Đảng chăn dắt thì bất cứ nước lớn nào cũng chỉ giao dịch với “ông chủ trại vịt” để cùng hưởng lợi trên lưng đàn vịt với giá rẻ nhất mà thôi. Vì thế trong một bài phỏng vấn tôi mong Hoa Kỳ có quan hệ với Việt Nam không chỉ bằng quan hệ nhà nước mà cần phát triển những quan hệ dân sự. Không biết có phải vì thế mà Sứ quán Hoa Kỳ muốn có những cuộc thăm hỏi dân tình, thăm hỏi dân sự như trường hợp của tôi hay không?
Một khi các vị khách quý nước ngoài đến thăm, vừa là ngoại giao, vừa muốn tìm hiểu tâm tư, thăm dò sự hiểu biết và ý chí của một trí thức Việt Nam, và có nhã ý muốn tham khảo ý kiến phục vụ cho sứ mạng ngoại giao của họ, thì tôi tự nhủ mình phải bộc lộ sao cho xứng đáng. Tôi không ngần ngại nói một cách sơ lược nhưng hệ thống những điều tôi đã viết ra từ hai chục năm nay. Tôi phân biệt những nhận thức thấu đáo tận gốc (mà người trí thức Việt Nam không thể khác những trí thức tiến bộ trên thế giới) nhưng trong hành động thì phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, với cả những nhược điểm xã hội cố hữu khiến cho sự đổi mới ở Việt Nam không thể giống các nơi khác.
Muốn người ta giúp nước mình chân thành, mình phải chân thành trước đã.
Trong quan hệ giữa các nước không có bạn vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có sự phồn vinh của mỗi quốc gia là vĩnh viễn. Trong tình thế của Việt Nam liên tục bị nước khổng lồ xâm lăng một cách hiểm độc, tàn bạo, bài bản, và Việt Nam cũng đã bị sa bẫy quá sâu, thì bên cạnh sự tự cường để thoát ra không thể không thuận theo những tương quan quốc tế, trong đó sự có mặt của các cường quốc khác, nhất là Hoa Kỳ tại Biển Đông là một điều kiện có tính chất quyết định. Tôi thành tâm bộc lộ suy nghĩ ấy và tôi thấy các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã có cảm thụ khích lệ. Tôi hy vọng Nhà nước cũng xúc tiến quốc sự theo hướng ấy, vì không thể khác. Tổ quốc là trên hết.
Đà Lạt ngày 28/6/2011
H. S. P.
PHỤ LỤC
CUỘC THĂM HỎI CỦA CÁC VỊ KHÁCH HOA KỲ THÁNG 3-2011
Ngày 10-3-2011, bà Phó Đại sứ Hoa kỳ Virginia E. Palmer cùng ông Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân có tới thăm tôi tại nhà riêng ở Đà Lạt. Cuộc chuyện trò vui vẻ xoay quanh việc thăm hỏi sức khỏe và gia đình, cũng mạn đàm quanh những suy tư về Văn hóa - Xã hội hiện nay.
Nội dung cuộc trò chuyện ấy tôi đã tường thuật và gửi ngay hôm đó đển các bạn bè gần gũi (ở trong và ngoài nước), nhưng không công bố rộng rãi vì cũng “giữ ý”: quan hệ Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là chuyện quốc sự hệ trọng, tôi chỉ nói ý kiến riêng mà có thể các vị khách Hoa Kỳ muốn tham khảo, công bố ra lỡ ý của mình trái ngược với Nhà nước cũng phiền.
Song đến nay, chi sau 3 tháng tình hình đã có đột biến, mọi sự “tế nhị” trước đây đã được các bên hữu quan vứt bỏ, phía Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đã có những phát biểu thẳng thừng, không úp mở.
Tôi thấy nên “bạch hóa” cuộc trò chuyện ấy, trước hết để tránh sự nghi ngờ, sau nữa để Nhà nước thấy việc đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ là có lợi cho việc phòng thủ đất nước và rất hợp lòng dân, lòng những người dân bình thường như tôi, từ đó mà đẩy nhanh thêm sự liên kết có ý nghĩa chiến lược với Hoa Kỳ thì có lợi cho đất nước biết chừng nào.
Phía Khách đã đặt một số câu hỏi và tôi đã nói ý kiến cá nhân của mình.
Phần I: Tóm tắt những ý kiến trao đổi của tôi (HSP)
1/ Về ba mối lo hiện nay của Việt Nam:
Ba mối lo lớn của xã hội VN hiện nay là:
- Chống ngoại xâm tức chống chính sách bành trướng của nhà cầm quyền TQ (không phải là chống văn hóa TQ hay chống nhân dân TQ)
- Chống nội xâm tức chống độc tài và tham nhũng, lực lượng tiêu cực này phối hợp với ngoại xâm, làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước. Đây là cuộc vận động Dân chủ hóa xã hội.
- Đối phó với suy thoái kinh tế tài chính, đồng tiền mất giá, giá sinh hoạt ngày một tăng cao.
Ba vấn nạn này tác động lẫn nhau. Nhà nước VN thường dùng sự phát triển kinh tế để làm dịu hai mâu thuẫn về Dân chủ và Chủ quyền quốc gia. Nhưng khi kinh tế cũng suy thoái thì ý muốn đó muốn thực hiện cũng rất khó khăn.
2/ So sánh Việt Nam với mấy nước Tunisia, Egypt, Libya… đang làm cách mạng ôn hòa
* Giống nhau
- Giống nhau ở chỗ các chính quyền này cũng như ở VN đều được tạo dựng từ ngọn cờ Độc lập dân tộc, nên lúc đầu được dân ủng hộ và vì thế có thể củng cố địa vị một cách hợp pháp, đồng thuận với dân.
- Cũng giống nhau ở chỗ vốn là những nước lạc hậu nên ít nhiều đều sa vào những chủ nghỉa Ảo tưởng với những nhãn hiệu “nhân dân”, “xô viết”, “xã hội chủ nghĩa” nhưng vai trò làm chủ của nhân dân không có thực chất, chỉ sự chuyên chính bất công là có thật.
- Chính do độc quyền nên những bộ máy ấy dần dần tham nhũng, thoái hóa và mâu thuẫn với dân. Giải quyết được nhu cầu Độc lập nhưng không thiết kế được nền Dân chủ thì trước sau cũng mâu thuẫn với dân chúng (đó là mâu thuẫn tự sinh tất yếu, chứ không phải do Hoa Kỳ xúi giục như giải thích ở một bài báo của ĐCSVN: (www.cpv.org.vn).
* Khác nhau
- Khác nhau ở chỗ 3 nước kia sự độc tài có thể quy về cho một cá nhân. Còn sự độc tài của một nước CS chính thống như Việt Nam thì luôn là độc tài tập thể, rất khó quy kết cho cá nhân chừng nào “tập thể vua” ấy chưa bị phân hóa.
- Ngoài ra VN có điểm tựa rất hiệu quả là dựa vào một lý thuyết nổi tiếng, từng được ngộ nhận là khoa học, lại có một nhân vật từng có uy tín trong dân làm thần tượng, từng trải qua một thời kỳ “đánh giặc” kéo dài, trong đó ĐCS đồng cam cộng khổ với dân. Đó là những nhân tố để làm dịu bớt những mâu thuẫn nội bộ hiện nay.
- Nhưng điều khác biệt quan trọng hơn cả là “tâm lý dân tộc” hay “tính cách dân tộc”: người Việt (cả giới cai trị và giới bị trị) đều quá khôn ngoan trong những xử lý vặt, gọi tắt là khôn vặt, thích nghi rất giỏi với mọi tình huống để tồn tại, biến hóa giỏi quá nên thường không có ranh giới rành mạch, giữa đen và trắng, giữa ủng hộ hay chống đối, giữa khen hay chê, giữa thật hay giả…, nhiều khi nói vậy mà không phải vậy. Khi mọi mâu thuẫn đều biến hóa nhập nhằng thì khó lòng nổ ra những sự cố thật tốt hay thật xấu, tức là không hòng có cách mạng.
- Người Việt hôm nay còn một nhược điểm là tính cá nhân riêng lẻ, tự do tản mạn, thiếu tinh thần tự chế ngự mình để cùng nhau hợp tác, cộng đồng trách nhiệm. Không ai chịu thua ai, không ai chịu nghe ai, lòng người ly tán, tạo thành một hỗn hợp thiếu chất kết dính, mà chất kết dính trước đây do Đảng CS tạo ra được thì nay hầu như đã hết tác dụng.
Chính những đặc điểm ấy khiến cho việc giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội VN sẽ mang những sắc thái rất riêng, mặc dù những nhu cầu về Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là chung cho toàn thể nhân loại.
Trước đây, khi các nước CS Đông Âu sụp đổ, đã rộ lên những lời kêu gọi hãy làm như Đông Âu, tôi đã một lần vạch rõ ảo tưởng ấy. Nay trước cao trào cách mạng dân quyền ở Trung Á và Bắc Phi cũng lại rộ lên những lời kêu gọi xuống đường như họ! Chúng tôi vẫn chia sẻ những khát vọng chính đáng ấy, nhưng nếu cứ suy nghĩ nông nổi, hời hợt, cảm tính như vậy thì không thể đạt đến thành công. Ở VN khó lòng xảy ra những cuộc Cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen… kiểu như vậy.
3/ Về bốn nhược điểm của Phong trào Dân chủ Việt Nam
Xin không bàn đến những người “dân chủ cuội”, dân chủ để mưu lợi cá nhân. Chính phong trào của những người dân chủ chân thành cũng chứa những nhược điểm, lúc đầu khá nặng, nay đã bớt dần nhưng chưa hết.
Có 4 nhân tố vốn là nhân tố rất tích cực, nhưng đi quá mức nên bị lệch lạc, chệch hướng, đó là:
- Sống nặng với thế giới ảo (thế giới Internet) mà nhẹ với thế giới thật.
- Thấy tôn giáo của mình có sức mạnh, nên tưởng tôn giáo của mình là bao trùm, lấy tôn giáo trùm lên thế tục, quên rằng ở VN (và các nước chịu ảnh hưởng nặng Khổng giáo) thì các tôn giáo không có vị trí chủ đạo như ở nhiều nước khác.
- Gắn với hải ngoại nhiều hơn trong nước.
- Lớp trẻ quá tự tin, không biết lắng nghe những người già từng trải.
Trải qua thực tế bốn điều mất cân bằng này đang dần được khắc phục.
4/ Nhược điểm của giới “CẢI LƯƠNG” (loyal dissidents) trong nước
Họ là những đảng viên hoặc trí thức của hệ chính thống, nhưng có tấm lòng, muốn Đảng mở rộng dân chủ từ quỹ đạo của ĐCS.
- Họ không thấy rõ nguồn gốc những vấn nạn lớn chính là do đã du nhập chủ nghĩa Mác Lê phi khoa học, đã dùng một “phương tiện” chống lại mục đích nên kết quả lộn ngược so với khát vọng. Số đông những người này vẫn cho chủ nghĩa Mác cơ bản là tốt, chỉ vì đời sau không theo được con đường Bác Hồ đi theo chủ nghĩa Mác nên nay cần phải trở về với Bác là giải quyết được cơ bản.
- Vì thế họ tìm cách cải tổ, chỉnh đốn để cho Đảng được dân chủ hơn. Coi những “đảng viên tốt” là nòng cốt, là chủ lực của dân chủ, hy vọng họ sẽ làm Đảng CS tự vỡ tạo nên một Đảng CS mới tốt đẹp. Cuộc cải cách chủ yếu từ trên xuống (tức cải cách cung đình).
- Do nhận thức không triệt để, rất dễ bằng lòng với những cải cách nửa vời nên dễ sa bẫy dân chủ hình thức (ví dụ tin vào một vài cá nhân lãnh đạo, muốn có “luật lãnh đạo” cho Đảng, muốn Quốc hội thể hiện là nơi quyền lực tối cao, muốn dân được “phúc quyết” Hiến pháp như kiểu trưng cầu dân ý, v.v. mà không chú ý đến những quyền TỰ DO làm tiền đề cho những ước muốn Dân chủ ấy. Đó là những chế độ Dân chủ phi Tự do như F.Zakaria đã khuyến cáo).
- Nên phê phán sự cải lương trong nhận thức, trái lại phải biết trân trọng và ủng hộ những hoạt động tiến bộ tuy còn “cải lương” vì đó là những chặng đường phải qua để có những tiến bộ sau cùng.
5/ Mấy nhận thức cơ bản cần thiết cho xã hội Việt Nam
- Cần hiểu chủ nghĩa CS thực tiễn như một thể nghiệm không thành công của nhân loại trong một giai đoạn lịch sử, chẳng may VN cũng thuộc một trong các nước rơi vào sự thể nghiệm không thành công ấy. Du nhập chủ nghĩa Mác Lê vào là rước cả nạn NỘI XÂM và NGOẠI XÂM (Tàu Cộng) cùng vào khiến đưa đến hậu quả mất sức mạnh căn cốt truyền thống của dân tộc (dân tộc yếu đi trông thấy trước họa xâm lăng), tiêu vong cả lịch sử (đến một phim về người sáng lập triều đại tự chủ là Lý Thái Tổ cũng phải đội lốt Tàu để thể hiện), và nguy cơ nền độc lập đã giành được lại có có thể mất vào tay nước CS khổng lồ “anh em” (họ lấy danh nghĩa Đảng đàn anh để ép buộc hướng đi mang “tính Đảng” của Đảng thống trị của nước mình).
- Tình hình đất nước bị cả Nội xâm và Ngoại xâm khống chế đến tận hang cùng ngõ hẻm là một thế cờ vô cùng hiểm nghèo, nếu chưa muốn công nhận là ngõ cụt. Phải có ý chí thật mạnh để thoát ra, nhưng đồng thời phải cực kỳ khôn khéo, biết đi đúng cách và kiên nhẫn (đây là điểm khác với Đông Âu, vì chủ nghĩa Mác Lê mọc trên đất phong kiến lạc hậu châu Á mới đúng là mảnh đất bám sâu của nó).
Chủ nghĩa Mác đã nhân danh Nhân dân nhưng dẫn đến kết quả là tước sạch vũ khí vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nhân dân bị trắng tay, mất sở hữu, mất tự do tư tưởng, mất sạch xã hội dân sự, không còn đất để đứng lên. Phải nhen nhóm Xã hội dân sự từ đầu, đó là lý do không thể làm ngay một “cách mạng Hoa” như Tunisia, Ai Cập… là những nước ít nhiều vẫn còn xã hội dân sự.
- Chúng tôi nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do gì mà muốn có Dân chủ sẽ được xơi Dân chủ giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định: Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu… mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải giành cho có thực chất. Chúng tôi phải dựa trên thế hợp pháp mà gỡ từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của dân. Có hai loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử để cải biến dần các cơ quan quyền lực, tiến tới một chính thể mới Dân chủ pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.
- Khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “Cách mạng” trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài toàn trị. Đây chính là con đường HOÀ BÌNH. Kiến tạo Dân trí và xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.
Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm (không phải ta muốn chậm) nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc và không thể có sự can thiệp của “thế lực thù địch” mà người cầm quyền lo sợ.
6/ Trên con đường ấy, Hoa Kỳ giúp được gì?
Đã nhiều người mong muốn Hoa Kỳ gây áp lực với Chính phủ VN về Dân chủ - Nhân quyền, thả các tù nhân Chính trị. Tôi muốn lưu ý một vài khía cạnh khác.
Trở lại ba vấn đề lớn của đất nước, chúng tôi: *Chống Nội xâm để xây dựng dân chủ pháp trị, *chống Ngoại xâm để giữ vẹn Độc lập cho Tổ quốc, và *vượt qua suy thoái, phát triển Kinh tế-Văn hoá.
Khó khăn là hai vấn đề trên, trong đó chống Nội xâm tuy là việc cơ bản và lâu dài, nhưng trước mắt nếu bị Ngoại xâm khống chế thì VN cũng khó mà Dân chủ hóa.
- Vì vậy chống xu hướng lệ thuộc Trung Quốc là vấn đề lớn trước mắt, phải đặt lên hàng đầu, mong sự hỗ trợ của Hoa Kỳ phù hợp với yêu cầu số 1 ấy.
Được biết phe Maoism trong lãnh đạo thỉnh thoảng lại làm những động tác bắt bớ chính trị căng thẳng, buộc Hoa Kỳ phải lên tiếng, lên tiếng mạnh thì làm cho quan hệ Mỹ - Việt xấu đi, để VN phải ngả thêm về Trung Quốc. Xử lý mâu thuẫn này cần sự khôn khéo.
Việc hỗ trợ Dân chủ - Nhân quyền thì chủ trương Bảo hộ Internet mà bà Ngoại trưởng H.Clinton tuyên bố là rất trúng, vì tự do Thông tin - Báo chí là điều kiện không thể thiếu của một xã hội dân sự lành mạnh.
- Trong việc mở rộng quan hệ giữa hai nước, bên cạnh quan hệ với Chính phủ, Hoa Kỳ nên mở rộng quan hệ công dân, quan hệ dân sự, giúp thúc đẩy hình thành và hoạt động, tăng cường giao lưu giữa các hội đoàn công dân, hội đoàn nghề nghiệp. Phát triển quan hệ trong Văn hóa và Giáo dục, nhất là đào tạo Đại học và Kỹ thuật bậc cao.
- Giúp và phối hợp với VN trong các dự án kinh tế lớn, nhất là các dự án liên hệ đến môi trường và an ninh, để chống sự lệ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là kinh tế và quân sự vùng Biển Đông, mà cảng CAM RANH là một điểm quan trọng. Chưa bàn đến mối liên kết về quân sự, chỉ riêng sự có mặt thường trực của Hoa Kỳ tại nơi đây với các lý do hợp tác nhiều mặt đã góp phần quan trọng cho sự ổn định của Biển Đông.
Phần II: Tóm tắt mấy ý kiến của các vị khách Hoa Kỳ
Các vị khách Hoa Kỳ chủ yếu hỏi để biết ý kiến của tôi.
Ngoài các nội dung như trên, Khách có hỏi: Chúng tôi biết trong công cuộc chống Nội xâm và Ngoại xâm các nhà Trí thức có dựa vào uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng tướng Giáp đã trên trăm tuổi, nếu vị tướng ấy ra đi thì ai có thể thay vai trò ấy. Tôi trả lời: Gần nhất với vai trò ấy là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Khách hỏi nhóm Đà Lạt chúng tôi có được gặp nhau thường xuyên để trao đổi ý kiến không? Tôi bảo có thành nhóm gì đâu, bạn bè hợp nhau thì gần gũi, hỗ trợ nhau chặt chẽ. Chúng tôi gặp nhau bình thường, những điều tôi nói hôm nay chính là chúng tôi đã thường trao đổi với nhau.
Khách biểu lộ sự quan tâm và tương đắc nhất với những ý kiến cuối cùng: Hoa Kỳ giúp được gì, làm sao cân đối giữa nhu cầu thúc đẩy Dân chủ hóa xã hội mà không đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam xa nhau khiến Việt Nam càng gắn bó với Trung Quốc, làm sao Hoa Kỳ hiện diện ở Biển Đông, nhất là quanh vùng Cam Ranh một cách hòa bình.
Chủ và khách nhất trí: Đây là cuộc thăm hỏi riêng, trước mắt không cần đưa tin chính thức.
10/3/2011
H. S. P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Tống Văn Công

27/06/2011

Bản điều trần cứu nước

Tống Văn Công
imageKính gửi Đồng bào kính yêu và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 17 tuổi tôi thoát ly gia đình làm nhân viên Ty Giáo dục kháng chiến tỉnh Bến Tre, 19 tuổi vào bộ đôi Cụ Hồ, có tên Vệ quốc đoàn, nghĩa là đoàn giữ nước. Trên con đường ấy, tôi trở thành đảng viên cộng sản, “không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (Hồ Chí Minh). Tư tưởng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” đã củng cố niềm tin cho tôi suốt đời. Mang niềm tin ấy, tôi đã xem mọi sai lầm của Đảng, chỉ là do ấu trĩ, rồi sẽ vượt qua trên bước trưởng thành.
Năm 2009, trong tâm trạng vô cùng bức xúc, tôi viết bài “Đổi mới Đảng, tránh nguy cơ sụp đổ”, nhấn mạnh hai hiểm họa trước Tổ quốc: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm. Từ đó cho đến Đại hội 11, rất nhiều cán bộ đảng viên, có cả nguyên ủy viên Bộ Chính trị, rất đông đảo trí thức trong và ngoài nước góp nhiều ý kiến sâu sắc để đổi mới toàn diện, đổi mới chính trị tương ứng với đổi mới kinh tế, đổi mới kinh tế không bị kiềm hãm bởi ý thức hệ. Tiếc thay, Đại Hội 11 không tiếp thu xác đáng. Những người góp ý trung thực, thẳng thắn, bị nghi ngờ là có dụng ý xấu, thậm chí là phản động, chống đường lối của Đảng.
Nay, giặc ngoại xâm lăm le ngoài ngõ, láo xược lấn lướt gấp bội phần năm 2009. Thời báo Hoàn Cầu, tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: “Phải sẵn sàng hai kế hoạch: Thương lượng với Việt Nam về giải pháp hòa bình; hoặc đánh trả bằng chính trị, kinh tế, thậm chí cả quân sự”. Báo điện tử Trung Quốc Binh khí đại toàn kêu gọi: “Hãy giết bọn giặc Việt Nam làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa!”. Hơn nửa thế kỷ trước, cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã nhận định: “Bắc kinh từ lâu có âm mưu bành trướng về hướng Đông Nam Á, xâm chiếm nước ta”. Tháng 9 năm 1975, trong chuyến sang Trung Quốc, ông đã nói thẳng với Trung Quốc phải trả lại Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếc thay, chúng ta đã vội quên những điều ấy!
Giặc tham nhũng cũng lớn lên rất nhanh, từ một vài “con sâu” đã sinh sôi cả “bầy sâu” (Thường trực Bộ Chính trị Trương Tấn Sang). Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, tham nhũng là “kẻ thù của nhân dân” là do ”không dân chủ”, cho nên “muốn chống tham ô, lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ”.
Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy hai thứ giặc ngoại xâm và tham nhũng luôn luôn đồng hành cùng nhau, câu kết với nhau.
Mặc dù, lần này Chính phủ Việt Nam phản ứng cuộc gây hấn của Bắc Kinh có mạnh mẽ hơn trước, tuy nhiên, chưa có sự thay đổi về bản chất, tức là chưa có tiền đề để Đảng với Dân một ý chí. Thật đau lòng và hổ thẹn xiết bao khi phải chứng kiến lực lượng cảnh sát săn đuổi, tóm cổ, kéo lê những sinh viên như Phan Nguyên như bắt con thú hoang, chỉ vì dám đi biểu tình chống người bạn vàng Trung Quốc xâm lược!
Nhân dân đã bắt đầu căm giận. Làn sóng ngầm đang hình thành. Hãy nghe tiếng nói khách quan nhất của André Menras – Hồ Cương Quyết, một người Pháp tha thiết yêu chính nghĩa Việt Nam, tự nguyện trở thành người Việt Nam, từng bị chính quyền Sài Gòn bỏ tù vì đấu tranh cho Việt Nam, nay đã căm phẫn kêu lên: “Nói ngắn gọn, họ chỉ có thể là bọn xâm lược Việt Nam và những tay sai. Họ sử dụng từ ngữ dối trá, họ đúng là bọn phản động, chống minh bạch, sợ sự thật, sợ nhân dân, vì họ chỉ biết cái túi và cái ghế tạm thời của họ”. Phải nói như vậy chắc rằng ông ấy đau lòng lắm, và tôi cũng rất đau lòng lại phải nói ra đây!
Tổ quốc đang cần một Hội nghị Diên Hồng thời đại nhưng chưa được tổ chức. Trong nỗi niềm “quốc gia hưng vong”, học người xưa, tôi mạnh dạn viết Bản điều trần này, dù chắc chắn chưa đạt được chữ Trí, xin được coi đây là một tiếng nói trong triệu triệu tấm lòng của con dân nước Việt.
THỜI ĐẠI CHÚNG TA ĐANG SỐNG
Hơn hai trăm năm qua, dù trải qua nhiều khúc khuỷu, nhân loại vẫn tiến bước theo xu thế xóa bỏ độc tài, thực hiện Tự do, Dân chủ, Nhân quyền. Theo S. P. Huntington, sự sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa gồm Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thập kỷ 80 là đợt dân chủ hóa thứ 3 của nhân loại. Ông qua đời năm 2008, không được chứng kiến Mùa Xuân Nhân dân khởi đầu từ Bắc Phi, là đợt dân chủ hóa thứ 4, để góp thêm nhận định: Những chế độ độc tài tưởng như rất vững mạnh vẫn có thể đổ nhào khi nhân dân bừng tỉnh!
Do thiếu thông tin, những người cộng sản Việt Nam không biết rằng chủ nghĩa tư bản hoang dã mà Marx, Engels quan sát đầu thế kỷ 19 đã thay đổi đến mức có học giả cho rằng nó gần như không còn là nó nữa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã đưa nhân loại vào nền văn minh hậu công nghiệp, với nền kinh tế tri thức, người lao động có tri thức khoa học công nghệ cao hơn người quản lý công ty. Những cải cách liên tục của chủ nghĩa tư bản đã biến công nhân từ người làm thuê thành người có cổ phần và là người tiêu dùng; xã hội đạt tới sự cân bằng giữa phát triển với bình đẳng; những nhà nước phúc lợi ra đời. làm cho những thân phận cơ nhỡ nhất cũng sống được, khiến các nhà nghiên cứu xô viết phải kinh ngạc kêu lên “Nhân dân nước họ được hưởng nhiều xã hội chủ nghĩa hơn ở Liên xô!”. Sau cơn choáng, nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam ở cấp cao cũng đã nhìn nhận rằng nguyên nhân sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa là do nhân dân và cả đảng viên chán ghét chế độ thiếu tự do, dân chủ, đưa tới quan liêu, tham nhũng, kiềm hãm phát triển. Sau khi thay đổi thể chế, các nước Đông Âu đã đạt được tốc độ phát triển nhanh gấp hằng chục lần thời xã hội chủ nghĩa.
Thế giới chỉ còn 5 nước do Đảng Cộng sản cầm quyền, ba nước đổi mới kinh tế là Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã phát triển khá nhanh, nhưng nay đã bắt đầu lộ ra sự không tương thích giữa cơ sở kinh tế với chế độ chính trị, tiêu cực nảy sinh ngày càng lớn. Cu Ba và Bắc Triều Tiên kiên trì mô hình xã hội chủ nghĩa xô viết, cho nên vẫn tiếp tục nghèo đói. Gần đây lãnh tụ Fidel đã phải kêu lên “Mô hình Cuba không còn thích hợp nữa” và họ cũng đã bắt đầu cho tư nhân hóa nền kinh tế.
Thế giới diễn biến phức tạp, nhưng không phải là không thể lường trước, nếu như nắm vững quy luật, xu thế của thời đại, là Tự do, Dân chủ, Nhân quyền. Đấu tranh sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo vẫn còn, nhưng cái gọi là “đấu tranh giai cấp” đã nhường chỗ cho những đòi hỏi nhân quyền, như biểu tình, đình công. Qua dự thảo văn kiện Đại hội 11, và cuộc giao lưu trực tuyến mới đây, thấy các nhà tuyên giáo cao cấp của Đảng không hiểu điều này, coi biểu tình là hình thức bạo động quá khích!
Theo quan điểm dân chủ, nhân quyền, thì khái niệm độc lập, chủ quyền phải được xác định sau câu hỏi: “Người dân ở quốc gia nào đó đã có được một thể chế dân chủ, để người dân thực sự nắm được chủ quyền hay chưa?”. Đó là cơ sở lý luận để các nước dân chủ yểm trợ lực lượng nổi dậy gần đây. Hồ Chí Minh cũng đã có quan điểm như vậy khi ông nói: “Nếu nước được độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.”
Sự xuất hiện một siêu cường Trung Quốc đang là mối lo của thế giới. Bởi vì lịch sử đã chứng minh rằng một quốc gia hùng mạnh nằm trong tay bọn cầm đầu độc tài thì tất yếu chúng sẽ gây chiến tranh. Bắc kinh đã vứt bỏ chiến lược “Thao quang dưỡng hối” (che ánh sáng, nuôi bóng tối) của Đặng Tiểu Bình, đang khua vang binh khí, lên giọng bá quyền. Thế giới lo một thì Việt Nam phải lo mười, bởi vì Bắc Kinh bên ngoài thì đưa “16 chữ vàng” phỉnh phờ lãnh đạo Việt Nam, bên trong không ngớt tuyên truyền kích động chủ nghĩa Đại Hán, lớn tiếng hò hét: “Kẻ cản đường phát triển của Trung quốc về phía Nam chính là tiểu bá Việt Nam, đang xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc”.
TRUNG QUỐC CÓ ĐÁNG SỢ HAY KHÔNG?
Sau Mao, Đặng Tiểu Bình tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đưa ra thuyết “mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn bắt được chuột”, thực chất là đưa Trung Quốc vào con đường phát triển tư bản hoang dã, nhưng vẫn giữ mô hình chính trị xô viết kiểu Stalin, bỏ hình thức độc tài cá nhân kiểu Mao, giữ chế độ độc tài một Đảng, tên gọi là Cộng sản, nhưng vứt hẳn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản như “sứ mệnh lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tham mưu…”. Tuy kinh tế phát triển nhanh chóng, nhưng trong nước công nhân và nông dân bị bần cùng, còn bên ngoài thì thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, câu kết với các thế lực cầm quyền độc tài tham nhũng ở Á, Phi, Mỹ La tinh, hòng vơ vét tài nguyên, xuất siêu hàng tiêu dùng rẻ tiền giá trị thấp, bán công nghệ lạc hậu, đưa lao động giản đơn định cư lâu dài khắp các nước. Việt Nam là một trong những nạn nhân của các mục tiêu thực dân ấy.
Từ năm 2009, thấy Mỹ sa lầy ở Iraq, Afganistan, lại lâm vào khủng hoảng kinh tế, thành con nợ lớn của Bắc Kinh, chúng nghĩ rằng thời cơ giành vị trí chúa tể khu vực đã tới. Chúng dùng ngay phép thử: Cho tàu hải quân vây sát tàu Impeccable của hải quân Mỹ. Mỹ phản ứng ôn hòa, chúng tin rằng đã nắm được thóp, ba tháng sau lấn thêm, cho tàu ngầm làm đứt cáp thiết bị định vị của tàu hải quân Mỹ. Mỹ vẫn cho rằng tàu Trung quốc không cố ý. Bắc Kinh càng tin chắc rằng Mỹ đã quá yếu nên phải nhún nhường, chúng liền cho Bộ Ngoại giao ra tuyên bố đòi các tàu hải quân Mỹ phải xin phép trước khi đi vào khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Dằn mặt được Mỹ, Bắc Kinh liền thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam mà cái gai phải nhổ là Việt Nam. Chúng cho tàu hải quân đâm chìm tàu ngư dân ta, bắt ngư dân nộp tiền chuộc, khiến nhiều chủ tàu tán gia bại sản, chúng ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển của ta, để ngư dân của chúng tràn vào.
Nhiều năm nay dư luận cho rằng Việt Nam quá nhu nhược trước sự áp chế của Trung Quốc mà nguyên nhân chỉ vì lãnh đạo Việt Nam ở trong thế kẹt. Từ tháng 10 năm 2010, sau khi ngọai trưởng Mỹ H. Clinton tuyên bố tại Hà Nội rằng Hoa Kỳ có quyền lợi và trách nhiệm đối với an ninh Biển Đông thì Việt Nam và các nước trong vùng mới bắt đầu có tiếng nói tự tin hơn. Tuy nhiên so với cách ứng xử của một số quốc gia khác như Nhật, Philippines, Hàn Quốc… thì chúng ta vẫn còn quá nhu nhược, thiếu minh bạch, và nguy hiểm nhất là gây ra khoảng cách ngày càng xa giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ.
Vậy hãy xem gót chân Achille của con ngoáo ộp Trung Quốc là đâu, để xác định rằng chúng có đáng sợ hay không.
1- Điểm yếu nhất của anh to xác Trung Hoa chính là chế độ độc tài khiến hắn mang sẵn trong cơ thể chứng bệnh nan y. Theo xu thế thời đại, sự sụp đổ của các chế độ độc tài chỉ là vấn đề thời gian. Mỗi năm Trung Quốc phải chống đỡ hằng trăm ngàn cuộc biểu tình và bạo động của nông dân mất đất nghèo đói. Nhân dân các vùng Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương chỉ chờ dịp Bắc Kinh bị lôi vào cuộc chiến với bên ngoài sẽ vùng lên đòi tự do. Tháng 5-2011, hàng ngàn người Mông Cổ biểu tình làm rung chuyển Tích Lâm và các huyện gần đấy. Nhiều vụ đánh bom liên tục xảy ra ở các tỉnh Giang Tây, Sơn Đông, Thành Đô, Hắc Long Giang, Thiểm Tây, thành phố Phúc Châu… Nhiểu cuộc biểu tình gây ra đụng độ giữa dân chúng và cảnh sát ở Quảng Châu, Hồ Bắc, Hà Nam, Quảng Đông, Tây Tạng, Lan Châu, Liêu Ninh, Bắc Kinh, Thượng Hải…
Nhiều nguồn tin cho rằng, bọn cầm quyền Bắc Kinh gây hấn với Viêt Nam vừa qua còn có mục đích kích động chủ nghĩa Đại Hán làm giảm áp lực chống đối ở trong nước. Tuy nhiên, chúng không lường được là gây chiến sẽ tạo thời cơ cho sự nổi dậy của quần chúng đang sục sôi chờ cơ hội.
2- Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay chủ yếu dựa vào sản xuất hàng tiêu dùng, sử dụng lao động giản đơn, có giá trị thấp, giá nhân công rẻ, xuất khẩu ra toàn thế giới. Riêng Việt Nam hàng năm nhập siêu loại hàng này của họ khoảng 12 tỉ USD.
Gây chiến với Việt Nam, chúng nhằm chiếm trọn Biển Đông. Điều ấy xâm phạm lợi ích và an ninh toàn khu vực Đông Nam Á và cả Châu Á - Thái Bình Dương. Chẳng những Việt Nam bị nhốt, không có lối ra mà cả khu vực cũng bị nhốt. Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng thao túng thế giới chà đạp lên luật pháp quốc tế. Phản ứng tối thiểu đầu tiên của khu vực, rồi loan ra toàn thế giới sẽ là tẩy chay hàng Trung Quốc. Hậu quả sẽ là đánh sập nền kinh tế xuất khẩu của cái “công xưởng thế giới” Trung Quốc, sẽ gây thất nghiệp đối với hàng triệu lao động giản đơn nghèo đói, sẵn sàng nổi loạn. Vấn đề kinh tế nhanh chóng trở thành chính trị có thể làm sụp đổ chế độ.
3- Nền kinh tế của chúng đang rất khát năng lượng. Đường vận chuyển dầu từ Trung Đông về Trung Quốc phải qua eo biển Malacca, qua Biển Đông. Nếu chiến tranh nổ ra, các đối thủ của Bắc Kinh sẽ không quá khó tìm cách triệt phá con đường tiếp vận mạch máu năng lượng nuôi sống nền công nghiệp có thiết bị lạc hậu tiêu hao năng lượng lớn thứ 2 thế giới. Khi đó lực lượng đặc công biển của Việt Nam sẽ có dịp trổ tài biến những tàu chiến Trung Quốc thành những quan tài thủy táng.
4- Nửa thế kỷ qua, với chính sách hiếu chiến, tham lam, Trung Quốc biến mình thành kẻ thù của nhiều nước – Liên Xô (nay là Nga), Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, mới đây là Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia… Điều quan trọng là chế độ độc tài Bắc Kinh trong vị thế bị bao vây giữa các quốc gia dân chủ, đang là những tấm gương soi cho nhân dân Trung Quốc so sánh, căm giận và thêm khao khát tự do… Nếu tấn công Việt Nam, chúng nó không chỉ gặp lưỡng đầu mà sẽ là thập đầu thọ địch! Toàn khu vực, toàn thế giới sẽ bùng lên một phong trào ủng hộ và bảo vệ Việt Nam như những năm xưa.
Có lẽ bọn lãnh đạo Bắc Kinh không đến nỗi quá ngu muội không nhận ra những chỗ yếu đó, cho nên chúng chưa vội ra tay. Đừng sợ chúng, nhưng cũng đừng ảo tưởng vào thiện chí của chúng. Chúng sẽ ra tay khi tự cho rằng đã hóa giải được những “yếu huyệt” kể trên và ViệtNam chưa xử lý được những điểm yếu của mình. Chúng ta cần có ngay những quyết sách dũng cảm, sáng suốt để chạy đua với thời gian, trở thành vô địch trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Được như vậy, Bắc Kinh không còn dám khinh nhờn, đành phải chấp nhận Trung – Việt hòa bình, hữu nghị, và khi đó, “16 chữ vàng” mới có cơ may được thực hiện một cách bình đẳng.
ĐỂ VIỆT NAM TRỞ THÀNH “MỘT NHÂN VẬT QUAN TRỌNG CỦA THẾ GIỚI”!
Vấn đề là chúng ta có thể hiện được mình là một quốc gia đáng được trân trọng bảo vệ trước nhân loại tiến bộ ngày nay như đã từng được vinh danh là ”lương tâm nhân loại” như xưa kia hay không? Lịch sử đã ghi nhận công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, Đảng chưa nhận ra đúng nguyên nhân cốt lõi đưa tới thắng lợi chính là tinh thần yêu nước của dân tộc. Lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam do những chính sách xuất phát từ ý thức hệ, gây tác hại nghiêm trọng, kiềm hãm phát triển, để lại nhiều di hại, trong đó có hai hiểm họa là giặc ngoại xâm và giặc nội xâm! Ý thức hệ đã trói buộc Đổi mới với những khẩu hiệu chống diễn biến hòa bình, chống tự diễn biến, hòng tiếp tục duy trì tình trạng mà đồng chí Nguyễn Văn An đã sáng suốt chỉ tên là “lỗi hệ thống”. Những người bảo thủ không biết rằng chính Marx, Engels sau 25 năm công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, đến năm 1873 đã viết: “Những biện pháp cách mạng nêu cuối Chương 2, nếu ngày nay viết lại thì về nhiều mặt phải viết khác đi. Bởi vì nền đại công nghiệp đã có những tiến bộ hết sức lớn trong 25 năm qua” và “Chương 4: có những nhận định đã cũ rồi, vì tình hình chính trị đã hoàn toàn thay đổi” (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà XB Sự Thật, Hà Nội, 1974, trang 8, 9). Từ năm 1866 trở đi hai ông chủ trương không tiếp tục xây dựng Đảng Cộng sản, mà bắt đầu xây dựng Đảng Xã hội dân chủ. Nhiều Đảng Cộng sản châu Âu theo chủ trương này đã đổi mới triệt để (Thụy Điển, Na Uy, v.v.) được nhân dân tin theo, xây dựng thành công dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh. Chẳng lẽ chúng ta không chịu tiếp thu bài học “tự diễn biến” vô cùng sáng suốt của Marx, Engel? Đã quá muộn để chúng ta quyết định chia tay với Marx, Engels cộng sản, và mạnh dạn đi theo Marx, Engels xã hội dân chủ!
Giáo sư Dương Phú Hiệp, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương góp ý văn kiện Đại Hội 11: “Nên bỏ cụm từ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta vì nó đã khốn khổ”. Đúng vậy, không chỉ nhân dân ta vì nó đã khốn khổ mà hằng ngàn đảng viên cộng sản chết oan vì nó trong cải cách ruộng đất; bị tù tội vì nó trong những vụ chống xét lại; những trí thức, văn nghệ sĩ ưu tú nhất vì nó mà bị hành hạ trong vụ Nhân văn Giai phẩm. Hằng triệu người vì nó, bỏ xứ di cư vào Nam; rồi hằng triệu người khác vì nó bỏ nước chạy ra nước ngoài. Nhân dân ta khát vọng Độc lập Tự do, chứ không hề khát vọng chủ nghĩa xã hội. Những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh khi chuẩn bị khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và Đồng khởi ở miền Nam năm 1960 đều không có từ xã hội chủ nghĩa. Và điều mong ước cuối cùng của Cụ Hồ cũng là “Một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Nhiều nhà bình luận về sự kiện Trung Quốc gây hấn với ta mới đây, như Ernest Bower, giám đốc chương trình Đông Nam Á (của CSIS) trả lời phóng viên Hoài Hương của VOA đã cho rằng: “Nhưng dù sao họ cũng là hai nước cộng sản anh em” (!). Ông Richard Pearson, nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông, nhận định: “Sự cởi mở của chính quyền Obama đối với Việt Nam đã đạt tới ranh giới buộc phải chấp nhận trong xã hội dân sự và những giá trị Mỹ. Giờ đây đã đến lúc Hà Nội phải thực hiện hành động tiếp theo.” Mặc dù Philippines không bị Trung Quốc đe dọa láo xược như đối với Việt Nam, nhưng ngoại trưởng Clinton nhiều lần lên tiếng: Chúng tôi muốn nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc bảo vệ Philippines”. Ông Greg Autry, đồng tác giả quyển Thần chết Trung Quốc, cho rằng Việt Nam cần thoát khỏi sự ràng buộc làm đồng minh thể chế với Trung Quốc, để có được một vị thế mới trong lòng nhân loại: “Nếu Việt Nam có thể thay đổi chế độ chính trị một cách đáng tin cậy thì Việt Nam gần hơn với Hoa Kỳ và Châu Âu, và có thể lúc đó Hà Nội lại đi bước trước Bắc Kinh trong việc trở thành một nhân vât quan trọng trên thế giới”.
Trước họa xâm lăng nhãn tiền, lịch sử đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam sáng suốt đứng hẳn với dân tộc, không vấn vương ý thức hệ lỗi thời, chọn những giải pháp cứu nước tốt nhất. Xin chỉ nêu ra dưới đây những điều thật cấp thiết.
MỘT CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ ĐÚNG NHƯ LỜI HỨA CỦA CỤ HỒ
Bản Tuyên ngôn Độc lập 1945 không chỉ là lời hứa mà đúng ra phải gọi là Lời thề của Cụ Hồ trước quốc dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Nhân dân Việt Nam nhất tề hưởng ứng và trung thành với Lời thề ấy suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh. Hai câu mở đầu trích từ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp đã chứng minh dứt khoát rằng Cụ Hồ đã chọn cho nhân dân mình nền Tự do Dân chủ từ tư tưởng của các bậc khai sáng vĩ đại của Pháp và phương Tây thế kỷ 18. Trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Marx, Lenin không có khái niệm “dân chủ xã hội chủ nghĩa” và “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Phải nói đó là những ngụy ngôn, nhằm hồi sinh cho một khái niệm đã chết. Cái mà Lenin gọi là “dân chủ gấp triệu lần hơn” chính là nền chuyên chính vô sản, bản chất “dân chủ triệu lần” của nó được biện hộ rằng nó đại diện cho một xã hội trải qua cải tạo giai cấp triệt để chỉ còn duy nhất một giai cấp công nhân.
Ngoài việc tự tay soạn bản Tuyên ngôn Độc lập đúng tầm thời đại, Hồ Chí Minh còn có nhiều danh ngôn về tự do dân chủ trong hằng trăm bài viết. Nếu nhìn vào hệ thống chính trị của chúng ta hiện nay và nhận xét một cách trung thực thì chẳng có gì giống với những điều Hồ Chí Minh đã nói, đã hứa hẹn, đã thề bồi! Có người cho rằng lý tưởng cao đẹp từ cách mạng Tháng Tám đã bị phản bội! Tôi không hoàn toàn đồng ý với nhận xét đó. Hồ Chí Minh nhiều lần công khai trả lời rằng mình chỉ xem chủ nghĩa Marx, Lenin là một phương tiện để giành độc lập dân tộc, chứ không phải là mục đích. Ông đã có nhiều hành động chứng tỏ điều ấy, cho nên đã bị Stalin trù dập và bị Trần Phú, Hà Huy Tập… công kích gay gắt. Ông không thể đưa con thuyền cách mạng Viêt Nam cặp bến dân chủ, điều đó phải xét tới trách nhiệm của các thế lực hiếu chiến Pháp, Mỹ, buộc ông phải tìm liên minh với phe xã hội chủ nghĩa.
Trước họa xâm lăng hiện nay, lão anh hùng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng cần thực hiện dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội để tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Phải thẳng thắn thưa rằng, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, với thể chế toàn trị xã hội chủ nghĩa thì không thể nào làm được điều mong ước dân chủ tốt đẹp ấy!
Vậy nền dân chủ mà nhân loại đòi hỏi là gì? Dân chủ là thể chế hóa quyền tự do của nhân dân. Điều 1 Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp viết: “Mọi người sinh ra sống tự do và bình đẳng về các quyền…”; Điều 4: “Tự do bao gồm quyền có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác…”. Để giới hạn những điều không gây hại cho người khác, J. J. Rousseau cho rằng cần có “Khế ước xã hội”, hạn chế cái tự do thiên nhiên, quy định những điều được làm trong quyền tự do dân sự. Trong trạng thái dân sự, con người có quyền tự do tinh thần, và “tuân theo quy tắc do mình tự đặt ra”. Thể chế dân chủ, nhà nước pháp quyền là định hình của Tự do.
Để có một nhà nước dân chủ, thực sự của dân, do dân, vì dân, phải thực hiện cuộc bầu cử có đủ các yếu tố:
ü Bình đẳng, tức là không phân biệt giai cấp, gái trai, chủng tộc;
ü Phổ thông tức là mọi người dân đã trưởng thành đều có quyền ứng cử, bầu cử;
ü Tự do, tức là tôn trọng mọi quan điểm chính trị khác nhau;
ü Cạnh tranh, tức là công khai cương lĩnh tranh cử để người dân chọn lựa; và theo định kỳ mấy năm bầu lại một lần.
Nhà nước dân chủ là nhà nước pháp quyền, chứ không phải “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, một sản phẩm của TBT Đỗ Mười ra đời 29 tháng 11 năm 1991 nhằm duy trì ý thức hệ với nội dung “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng”.
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VỚI TAM QUYỀN PHÂN LẬP
Sau 18 năm thực hiện “tam quyền được phân công và phối hợp” của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến sĩ Hồ Bá Thâm dù hết sức e dè vẫn phải nói: “Kéo dài ngày càng trầm trọng tệ tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, lãng phí hiện nay trong hệ thống chính trị và trong xã hội ta, càng thấy thiếu sót lớn trong một cơ chế thiếu giám sát và kiềm chế quyền lực tệ hại như thế nào. Đó là chỗ hổng và yếu kém nhất trong cơ chế tam quyền của nhà nước, phải được khắc phục sớm”.
Tuy nhiên văn kiện Đại hội 11 vẫn viết na ná như cũ, chỉ thêm “cơ chế kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện ba quyền đó”. Vấn đề không phải là “kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện” mà là ba quyền phân lập, để quyền lực này kiềm chế, giám sát quyền lực kia, chống sự lạm quyền. Chính phủ phải bị kiểm soát bởi luật pháp thì mới không là cấp trên, là cha mẹ của dân, mới thành tâm làm đầy tớ của dân. Một thể chế không hạn chế được quyền lực thì bao nhiên cơ quan thanh tra, kiểm tra cũng vô hiệu. Chỉ một tập đoàn kinh tế như Vinashin chứ không phải cơ quan quyền lực nhà nước, thế mà qua 11 cuộc thanh tra cấp nhà nước vẫn không thể phát hiện được là nó dã thâm thủng ngót trăm ngàn tỉ đồng, và sắp sụp đổ!
Cả ba quyền của Nhà nước Việt Nam đều yếu kém, nhưng có lẽ tệ nhất là quyền tư pháp, nó không dám nói một lời nào trước những bộ luật vi hiến rất nghiêm trọng, tước mất mọi quyền tự do của nhân dân, nó sợ quan chức ở tất cả các cấp, nó luôn chờ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng trước khi mở phiên tòa!
2500 năm trước nhà hiền triết Platon đã có lời răn: “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền lực của một ai đó. Còn nơi nào pháp luật đứng trên nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ cho pháp luật thì ở đó có sự cứu thoát cho nhà nước”.
Chấp nhận tam quyền phân lập không chỉ nhân dân được lợi mà chính là sự cứu rỗi cho Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ hội thoát khỏi vũng bùn tham nhũng ô nhục đang gây đau nhức lương tâm của hàng triệu đảng viên chân chính và công nhân, nông dân nghèo khổ.
TỰ DO, NHÂN QUYỀN ĐÚNG NỘI DUNG CỦA CÁC CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC
Hiến pháp 1992 ghi nhận đủ mọi quyền tự do, nhân quyền nhưng các bộ luật vô hiệu hóa tất cả! Có hai lý lẽ bào chữa cho sự đánh tráo khái niệm này là: Vì đảm bảo an ninh; vì truyền thống văn hóa.
Chỉ cần nhắc lại ý kiến Marx, Engels 160 năm trước trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cũng đủ thấy lập luận trên là sai trái, thậm chí là phản động: “Những thành quả hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất hẹp hòi phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa” (sách đã dẫn, trang 50). Hội nghị nhân quyền ở Vienna 1993 nhắc nhở: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau. Cộng đồng quốc tế phải xử lý các quyền con người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng và bình đẳng và được coi trọng như nhau”, và “Trong khi công cuộc phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hưởng thụ mọi quyền con người, không viện dẫn sự kém phát triển để biện minh cho việc cắt xén các quyền con người đã được quốc tế thừa nhận”. Chính vì không chịu làm như thế cho nên các tổ chức quốc tế và Bộ Ngoại giao Mỹ luôn luôn xếp Việt Nam thuộc những quốc gia tồi tệ nhất trong việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền.
Công ước quốc về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện từ năm 1982, nay đã qua 29 năm lẽ nào cứ khất lần mãi?
QUYỀN TỰ DO CHÍNH TRỊ
Lời nói đầu ICCPR viết:
“Chỉ có thể đạt được lý tưởng của con người tự do được tận hưởng tự do về dân sự và chính trị, không bị sợ hãi và thiếu thốn nếu tạo được những điều kiện để mỗi người có thể hưởng các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của mình”.
Và Điều 2: “Mỗi quốc gia thành viên của Công ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình, các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, CHÍNH KIẾN (tôi nhấn mạnh) hoặc mọi quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc các điều kiện khác”.
Hàng chục năm qua, những người nói lên chính kiến khác của mình, tức là khác với chủ nghĩa Marx-Lenin hoặc khác với đường lối chính trị của Đảng đã bị bắt, bị tù, nhưng không gọi là tù chính trị mà là tội phạm luật hình!
Gần một thế kỷ trước lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Đức Rosa Luxemburg đã nói “Tự do không phải dành riêng cho đảng viên của một Đảng, dù Đảng ấy đông đảo đến đâu đi nữa. Tự do luôn luôn phải là tự do của những người bất đồng chính kiến”.
QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Điều 19 của ICCPR:
“1-Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào.
“2- Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bảng viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.
“3- Việc thực hiện những điều quy định tại Khoản 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên những hạn chế này phải được pháp luật quy định là cần thiết để:
a/ Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác;
b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”( Điều 19 ).
Quyền tự do ngôn luận đã được các Hiến pháp nước ta từ 1945 đến 1992 ghi nhận, nhưng chỉ được thực hiện những năm 1945-1955. Các Luật báo chí sau này chỉ công nhận quyền tự do ngôn luận của tập thể, cắt bỏ hầu hết quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân. Khi bị chỉ trích thì vin vào việc phải “bảo vệ an ninh quốc gia” chưa thể thực hiện cho mỗi người. Chẳng những thế, Luật hình sự Việt Nam đã chế biến nội dung điều 19 của ICCPR thành nội dung Điều 88, với mức án phạt nhiều năm tù!
Trong khi đó, Tổng thống Obama, sau khi đắc cử đã tuyên bố với báo chí rằng: “Một chính phủ lấn lướt báo chí, một chính quyền không bị đối mặt với hệ thống truyền thông cương trực và mạnh mẽ, đó không phải là sự lựa chọn của nước Mỹ!”. Ông Obama liên tục bị hệ thống truyền thông Mỹ công kích, thế nhưng cho đến nay chưa có ứng cử viên nào sáng giá hơn ông trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2012.
Chúng ta đều biết rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì đòi quyền tự do báo chí cho nhân dân Việt Nam từ năm 1919 khi đưa Bản yêu sách tới Hội nghị Versailles. Từ đó về sau Cụ liên tục nhắc lại đòi hỏi này: “Mãi tới bây giờ vẫn chưa có một người Việt Nam nào được cho phép xuất bản một tờ báo. Tôi muốn nói về những tờ báo về chính trị, kinh tế, hay văn học của người dân lập ra như chúng ta từng thấy ở châu Âu, hoặc các nước châu Á khác, chứ không phải tờ báo do chính quyền thành lập” (1921-1926).
Sau Cách mạng tháng Tám, trong tình hình chính trị phức tạp, ngày 21 tháng 3 năm 1946, Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã ký sắc lệnh “Cho phép báo chí xuất bản không phải xin phép mà chỉ cần thông báo cho nhà chức trách biết.” Cũng cần nhắc lại rằng năm 1938, báo Dân chúng của Đảng Cộng sản (ở số 43 Đường Hamelin, nay là Lê Thị Hồng Gấm Q1, TP HCM) xuất bản không xin phép và được Chính quyền thực dân Pháp chấp nhận, sự kiện này mở đầu cho quyền tự do báo chí ở nước Việt Nam thuộc địa. Chẳng lẽ sau hơn 60 năm cách mạng, quyền tự do ngôn luân, tự do báo chí, bị lùi lại so với chế độ thực dân Pháp?! Chẳng lẽ thực dân Pháp không sợ ngôn luận của Đảng và nhân dân Việt Nam công kích chúng, mà ngày nay Đảng lại sợ ngôn luận tự do của chính nhân dân mình?
QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP, LẬP HỘI
Hiện nay, Việt Nam có hơn 300 hội đoàn hoạt động trong phạm vi cả nước và khoảng 2000 hội đoàn hoạt động trong nội bộ các tỉnh thành. Trung bình mỗi người có chân trong hơn 2 hộị đoàn. Các đoàn thể lớn như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, ở cấp Trung ương đều do Ủy viên Trung ương Đảng làm chủ tịch. Ở các cấp dưới thì do Ủy viên Thường vụ Đảng làm chủ tịch. Các đoàn thể này và cả các đoàn thể nhỏ hơn như Hội Cựu chiến binh, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Khoa học Kỹ thuật… đều ăn lương Nhà nước. Các đoàn thể là cánh tay nối dài của Đảng. Các hội đoàn kể trên, dù hội viên không tín nhiệm cũng cứ phải vào, không ai được phép đứng ra lập một hộị đoàn thứ hai, dù xin tự nguyện hoạt động không ăn lương Nhà nước.
Các hội đoàn đều có trường huấn luyện cán bộ. Công đoàn có trường đại học và nhiều trường cấp tỉnh thành. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của tất cả các đoàn thể đều rất kém, thường bị chỉ trích là “hành chính hóa” các hoạt động. Ví dụ như Công đoàn, mấy năm nay đã có hằng ngàn cuộc đình công tự phát, tức là công nhân đình công không có chỉ đạo của Công đoàn (như vậy bị coi là không hợp pháp!). Có những cuộc đình công từ 5.000 đến 10.000 công nhân tham gia. Năm 2010 có 424 vụ đình công, quý 1 năm 2011 có 220 vụ đình công. Trước tính trạng đó, những người soạn thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, đã đề nghị cho phép thành lập “đại diện tập thể lao động ở những doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn”. Trong cuộc họp do Tổng Liên đoàn Lao động tổ chức để góp ý Dự thảo này, các cán bộ công đoàn đã phê phán rất mạnh mẽ đề nghị nói trên với hai lý do:
1- Sự hiện diện của một tổ chức không phải là công đoàn mà làm thay chức năng của công đoàn, tạo tiền lệ hết sức nguy hiểm, nếu không nói là cổ xúy và thừa nhận “đa nguyên công đoàn”.
2- Nhiều đại biểu cho rằng đây là một bước lùi: Bởi phần lớn các cuộc đình công đã qua là đình công về quyền chứ không phải đình công vì lợi ích (!) Do đó nếu không điều chỉnh kịp thời thì sẽ còn tiếp tục có những cuộc đình công không tuân theo quy định của pháp luật.
Ở các quốc gia dân chủ người ta sẽ khó hiểu câu chuyện kể trên. Đã bao nhiêu năm tổ chức Công đoàn không làm được trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho công nhân, nay chỉ vì để chữa cháy mà người ta đề ra biện pháp tạm thời cho công nhân bấu víu khi chưa lập được công đoàn thì lại quy chụp một tội tày đình, có thể đi tù! Người công nhân đi làm chỉ mong có lương, có phụ cấp, thậm chí vài nghìn đồng cho bữa ăn giữa ca, ai cũng thấy vậy, họ đâu có đòi làm vương làm tướng gì để có thể chịu rủi ro mất việc?
Quyền tự do hội họp, và lập hội như trên thì rõ ràng là điều Cụ Hồ đòi từ năm 1919 đến nay người Việt Nam vẫn chưa có.
CẦN CÓ MỘT XÃ HỘI CÔNG DÂN!
Thực hiện những điều kể trên là tạo điều kiện để tái lập xã hội công dân (cũng gọi là xã hội dân sự) đã bị mất đi từ khi thiết lập thể chế xã hôi chủ nghĩa toàn trị. Người ta coi nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội công dân là ba chân kiềng của chế độ dân chủ. Vì sao?
Khái niệm xã hội công dân (cũng gọi là xã hội dân sự) có từ thời thượng cổ, nó đáp ứng sự cần thiết của người dân tự nguyện liên kết với nhau ngoài chính trị, ngoài nhà nước, bảo vệ những lợi ích, những giá trị sống, vừa xây dựng vừa chống lại xu hướng độc tài, quan liêu của nhà nước.
Nhà nước luôn luôn có xu hướng lạm quyền. Ở các nước dân chủ, vẫn còn những tiêu cực, các Đảng ra tranh cử đôi khi đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích của dân. Nhà nước không xử lý thỏa đáng các vấn đề như thuế má, phúc lợi xã hội, can thiệp bằng chiến tranh với bên ngoài… Trong chế độ dân chủ, mỗi người dân có lợi ích và xu hướng khác nhau, họ tìm đến nhau thành những nhóm, những hội, rồi những nhóm những hội này tìm sự đồng thuận với những nhóm những hội khác. Xã hội công dân đấu tranh ôn hòa bảo vệ tự do của con người trong xã hội hiện đại. Nhà nước pháp quyền điều tiết sự khác nhau giữa các nhóm, các hội bằng pháp luật, khi cần thì điều chỉnh pháp luật trên cơ sở của một chế độ mọi quyền lực thuộc vế nhân dân.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình xô viết thì trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội đều bị chính trị hóa. Mọi quyền sở hữu, về tư liệu sản xuất, cả sở hữu sức lao dộng của mình cũng không còn, tất cả đều là của tập thể. Xã hội công dân bị buộc phải nhường chỗ cho xã hội toàn trị. Cuộc dân chủ hóa ở Liên xô và Đông Âu là quá trình hình thành và lớn lên của xã hội công dân, đưa tới sức mạnh chuyển quyền lực chính trị từ nhà nước chuyên chính sang nhân dân.
Việt Nam ta đến nay vẫn chưa có một xã hội công dân đúng nghĩa.
Cuộc Đổi mới chính trị quá chậm so với đổi mới kinh tế, sau 25 năm vẫn chưa có một nhà nước thực sự dân chủ, các quyền tự do dân sự và chính trị không được thực hiện, do đó chưa hình thành một xã hôi công dân. Tình hình đó làm tích tụ dông bão rất nguy hiểm đối với Đảng cầm quyền và có thể làm tiêu hao sinh lực của dân tộc, trước giặc ngoại xâm.
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA HIỆN ĐẠI
Tổ tiên chúng ta đã để lại một đất nước nghìn năm văn hiến mà cốt lõi là tư tưởng nhân văn cao cả “Thương người như thể thương thân”. Hơn một trăm năm qua, chúng ta cũng có nhiều thành công trong việc Việt Nam hóa những tinh hoa văn hóa của nhân loại, đặc biệt là từ văn hóa Pháp và phương Tây. Vào thời xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta du nhập tư tưởng “người với người là bạn”, “mình vì mọi người, mọi người vì mình” rất đẹp, nhưng không làm được bao nhiêu, đến nay thì không còn gì.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Việt Nam đang lâm vào bất ổn, nổi bật là đạo đức xã hội xuống cấp, dối trá, lừa đảo, bạo lực đang thay cho trung thực, minh bạch, nhân hậu.
Chúng tôi cho rằng sự đảo điên nhân tình bắt nguồn từ sự đảo điên của thể chế: Nói quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân, nhưng nhân dân không có quyền gì cả; nói cán bộ đảng viên là đầy tớ của nhân dân, nhưng thực tế họ như là cha mẹ nhân dân; nói công nhân là giai cấp lãnh đạo, nhưng thực tế họ làm tăng ca, tăng kíp vẫn lương không đủ ăn, đi biểu tình thì bị coi là bất hợp pháp… Cuộc sống đẩy con người phải phản ứng, nhưng không được luật pháp bảo vệ, hướng dẫn sự phản ứng bằng hành động ôn hòa, khiến nảy sinh những manh động mất lý trí, rồi sự lặp đi lặp lại tình trạng ấy của số đông lâu ngày trở thành một nếp văn hóa tiêu cực.
Chế độ xã hội chủ nghĩa áp đặt quan điểm chính trị lên sinh hoạt văn hóa, đặt ý thức hệ lên trên đạo đức truyền thống, lấy chủ nghĩa Marx, Lenin làm chân lý độc tôn, đề cao tuyệt đối chủ nghĩa tập thể, đồng nhất chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa vị kỷ, buộc văn học, nghệ thuật phải minh họa đường lối chính trị, phục vụ chính trị. Đó là những nguyên nhân làm cho văn hóa thui chột và méo mó.
Phải để cho văn hóa phát triển tự nhiên trong cuộc sống tự do dân chủ, lao động sáng tạo, giữ lại cái đẹp của dân mình và du nhập cái tinh hoa của người, nước ngoài, sàng lọc và thải loại những gì không phù hợp với thể trạng tinh thần của người Việt Nam trong cuộc sống luôn luôn đổi mới.
CẢI CÁCH GIÁO DỤC
Giáo dục Việt Nam cũng đang bị khủng hoảng hàng nửa thế kỷ vẫn không tìm thấy lối ra. Nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn”. Câu nói ấy cho ta hiểu là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa đã đem tới sự mất gốc đó. Cụ giáo sư đáng kính Hoàng Tụy đã bỏ ra bao tâm trí để “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng”. Cụ đã nói thẳng và nói với kiến thức sâu sắc của một vị giáo sư, với kinh nghiệm cả đời. Về nguyên nhân từ thể chế thì tuy Cụ đã có cách nói khéo léo, mềm mỏng, vậy mà cũng bị thổi còi. Tôi nghĩ, giáo dục cũng giống như văn hóa, đã bị kiềm hãm bởi ý thức hệ, không thoát ra khỏi ràng buộc của chính trị của triết lý giáo dục cộng sản. Điều này thể hiện cả trong biên soạn sách giáo khoa, trong phương pháp giảng dạy, trong cung cách đào tạo và sử dụng người thầy…
Ngày nay người ta đòi hỏi giáo dục trước hết là đào tạo ra con người tự do, con người dám khác với những người khác dù đó là vĩ nhân, con người luôn luôn đầy ắp ý kiến phản biện. Triết lý giáo dục đó hoàn toàn trái với triết lý tôn thờ chân lý độc tôn, chân lý vĩnh cửu, không chấp nhận diễn biến hòa bình, không cho phép tự diễn biến; Lãnh tụ vĩ đại, Đảng quang vinh đã bao cấp đủ mọi chân lý lớn nhất, hãy cứ thế mà làm theo. Triết lý giáo dục chính thống như thế phải đẻ ra sách giáo khoa dành 30-40% cho các nội dung phục vụ chính trị; dành cho vô số sách tham khảo bài văn mẫu, bài giải toán mẫu. Phương pháp dạy cứ là thầy đọc, trò chép. Luận văn tốt nghiệp, luận án tiến sĩ là những sao chép, xào lại.
Giáo sư Pierre Darriulat đã tóm tắt bài viết của đại tướng Võ Nguyên Giáp và cuốn sách của giáo sư Hoàng Tụy thành 4 câu súc tích: Chúng ta phải dừng lại việc nói một đằng làm một nẻo; chúng ta phải khôi phục phẩm giá cho giới trí thức và học giả; chúng ta phải có kế hoạch rõ ràng cho nghiên cứu và giáo dục cho tương lai; chúng ta phải chấm dứt nạn chảy máu chất xám. Tôi xin bổ sung một ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt: “Chúng ta phải khôi phục lại tính chất phi chính trị của nhà trường để ở đấy học sinh không còn phải nói dối”.
XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Chúng ta bắt đầu đổi mới từ kinh tế và đã đạt được thành tựu trong những năm đầu khá ngoạn mục, khiến nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài hy vọng sự xuất hiện con rồng con hổ Việt Nam trong tương lai không xa. Tiếc thay, những thế lực bảo thủ (trong đó có cả giả vờ bảo thủ, kỳ thực là tìm cách duy trì môi trường để tham nhũng!) đề cao cái tính từ xã hội chủ nghĩa, làm biến dạng nền kinh tế thị trường, mỗi lần gây ra đổ vỡ thì bào chữa bằng lập luận “chúng ta sáng tạo con đường kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chưa từng có tiền lệ!”. Dự thảo văn kiện Đại hội 11 là một bước lùi so với Đại hội 10, khi người ta đưa thêm “Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Mãi đến trước ngày bế mạc mới có quyết định bỏ điều sai trái này, nhưng vẫn giữ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” dù cho nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu của đất nước khuyên nên bỏ.
Nếu nói trên quan điểm về kinh tế thì có thể lý giải sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa là: Nền kinh tế tư nhân đã đánh bại nền kinh tế nhà nước! Nền kinh tế sở hữu tư nhân đã đánh bại nền kinh tế công hữu. Nhìn ra thế giới sẽ thấy, nước nào đi vào con đường xã hội chủ nghĩa thì nghèo đói; nước nào đi vào kinh tế thị trường thì dân giàu, nước mạnh. Nhìn lại nước ta, kinh tế nhà nước hủy hoại không biết bao nhiêu vốn liếng. của nhân dân ky cóp. Cái đuôi xã hội chủ nghĩa đã làm biến dạng kinh tế thị trường nước ta gây nhiều hậu quả: Kinh tế Việt Nam bắt đầu lâm vào khủng hoảng trước khủng hoảng của thế giới một năm, từ 2008 lạm phát đã tăng lên 20%, chỉ số ICOR từ 5 lên 6, 9, nhập siêu tăng, và có nhiều biểu hiện lọt vào vòng tay Trung Quốc.
Kinh tế Việt Nam năm 2011, được nhiều cơ quan thẩm định quốc tế gọi là “đã rơi tới đáy”. Nguy hiểm nhất là lệ thuộc Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu 2011 nhập siêu từ Trung Quốc 4 tỉ USD, 5% hàng tiêu dùng, 55% nguyên, phụ liệu, 25% thiết bị loại kỹ thuật lạc hậu rẻ tiền. Có 41 dự án trọng điểm quốc gia do 30 công ty Trung Quốc thắng thầu. Có đến 90% các dự án trọng điểm về điện, dầu khí, viễn thông, cơ khí, hóa chất và 100% dự án khai khoáng đều do các công ty Trung Quốc trúng thầu! Ôi gỡ sao cho khỏi tình trạng lệ thuộc đây! Có người cho rằng nếu chống lại sự hợp tác kinh tế với Trung Quốc coi chừng sẽ gây ra thiệt hại về phía Việt Nam. Không! Chúng ta không bao giờ chống sự hợp tác kinh tế bình đẳng với Trung Quốc. Chúng chỉ nên xem lại những sơ hở đang làm cho nước ta nhận thiết bị lỗi thời, mua rác rưởi của họ thải loại, tạo điều kiện để họ đưa lao động giản đơn vào sinh cơ lập nghiệp khắp nơi, lấy vợ đẻ con, lẫn trong đó chắc chắn có những âm binh, gián điệp vô cùng nguy hiểm!
Hãy vì lợi ích của nhân dân và Tổ Quốc cắt bỏ cái đuôi”xã hội chủ nghĩa” cho cơ chế thị trường lành mạnh. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không coi kinh tế nhà nước là chủ đạo, không ưu đãi, giải cứu những công ty nhà nước thua lỗ.
Phải đặt thời hạn để giảm dần và chấm dứt mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng là: khai thác lao động giá rẻ, giá trị thấp; khai thác tài nguyên xuất thô; đầu tư thiết bị lỗi thời dùng nhiều lao động cơ bắp, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu; sử dụng lãng phí đất đai; gây ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chỉ có thể thực hiện được khi có một thể chế dân chủ và thoát khỏ vòng tay o ép của Trung Quốc.
AI LÀ BẠN CHÍ THIẾT CỦA VIỆT NAM?
Chúng ta đã có nhiều thành công khi tuyên bố Việt Nam là bạn của tất cả các nước. Một thành công quan trọng nữa là trở thành đối tác chiến lược với Mỹ, kẻ thù cũ. Tuy nhiên cũng có bạn thân và bạn sơ. Hơn 20 năm nay nêu hỏi cả năm châu xem ho nghĩ rằng ai là bạn thiết cốt của Việt Nam thì sẽ dễ dàng nhận được câu trả lời: Trung Quốc!
Người Pháp có câu, hãy nói bạn thân của anh là ai, tôi sẽ nói anh là người thế nào! Chà, đến đây chúng ta sẽ thấy cái khó cho mình trên bàn cờ khu vực và thế giới hôm nay. Một lần nữa lại muốn so sánh ta với Nhật Bản và cả nước Đức nữa. Ngay sau khi bại trận hai nước này kịp hiểu nguyên nhân bại trận của nước họ, và nhìn nhận đúng bản chất kẻ thù của mình và lập tức đổi thù ra bạn, mà còn là bạn thiết cốt nữa! Hơn nữa thế kỷ đã qua, thực tế đã xác nhận hai nước Đức, Nhật hoàn toàn đúng trong việc chon bạn, nhờ đó mà trở thành giàu mạnh nhất nhì thế giới.
Rất tiếc chúng ta không hiểu kẻ thù cũ của mình cũng không biết kẻ thù mới của mình. Mỹ sai lầm vì cho rằng đánh ta là đánh vào tiền đồn cộng sản, không ngờ rằng khi đó người Việt Nam kể cả đảng viên không hề nghĩ mình chiến đấu vì chủ nghĩa cộng sản mà chỉ vì Tổ Quốc bị xâm lược. Sau khi bị thua, Mỹ mau chóng hiểu ra vấn đề và muốn làm lành với ta. Nhưng chúng ta lại không hiểu, nên cứ tiếp tục thù dai. Ta không hiểu Mỹ, còn có nguyên nhân là vì chưa dám cởi bỏ ý thức hệ, sợ bị mất quyền lãnh đạo. Trong khi đó, cũng vì ý thức hệ, chúng ta vấp một lầm lẫn nguy hiểm là đổi kẻ thù bành trướng tàn bạo thành bạn chí thiết, còn hơn cả chí thiết, vì là đổng chí “16 chữ vàng” và “bốn tốt”.
Cái thế của đất nước đòi hỏi Đảng Cộng sản thực hiện lời hứa của mình “không có lợi ích nào ngoài lợi ích của nhân dân và Tổ quốc”. Vì lợi ích nhân dân và Tổ quốc, Đảng cần nhanh chóng và triệt để đổi mới, đổi mới toàn diện, thực hiện những yêu cầu đã kể ở trên, để có thể trở thành bạn thân thiết của thế giới dân chủ và có thể trở thành đồng minh chiến lược với Mỹ. Có thể sẽ có ý kiến cho rằng: Bất cứ nước nào cũng lấy lợi ích của họ làm cơ sở khi cam kết với đồng minh, và khi có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ thì họ vẫn có thể vứt bỏ đồng minh để tự cứu. Điều đó không sai, mỗi quốc gia phải tự vươn lên hùng mạnh, bằng đường lối khôn ngoan và dũng cảm của mình, không bao giờ được ỷ lại bên ngoài. Không ai muốn làm bạn với kẻ yếu, lại không có kế sách để mạnh lên và không có gì để trao qua đổi lại. Có thể lại có ý kiến: Trung Quốc có nhiều thế mạnh để mặc cả, thương lượng với Mỹ hơn ta? Không đúng! Vì trong cuộc đấu tranh này chúng ta có chính nghĩa, chúng ta được luật pháp quốc tế bảo trợ, lợi ích của chúng ta phù hợp với lợi ích của các quốc gia trong khu vực và cả thế giới. Nước ta có vị trí cực kỳ quan trọng trong giao thương hàng hải, đặc biệt còn có vịnh Cam Ranh ở vị thế chiến lược để làm chủ cả Biển Đông. Nếu dân chủ hóa thành công thì cán cân thế và lực hoàn toàn nghiêng về chúng ta trong cuộc đấu tranh ngoại giao, mở rộng bè bạn, giao kết đồng minh.
Tổ quốc đang kêu gọi: Tất cả để cứu nước! Tất cả để chiến thắng!
Viết trong những ngày sôi sục cả tim gan.
T. V. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.