Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

nhữn bước đi...

Những bước đi có tính toán, có hệ thống

Chỉ  ít ngày sau vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam, ngày 9-6-2011, Trung Quốc lại tiến thêm một bước đi có tính toán, có hệ thống nhằm phức tạp hoá vấn đề Biển Đông để phục vụ các mưu đồ của họ.
Tại cuộc họp báo chiều ngày 9/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết:
‘Vào lúc 6 giờ ngày 9-6-2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 60 47,5′ Bắc và 1090 17,5′ Ðông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư  chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.
Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường.
Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.
Khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư  chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Ðông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ðáng chú ý là vụ việc nói trên xảy ra ngay sau vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26-5 vừa qua, làm cho tình hình Biển Ðông tiếp tục căng thẳng.
Các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách ‘đường chín đoạn’ của Trung Quốc thành hiện thực.
Ðây là điều phía Việt Nam không thể chấp nhận”.
Trước sự thật mười mươi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn cố tình bóp méo sự việc, trắng trợn đổ lỗi cho Việt Nam:
“Cách nói của Việt Nam hoàn toàn không phù hợp với sự thực.
Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi với quần đảo Trường Sa và vùng biển phụ cận (…).
Yêu cầu Việt Nam dừng ngay mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, không áp dụng thêm các hành động làm nguy hại an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Trung Quốc, không áp dụng thêm hoạt động phức tạp và mở rộng tranh chấp.
Hy vọng Việt Nam sẽ có các nỗ lực cần thiết để duy trì hoà bình ổn định của Biển Đông”.
Tuyên bố trên đây hoàn toàn sai sự thật, nhưng lại có thể làm nhân dân Trung Quốc và dư luận quốc tế hiểu nhầm Việt Nam, hiểu nhầm về những gì đang diễn ra trên Biển Đông những ngày vừa qua.
Thực chất là, Trung Quốc đang cố gắng phức tạp hoá vấn đề Biển Đông để phục vụ các mưu đồ của họ.
Chính tờ Trung Quốc nhật báo (China Daily) ngày 8/6/2011 đã không ngại ngùng bộc lộ.
Tranh chấp Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa) có ý nghĩa chiến lược quan trọng với Trung Quốc bởi hai lý do:
Thứ nhất, Trung Quốc là nước lớn nhưng chưa phải là một siêu cường biển.
Mặc dù có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế rộng, bờ biển đất liền và đảo dài nhưng phần đóng góp của biển với GDP còn nhỏ.
Chỉ với một số ít các đảo đang tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát của mình, Trung Quốc không có đường để nối biển với đại dương.
Thứ hai, không có một lực lương hải quân mạnh và sự chú trọng các quyền lợi biển, Trung Quốc vẫn ở vị thế không thuận lợi.
Muốn trở thành một siêu cường có ảnh hưởng, Trung Quốc buộc phải chuyển từ “cường quốc đất liền” sang “siêu cường biển”.
Tranh chấp Biển Đông là phép thử thực tế cho việc đạt được mục tiêu đó.
Để thực hiện mưu đồ trên, không gì tốt hơn phương thức biến cái của người khác thành của mình, biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, đòi chia sẻ tài nguyên và quyền kiểm soát biển trên vùng biển của nước khác dưới chiêu thức “gác tranh chấp cùng khai thác”.
Sự kiện trên đây cùng với nhiều sự kiện nghiêm trọng khác do phía Trung Quốc chủ ý gây ra, một lần nữa khẳng định mưu toan của Trung Quốc biến cái không thể thành có thể, biến các khu vực không tranh chấp thành các khu vực tranh chấp để đòi hỏi được chia phần tài nguyên trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng yếu thế thông qua công thức “gác tranh chấp cùng khai thác” là hoàn toàn có thực.
Trong khi tích cực tranh thủ các diễn đàn quốc tế để khẳng định “yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng cùng các bên đàm phán” thì trong việc làm, Trung Quốc đang thể hiện điều ngược lại.
Sau sự kiện cho các lực lượng đội lốt dân sự trên các tầu hải giám cắt cáp, phá hoại họat động bình thường của tàu Bình Minh 02 trên thềm lục địa Việt Nam, sự kiện quấy rối cắt cáp, phá chân vịt tàu khảo sát địa chấn Viking 02 của tại lô 136 thềm lục địa phía Nam, chỉ cách đường cơ sở Việt Nam gần 100 hải lý, một lần nữa cho thấy những bước đi có tính toán, có hệ thống của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc không có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam – một dân tộc yêu hòa bình, hết sức kiềm chế và chưa bao giờ khuất phục trước cường quyền.
Dư luận thế giới trong thời kỳ hội nhập không thể đồng tình với bất kỳ hành động nào lợi dụng vị thế cường quốc gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia khác.
Cộng đồng ASEAN đang buộc phải cảnh giác.
Phát biểu tại Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN diễn ra tại Surabaya, Inđônêxia từ ngày 7 đến 10/6, Trưởng đoàn Việt Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã nhấn mạnh: Hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm và lợi ích chung của tất cả các nước; khu vực và tất cả các nước cần phải tiếp tục nỗ lực và chung sức vì những mục tiêu này.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chỉ có lòng tin và nỗ lực giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình mới là chìa khóa để giải quyết các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tác giả: Tấn Đức
Nguồn: Trang web của CPV

Ôn hòa nhưng không nhân nhượng

Từ ngày 3 đến 5-6-2011, Hội nghị an ninh châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) tại Singapore có nhiều quan điểm, chủ yếu tập trung vào ba nội dung chính:
1. Mặc dù không lên án hay ủng hộ cụ thể nước nào về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng Mỹ và các nước khác trong khu vực tỏ thái độ quan ngại về những va chạm gần đây tại khu vực có thể gây ảnh hưởng đến quyền tự do đi lại của tàu bè quốc tế ở eo biển Malacca.
Do đó vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông là một vấn đề đa phương và phải được giải quyết hòa bình bằng đàm phán, hạn chế sử dụng vũ lực quân sự gây xung đột tại khu vực.
2. Diễn biến phức tạp trong tranh chấp biển Đông nhưng một số nước Đông Nam Á đã không trực diện phản đối Trung Quốc.
Các diễn biến trên ngày càng cho thấy Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) gần như vô hiệu vì không có biện pháp chế tài đối với các nước đã tham gia ký kết.
3. Trung Quốc một mặt kêu gọi kiên trì đàm phán để giải quyết vấn đề tranh chấp, nhưng lại cố tình đưa những vụ việc xảy ra tại khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp (như vụ tàu Bình Minh 02 và Viking 2), tiến hành đàm phán song phương với các nước ASEAN nhằm thực hiện chiến lược chia để trị, bẻ gãy sự liên kết trong khối ASEAN rồi từ đó đi đến thỏa thuận song phương với từng nước theo giải pháp gác tranh chấp, cùng khai thác tại những khu vực chồng lấn có lợi cho Trung Quốc.
Thủ đoạn leo thang của Trung Quốc
Nhiều ý kiến đề nghị đưa vấn đề biển Đông ra Tòa án quốc tế.
Tuy nhiên việc kiện ra tòa không hề đơn giản vì thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc tế theo quy định được xác lập trên cơ sở đồng thuận của các bên tranh chấp.
Như vậy, nếu phía Trung Quốc không đồng ý thì tòa án cũng không đủ cơ sở để xác lập quyền tài phán.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa là một vấn đề song phương giữa hai nước có yêu sách là Việt Nam và Trung Quốc.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa là liên quan đến yêu sách của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Trung Quốc do vậy cần đàm phán đa phương.
Còn vấn đề chủ quyền trên biển Đông thì liên quan đến quyền lợi của cả những nước khác trên thế giới.
Để bảo vệ tối đa lợi ích của mình, Trung Quốc sử dụng nhiều thủ đoạn để làm phức tạp tình hình như cử tàu chiến và máy bay ra Bãi Cỏ Rong để răn đe Philippines.
Trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp tàu Việt Nam rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp.
Khi Việt Nam tiến hành khảo sát để lập hồ sơ báo cáo Liên Hiệp Quốc về ranh giới ngoài của thềm lục địa thì tàu khảo sát của Việt Nam cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp.
Sự kiện Bình Minh 02 cũng như phá cáp tàu Viking 2 là do tàu Trung Quốc dấn sâu hơn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Đó cũng là lý do trước khi diễn đàn Shangri-La diễn ra thì dư luận nhận định đây là một động thái của Trung Quốc nhằm răn đe Việt Nam cùng các nước trong khu vực ASEAN và Mỹ, tỏ rõ lập trường của Trung Quốc là không bao giờ nhân nhượng và từ bỏ tấm bản đồ “đường lưỡi bò” vốn kiểm soát phần lớn diện tích biển Đông.
Trong bài phát biểu sáng 5-6 tại diễn đàn an ninh cấp cao Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh “chỉ bằng cách ủng hộ dân chủ trong quan hệ quốc tế và tôn trọng lợi ích cốt lõi, cũng như những mối quan tâm lớn của nhau” mới có thể khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương “thật sự tìm thấy hòa bình lâu dài, ổn định và hòa hợp”.
Tuy nhiên, xâu chuỗi hàng loạt vụ việc xảy ra từ tháng 3 tới nay trong vấn đề chủ quyền biển Đông, người ta đã không còn ngạc nhiên hay thắc mắc chuyện Trung Quốc nói vậy mà không phải vậy.
Việc này đã được chứng minh một cách không thể chối cãi khi bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tuyên bố bằng lời hay chữ đẹp thì các tàu Trung Quốc lại phá hoại tàu Viking 2.
Vấn đề leo thang tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa có thể là một ngòi nổ cho xung đột tại khu vực, nếu có xảy ra thì thiệt hại trước hết cho các nước tham gia xung đột và ảnh hưởng đến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.
Nhưng không có nghĩa vì điều này mà Việt Nam phải nhân nhượng với Trung Quốc, bởi vì trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía nam là hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra xa hơn.
Vậy liệu Trung Quốc có thể “cắt” cái cửa này được không, làm cho khu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của Trung Quốc được không?
Những việc cần làm ngay
Giải pháp hòa bình trên biển Đông vẫn là mục tiêu Việt Nam theo đuổi, tuy nhiên hiện nay DOC chưa có chế tài nào để các nước cam kết thực thi thì việc ra đời Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) là việc làm cần thiết nhằm duy trì trật tự và hòa bình trên biển Đông. Cuộc họp cấp cao ASEAN vừa qua ở Jakarta (Indonesia) cũng đặt ra mục tiêu kêu gọi các bên sớm đạt được COC vào năm 2022 nhưng thời hạn này là quá lâu.
Vì lẽ Trung Quốc liên tục quấy phá các vùng biển trong khu vực và họ sẽ đưa giàn khoan lớn đến khoan tại các vùng nước sâu ở biển Ðông vào tháng 7 năm nay.
Do đó giải pháp trước mắt của Việt Nam là:
Thứ nhất,  kiên quyết trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ khi đàm phán với Trung Quốc và ASEAN, để có được sự ủng hộ cần thiết nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của mình tại đây.
Quốc hội cần nhanh chóng hoàn chỉnh và ban hành luật biển.
Chuẩn bị sẵn sàng đối phó, chủ động trong mọi tình huống bất ngờ về xung đột vũ trang có thể xảy ra.
Thứ hai, Việt Nam cần gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế.
Thứ ba, mời gọi và bảo vệ các công ty dầu khí nước ngoài, thí dụ như Mỹ, Anh, Nga, thăm dò và khai thác tài nguyên vùng đặc quyền kinh tế.
Thứ tư, với chiến lược biển đến năm 2020 thì ngư dân Việt Nam cần vươn ra khơi xa với sự bảo vệ của lực lượng kiểm ngư (đã có đề án thành lập).
Các tàu của ta trong vùng biển Ðông cần có đủ phương tiện ghi lại các hành động vi phạm, cản trở, uy hiếp… của tàu Trung Quốc làm bằng chứng và lập thành hồ sơ để công bố chứng cứ với quốc tế về các vi phạm những thỏa thuận song phương, đa phương và luật pháp quốc tế.
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online

Tụ tập thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Sáng 5.6, có một số ít người dân đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Những người tham gia tuần hành cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Những người dân đã tham gia tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa; sau khi đi qua một số tuyến đường, đã được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích và tự giải tán, ra về.
Tuy nhiên, cùng ngày, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước đã loan tin về sự việc nêu trên và cho rằng đã diễn ra “các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM.
Đó là những thông tin không đúng sự thật.
Nguồn: Thanh Niên Online
Blog at Wor

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét