TRỰC TIẾP: PHỎNG VẤN NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
Hôm qua, khi chúng tôi đăng tải ý kiến của GS. Lê Văn Lan kịch liệt phản đối chiếu bộ phim "Đường tới thành Thăng Long" trên sóng của Đài truyền hình quốc gia, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
GS. Lê Văn Lan đang đi làm phim về Hoa Lư với đoàn phim Niu-Di -Lân ở Ninh Bình, đã về Hà Nội ngay trong đêm qua và đã dành cho Nguyễn Xuân Diện-Blog cuộc gặp và phỏng vấn sáng nay.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn, được thực hiện tại Hà Nội:
Nguyễn Xuân Diện (NXD): Thưa GS Lê Văn Lan, vì sao ông lại phản đối kịch liệt việc chiếu bộ phim này trên sóng Đài TH quốc gia trong thời điểm này?
Nhà sử học Lê Văn Lan (LVL): Không chỉ trong thời điểm này. Nhưng càng trong thời điểm này, thì càng rõ ra một vấn đề cơ bản qua các thời điểm là: Không như công văn của Bộ Văn hóa - Thể thao Du lịch gửi Đài TH Việt Nam ngày 15 tháng 3 năm 2011, rằng phim này muốn chuyển tải cho người xem biết và tự hào về một giai đoạn lịch sử của nước ta.
Qua tất cả các thời điểm, tôi đều không thể tự hào về cách người ta đưa giai đoạn lịch sử của nước ta lên phim như thế này.
NXD: Thưa nhà sử học Lê Văn Lan, được biết là nhóm làm phim này đã đưa tên của ông vào danh sách những người cố vấn cho phim mà chưa được phép của ông. Việc đó có đúng vậy không?
LVL: Ở lần xem phim thứ nhất, khi thấy tên tôi trên gie-ne-ríc phim, đề là cố vấn lịch sử, tôi đã trực tiếp phản đối với ông Trịnh Thanh Sơn, GĐ Hãng Trường Thành, đồng thời đã viết 2 bài báo để nói rõ chuyện đó, là: Tôi có được biết phim làm vào lúc nào đâu và làm ở đâu để mà nhận việc cố vấn.
NXD: Thưa, vậy thì đến nay, tên của Giáo sư đã không còn trên gie-ne-ric của phim?
LVL: Họ vẫn đề tên tôi với danh hiệu là Người tu chỉnh kịch bản. Nhưng đáng tiếc thay là những điều tôi đề nghị tu chỉnh họ đã không tiếp thu, và họ cứ làm theo ý của họ.
NXD: Xin Giáo sư cho biết vắn tắt rằng vì sao lại không thể chiếu bộ phim này? Nó sai lầm về trang phục, đạo cụ, bối cảnh, hay là những xuyên tạc lịch sử, bạo lực, tình ái, hạ thấp tinh thần của người Việt Nam?
LVL: Thứ nhất, không như công văn của Bộ VH - TT - DL đã nói: "Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng". Xin nêu một ví dụ: Về cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) đây là niềm tự hào của tất cả những người Việt Nam chân chính. Nhưng phim này lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó (tên là núi Chu Tước). Ở lần xem phim thứ nhất, thì tại trận (núi Chu Tước ất ơ này - lời GS Lan) diễn rõ cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan. Và trên thực tế của phim, vai diễn Lê Hoàn còn ra lệnh: Kẻ nào bàn đánh. Chém!.
NXD: Thưa, vậy thì đến nay, tên của Giáo sư đã không còn trên gie-ne-ric của phim?
LVL: Họ vẫn đề tên tôi với danh hiệu là Người tu chỉnh kịch bản. Nhưng đáng tiếc thay là những điều tôi đề nghị tu chỉnh họ đã không tiếp thu, và họ cứ làm theo ý của họ.
NXD: Xin Giáo sư cho biết vắn tắt rằng vì sao lại không thể chiếu bộ phim này? Nó sai lầm về trang phục, đạo cụ, bối cảnh, hay là những xuyên tạc lịch sử, bạo lực, tình ái, hạ thấp tinh thần của người Việt Nam?
LVL: Thứ nhất, không như công văn của Bộ VH - TT - DL đã nói: "Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng". Xin nêu một ví dụ: Về cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) đây là niềm tự hào của tất cả những người Việt Nam chân chính. Nhưng phim này lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó (tên là núi Chu Tước). Ở lần xem phim thứ nhất, thì tại trận (núi Chu Tước ất ơ này - lời GS Lan) diễn rõ cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan. Và trên thực tế của phim, vai diễn Lê Hoàn còn ra lệnh: Kẻ nào bàn đánh. Chém!.
Đến lần xem phim thứ hai và thứ ba (tức là lần duyệt cuối), sau ý kiến phản kháng kịch liệt của tôi, họ đã sửa lại nhưng vẫn kéo toàn bộ cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta thời đó vẫn vào trận núi Chu Tước ất ơ ấy. Và lại còn cho ông Vạn Hạnh đón đường hành quân ra trận của ông Lê Hoàn và lại khuyên: "Chớ sát sinh nhiều". Và vai diễn Lê Hoàn đã thực sự thể hiện sự băn khoăn về lời khuyên trận mạc này.
Nói chung, tinh thần và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta oanh liệt là thế, nhưng phim này thể hiện rất mờ nhạt, còn thì đấu đá nội bộ, thậm chí chém giết, sát phạt nội bộ và được tô đậm bằng những trường đoạn rất rùng rợn, thậm chí có nhân vật Hạng Lang sau khi đánh nhau với anh ruột là Long Đĩnh, thì đã chết với những mũi chông cắm xuyên từ gáy sang bên mặt, rất rùng rợn.
NXD: Còn nhân vật Lê Hoàn là nhân vật lịch sử chính của giai đoạn này thì đã được thể hiện như thế nào trong phim, thưa giáo sư?
LVL: Tất cả mọi người Việt Nam chân chính đều hiểu và tôn vinh Lê Hoàn là anh hùng dân tộc. Hơn nữa, đây là một nhà thủy lợi đầu tiên với việc đào Kênh Nhà Lê, bây giờ còn sử dụng. Nhưng trong phim này, Lê Hoàn lại hiện ra như một ông vua xa xỉ, chỉ biết bắt dân xây dựng cái gọi là "vườn ngự uyển", không cần biết đến những lời can gián, thậm chí còn trừng phạt cả Lý Công Uẩn vì đã dám ngăn vua xây dựng những công trình phục vụ cho việc ăn chơi xa hoa.
Lê Hoàn còn hiện ra như một ông vua nhu nhược, đi kinh lý thì lại để cho giặc cỏ nó bắt được. Rồi lại sa thải các trung thần. Tóm lại là một ông vua không đúng như lịch sử đã ghi chép và các nhà sử học xưa nay đã nhận định và tôn vinh.
NXD: Thế còn những nhân vật lịch sử khác thì hiện ra trong phim như thế nào? Như là Thái hậu Dương Vân Nga chẳng hạn?
LVL: Tôi và một số nhà nghiên cứu khác đang được dòng tộc họ Dương mời làm một hội thảo khoa học về các nhân vật họ Dương trong lịch sử. Tôi rất sợ rằng dòng tộc họ Dương sẽ có thái độ phản kháng dữ dội khi phim này được chiếu trên sóng truyền hình quốc gia với hình tượng một Dương Vân Nga ủy mị, sướt mướt, thậm chí đã treo cổ tự tử khi được Lê Hoàn tỏ tình. Trong khi chính sử chép rõ bà là người thông tuệ, sắc sảo, và quyết đoán là thế trong những tình huống cam go của lịch sử.
Ah, còn về Chi hậu Đào Cam Mộc nữa chứ. Đào Cam Mộc hiện lên trong phim, từ đầu chí cuối là một ông tướng võ biền, là cha của một ông tướng trẻ khác, cũng chỉ suốt ngày đòi thách đấu với Lý Công Uẩn. Còn khi được giao việc hộ vệ Lê Đại Hành tuần du thì lại ngơ ngẩn, sơ xuất, để cho vua của mình bị giặc cỏ bắt sống. Trong khi đó, mọi người đều biết Đào Cam Mộc là quan Chi hậu, tức là người quản mọi việc trong nội cung, và là quan văn.
Tóm lại, những nhân vật lịch sử trong phim đều bị bóp méo làm cho sai lệch đi. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ vì nó là một sự xuyên tạc lịch sử trong một tác phẩm nghệ thuật mà hơn thế qua đây thì việc giáo dục về truyền thống anh hùng của dân tộc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
NXD: Thưa giáo sư, thế còn các sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn này đã lên phim như thế nào?
LVL: Một sự kiện quan trọng bậc nhất là việc Thái tổ Lý Công Uẩn lên ngôi. Phim này không chỉ gọi "lên ngôi" là "đăng cơ"(Tàu hoàn toàn - LVL) mà rành rành lịch sử viết Lý Công Uẩn lên ngôi ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, nhưng trên phim thì Lý Công Uẩn lại lên ngôi ở ...một ngôi chùa...Tàu.
NXD: Ồ! Thế ạ? Chao ôi! Kinh khủng quá! Thế trang phục của Đức vua Lý Công Uẩn thì sao?
LVL: Không chỉ trang phục của nhà vua, mà của văn võ bá quan và trăm họ đều rất ...Tàu. Rồi thì lại cả cảnh chùa chiền, cung điện, nhà cửa, ngựa xe, binh khí...cũng đều là rất Tàu.
NXD: Thưa giáo sư, đấy là cảnh trên phim, ở lần duyệt cuối cùng phải không? Và những cảnh đó sẽ được chiếu trên Đài truyền hình quốc gia phải không?
LVL: Vâng! Đúng thế. Và chính vì thế tôi mới kiên quyết phản đối việc chiếu bộ phim này ở các rạp và trên sóng Đài Truyền hình quốc gia cũng như các Đài truyền hình địa phương. Tôi tin chắc rằng đồng bào tôi cũng như tôi, không thể "tự hào" về mình, và tổ tiên của mình, ở một giai đoạn lịch sử quan trọng lại Tàu như thế này!
Và tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người kêu gọi tẩy chay bộ phim này.
NXD: Xin chân thành cảm ơn giáo sư Lê Văn Lan đã dành cho Nguyễn Xuân Diện-Blog cuộc phỏng vấn này! Kính chúc Giáo sư dồi dào sức khỏe.
07h54 - 9h00
Nguyễn Xuân Diện phỏng vấn và post bài tại Cafe 12 Đường Thành, Hà Nội
Một số hình ảnh cuộc phỏng vấn do Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Kự thực hiện
.
.
Nhà sử học Lê Văn Lan đọc các comment của bạn đọc. Ảnh: NXD |
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Kự (áo xanh) và nữ trợ lý của GS Lan |
Ảnh: Nguyễn Văn Kự
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét