Ngôi đền Preah Vihear bình yên trước giao tranh
Kiêu hãnh tồn tại từ thế kỷ thứ 9 tới nay, ngôi đền cổ Preah Vihear hiện lên bình yên trước khi bị hư hại nghiêm trọng vì đạn pháo trong các đợt giao tranh giữa Campuchia và Thái Lan thời gian qua.
Đường dẫn vào ngôi đền cổ vốn nổi tiếng khắp thế giới không chỉ vì những đường nét kiến trúc độc đáo của một thời hoàng kim Khmer đã xa, mà còn vì những giao tranh giữa hai nước láng giềng xung quanh khu vực này trong vài năm gần đây. Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Toàn cảnh ngôi đền gần nghìn tuổi và các kiến trúc phụ nhìn từ trên cao. Ảnh: Preah-vihear |
Preah Vihear nằm trên núi Dângrêk, ở độ cao khoảng 525m so với mực nước biển. Phần kiến trúc chính của đền dài 800 m và vẫn còn khá nguyên vẹn cho tới khi được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) của UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Các kiến trúc phụ bên ngoài như thư viện và các tháp cao nay đã đổ nát gần hết. Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Nét độc đáo nổi bật của đền Preah Vihear là những đường nét chạm khắc tinh xảo trên nền đá sa thạch đỏ, một phong cách đặc trưng Campuchia, gần giống với nét kiến trúc ở đền Banteay Srei nằm trong quần thể Angkor cách đó khoảng 150 km. Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Các em học sinh tới thăm đền trong một ngày nắng đẹp. Đa số các em tới từ Thái Lan, nơi có đường lên đền thuận lợi hơn và các dịch vụ du lịch cũng phát triển hơn. Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Lá quốc kỳ Campuchia tung bay tại một khu vực đổ nát ngổn ngang trong đền Preah Vihear, một trong hai Di sản Thế giới của Campuchia ngoài đền Angkor Wat trong quần thể Angkor kỳ vĩ. Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Các vị sư tới thăm ngôi đền nằm trên vùng đất từng một thời là nơi định cư quan trọng của Đế quốc Khmer trong thế kỷ 12. Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Người Campuchia đã phải trải qua nhiều khó khăn và thách thức để cuối cùng được Tòa án Công lý Quốc tế trao quyền sở hữu đền Preah Vihear vào năm 1962. Trên lối vào, một tấm biển được dựng lên với dòng chữ: "Tự hào được sinh ra là người Khmer". Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Đứng từ đền Preah Vihear nhìn sang đất Thái Lan, xa xa là con đường nhựa mà người Thái vẫn từ đó đi lên đền. Ngược lại, đường lên Preah Vihear từ đất Campuchia vô cùng dốc và hiểm trở, chỉ có những tay xe ôm lão luyện và thông thuộc địa hình nơi này mới có thể đưa khách lên tới nơi an toàn. Đó là lý do vì sao khách tới đền từ phía Thái Lan luôn nhiều hơn phía ngược lại, phía đất mẹ của ngôi đền. Ảnh: Nguyễn Hoàn |
Khu vực tranh chấp lãnh thổ giữa Campuchia và Thái Lan. Đường màu vàng là giới hạn phần đất Thái Lan tuyên bố chủ quyền, đường màu cam là giới hạn phần đất Campuchia coi là lãnh thổ của mình. Phần gạch chéo nằm giữa hai đường này là khu vực rộng khoảng 4,6 km2 đang tranh chấp giữa hai nước. Đồ họa: BBC |
Phan Lê
Theo dòng sự kiện: |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét