Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Hương trung biệt hữu vận...

      Thưa: Ông Đặng Văn Sinh cùng quý độc giả!

            Một bạn đọc tên Trần Quân là hội viên CLB thơ Đường UNESCO gửi tới ông Đặng Văn Sinh một bản chữ Hán cổ, nói là của thân phụ đã quá cố từng chép vào sổ tay nhưng không rõ nguồn gốc và ý nghĩa, muốn nhờ dịch giúp. Tuy không quen biết nhưng ông Sinh cũng nhiệt tình tra cứu các nguồn tư liệu để tìm ra lời giải. Hóa ra đoạn chữ Hán trên là một bài thơ được lắp ghép từ những câu của hai bài thơ Đường ngũ ngôn,  và một bài Tống từ. Thể loại này Trung Quốc cổ đại hay làm gọi (bính thấu thi) thường viết vào các bình gốm sứ. Sau khi phúc đáp ông Trần Quân, ông Sinh cũng tặng tôi một bản và có gợi ý nhờ tôi dịch sang tiếng Việt. Tôi (NĐT) đã hoàn thành công việc, đồng thời đưa lên trang nhà mời bạn đọc nhã giám.
                                                                  Hải Dương ngày 29/7/2011
                                                                        Nguyễn Đào Trường





Lời thưa:
Cách đây một tuần, chúng tôi có nhận được bức thư của ông Trần Quân, nhờ dịch giúp một đoạn chữ Hán mới tìm được trong cuốn vở chép tay của ông thân sinh đã quá cố. Ông Quân chỉ cho biết danh tính và đang sinh hoạt trong một CLB thơ Đường, còn không nói rõ địa chỉ và số điện thoại. Tuy nhiên, vì tế nhị, chúng tôi cũng không tiện hỏi. Xét thấy những dòng chữ Hán được ông gửi đến khá lý thú, chúng tôi vội bắt tay tìm hiểu bằng nhiều nguồn khác nhau, từ “Đường thi tam bách thủ “ đến “Đường thi hợp tuyển tường giải”, “Tống từ” và cuối cùng là cỗ máy khổng lồ google (tất nhiên là bằng tiếng Hoa) mới tìm ra được lời giải. Về đại thể, chúng tôi đã trả lời ông Trần Quân hôm 26 tháng 7 năm 2011, nhưng xét thấy vẫn còn sơ sài, vì chưa cung cấp được nội dung chi tiết các bài thơ liên quan. Vậy xin nói rõ hơn và đưa bài viết này lên trang nhà để rộng đường dư luận.

                                                                                Đặng Văn Sinh
Nội dung bức thư của ông Trần Quân:
Kính gửi nhà văn Đặng Văn Sinh!
Tôi là Trần Quân, một lần đọc trên phusaonline và vantuyen.net, biết ông là tác giả các bài “Thơ Đường nhân chuyến thăm Cố đô” , vậy xin mạo muội kính nhờ ông dịch giúp những dòng chữ Hán dưới đây. Đoạn chữ Hán này được được nghệ nhân xưa khắc vào chiếc độc bình cổ bằng gỗ, nhưng không may nó đã bị cháy trong trận hỏa hoạn năm Bính Ngọ, may mà cách đó mấy năm cụ thân sinh tôi đã sao ra một bản. Cụ biết chữ Hán, nhưng đến tôi, tuy có tham gia CLB thơ Đường Unesso, nhưng  thú thật, một chữ bẻ đôi cũng chịu. Tình cờ một hôm phát hiện ra cuốn vở có sao chép những chữ Hán trên, tôi đã hỏi một số người cũng biết võ vẽ nhưng không ai đọc và dịch đúng được. Gần đây tôi có nhờ một đại đức trẻ ở chùa Thiên Phúc đánh máy vi tính, hy vọng tìm được những bậc túc nho giảng giải giúp. Vậy rất mong ông chiếu cố, tôi sẽ vô cùng biết ơn. Chúc ông vạn sự bình an.
                                                                                           Kính thư
                                                                                          Trần Quân

Nguyên văn đoạn chữ Hán như sau:

香中别有韻,清極不知寒;風光人不覺,已著後園梅;蕭寺兩株紅,欲共曉霞爭;獨占歲寒天,正群芳休息

Giáo Sư Tương Lai

28/07/2011

Máu người không phải nước lã

Tương Lai
Nhân ngày 27.7.2011
Trong những ngày tháng bảy nặng trĩu suy tư này, cùng với nén nhang thắp lên mộ liệt sĩ và lá thư gửi người bạn thương binh vượt quá tuổi “xưa nay hiếm” đã lâu vẫn đang gò lưng trên trang viết có thể đưa lên trang báo, trang mạng những lời tâm huyết, lại phải dày vò trong sự lý giải về những hy sinh vô bờ bến của dân tộc mình để tồn tại và phát triển đăng tìm lối ra cho những day dứt, băn khoăn.
Một câu hỏi đặt ra: nguồn mạch nào đã tạo ra ý chí và sức mạnh của dân tộc ta vượt qua những thử thách chiến tranh nối tiếp chiến tranh vô cùng tàn khốc, thế hệ này sang thế hệ khác kế tiếp nhau cầm vũ khí chiến đấu không ngừng không nghỉ bất chấp mọi hy sinh? Liệu có phải ông cha ta đã từng giải thích điều đó. Lục tìm trong ký ức bài thơ “Gốc Lửa” [Nguyên hỏa] của Thiền sư Khuông Việt thế kỷ XI:
Mộc trung nguyên hữu hỏa
Nguyên hỏa phục hoàn sanh
Nhược vị mộc vô hỏa
Toàn toại hà do manh
 
[Tạm dịch: Trong cây vốn có lửa/ Sẵn lửa, lửa mới sinh ra/ Nếu cây không có lửa/ Khi cọ xát sao lại thành]. Bản lĩnh Việt Nam được tôi luyện trong cái thế trứng chọi đá mà muốn tồn tại thì phải thường trực cảnh giác và ngoan cường, chỉ một chút lơi lỏng, dao động là mất nước. Bởi vậy mới có câu “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo” của Trần Thủ Độ trấn an vua Thái Tông. Nhưng rồi trước sức uy hiếp của giặc, Thánh Tông và Nhân Tông vẫn băn khoăn. Để chấm dứt sự dao động, Trần Hưng Đạo quyết liệt hơn: “Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi”! “Nếu cây không có lửa”, nếu hồn thiêng sông núi không hun đúc nên một bản lĩnh, khí phách và tài thao lược của “Đức Thánh Trần” thì làm sao quy tụ được lòng dân, quan quân “một lòng phụ tử” để khắc lên cánh tay hai chữ “Sát Thát”!
Chính sách “ngụ binh ư nông” của thời Trần thế kỷ XIII vẫn cứ phải kéo dài cho đến thế kỷ XXI và chắc sẽ còn phải bổ sung, cập nhật, sáng tạo thêm. Thì đấy, chỉ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, non sông quy vào một mối chưa được bao lâu, hậm hực vì một Việt Nam hùng mạnh cản trở những tham vọng nung nấu từ thời đế quốc Nguyên Mông muốn tràn xuống Đông Nam Á, một cuộc chiến đẫm máu nữa đã được phát động. Cho dù đã có những danh tướng như Toa Đô phải rơi đầu, Ô Mã Nhi phải nằm trong bụng cá, vẫn chưa đủ “dạy” cho chúng những “bài học”! Cơn khát năng lượng khiến cho “cái lưỡi bò” tham lam liều lĩnh vẫn cứ thè ra bất chấp pháp lý và đạo lý!
Trước nanh vuốt của kẻ thù, từ người lính đến người dân trĩu nặng lòng yêu nước, thuộc mọi tầng lớp xã hội, chính kiến, tôn giáo trong nước và nước ngoài… đã kiên trì đấu tranh, khi thầm lặng, khi quyết liệt trên tất cả các mặt trận từ quân sự đến chính trị, ngoại giao… Vậy thì cái gì đã hun đúc nên sức quật khởi kỳ diệu của chủ nghĩa yêu nước sâu nặng, thà hy sinh tất cả chứ nhất quyết không làm nô lệ của người Việt Nam ta? Liệu có phải do lời răn dạy của ông cha ta, khi “sơn hà nguy biến” thì phải bằng sức mạnh toàn dân để hóa giải, “gươm dơ lấy nước làm sạch, nước dơ lấy máu làm sạch”.
Máu của biết bao thế hệ Việt Nam đã thấm đẫm trên từng thước đất, thước nước từ Trường Sơn ra đến Biển Đông. Ai có thể đếm được, để tồn tại, dân tộc này phải trả giá bao nhiêu sinh mạng Việt Nam, bao nhiêu cơ nghiệp, nhà cửa, đền thờ, chùa chiền, mồ mả ông cha… bị tàn phá trong cuộc chiến đấu tàn khốc quyết giành cho được độc lập và thống nhất đất nước, tự do và hạnh phúc cho nhân dân? Máu chảy ruột mềm, ai đã ngả xuống trên mảnh đất này, dù ở trên chiến tuyến nào cũng đều chung dòng máu Việt Nam trong huyết quản.
Vậy mà vết thương của chiến tranh đâu đã thôi rỉ máu. Làm sao cảm thông đủ được với những nạn nhân của chất độc màu da cam mà nhiều người, nhiều gia đình đang gánh chịu? Theo nhiều nhà khoa học thế giới, số người bị nhiễm chất độc này ở Việt Nam không phải chỉ dừng ở con số 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người, tác động của chất độc khủng khiếp này không chỉ là 20 năm mà có thể trên cả 100 năm với những di truyền về sinh thái đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh. Theo Beatrice Eisman và Vivian Raineri *, trong thập niên 1980, chỉ riêng tại bệnh viện Từ Dũthành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày có một trẻ sơ sinh ra đời với dị tật bẩm sinh. Chất độc quái ác này đâu có phân chia chiến tuyến và ý thức hệ để gây tác hại! Có biết bao những cảnh ngộ éo le của không ít gia đình Việt Nam mà bát nhang của các con mình trên bàn thờ lại từng là những người đã đứng bên này và bên kia chiến tuyến.
Trong trái tim của người mẹ ở vào cảnh ngộ ấy, liệu có chịu đựng nổi sự phân chia như thế mãi không? Nỗi đau trên cơ thể của nhiều người do chiến tranh để lại đôi khi lại tấy lên vì những rơi rớt của sự kỳ thị, những dấu vết của định kiến chưa xoá được hết. Nỗi đau này của dân tộc làm sao đo được? Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh nói với nhà báo nước ngoài hơn một tháng trước khi qua đời:Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi[1]. Và vì thế, ngay khi chính quyền cách mạng còn trong trứng nước trước sức uy hiếp của thù trong giặc ngoài, Hồ Chí Minh vẫn đau đáu mối lo: “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì!” [2] để cố sức đáp ứng những đòi hỏi của dân. Người dân nói chung, đặc biệt là những gia đình đã có con em ngã xuống trong chiến tranh, những thương bệnh binh đang gánh chịu những mất mát khó bù đắp thì sự đòi hỏi ấy càng bức xúc.
Xin chỉ gợi ra đây một chuyện. Từ một lá thư của độc giả gửi đến người đang viết những dòng này khẩn thiết kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ ông bố của anh: một thương binh đang bị hành hạ bởi chất độc da cam trong khi một mảnh đạn vẫn còn nằm trong đầu chưa gắp ra được. Bức thư có đoạn: “qua quá trình điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, bệnh viện đã xác định bố cháu bị xơ gan, ung thư gan, tiểu đường típ 2. Vào năm 2010, bố cháu đã 3 lần được bệnh viện đưa đến giám định tại Trung tâm Giám định chất độc da cam của Bệnh viện. Trong 3 lần ấy, các bác sĩ tại đây đã làm các xét nghiệm đầy đủ và đã có kết luận là bố cháu bị nhiễm chất độc màu da cam [Trong số 120 người đến giám định, sau khi loại dần chỉ còn lại 6 người, sau đó còn 3 người thì bố cháu ở trong diện 3 người đó]. Mặc dầu vậy, trong thời gian qua, bố cháu chưa hề nhận được bất cứ sự trợ giúp nào của Nhà nước theo như chính sách đã quy định. Vừa rồi, bố cháu lại nhận được giấy gọi đi giám định lần thứ 4 vào ngày 14.4.2011 tới. Trong tình trạng bệnh tình nguy kịch của bố cháu hiện nay, bố cháu vẫn bị bắt khiêng đi giám định…”.
Bốn lần giám định mà chi phí đều do người bệnh gánh chịu và đã có kết luận hình như vẫn chưa đủ để nhận được một trợ giúp cho người thương binh nhâp ngũ tháng 7.1967 và chiến đấu trên các mặt trận, nơi Mỹ rải nhiều chất da cam nhất. Trong cơn túng quẫn của gia đình, anh H. tình cờ đọc được bài báo của người đang viết những dòng này và gửi thư cầu cứu. Bức thư được chuyển đến báo Đại Đoàn Kết, và Tổng biên tập đã có phản hồi tích cực, cử phóng viên về địa phương tìm hiểu và có bài phóng sự đăng trên số báo ra ngày 24.6.2011. Và, oái oăm thay, sự quan tâm của ngôn luận lại đến quá muộn, trước đó mấy ngày, bố anh H. đã lìa đời để không thể nghe đọc bài phóng sự tình nghĩa nóng bỏng kia. Tìm cách trao tờ báo ra muộn này cho anh, con trai của người xấu số, anh H. ứa nước mắt đau đớn: “Thế là Bố cháu không còn đọc được tin vui này để vơi đi phần nào nỗi đau đớn và u uất”. Vậy mà anh vẫn chân thành cám ơn người chuyển tờ báo và rồi mấy ngày sau, người này nhận được gói nụ vối anh gửi tặng để tỏ lòng biết ơn!
Trong sương sớm, giữa sự tĩnh lặng của thành phố mang tên Bác, ngồi nhâm nhi ngụm nước vối nghĩa tình để suy ngẫm về thời cuộc và thân phận con người qua câu chuyện của người cựu chiến binh từng đổ máu trên chiến trường. Vị chát đắng quen thuộc của hương thơm nụ vối đọng lại trong cổ, sao hôm nay bỗng chua chát và cay đắng? Bất giác không cầm được nước mắt. Thoáng trong óc lời bài hát Trịnh Công Sơn: “…Giọt nước mắt thương dân/ Dân mình phận long đong…Ôi dòng nước mắt trong tim/ Chảy lai láng vào hồn…”**.
Nước mắt Việt Nam nào cũng có vị mặn, máu của cơ thể Việt Nam nào cũng màu đỏ. Bỗng nhớ đến một cuốn sách của ai đó có nhan đề “Máu người không phải nước lã” để rồi vận vào mình: máu của dân tộc mình chắc chắn không phải là nước lã!
T.L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn trích dẫn:
1. Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 12. NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 560.
2. HCM Toàn tập. Tập 4. NXB CTQG, Hà Nội 1995, tr.56.
** Trịnh Công Sơn. Giọt nước mắt cho quê hương

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Toàn văn kiến nghị.

28/07/2011

Toàn văn Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay và Danh sách ký tên vào Kiến nghị cập nhật đến 20 giờ ngày 28-7-2011

Bạn đọc yêu quý,
Như thông lệ của Bauxite Việt Nam, lẽ ra bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay phải được gửi trước đến nhiều trí thức và đồng bào trong ngoài nước để thu thập chữ ký đến một số lượng nhất định rồi mới đăng lên. Nhưng vì mong muốn ra mắt kịp trong những ngày Quốc hội Việt Nam khoá XIII họp phiên đầu tiên, Nhóm soạn thảo quyết định cứ cho công bố sớm (ngày 14-7-2011) với 20 chữ ký mở đầu, sau đó sẽ xin tiếp tục trưng cầu ý kiến rộng rãi tất cả mọi người Việt quan tâm tới tình hình đất nước.
Nhóm soạn thảo lại có nhã ý mượn trang BVN làm nơi thâu nhận chữ ký của quý vị, vì thế, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn hòm thư dành riêng cho việc này. Những ai tán thành và tự nguyện ghi danh vào văn bản Kiến nghị đăng dưới đây xin vui lòng gửi về địa chỉ: kiennghi1007@gmail.com, sẽ có người chuyên trách thâu nhận và lên danh sách. Kính mong quý vị ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail và nếu có thể cả số điện thoại, để khi cần Nhóm soạn thảo có thể liên lạc. Cũng rất mong quý vị cố gắng ghi đủ dấu thanh tiếng Việt ở những phần tiếng Việt, giúp cho việc lên danh sách đỡ tình trạng nhầm lẫn.
Xin trân trọng chuyển lời cảm ơn chân thành của Nhóm soạn thảo đến toàn thể bạn đọc và bà con xa gần.
Bauxite Việt Nam

Toàn văn bản Kiến nghị bằng tiếng Anh bản chính thức
Toàn văn bản Kiến nghị bằng tiếng Pháp bản chính thức
Danh sách ký tên vào bản kiến nghị
về bảo vệ và phát triển đất nước
trong tình hình nóng bỏng hiện nay
(cập nhật đến 20 giờ ngày 28-7-2011)
STT HỌ TÊN NGHỀ NGHIỆP NƠI CƯ TRÚ
1089
Đỗ Hữu Bút
Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975
TP.HCM
1090
Nguyễn Tấn Á
Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1964
TP.HCM
1091
Huỳnh Quan Thư
Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1968
TP.HCM
1092
Huỳnh Minh Nguyệt
Cựu sinh viên trong phong trào đấu tranh Sài Gòn trước 1975
TP.HCM

Dấu mặt thôn tính...

29/07/2011


Thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, nếu…

Lê Ngọc Thống
“...Giấu mình chờ thời…” là sách lược đúng đắn, khôn ngoan mà ông Đặng để lại cho hậu lãnh đạo Trung Quốc. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay cho rằng Trung Quốc có đủ mọi điều kiện để tuyên bố với thế giới rằng: Đã qua rồi thời kỳ “giấu mình chờ thời”. Các hành động ngoại giao, quân sự của Trung Quốc đối xử với thế giới trong đó có Việt Nam đã chứng minh điều đó. Tham vọng quá lớn, giới lãnh đạo Trung Quốc không kiềm chế nổi. Tiếc thay họ quá vội vàng, nôn nóng.
Bài viết này tôi chỉ phản ánh khái quát mang tính chủ quan về sách lược của Trung Quốc đối với Việt Nam sau thời kỳ “giấu mình chờ thời”.
“Diễn biến hòa bình” Made in China!
Mỹ tấn công Irăc, Apganixtan… rồi gần đây Pháp, Ý tấn công Ly-bi không phải là để chiếm đất đai, mở rộng lãnh thổ mà cái họ cần đạt được là đánh đổ chế độ hiện tại, dựng lên một chính phủ mới “thân” họ, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến lược kinh tế, quân sự của họ hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên việc sử dụng vũ lực chỉ khi thật cần thiết, cân nhắc tính toán hết sức kỹ lưỡng và cũng chỉ nhằm vào những quốc gia sợ chiến tranh, khả năng phản kháng của dân tộc thấp, còn thì thực hiện các “cuộc cách mạng màu” như thời gian gần đây tỏ ra vô cùng hiệu quả.
Việt Nam sau 1975 thực tế rõ ràng là có rất nhiều lực lượng thù địch hoạt động chống phá với mục đích là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ. Việt Nam gọi đó là “Chiến lược diễn biến hòa bình”.
Với sự đổi mới tư duy, đa phương hóa trong các mối quan hệ, Việt Nam đã từng bước hòa nhập vào thế giới. Những nước trước đây được coi là thù địch nay trở thành đối tác, thậm chí còn là bạn. Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Áp lực “diễn biến hòa bình” giảm hẳn, nhưng có một sức ép khác – sức ép này nằm trong chiến lược thôn tính Việt Nam vô cùng thâm hiểm mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã triển khai thực hiện từng giờ từng phút không bao giờ ngơi nghỉ.
Nếu như “chiến lược diễn biến hòa bình” nhằm mục đích lật đổ chế độ, xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam thì chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc thâm và hiểm ở chỗ nó không lật đổ chế độ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà nó thực hiện dưới một chiêu bài mà ai cũng bị lầm tưởng là cùng là quốc gia có chế độ chính trị “giống nhau” do một “Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Mặc dù sự khác nhau giữa hai chế độ, hai đảng giống như sự khác nhau giữa chó sóicừu nhưng Trung Quốc “mị Việt Nam” với danh nghĩa “đồng chí”… lợi dụng tính nhân ái, nhường nhịn, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam để chèn ép, bắt nạt, mặc cả trên xương máu người Việt Nam vì quyền lợi của dân tộc mình.
Phá hoại, lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam, bắt kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc để khống chế chính trị, biến Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, chính phủ Việt Nam thành tay sai “đồng chí tốt”, thành một công cụ pháp lý cho dã tâm bành trướng của mình.
Dùng vũ lực cũng để đạt được mục đích này, vậy cần chi phải dùng vũ lực. Đó là “chiến lược diễn biến hòa bình mang màu sắc Trung Quốc.
Điều đáng tiếc là Việt Nam luôn sợ làm tổn hại đến mối quan hệ “đồng chí, hữu nghị mà hai nước, hai đảng dày công vun đắp” nên mất cảnh giác, bị động đối phó và luôn bị bất ngờ này đến bất ngờ khác khiến phải gánh chịu những hậu quả thất thiệt.
Cài thế chiến lược diễn biến hòa bình thôn tính Việt Nam
Một điều khẳng định là Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam hùng mạnh. Trung Quốc không muốn Việt Nam thống nhất, muốn Việt Nam đánh Mỹ đến người cuối cùng để tạo cho Trung Quốc một vùng đệm an toàn. Việt Nam thống nhất, không nghe sự điều khiển của Trung Quốc là có chuyện, họ không để yên.
Năm 1979, Khơme đỏ dưới sự chỉ đạo của quan thầy Trung Quốc sau khi “thịt” hơn 3 triệu người dân tộc mình, dùng hàng chục sư đoàn quân hiếu chiến tấn công Việt Nam ở biên giới Tây Nam.
Thật ra mà nói nếu như không để cho bọn Pol Pôt làm loạn ở Tây Nam của Việt Nam thì một ông Đặng chứ 10 ông Đặng ngay cả suy nghĩ cũng không dám nghĩ đến tấn công Việt Nam. Việt Nam hầu như bỏ ngỏ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, tập trung lực lượng tiêu diệt và làm tan rã hàng chục sư đoàn tinh nhuệ, ác thú của Khơme đỏ – thiện chiến hơn rất nhiều quân của Trung Quốc thời ông Đặng, đánh đến tận sào huyệt của chúng. Đây là điều không phải đơn giản và không phải quân đội nước nào cũng làm được chỉ trong một trận.
Việc đánh tan gọng kìm phía Nam tưởng đã yên nhưng Trung Quốc đâu có từ bỏ. Campuchia, Lào hiện nay đang được Trung Quốc tìm mọi cách bành trướng và thôn tính để áp dao vào sườn Việt Nam. Thế trận này luôn là nguy hiểm tiềm tàng với Việt Nam.
Trong nước, Trung Quốc đã thuê đất “trồng rừng” ở những vị trí xung yếu biên giới như Lạng sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Tại Nghệ An họ thuê gần với đường 7, đường 8 sang Lào, những vùng như Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp được coi như phên dậu quốc gia cũng được thuê. Tại Quảng Nam họ thuê gần khu vực có đường thuận tiện lên Tây Nguyên và Campuchia…
Bất kỳ người Việt Nam nào có chút hiểu biết về quân sự cũng đều hoảng hốt và toát mồ hôi hột. Lưu ý là những khu vực mà họ thuê thì người Việt Nam không được bén mảng vào và với cách quản lí như ông Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn tuyên bố thì… ngay cả xe tăng Trung Quốc cũng có thể ém sẵn trong khu vực “trồng rừng” của họ. Vị trí Tây Nguyên, nơi mà các nhà quân sự cho rằng ai chiếm được nó là làm chủ toàn Đông Dương thì Trung Quốc đang tìm cách đặt chân vào (khai thác bôxit).
Về kinh tế. Quả thật, đối đầu với Trung Quốc về quân sự Việt Nam không và chưa bao giờ sợ. Nhưng làm ăn kinh tế với Trung Quốc mới thật nỗi sợ. Nếu Việt Nam cảnh giác với Trung Quốc như đã từng cảnh giác với phương Tây trong chiến lược diễn biến hòa bình thì không hề gì, đằng này Trung Quốc nhiều tiền, một số quan chức bộ ngành Việt Nam vì quyền lợi cục bộ, cá nhân mà coi nhẹ an ninh quốc gia.
Tính đến nay có tới 90% các công trình khai khoáng, luyện kim, dầu khí, hóa chất đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét về điện đã có nhiều dự án tỷ đô la rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD; điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD; điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD.
Vấn đề cần đặt ra là: Tại sao và Trung Quốc muốn gì?
Trước hết phải hiểu vì sao các doanh nghiệp của Trung Quốc trúng thầu (ngoài tình “đồng chí” nên được ưu tiên ra), vì họ bỏ giá rẻ. Bỏ giá rẻ là lỗ, chẳng có doanh nghiệp nào điên khùng như thế, nhưng các doanh nghiệp của Trung Quốc thì không. Miễn sao trúng thầu, còn tiền thì chính phủ Trung Quốc lo. Trúng thầu rồi thì họ làm đến đâu là quyền của họ…
Việc một công trình, dự án có giá rẻ chỉ là cái lợi nhỏ nhưng cái giá mà xã hội và an ninh đất nước phải trả là quá đắt.
Thứ nhất là hầu như các dự án đó có tiến độ rất ì ạch, khi hoàn thành thì vận hành gặp rất nhiều trục trặc, phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.
Thứ hai là họ không thuê lao động là người Việt Nam mà họ đem người Trung Quốc sang hàng ngàn người nhằm thực hiện chính sách di dân (liệu Anh, Pháp, Mỹ, Nhật mà trúng thầu họ có đem người họ sang không?). Ngoại trưởng Mỹ chẳng đã từng gọi Trung Quốc là thực dân ở châu Phi đó sao!
Đến đây chúng ta tự hỏi nếu như xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam thì các ngành công nghiệp quan trọng mà Trung Quốc trúng thầu có phát huy hết công suất để phục vụ cho chiến tranh hay là đóng cửa? An ninh năng lượng của Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc thì liệu Trung Quốc có “quên” không, khi chiến tranh nổ ra? Hàng ngàn lao động phổ thông trai tráng của Trung Quốc nó sẽ làm gì trong khi chưa có chiến tranh mà đã ngỗ ngáo làm loạn lên, gây mất an ninh trật tự như ở phố Ninh Bình và một số nơi khác?
Gần đây Trung Quốc hung hăng đe dọa Việt Nam không phải là không có cơ sở. Phải chăng thế trận họ cài đã xong? Trung Quốc đã, đang tạo nên một sức ép rất lớn lên Việt Nam. Việt Nam phải đối phó với rất nhiều mũi nhọn mà Trung Quốc chĩa vào chứ không phải chỉ riêng ở Biển Đông. Ở cạnh ông “hàng xóm” này giá như ta chuyển được nhà của mình đi nơi khác.
Sự kiện biển Đông - Quân cờ đi lạc nước!
Báo chí tốn rất nhiều giấy mực nói về vấn đề này (gây hấn trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), rằng đây là phép thử của Trung Quốc với Việt Nam, các nước ASEAN, Mỹ, v.v. Không rõ Trung Quốc rút ra được kết luận gì cho phép thử này, có điều dư luận chung đều cho rằng: “Trung Quốc dại dột đem búa thử vào tấm kính xem kính có dễ vỡ hay không?”. Đương nhiên kính có thể vỡ hoặc không, nhưng khi đã vỡ thì chẳng lành lại được bao giờ. Và hiện thực là kính đã vỡ.
Tôi cho rằng hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc gần đây trên biển Đông đã phạm 3 sai lầm nghiêm trọng.
Một là: Kích hoạt tinh thần dân tộc của người Việt Nam – một sức mạnh khủng khiếp mà lịch sử đã ghi nhận.
Hai là: Trung Quốc đã tự vạch mặt mình trước nhân dân Việt Nam và những người hiểu biết trên toàn thế giới. Nếu như còn chút lòng tin nào của nhân dân Việt Nam với nhà cầm quyền Trung Quốc thì giờ đây lòng tin đó đã cạn. Vì đây là hành động ăn cướp trắng trợn, ngang ngược không hơn không kém mang tầm cỡ quốc gia.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng “Trung Quốc cố tình biến khu vực không tranh chấp thành khu vực tranh chấp…” nghe qua thì đơn giản, nhưng đồng bào Việt Nam hãy hình dung như sau: Bạn có một ngôi nhà trên một khu đất đắc địa đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (Như Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Luật biển 1982 đã công nhận). Bạn mở một quán giải khát trong khu vườn của mình để kinh doanh nhưng rất nhiều lần bị một kẻ mặt mũi bặm trợn không rõ ở đâu đến phá (Việt Nam thăm dò khai thác tài nguyên thì bị Trung Quốc gây hấn trong Vùng đặc quyền kinh tế). Nó tuyên bố đất này của nó. Nó hung hăng vung gươm rút kiếm đe dọa cho bạn một bài học… Sau đó nó đề nghị, thôi không cãi nhau nữa, “gác tranh chấp, cùng khai thác”, ông một bên tôi một bên cùng mở quán. Vậy bạn có chấp nhận đề nghị của nó không? Sợ nó mà chấp nhận thì mất không đất. Bức xúc không?
Ba là: Dồn lấn Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam (Gọi tắt là Hà Nội) đến chân tường. Hoặc là chấp nhận “gác tranh chấp cùng khai thác” nghĩa là mất chủ quyền, công nhận đường “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc để bị dân tộc Việt Nam khai tử; hoặc là như Tổ tiên ông cha ta đã từng làm với bọn phong kiến phương Bắc. Đương nhiên Hà Nội sẽ đứng lên như Tổ tiên ông cha – là điều Trung Quốc không muốn.
Muốn thôn tính một quốc gia khác mà mắc phải một trong ba sai lầm này thôi thì cũng đủ phá sản. Vì đây là sai lầm mang tính chiến lược, chứng tỏ Trung Quốc đã nóng vội, đi quá đà. Phải chăng đường lối đối ngoại của Trung Quốc đều do những cái đầu nóng trong giới quân sự chi phối? May thay, Trung Quốc không mạnh như Mỹ, tiềm lực quân sự không mạnh như Mỹ (đây cũng là điều mà ông Lưu Á Châu cũng cho là may thay) chứ nếu như… họ có thể “bỏ Paris vào trong cái lọ”.
Thế đứng Việt Nam khi gần lửa
Điều trước tiên là phải xác định đúng kẻ luôn căm thù, chơi xấu ta.
Thời gian trôi đi, ai cũng có thể thay đổi, ngay như quan hệ của Mỹ – Việt Nam, dù Mỹ đã gây nên bao đau thương tang tóc cho Việt Nam trong thời gian gần đây nhất thì bây giờ là đối tác, sẵn sàng là bạn của nhau. Thế nhưng Trung Quốc đối với Việt Nam vẫn không bao giờ thay đổi, có chăng là thay đổi của Việt Nam mà thôi. Việt Nam đặt quá lòng tin vào Trung Quốc. Bây giờ thì… đã rõ.
Tuy nhiên trong thời đại toàn cầu hóa, thì vẫn phải quan hệ mọi mặt từ kinh tế, xã hội và ngay cả quân sự. Nhưng quan hệ đó phải trên nguyên tắc bất di bất dịch là: Cái gì đôi bên cùng có lợi mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì làm. Còn có lợi lớn mấy chăng nữa mà có nguy cơ đến an ninh quốc gia thì không. Chẳng hạn như chuyện khai thác bôxit ở Tây Nguyên. Rõ ràng việc khai thác là cần thiết không bàn cãi, nhưng ai là chủ thầu mới quan trọng. Với tôi, ai cũng được, trừ Trung Quốc. Muốn vậy phải có một bộ phận gồm những chuyên gia quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội giỏi nhất để nghiên cứu mối quan hệ này thật thấu đáo, phát hiện kịp thời và có quyền dừng ngay tức khắc, không để họ cài thế, chơi xấu với ta.
Điều thứ hai là chọn bạn mà chơi. Quả thật Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà có thể kết bạn với ai cũng dễ, ai cũng muốn kết bạn với mình. Rất dễ hiểu vì nếu là bạn thì họ sẽ có nhiều quyền lợi ở Việt Nam. Vấn đề chính là ta phải như thế nào để Nga, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản là bạn. Có bạn ta không đơn độc. Trung Quốc cảnh báo, hù dọa ta rằng: “Nước xa không cứu được lửa gần”, chứng tỏ họ tỏ ra run sợ khi Việt Nam có nhiều bạn. Việt Nam đâu phải là “sân sau” của Trung Quốc, đúng không? Khi đã có “nước” rồi, dù xa thì ta vẫn yên tâm sẵn sàng dùng “lửa dập lửa”.
Tiếp theo là muốn có “lửa mà dập lửa” thì tăng cường quốc phòng. Mua sắm vũ khí tối tân hiện đại. Phải tính toán lựa chọn loại vũ khí nào phù hợp với lối đánh Việt Nam. Xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng có khả năng cải tiến vũ khí đáp ứng kịp thời những chiến thuật độc đáo khi tác chiến cần thiết.
Cuối cùng là phải đoàn kết, bình tĩnh, sáng suốt, tự tin. Làm hết sức mình có thể để không xảy ra chiến tranh, nhưng khi chiến tranh xảy ra thì không sợ.
L.N.T.

Chú ý: Khi được mời làm chứng

TÔI LÀ NGƯỜI LÀM CHỨNG



















Như chư vị đã biết, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp Hà Nội hiện đang gặp gỡ, làm việc với nhiều người để làm rõ việc người thi hành công vụ đạp vào mặt người biểu tình yêu nước sáng 17.07.2011.

Đã và sẽ có nhiều người được mời đến các cơ quan công an. Chắc giờ này, nhiều vị đang lo lắng về chuyện được mời, và càng lo lắng về chuyện mình có thể được xem như là người làm chứng.

Nếu quý vị không nhìn thấy mà chỉ nghe kể lại việc Nguyễn Chí Đức bị 4 người khiêng và một người khác đạp vào mặt anh thì các vị có phải là người làm chứng không? Về việc này, khoản 1 điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự đã quy định rõ như sau: “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”

Như vậy pháp luật quy định người làm chứng là người biết chứ không bắt buộc phải là người nhìn thấy tình tiết liên quan đến vụ án. Người làm chứng có thể trực tiếp biết các tình tiết liên quan đến vụ án, nhưng cũng có thể gián tiếp biết các tình tiết đó qua người khác. Lời khai của người trực tiếp biết các tình tiết liên quan đến vụ án là chứng cứ gốc. Còn lời khai của người được nghe kể lại tình tiết của vụ án là chứng cứ thuật lại.

Tôi không trực tiếp chứng kiến việc người thi hành công vụ đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức, nhưng tôi được nghe Nguyễn Chí Đức kể lại sự kiện này. Vì vậy, tôi chính là người làm chứng, nếu được cơ quan có thẩm quyền triệu tập để lấy lời khai.

Những người chỉ biết sự kiện thông qua internet (ảnh, video clip, blog....) đều có quyền kiến nghị với tư cách công dân, yêu cầu cơ quan điều tra kiểm tra xác minh và trả lời trước công luận.

Vài điều để tham khảo khi làm việc với cơ quan điều tra:

1- Khi nhận được giấy mời, giấy triệu tập cần đọc thật kỹ về: Cơ quan nào mời, làm việc với ai, ở đâu và về nội dung gì.

2- Trước khi rời nhà đến cơ quan an ninh, cần thông báo cho người nhà hoặc bạn bè biết về nội dung giấy mời, giấy triệu tập. Thời gian bắt đầu làm việc và địa điểm làm việc. 

3- Chỉ làm việc với cơ quan điều tra khi có giấy mời hoặc giấy triệu tập. Chỉ làm việc tại các trụ sở công an. Nếu là trụ sở công an, cũng nên đề nghị điều tra viên xuất trình thẻ.

Nếu giấy mời chỉ ghi làm việc với điều tra viên tên là Đ. thì khi đến chỉ trả lời điều tra viên tên Đ., có thể yêu cầu những người khác không có trách nhiệm rời khỏi phòng đang mà mình và điều tra viên đang làm việc. Nếu trong giấy mời làm việc với 1 điều tra viên thì khi làm việc xong là ra về, không trả lời bất cứ một điều tra viên nào khác.

4- Chỉ trả lời những câu hỏi có liên quan đến nội dung nêu trong giấy mời. Không cần trả lời những nội dung ngoài giấy mời, để cán bộ điều tra hiểu rằng mình là hiểu biết về luật lệ, và để tránh trả lời lan man vừa không cần thiết, vừa kéo dài buổi làm việc, khó kiểm soát được độ tỉnh táo.

5- Có những câu hỏi đúng với nội dung giấy mời, nhưng người được hỏi cũng có quyền từ chối không trả lời. Ví dụ: Thư gửi GĐ Công an HN do ai soạn? do ai đưa cho? v.v.

Cơ quan điều tra chỉ được hỏi: Anh có đúng là người ký đơn, có đúng chữ ký anh không? Khi ký anh có bị ép buộc, cưỡng bức không? 

6- Sau khi làm việc xong, tự mình đọc lại biên bản xem điều tra viên đã ghi chính xác ý mình chưa. Nếu đúng, đề nghị điều tra viên sao thêm 01 bản rồi cùng ký tươi vào 02 bản đó, mỗi bên giữ một bản.

7- Trước khi ra về, cùng chào hỏi nhau, và nói với điều tra viên: Tôi sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra mỗi khi cần hỏi đến.

Hết

Thư thứ 2 gửi ông Nguyễn Đức Nhanh GĐ CA Hà Nội

THƯ THỨ 2 GỬI ÔNG NGUYỄN ĐỨC NHANH, GĐ CÔNG AN TP HÀ NỘI


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——*——
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011


Kính gửi: Ông Nguyễn  Đức Nhanh
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội

1.Chúng tôi những người tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông ghi nhận và hoan nghênh Công an thành phố Hà Nội (CATPHN) đã không sử dụng vũ lực đối với người tham gia biểu tình yêu nước trong buổi sáng Chủ nhật 24/7/2011 vừa qua.

2.Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không tán thành việc một số nhân viên an ninh đã ngấm ngầm hoặc công khai gây phiền nhiễu sinh hoạt bình thường của một số công dân nhằm ngăn cản họ thực hiện quyền biểu tình được Hiến pháp quy định.

3. Chúng tôi cũng muốn nhắc lại sự việc đáng tiếc xảy ra trong hai cuộc biểu tình tự phát gần đây đã bị CATPHN trấn áp, đặc biệt là cuộc biểu tình diễn ra sáng ngày 17/07/2011. Chúng tôi tiếp tục đề nghị ông Giám đốc CATPHN trả lời trước công luận về mấy nội dung sau:

a. Căn cứ theo quy định nào của Pháp luật, CATPHN đã bắt giữ người mà không có lệnh hợp pháp trong cuộc biểu tình ngày 17/07/2011 (ít nhất 46 người).

b. Bức ảnh bốn Công an “khiêng” một công dân trong cuộc biểu tình trên đã được nhiều hãng thông tấn Quốc tế truyền tin khắp thế giới. Công dân này bị “khiêng” đến một chiếc xe buýt và một nhân viên an ninh mặc thường phục trên xe buýt đã dùng chân đạp vào mặt, miệng công dân đó nhiều lần. Video Clip về cảnh này cũng được truyền khắp trên Internet.

Hiện nay, quần chúng nhân dân đã xác định được danh tính của nhân viên an ninh trong video clip nói trên là Minh, đội phó đội an ninh, công an quận Hoàn Kiếm.

Chúng tôi đề nghị Ông chỉ đạo xác minh thông tin trên, nếu đúng thì phải xử lý theo quy định của pháp luật, nếu sai thì công bố để không ảnh hưởng đến uy tín của CA TPHN. Nếu việc xác định của nhân dân là đúng thì anh Minh có dấu hiệu phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”(quy định tại điều 281 Bộ luật Hình sự). Hành vi của anh Minh thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này, cụ thể: anh Minh, 1) Là người có chức vụ, quyền hạn; 2) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vũ lực trái công vụ, gây thiệt hại về thể chất và nhân phẩm cho nạn nhân, gây phẫn nộ trong nhân dân; 3) Phạm tội với lỗi cố ý, với động cơ coi thường pháp luật, coi thường nhân dân, chà đạp, cản trở việc thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Minh phạm tội với hai tình tiết tăng nặng quy định tại điểm d và điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình sự: Phạm tội có tính chất côn đồ và phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được.

Tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” không phải là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự. Vì vậy, cơ quan điều tra phải chủ động khởi tố vụ án, không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại. Sự tha thứ cao thượng của người bị hại (nếu có) đối với người phạm tội chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chứ không phải là lý do để cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự.

Nếu Ông không giải quyết sớm văn thư này, chúng tôi sẽ buộc phải sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để yêu cầu cấp cao hơn sẽ xử lý cá nhân anh Minh và những vị lãnh đạo khác có liên quan của Công an Quận Hoàn Kiếm và CA TPHN.

Kính chào Ông!

Những công dân Việt Nam tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông tại Hà Nội ký tên:
Nguyễn Huệ Chi
Phạm Duy Hiển
Nguyễn Nguyên Bình
Chu Hảo
Trần Nhương
Phạm Xuân Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Trần Kỳ Trung
Nguyễn Xuân Diện
Lê Dũng
Nguyễn Tiến Nam
Hoàng Cường
Đặng Bích Phượng
 

Nguồn: Ba Sàm.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Tưởng nhớ các liệt sỹ

27/07/2011


Tưởng nhớ 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong khi bảo vệ Trường Sa (ngày 14/3/1988)

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải blog – Trải qua 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chống quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc, cùng bè lũ phản động Pôn Pốt – Iêng-Xary tại biên giới Tây Nam, hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ gìn đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong số này, còn hàng vạn người chưa tìm thấy hài cốt và thân xác các anh - các chị vẫn đang nằm lẫn giữa lá rừng, đất núi, đầm lầy, lòng biển sâu...
Thiếu úy Trần Văn Phương và đồng đội giữ cờ Tổ quốc, đánh trả quân Trung Quốc trên đảo Gạc Ma, 14/3/1988

Lễ truy điệu các Liệt sĩ hy sinh trong trận 14/3/1988
Một sự kiện xảy ra gần đây mà không phải ai cũng biết: Sáng ngày 14/3/1988, tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), lính đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc đã ào ạt đổ bộ lên đảo Gạc Ma, giật cờ Tổ quốc và tấn công tốp chiến sĩ bảo vệ đảo thuộc Lữ đoàn 146 (Vùng 4, Hải quân Việt Nam) khiến toàn bộ đơn vị hy sinh - bị thương. Ngay sau đó, súng - pháo hạng nặng từ các tàu chiến đấu Trung Quốc đã trút đạn vào 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam đang chở nguyên vật liệu xây dựng, củng cố đảo khiến cả 3 tàu bị chìm, bốc cháy ngay tại chỗ. Dã man hơn, súng - pháo của tàu chiến đấu Trung Quốc còn bắn thẳng vào đội hình công binh Hải quân của Trung đoàn 83, đang quần đùi áo may ô, tay không tấc sắt, vận chuyển gạch đá, xi măng, cát sỏi từ tàu lên đảo, không có khả năng kháng cự - tự vệ... khiến đại đa số cán bộ chiến sĩ trên đảo Gạc Ma trúng đạn, hy sinh ngay tại chỗ và thi thể chìm xuống lòng biển sâu hoặc vẫn mắc kẹt trong khoang tàu vận tải.
Pháo 37 mm Trung Quốc bắn CBCS công binh Hải quân trên đảo Gạc Ma
Một số chiến sĩ bị thương, cố bơi thoát ra khỏi khu vực mù mịt đạn pháo, lính Trung Quốc trên tàu dùng súng tiểu liên AK bắn thẳng hoặc dùng câu liêm - gậy, bổ vào đầu, làm chìm mất xác... Đặc biệt, sau khi xảy ra sự việc, tàu chiến đấu Trung Quốc còn ngăn chặn không cho các tàu cứu hộ, tàu mang cờ Chữ Thập Đỏ đến khu vực Cô Lin - Gạc Ma để tìm kiếm, cứu nạn thương binh và vớt thi thể tử sĩ.
Kết cục, ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma, bắn cháy - chìm 3 tàu vận tải của Hải quân Việt Nam (HQ-505, HQ-604, HQ-605) và giết chết, bắt làm tù binh 74 cán bộ - chiến sĩ thuộc các đơn vị của Quân chủng Hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên các đảo Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao. Đó là các cán bộ - chiến sĩ thuộc các đơn vị: Lữ đoàn 146, Lữ đoàn Vận tải 125, Trung đoàn Công binh 83, Phân đội Hải đồ thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng, Trường Sĩ quan Hải quân...
Chiến sĩ Hải đồ Trương Văn Hiền bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh 14/3/1988
Xin được nói thêm: Tháng 8/2008, trong khi hành nghề lặn biển tại khu vực Cô Lin - Gạc Ma, một số ngư dân Việt Nam đã phát hiện xác tàu HQ-604 bị chìm sâu dưới đáy biển và vớt lên được 4 hài cốt Liệt sĩ mắc kẹt trong tàu, chuyển giao cho Bộ Quốc phòng (khi mới vớt lên, 4 bộ hài cốt được quàn tạm trên đảo chìm Cô Lin). Ngay sau đó, phía ta đã triển khai việc tiếp tục tìm kiếm hài cốt Liệt sĩ hy sinh trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, nhưng tàu quân sự Trung Quốc dùng mọi cách ngăn cản, ngăn chặn...

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2011), Mai Thanh Hải Blog lật lại một phần tư liệu về Chiến dịch CQ-88 của Hải quân nhân dân Việt Nam và sự kiện ngày 14/3/1988. Xin được xem như nén hương, tưởng nhớ linh hồn 64 cán bộ chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã ngã xuống trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, bởi pháo hạm, đạn nhọn, lưỡi lê của lính Trung Quốc và đến bây giờ, thi thể của các anh vẫn nằm im lặng dưới lòng biển sâu Trường Sa.
Mai Thanh Hải
Quần đảo Trường Sa nằm ở tọa độ 8°38′ Bắc 111°55′ Đông, với diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5 km², gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông. Quần đảo hiện đang trực thuộc đơn vị hành chính của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.
Đảo Trường Sa Lớn (5/2011)
Quần đảo Trường Sa có các nguồn lợi thiên nhiên gồm: Cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Trường Sa có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.
Trước ngày 30/4/1975, Hải quân Việt Nam Cộng hoà đóng giữ các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa của quần đảo Trường Sa.
Từ ngày 14/4/1975 đến 29/4/1975, Đội 1 thuộc Đoàn 126 - Đặc công nước Hải quân, phối hợp với Đoàn 125 và một bộ phận của Tiểu đoàn 471, Đặc công Quân khu 5 lần lượt giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.
Liệt sĩ Tống Văn Quang hy sinh 14/4/1975 khi giải phóng đảo Song Tử Tây
Tháng 4/1976, Quân chủng Hải quân tổ chức diễn tập đổ bộ, chống đổ bộ trên các đảo Trường Sa.
Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đồng thời tăng cường trinh sát quanh các đảo ta đã đóng quân.
Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang.
Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông.
Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh).
Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông.
Đảo Phan Vinh, 1988 (ảnh: Thiềm Thừ Blog)
Tháng 4/1978, 1 phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978, phân đội được rút về đất liền.
Ngày 8/5/1978, Trung đoàn 146 phòng thủ Trường Sa được thành lập. Năm 1980, đơn vị được nâng cấp thành Lữ đoàn 146 thuộc vùng 4 Hải quân, đóng tại Cam Ranh.
Tháng 11/1978, Hải quân Malaysia vây đảo An Bang, nhưng tàu của họ phải rút đi sau 11 ngày gây áp lực với quân ta không có kết quả.
Ngày 6/4/1983, ông Hồ Ngọc Nhường, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh (cũ) dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh ra thăm và đặt mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Thuyền Chài.
Từ tháng 1/1987 đến giữa năm 1987, việc xây dựng nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài được lực lượng công binh Hải quân và tàu vận tải hoàn thành.
Đèn pha của tàu HQ-931 dùng để khảo sát ban đêm ở Ba Kè, Huyền Trân 1988
Cuối năm 1987, tình hình hoạt động của nước ngoài ở khu vực quần đảo ngày một phức tạp hơn, nhất là quanh các đảo Sinh Tồn, An Bang, Đá Tây, Song Tử Tây, Trường Sa Đông… Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức tập trận ở khu vực Trường Sa từ 16/5 đến 6/6/1987.
Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các đảo Trường Sa chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 25/10, quân ta đóng giữ thêm 4 đảo (Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây, Chữ Thập). Cuối năm có sóng to gió lớn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các đơn vị đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.
Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng Đá Chữ Thập (31/1), tiếp đó đến các bãi đá Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3) thuộc quần đảo Trường Sa.
Đô đốc Giáp Văn Cương đọc lời thề quyết tử bảo vệ Trường Sa (5/1988)
Đô đốc Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương kiêm luôn Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, vào căn cứ Cam Ranh lập Sở Chỉ huy để trực tiếp chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88).
Hải quân Nhân dân Việt Nam khẩn trương đóng giữ các bãi Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3). Chúng ta đã bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của Hải quân Trung Quốc.
Ngày 14/2/1988, tại vùng biển Trường Sa xuất hiện 3 tàu chiến của Trung Quốc lăm le định lên chiếm đảo chìm Đá Lớn. Đúng 1 giờ 30 ngày 15/2, tàu HQ-701 do Biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân và Thuyền trưởng Hà Văn Thái chỉ huy (đang làm nhiệm vụ đưa hàng Tết ra đảo Nam Yết thì được lệnh neo cạnh Đá Lớn từ 6/2) đã được lệnh lao lên đảo. Chiếc tàu bị hỏng và trở thành chiếc lô cốt, bia chủ quyền trên đảo Đá Lớn.

Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực Trường Sa, gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Dự đoán đối phương sẽ chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146 nhanh chóng đến các đảo này.
Ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ sáng ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14/3, cắm cờ Việt Nam trên đảo.
Công binh Hải quân tập kết đá xây nhà trên đảo Len Đao, tháng 5/1989
9 giờ ngày 13/3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 17 giờ ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp các tàu HQ -604, HQ-505 của ta.
Đêm 13/3, quân ta bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma.
Sáng 14/3/1988, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) phát hiện 4 tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Một tổ 3 người được cử lên đảo Gạc Ma bảo vệ Quốc kỳ.
Lính Trung Quốc lên xuồng đổ bộ tấn công Gạc Ma
Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lực lượng áp đảo nhưng không cướp được cờ trong tay những người lính Việt kiên cường, chúng đã bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, đâm trọng thương Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.
Nhưng đã có thêm hàng chục chiến sĩ ta từ tàu HQ-604 lao xuống biển bơi vào đảo theo lời kêu gọi của Trung tá Trần Đức Thông, tiếp tục xây lưng với nhau quây thành 1 vòng tròn để bảo vệ lá cờ thấm máu đồng đội.
Lính Trung Quốc bắn pháo 100 mm từ 2 chiến hạm vào tàu HQ-604, khiến tàu bị thủng nhiều lỗ và chìm xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, Đại uý Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và nhiều sĩ quan, chiến sĩ đã hy sinh cùng tàu HQ-604.
Tàu HQ-604 bị bắn cháy và chìm ngay tại chỗ
Tại đảo Cô Lin, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo lúc 5 giờ. Khi thấy tàu HQ-604 bị bắn chìm, Thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, tăng tốc cho tàu ủi bãi trong làn pháo địch. Con tàu này đã kịp trườn được hai phần ba thân lên đảo trước khi bị tàu địch bắn cháy. Thủy thủ tàu HQ-505 vừa dập lửa cứu tàu, triển khai bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma.
Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8 giờ 20 ngày 14/3, tàu Trung Quốc bắn vào tàu HQ-605. Tàu HQ-605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.
Hỏa lực địch tấn công Công binh Hải quân E83 trên đảo Gạc Ma
Mặc dù thua kém đối phương về lực lượng, phương tiện, vũ khí, trong trận chiến đấu ngày 14/3/1988, những người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu quên mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chúng ta mất 3 tàu, 64 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh hoặc mất tích, 11 người bị thương, nhưng đã bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao.
Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma.
Các liệt sĩ Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ, Trần Văn Phương được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tàu HQ-505, Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Di ảnh Liệt sĩ Trần Văn Phương
Di ảnh Trung tá - Liệt sĩ Trần Đức Thông
Thẻ Đảng viên của Anh hùng - Liệt sĩ Trần Đức Thông
Lá cờ Tổ quốc, Liệt sĩ Trần Văn Phương và đồng đội đã bảo vệ trên đảo Gạc Ma
Máy bơm nước của tàu HQ-931 dùng để dập lửa cứu tàu HQ-505 bị cháy ngày 14/3/1988
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về vụ Trung Quốc gây hấn 14/3/1988 đăng trên Báo Nhân dân (15/3/1988)
CBCS tàu HQ-671 tình nguyện cứu hộ đồng đội trong trận 14/3/1988
Tàu HQ-931 chở Thương binh - Liệt sĩ trong trận 14/3/1988 về Quân cảng Cam Ranh
CBCS tàu HQ-505 tham gia trận 14/3/1988 (chụp tháng 5/1988)
Hoạt động tích cực của Vùng 4 Hải quân trong Chiến dịch CQ-88
Trong năm 1988, quân ta đóng giữ thêm 11 bãi đá ngầm khác, nâng tổng số đảo đóng giữ tại quần đảo Trường Sa lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân.
Từ tháng 6-1989, để tăng cường bảo vệ chủ quyền tại thềm lục địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp giáp quần đảo Trường Sa, Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Ba Kè. Tại đây chúng ta đã xây dựng nhiều trạm kinh tế - khoa học – dịch vụ (DK1).
Hình tư liệu: Cục Chính trị, Vùng 4 Hải quân; Lữ đoàn 146; Thiềm Thừ Blog, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa... và một số trang mạng xã hội khác
M.T.H.
Nguồn: maithanhhaiddk.blogspot.com
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Danh sách Liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988 tại Trường Sa
Mai Thanh Hải Blog - Ngay sau khi diễn ra sự kiện 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma (Trường Sa, Khánh Hòa), Nhà nước - nhân dân ta đã cực lực phản đối hành động dã man của nhà cầm quyền Trung Quốc và trên thực tế, đã có sự chuẩn bị - sẵn sàng đối phó nếu sự việc tương tự xảy ra một lần nữa. Minh chứng rõ nhất là những bài đăng trên Báo Nhân dân và tin - phóng sự trực tiếp từ hiện trường đảo chìm Cô Lin, do Nhà báo Trần Bình Minh (nay là Tổng Giám ðốc Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện, phát liên tục trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Bia ghi tên các Liệt sĩ tại Cam Ranh, Khánh Hòa
Chủ nhật vừa rồi, thấy bà con cầm tờ giấy A4 ghi tên những Liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988, bạn mình dụi mắt lắc đầu: "Có những cái tên Liệt sĩ mới nghe lần đầu"!
Đài Tưởng niệm
Hôm nay, thấy trang của TS Nguyễn Xuân Diện đăng Entry "Lời tạ lỗi", do ai đó viết, gửi đến "Những người tham gia biểu tình và các công dân Việt Nam khác" (Nghe "hùng hồn" như thể... "Thánh chỉ"! Kinh!), mới thấy là bạn mình đúng. Té ra, người ta in tên mấy người còn đang sống, làm thành "Liệt sỹ hy sinh tại Trường Sa, 14/3/1988" và giơ ra, như... cán bộ chính sách.
Xin được nói rõ: Ngày 28/3/1988, Báo Nhân dân đã công bố danh sách 74 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam "bị mất tích do tội ác của nhà cầm quyền Trung Quốc". Sau này, đã xác định một số cán bộ - chiến sĩ bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Như vậy, số chiến sĩ hy sinh trong ngày 14/3/1988 là 64 người và từ tháng 4/1988, những người nằm xuống đều được Nhà nước truy tặng Liệt sỹ, gia đình - người thân của họ đều được hưởng mọi chế độ dành cho Liệt sỹ.
Bây giờ, nếu ai đi từ sân bay Cam Ranh về thành phố Nha Trang, nếu để ý sẽ thấy Tượng đài Tưởng niệm các quân nhân Liên Xô (cũ) và Việt Nam đã hy sinh vì hòa bình và ổn định khu vực bằng đá hoa cương cao trên 20 mét, với biểu tượng chiếc máy bay chiến đấu lao vút lên trời cao và 2 người lính công kênh bé em trên vai.
Tổ quốc và nhân dân ghi công các anh
Nếu ai đó thực sự tưởng nhớ, biết ơn 44 quân nhân Liên Xô/ Nga và 176 quân nhân Việt Nam đã ngã xuống ở khu vực Cam Ranh, miền Trung, hãy dừng lại thắp 1 nén hương, cúi đầu tưởng niệm và đọc tên những người đã nằm xuống. Những người lính hy sinh ở Cô Lin - Gạc Ma, Trường Sa năm 1988, đều có 1 ngày hy sinh chung nhất: 14/3.
Nhắc đến lịch sử là nhắc đến tính chính xác và tôn trọng sự thật. Nhất là sự thật này làm bằng máu, bằng mạng sống của 64 người lính Việt, rất trẻ và rất linh thiêng... trên vùng biển Cô Lin-Gạc Ma phẳng lặng, giữa sóng cuộn gió gào Trường Sa biển xanh, máu đỏ.
DANH SÁCH LIỆT SỸ HY SINH NGÀY 14/3/1988
(Danh sách do Phòng Chính trị, Lữ đoàn 146, Vùng 4 - Hải quân cung cấp)

STT Họ tên Năm sinh Cấp bậc Chức vụ Nhập ngũ Đơn vị Quê quán
1 (2+39) Trần Văn Phương 1965 Thiếu uý B trưởng 3-1983 Gạc Ma Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình
2 (1) Trần Đức Thông 1944 Trung tá Lữ phó 146 4-1962 Gạc Ma Minh Hoà, Hưng Hà, Thái Bình
3 (40) Nguyễn Mậu Phong 1959 Thượng uý B trưởng 11-1977 Gạc Ma Duy Ninh, Lệ Ninh, Quảng Bình
4 (41) Đinh Ngọc Doanh 1964 Trung uý B trưởng 9-1982 Gạc Ma Ninh Khang, Hoa Lư, Ninh Bình (Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hoà)
5 (42) Hồ Công Đệ 1958 Trung uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
6 (43) Phạm Huy Sơn 1963 Chuẩn uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An
7 (44) Nguyễn Văn Phương 1969 Trung sĩ Cơ yếu 3-1987 Gạc Ma Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình
8 (45) Bùi Bá Kiên 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1986 Gạc Ma Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng
9 (46) Đào Kim Cương 1967 Trung sĩ Báo vụ 2-1985 Gạc Ma Vương Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
10 (47) Nguyễn Văn Thành 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1982 Gạc Ma Hương Điền, Hương Khê, Hà Tĩnh
11 (48) Đậu Xuân Tứ (Tư) 1964 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1985 Gạc Ma Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An
12 (49) Lê Bá Giang 1968 Hạ sĩ Báo vụ 3-1987 Gạc Ma Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An
13 (50) Nguyễn Thanh Hải 1967 Hạ sĩ Quản lý 3-1986 Gạc Ma Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh
14 (51) Phạm Văn Dương 1967 Hạ sĩ A trưởng 3-1986 Gạc Ma Nam Kim 3, Nam Đàn, Nghệ An
15 (52) Hồ Văn Nuôi 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An
16 (53) Cao Đình Lương 1967 Trung sĩ A trưởng 8-1985 Gạc Ma Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An
17 (54) Trương Văn Thịnh 1966 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Bình Kiến, Tuy Hoà, Phú Yên
18 (55) Võ Đình Tuấn 1968 Trung sĩ Quản lý 8-1986 Gạc Ma Ninh Ích, Ninh Hoà, Khánh Hoà
19 (56) Phan Tấn Dư 1966 Trung sĩ Báo vụ 2/1986 Gạc Ma Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên
20 (3) Vũ Phi Trừ 1955 Đại uý Thuyền trưởng HQ604 Đội 10, Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hoá
21 (101) Vũ Văn Thắng Thượng uý Thuyền phó HQ604 Văn Hàn, Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình
22 (98) Phạm Gia Thiều 1962 Thượng uý Thuyền phó HQ604 Hưng Đạo, Đông Hạ , Nam Ninh , Nam Định
23 (99) Lê Đức Hoàng 1962 Trung uý Thuyền phó HQ604 Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
24 (102) Trần Văn Minh 1962 Thiếu úy (QNCN) Máy trưởng HQ604 Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
25 (103) Đoàn Khắc Hoành 1959 Thượng sĩ Trưởng thông tin HQ604 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân, Hải Phòng
26 (106) Trần Văn Chức 1965 Hạ sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 1, Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
27 (109) Hán Văn Khoa 1962 Trung sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 6, Văn Lương, Tam Nông, Phú Thọ
28 (111) Nguyễn Thanh Hải 1968 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Mỹ Ca, Chính Mỹ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
29 (104) Nguyễn Tất Nam 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ An
30 (105) Trần Khắc Bảy 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Lê Hồ, Kim Bảng, Hà Nam
31 (110) Đỗ Viết Thành 1964 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hoá
32 (113) Nguyễn Xuân Thuỷ 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Phú Linh, Phương Đình, Trực Ninh , Nam Định
33 (120) Nguyễn Minh Tân 1956 Thượng uý E83 công binh HQ604 Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình
34 (129) Võ Minh Đức 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Liên Thuỷ, Lệ Ninh, Quảng Bình
35 (131) Trương Văn Hướng 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
36 Nguyễn Tiến Doãn Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
37 (133) Phan Hữu Tý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Phong Thuỷ, Lệ Thủy, Quảng Bình
38 (140) Nguyễn Hữu Lộc 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 22 Hoà Cường, Đà Nẵng
39 (141) Trương Quốc Hùng 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 55, Hoà Cường, Đà Nẵng
4 (142) Nguyễn Phú Đoàn 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 47, Hoà Cường, Đà Nẵng
41 (137) Nguyễn Trung Kiên 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Nam Tiến, Nam Ninh , Nam Định
42 (143) Phạm Văn Lợi 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 53, Hoà Cường, Đà Nẵng
43 (123) Trần Văn Quyết 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Thuỷ, Quảng Trạch, Quảng Bình
44 (146) Phạm Văn Sỹ 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 7, Hoà Cường, Đà Nẵng
45 (144) Trần Tài 1969 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 12, Hoà Cường, Đà Nẵng
46 (145) Lê Văn Xanh 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 38, Hoà Cường, Đà Nẵng
47 (139) Lê Thể 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 29 An Trung Tây, Đà Nẵng
48 (138) Trần Mạnh Việt 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 36, Bình Hiên, Đà Nẵng
49 (121) Trần Văn Phòng 1962 Thượng uý C trưởng E83 HQ604 Minh Tân, Kiến Xương, Thái Bình
50 (122) Trần Quốc Trị 1955 Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
51 (147) Mai Văn Tuyến 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tây An, Tiền Hải, Thái Bình
52 (127) Trần Đức Hoá 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
53 (125) Phạm Văn Thiềng 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
54 (134) Tống Sỹ Bái 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 3, phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
55 (135) Hoàng Anh Đông 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 2, phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
56 (126) Trương Minh Phương 1963 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình
57 (128) Hoàng Văn Thuý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
58 (131) Võ Văn Tứ 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
59 (100) Phan Hữu Doan 1960 Trung uý Thuyền phó HQ605 Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ
60 (112, 114) Bùi Duy Hiển 1966 Trung sĩ Báo vụ HQ605 Thị trấn Diêm Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình
61 (169) Nguyễn Bá Cường 1962 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam
62 (170) Kiều Văn Lập 1963 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
63 (171) Lê Đình Thơ 1957 Thượng uý (QNCN) Nv đoàn 6 HQ605 Hoằng Minh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
64 (172) Cao Xuân Minh 1966 Binh nhất Chiến sĩ đoàn 6 HQ605 Hoằng Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá

Danh sách CBCS Hải quân mất tích, đăng trên Báo Nhân dân ngày 28/3/1988
Tên Liệt sĩ hy sinh 14/3/1988 tại Trường Sa, trên bia tưởng niệm đặt tại Cam Ranh
M.T.H.
Nguồn: maithanhhaiddk.blogspot.com