Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Chú ý: Khi được mời làm chứng

TÔI LÀ NGƯỜI LÀM CHỨNG



















Như chư vị đã biết, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp Hà Nội hiện đang gặp gỡ, làm việc với nhiều người để làm rõ việc người thi hành công vụ đạp vào mặt người biểu tình yêu nước sáng 17.07.2011.

Đã và sẽ có nhiều người được mời đến các cơ quan công an. Chắc giờ này, nhiều vị đang lo lắng về chuyện được mời, và càng lo lắng về chuyện mình có thể được xem như là người làm chứng.

Nếu quý vị không nhìn thấy mà chỉ nghe kể lại việc Nguyễn Chí Đức bị 4 người khiêng và một người khác đạp vào mặt anh thì các vị có phải là người làm chứng không? Về việc này, khoản 1 điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự đã quy định rõ như sau: “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”

Như vậy pháp luật quy định người làm chứng là người biết chứ không bắt buộc phải là người nhìn thấy tình tiết liên quan đến vụ án. Người làm chứng có thể trực tiếp biết các tình tiết liên quan đến vụ án, nhưng cũng có thể gián tiếp biết các tình tiết đó qua người khác. Lời khai của người trực tiếp biết các tình tiết liên quan đến vụ án là chứng cứ gốc. Còn lời khai của người được nghe kể lại tình tiết của vụ án là chứng cứ thuật lại.

Tôi không trực tiếp chứng kiến việc người thi hành công vụ đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức, nhưng tôi được nghe Nguyễn Chí Đức kể lại sự kiện này. Vì vậy, tôi chính là người làm chứng, nếu được cơ quan có thẩm quyền triệu tập để lấy lời khai.

Những người chỉ biết sự kiện thông qua internet (ảnh, video clip, blog....) đều có quyền kiến nghị với tư cách công dân, yêu cầu cơ quan điều tra kiểm tra xác minh và trả lời trước công luận.

Vài điều để tham khảo khi làm việc với cơ quan điều tra:

1- Khi nhận được giấy mời, giấy triệu tập cần đọc thật kỹ về: Cơ quan nào mời, làm việc với ai, ở đâu và về nội dung gì.

2- Trước khi rời nhà đến cơ quan an ninh, cần thông báo cho người nhà hoặc bạn bè biết về nội dung giấy mời, giấy triệu tập. Thời gian bắt đầu làm việc và địa điểm làm việc. 

3- Chỉ làm việc với cơ quan điều tra khi có giấy mời hoặc giấy triệu tập. Chỉ làm việc tại các trụ sở công an. Nếu là trụ sở công an, cũng nên đề nghị điều tra viên xuất trình thẻ.

Nếu giấy mời chỉ ghi làm việc với điều tra viên tên là Đ. thì khi đến chỉ trả lời điều tra viên tên Đ., có thể yêu cầu những người khác không có trách nhiệm rời khỏi phòng đang mà mình và điều tra viên đang làm việc. Nếu trong giấy mời làm việc với 1 điều tra viên thì khi làm việc xong là ra về, không trả lời bất cứ một điều tra viên nào khác.

4- Chỉ trả lời những câu hỏi có liên quan đến nội dung nêu trong giấy mời. Không cần trả lời những nội dung ngoài giấy mời, để cán bộ điều tra hiểu rằng mình là hiểu biết về luật lệ, và để tránh trả lời lan man vừa không cần thiết, vừa kéo dài buổi làm việc, khó kiểm soát được độ tỉnh táo.

5- Có những câu hỏi đúng với nội dung giấy mời, nhưng người được hỏi cũng có quyền từ chối không trả lời. Ví dụ: Thư gửi GĐ Công an HN do ai soạn? do ai đưa cho? v.v.

Cơ quan điều tra chỉ được hỏi: Anh có đúng là người ký đơn, có đúng chữ ký anh không? Khi ký anh có bị ép buộc, cưỡng bức không? 

6- Sau khi làm việc xong, tự mình đọc lại biên bản xem điều tra viên đã ghi chính xác ý mình chưa. Nếu đúng, đề nghị điều tra viên sao thêm 01 bản rồi cùng ký tươi vào 02 bản đó, mỗi bên giữ một bản.

7- Trước khi ra về, cùng chào hỏi nhau, và nói với điều tra viên: Tôi sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra mỗi khi cần hỏi đến.

Hết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét