Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bạc Hy Lai vẫn được yêu quý ở Trùng Khánh

 

 



QLB - Dù Bạc Hy Lai bị kết tội tham nhũng và lạm quyền, nhiều người dân ở Trùng Khánh, thành phố 30 triệu dân nơi ông này từng làm bí thư, vẫn nhớ đến Bạc như một người làm cho cuộc sống của họ tốt lên.

Phiên tòa xử Bạc Hy Lai thu hút hàng chục triệu người theo dõi. Với việc công khai phiên xét xử trên mạng, Trung Quốc đang chứng tỏ rằng họ thực sự nghiêm túc trong đấu tranh chống tham nhũng, và không ai có thể sống ngoài vòng pháp luật.

Một góc của thành phố Trùng Khánh. Ảnh: wordpress
Uốn khúc quanh co với những dòng chảy ngầm nguy hiểm, con sông Dương Tử đổ vào thành phố Trùng Khánh và nhập với sông Gia Lăng. Ở giao điểm nơi hai con sông gặp nhau, những tòa nhà chọc trời mọc lên sừng sững giữa vùng đất được bao quanh là nước.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Thái Bình 2013: Tức nước vỡ bờ

Thụy My (RFI)

Họp báo tại tỉnh Thái Bình chiều 11/09/2013, sau vụ nổ súng vào các giới chức chính quyền tỉnh. Ảnh : Báo trong nước
Chiều qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất khiến một người chết và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện đang làm chấn động dư luận.

RFI : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Đây có phải là lần đầu tiền người dân phản kháng bằng cách cố ý sát thương?
Xã hội Việt Nam vừa chứng nghiệm một bùng nổ cá nhân chưa từng có tiền lệ: lần đầu tiên người dân phản kháng chính quyền bằng hành vi sát thương có chủ đích.
Mười sáu năm sau “cơn sóng thần” 1997 chống tham nhũng ở Thái Bình, địa phương có tỷ lệ liệt sĩ thuộc loại cao nhất nước này lại phải trải nghiệm tâm thế “cùng tất biến”. Đặng Ngọc Viết đương nhiên sẽ bị nhà cầm quyền coi là “sát nhân máu lạnh” khi người dân này đã dùng súng colt bắn thẳng vào đầu các cán bộ đầu não của Trung tâm phát triển quỹ đất – một cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình. Ít nhất hai nạn nhân đã tử vong.
Những xác nhận ban đầu cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu tâm thần nào nơi hung thủ. Ngược lại, người gây án đã dường như chủ tâm tìm cho một mình sự kết thúc tương tự với các nạn nhân của anh ta.
Những tin tức ban đầu cũng xác nhận không có mối quan hệ tư thù nào giữa các nạn nhân với kẻ giết người. Vậy nguồn cơn còn lại thuộc về mối quan hệ nào?
Khác với vụ đánh bom tự sát xảy ra ở thị trấn Bạch Hạt Than, huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào ngày 10/05/2012 khiến 4 người chết và 16 người bị thương mà báo chí Bắc Kinh không dám thừa nhận về nguồn cơn phẫn uất do bị thu hồi đất, giờ đây truyền thông Việt Nam đã đưa thông tin ban đầu về mối liên quan giữa hung thủ với vụ việc thu hồi và giải tỏa đất mà gia đình anh ta lại là một trường hợp rất thiếu may mắn trong số đó.
Nhưng bất hạnh bao trùm lên tất cả là “cùng tất biến” đã hóa thân thành logic từ mọi mâu thuẫn đến xung đột đất đai trong xã hội Việt Nam từ hai chục năm qua. Nếu từ năm 1995, vào lúc con sóng đầu cơ bất động sản đầu tiên thời mở cửa ồn ào cảnh sắc lợi nhuận và bắt đầu kéo theo bệnh dịch đền bù đất đai từ không thỏa đáng đến thảm cảnh bất công, dẫn tới hiện tượng những người dân phải mang can xăng đến trụ sở chính quyền địa phương đe dọa tự thiêu… thì từ năm 2000 đến nay, hình ảnh tuẫn tiết đó đã xảy ra không ít lần, không ít nơi, bùng cháy những cái chết theo đúng nghĩa đen.
RFI : Thưa anh, nguyên nhân có phải từ thái độ vô cảm của chính quyền ?
Song trái ngược với hậu quả khốc hại của dân oan, các nhóm lợi ích bất động sản và nhóm thân hữu chính trị vẫn chìm sâu trong vũng lầy của những từ ngữ lóng lánh nghĩa bóng. Mọi thông tin về những câu chuyện tang thương của dân mất đất luôn bị các cấp chính quyền tìm cách bưng bít.
Cho đến năm 2009, số đại gia địa ốc đã tăng vọt ở Việt Nam, rất đồng cảm với những gì đã hiện hình ở quốc gia có đường biên giới chung hòa mang tên “Mười sáu chữ vàng”.
Trước khi nổ ra cơn “cùng tất biến” của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, các cơ quan chính quyền luôn giao đãi bằng khẩu ngữ “là bạn của dân” đã có quá đủ thời gian để rút ra một bài học đắt đỏ từ câu chuyện Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi mà một con người được xem là viết hoa như Đoàn Văn Vươn cùng gia đình đã làm nên dấu ấn phản kháng đầu tiên bằng vũ khí sát thương đối với lực lượng công vụ, cũng liên quan mật thiết đến việc thu hồi đất và bóng dáng của một nhóm lợi ích lẩn khuất phía sau việc cướp đất của nông dân.
Chỉ có điều, sự đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: Một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp theo là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng.
Nhìn rộng hơn và trượt qua thời gian từ rất nhiều năm, lịch sử đã nhận ra bài học lớn nhất là một cơ chế độc trị đã không ngộ được bất cứ bài học nào từ lịch sử về việc cai trị các công dân của mình.
Hai ngàn bài viết phẫn uất sôi sục trên phần lớn báo chí trong nước về số phận “người nông dân nổi dậy” ở Hải Phòng vào đầu năm 2012 đã chẳng mấy có tác dụng, bởi chính thái độ coi thường dân của rất nhiều quan chức vô cảm. Thậm chí, viên đại tá có tên là Đỗ Hữu Ca – giám đốc Công an Hải Phòng và là tác giả của giai thoại được xem là “trận đánh đẹp” vào gia đình Đoàn Văn Vươn, còn được phong hàm tướng sau sự việc đau buồn đó.
RFI: Như vậy là chính quyền vẫn chưa rút ra được bài học sau vụ Đoàn Văn Vươn?
Nhưng một khi không có ai rút ra được bài học nào từ lịch sử, lịch sử sẽ bắt một ai đó phải trả giá. Lần đầu tiên, sự phản kháng của dân chúng, dù mới chỉ biểu hiện ở vai trò một cá nhân, đã vượt quá mọi giới hạn của kìm nén và sợ hãi. Lần đầu tiên, thói vô cảm quan chức đã phải một cái giá rất đắt đỏ, như một món hàng xôi thịt ngoài chợ.
Mối liên hệ trực tiếp giữa cơ quan giải phóng mặt bằng, mà thực chất là đội thi hành cưỡng chế của Thái Bình, với gia đình hung thủ Đặng Ngọc Viết có thể đã đủ cấu thành để làm nên mối xung khắc hết thuốc chữa. Từ nhiều năm qua, người dân lành ở nhiều địa phương đã biến thành dân oan và kéo nhau rồng rắn đi khiếu tố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về sự bất nhẫn có độ chênh lệch từ 10-20 lần giữa giá đền bù đất với giá bán buôn chính lô đất đó, về số phận bị bỏ mặc và còn được mô tả “không khác con vật” của lớp dân oan, và cả về điều tiếng bầm dập từ chuyện một quan chức của Quốc hội đòi đánh thuế người dân đi khiếu kiện, đến người đứng đầu cơ quan Tổng thanh tra chính phủ đòi cưỡng chế chính những người đi đòi quyền lợi chính đáng về đất đai…
Tất cả đã phải trả giá, trả giá cho ngày hôm nay và gần như không thể khác cho cả tương lai những tháng năm sắp tới, đối với sự vô cảm quan chức mà xã hội đã lên án quá dày dặn nhưng lại chưa một quan chức trơ lì nào bị kết án.
RFI: Theo anh thì liệu có nguy cơ hỗn loạn trong xã hội hay không ?
Không thể nói khác hơn, một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Mười sáu năm trước, người dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời gian ngắn, nhưng đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, còn nay tâm thế sợ hãi đã biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.
Khó có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất. Đó cũng là nhận thức “hồi tố” – một dạng tâm lý rất nguy hiểm trong lịch sử xã hội Việt Nam mà không ít lần đã dẫn đến những xáo trộn tự phát và kinh khủng, dẫn tới những cuộc khởi nghĩa có tổ chức của nông dân ở khắp mọi nơi.
Nhà nước Việt Nam đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn cố tỏ ra bình thản trong các cuộc họp mà chẳng mấy ai dám chịu trách nhiệm cá nhân để quyết định những vấn đề “nhạy cảm”, tâm lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung - những nơi mang sắc thái dã man nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một số viên chức chính quyền.
Cho dù sắp tới các cơ quan tuyên giáo của Nhà nước có quy kết hành vi của hung thủ Đặng Ngọc Viết là “khủng bố”, xã hội sẽ không thể nào tránh khỏi câu hỏi liệu có xảy ra một cơn sóng phản kháng tự phát và dữ dội của dân oan nhắm vào các lực lượng thường liên quan ích lợi nhất với các quyền lợi dự án, kế hoạch bồi thường, cưỡng chế và giải tỏa đất đai tại các vùng nhạy cảm như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang…, và tất nhiên không thể loại trừ Nghệ An – nơi vừa nổ ra vụ xung đột không khoan nhượng giữa công đồng kitô hữu với chính quyền và cảnh sát vũ trang…
RFI: Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng về cuộc trao đổi hôm nay.
Nguồn: Viet.rfi.fr

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

802 – Chết vì đất & những mơ xoá ác ở trên đời…

H35Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.
(Trần Độ)
Những ai theo dõi các biến động phức tạp về đất đai thời gian qua sẽ không qúa ngạc nhiên về vụ nổ súng mạng đổi mạng vừa xẩy ra vào ngày 11/ 9 ở TP Thái Bình.
Là người không bao giờ tán đồng việc giải quyết các mâu thuẫn lớn nhỏ bằng bạo lực như trường hợp hung thủ (mà cũng là nạn nhân) Đặng Ngọc Viết đã hành xử. Nhưng nếu không tự đặt mình trong trường hợp cụ thể ấy, thiết nghĩ mọi phán xét đều vô nghiã.
Đặng Ngọc Viết là ai?
Di ảnh của Đặng Ngọc Viết (do chính hung thủ / nạn nhân) chuẩn bị từ trước...
Di ảnh của Đặng Ngọc Viết (do chính hung thủ / nạn nhân) chuẩn bị từ trước…
Theo các thông tin từ báo chí quốc doanh (xin miễn trích dẫn, vì tránh bị qui kết là vi phạm NĐ 72 do đồng chí X ký đã có hiệu lực) thì hung thủ gây án không hề có thù oán cá nhân gì với những người “bị hại” cả. Ngoài việc mảnh đất bị thu hồi mà gia đình anh ta sống (200 m²) ở Phường Kỳ Bá, TP Thái Bình đã trải qua 4 đời. Nay trong diện bị giải toả làm đường, mặc dù đã nhận được một số tiền đền bù (3 lần khoảng 500 triệu). Nay anh ta thấy chưa được thỏa đáng. Nên muốn trả lại tiền để nhận đất tái định cư. Nhưng không được Trung tâm phát triển quỹ đất của Sở Tài nguyên-Môi trường Thái Bình chấp thuận… dẫn đến án mạng. Hành vi này có ý kiến cho là manh động. Nhưng xem xét kỹ các động thái trước và sau khi gây án của Đặng Ngọc Viết thì thấy không hẳn như vậy.
Chùa Đông Sơn (Kiến Xương, Thái Bình), nơi Viết đến sau khi xả súng
Chùa Đông Sơn (K. Xương-TB), nơi Viết đến sau khi xả súng
Bằng chứng là trước khi gây án Viết đã tự phóng ảnh thờ cho các con. Đặc biệt sau khi hành sự đã chọn chốn thiền môn thanh tịnh là ngôi chùa Đông Sơn, nơi quê hương bản quán để kết thúc sự sống của mình. Như vậy cái thông điệp mà hung thủ (nạn nhân) muốn gửi lại hậu thế là rất rõ ràng minh bạch.
Đặng Ngọc Viết có bố (ông Đặng Ngọc Vũ - 82 tuổi) đã từng tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường và bị nhiễm chất độc màu da cam đã bị liệt từ lâu (chắc thuộc diện thương bệnh binh chống Mỹ?); Viết có người anh bị tâm thần (thuộc diện nạn nhân chất độc da cam); đã có vợ và 2 con nhỏ. Hiện hai vợ chồng đã ly thân. Cô vợ hiện đang làm ăn buôn bán tại Nga. Bản thân Viết cũng từng hai lần sang Nga lao động (chắc thuộc diện lao động tự do). Hai đứa con của Viết phải nhờ ông bà ngoại chăm nom. Viết hay chơi bài bạc, nhưng chỉ là đánh ù, đánh phỏm, chứ không phải dân cờ bạc chuyên nghiệp, chơi lớn. Bản tính hiền lành, chưa hề có tiền án tiền sự, ngoài việc có cãi vã gì đó với một người hàng xóm trước khi gây án.
Hung thủ /nạn nhân Đặng Ngọc Viết để lại hai đứa con thơ...
Hung thủ /nạn nhân Đặng Ngọc Viết để lại hai đứa con thơ…
Qua vài nét trích ngang như vậy, ai cũng thấy đằng sau vụ nổ súng gây trấn động này chính là sự bất cập của “Chế độ sở hữu toàn dân” về đất đai do nhà nước (của toàn quan) thống nhất quản lý mà ra. Đã đẩy người lương dân tới bước đường cùng. Hung thủ – nạn nhân là con một người lính. Người lính đó đã trở thành tàn phế trong công cuộc đấu tranh giành quyền lực về cho những kẻ đã nhẫn tâm cướp đi không chỉ mảnh đất nhỏ nhoi mà tổ tiên đã trao gửi lại cho họ Khiến người con lành lặn duy nhất của người lính đó đã phải dùng bạo lực để chống lại thứ bạo lức lớn hơn…
Tại sao nổ súng mạng đổi mạng lại ở Thái Bình?
Ngoài những lý do đặc thù riêng của Thái Bình như phân tích của giáo sư Tương Lai trên BBC (tại đây) thì có lẽ nếu ai chưa bao giờ đặt chân tới mảnh đất thiêng này cũng khó mà hình dung hết được tại sao án mạng thảm khốc về đất đai lại xẩy ra ở Thái Bình mà không phải nơi khác.
Thái Bình đầu 1990 (Gocomay đứng trên) - ảnh chụp trên một công trình tưới tiêu thủy lợi...
Thái Bình đầu 1990 (Gocomay đứng trên) – ảnh chụp trên một công trình tưới tiêu thủy lợi…
Vào đầu năm 1990, chúng tôi có dịp về Thái Bình làm một bộ phim Video về qui hoạch thủy lợi do Viện qui hoạch và Quản lý nước ở phố Hàng tre Hà Nội đặt hàng. Dọc hai bên đường quốc lộ từ Nam Định sang Thái Bình (lúc đó đã bắc cầu thay bến phà Tân Đệ cũ), ngoài những bụi chuối xanh um (dấu ấn của nhà thơ Tố Hữu sau cái vụ bức xúc túm chuối đắt ngang bữa cơm tập đoàn) mà bài trước tôi đã đề cập. Chúng tôi còn thấy, người nông dân ở đây có sáng kiến cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa mùa, nhà nhà đua nhau ra đồng dùng mai sắn hết lớp đất màu mặt ruộng để đánh đống lại. Sau đó mới sắn đều một thép mai lớp đất cay (đất thó) bên dưới đem về tự đóng và nung lấy gạch ngói để xây nhà lát sân. Hạ cấp ruộng xong lớp đất màu lại được san đều ra phơi ải để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân năm sau.
Dù đã từng nhiều lần đi dọc chiều dài chiều ngang đất nước. Nhưng quan sát cách đào đất đóng gạch đóng ngói như ở làng quê Thái Bình thật độc nhất vô nhị, khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Có lẽ cũng do cái khó ló cái khôn thôi. Bởi Thái Bình từ thời xa xưa, mật độ dân số dày, khiến tỷ lệ đất đai trên đầu người thuộc diện thấp nhất ở châu thổ sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Thế mà TP Thái Bình hiện nay có hệ thống đường phố thuộc diện khang trang rộng rãi như vậy. Điều đó chứng tỏ áp lực trong chính sách giải tỏa đền bù mà người dân phải gánh chịu ở Thái Bình lớn đến mức nào.
“Cái gọi là “chênh lệch địa tô” mà những người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa đồng thời đẩy người dân tới “bước đường cùng”.
“Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh”. Như nhà báo Huy Đức viết trên Facbook của mình như thế.
Ngay một hàng xóm của anh Đặng Ngọc Viết cũng là nạn nhân của việc trưng thu đất, chẳng ngại ngần che dấu bức xúc của mình:
Khi nào cảm thấy chán quá rồi thì cũng giống như họ, bắt chước họ là xong: bắn chết mấy cái thằng ấy càng nhiều càng tốt!
Một độc giả trên blog của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì bình luận rằng:
“Trong xã hội VN ngày nay, đây chắc hẳn chưa phải là sự kiện cuối, cũng chưa chắc là sự kiện có tầm mức nghiêm trọng nhất”, mọi người đều nghĩ vậy. Xóm tôi đều tỏ ra vui mừng khi nghe tin anh Viết bắn chết được một cán bộ đảng viên, “Chúng nó thích ăn đất thì cho chúng ăn đất”. Đố ai tìm được một cán bộ đảng viên nghèo khó như dân thường, càng có chức to thì càng giầu sụ, không cần bằng chứng cũng kết luận được là chúng là bọn chộm cướp.
(thuy 11:41 Ngày 13 tháng 9 năm 2013)
Bức xúc của người dân tới mức ấy. Nhưng sự kiên định “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” vẫn là định hướng bất di bất dịch, được các lý thuyết gia giáo điều luôn khẳng định rằng “Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là xu thế tất yếu của quá trình phát triển ở nước ta”. Chính nhờ cái “xu thế tất yếu” đó mà người dân mất đất đã từng phải bắn súng (hoa cải), cởi truồng hay nằm vỉa hè… mà đâu có giữ được đất?
Còn các giới chức sắc trên dưới thì cũng nhờ chính cái bùa “sở hữu toàn dân về đất đai” đó mà hóa bầy sâu tham nhũng tha hồ đục khoét làm giàu trên nỗi bất hạnh tột cùng của muôn dân. Bầy sâu đó có nguy cơ làm sụp đổ chế độ. Nhưng chính người lên tiếng cảnh báo đó lại sợ gây thù chuốc oán với sâu. Còn lớn tiếng qui tội cho những ai muốn tìm phương kế diệt sâu là “suy thoái tư tưởng đạo đức”. Coi tất cả những ai dám nói trái ý mình các “thế lực thù địch”. Bi kịch lớn cho quốc gia dân tộc là ở đó!
Thay cho lời kết
 Vụ thủ phạm Viết xả súng bắn 5 cán bộ gây rúng động trên địa bàn tỉnh Thái Bình. ( Ảnh chụp vào chiều ngày 11/9)
Vụ thủ phạm Viết xả súng bắn 5 cán bộ gây rúng động trên địa bàn tỉnh Thái Bình. ( Ảnh chụp vào chiều ngày 11/9)
Bạo lực như chúng ta đã quan sát được tại Thái Bình không bao giờ có thể được coi như một giải pháp. Điều quan trọng không phải hoặc chủ yếu là một phân tích về người tiến hành những việc này mà là các điều kiện dẫn đến hành vi đó… 
… với bất cứ ai biết về Việt Nam, biến cố này không đáng được coi như một biến cố riêng biệt và đó thực sự là một triệu chứng của những căn bệnh trầm kha ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Những căn bệnh đó chỉ có thể được cứu chữa thông qua biện pháp chính trị. (Trích ý kiến của Jonathan London).
Đúng vậy!
Người nông dân lười biếng sẽ làm hỏng ruộng đất
Người lái buôn gian rối sẽ làm hỏng chợ
Người độc phu (nhà cai trị) tàn bạo làm nhiễu loạn cả nước
(Châm Cảnh – Lê Qúi Đôn)
Cho nên những giấc mơ xóa ác trên đời sẽ chẳng đi tới đâu nếu ái ác cứ mãi luân hồi!

Bản đồ mốc giới trên biên giới Việt – Trung (bản mới)

Trích thư của nhà nghiên cứu Dương Danh Huy:
“Cuối tuần vừa qua tôi gửi một số bản đồ mốc giới VN-TQ theo tọa độ từ nghị định thư phân giới cắm mốc, nhưng bản đồ được đăng trên BVN [ngày 15/9/2013, xem ở đâyBVN] bị lỗi kỹ thuật gì đó, và nhiều người nói với tôi là không thấy gì cả.
Tôi đã upload các bản đồ đó lên đây [độ phân giải cao, có thể phóng đại lên]:
(Googledocs không cho zoom in nhiều cho nên nếu muốn thấy rõ thì phải tải file về).
Các điểm vuông trên bản đồ là cột mốc, cột mốc kép, cột mốc phụ theo nghị định thư.
Các con số 5, 10, 15, ... là số của các cột mốc 5, 10, 15, ... theo nghị định thư.
Các đường đỏ là biên giới theo CIA World DataBank II với số liệu từ thập niên 80 (nó là đường mà các cơ quan của Mỹ là biên giới theo thông tin họ biết lúc đó).”
BVN xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của hai nhà nghiên cứu Dương Danh Huy và Phan Văn Song.
Bauxite Việt Nam

Ý kiến rất ngắn về Thác Bản Giốc

Nguyễn Thái Nguyên
Trước hết, tôi rất hoan nghênh Bauxite Việt Nam đã đăng tải những ý kiến trao đổi còn có những chỗ khác nhau để bạn đọc cùng suy ngẫm. Đây là một cách góp phần “nâng cao dân trí” rất thiết thực.
Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia như vấn đề Thác Bản Giốc thì nói như người xưa, đến kẻ “thất phu” cũng “hữu trách”. Lúc đang làm việc, tôi vốn không làm những công việc liên quan trực tiếp đến vấn đề biên giới và do đó, tôi không dám góp lời tranh luận về những vấn đề cụ thể này. Tuy nhiên qua ý kiến của các ông Mai Thái Lĩnh, Trần Công Trục cùng những tài liệu liên quan đến vấn đề này, tôi xin có vài ý kiến rất ngắn như thế này:

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

QUỸ ĐẤT, QUỶ ĐẤT VÀ 7 PHÁT SÚNG COLT CỦA ĐẶNG NGỌC VIẾT

Hạ Đình Nguyên
danoan
Bênh vực kẻ giết người là điều trái đạo lý và ngược pháp luật. Kết án kẻ giết người – đã chết – là thừa.
Nói xấu, bôi nhọ thì vô liêm sỉ.
Đặng Ngọc Viết đã tự mình giải quyết dứt điểm, trọn vẹn suốt cả quy trình.
Khi khởi sự ra đi, anh không quan tâm đến một lời phán xử của bất cứ ai. Anh biết rõ nguyên nhân anh hành động, biết cách hành động, và hiểu rõ hậu quả của hành động, cả cách giải quyết hậu quả ấy, bằng hai phát súng cuối cùng cho mình.
Khi gặp nỗi bất bình tột độ, người dân Bắc Triều Tiên có thói quen phản ứng bằng cách “khóc tập thể” khi gặp mặt lãnh tụ; người dân Tây Tạng có truyền thống chọn “tự thiêu”. Còn ở Việt Nam thì có nhiều cách, có cách của Vươn, của Văn Giang,… và bây giờ là cách của Viết.

Hai giờ chiều ngày 11-9, đúng ngày nước Mỹ bị khủng bố cách đây 12 năm, một người đàn ông tuổi trung niên, vào tòa nhà Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, gởi xe rồi đi tìm Văn Phòng của “Trung tâm Phát triển Quỹ đất”.
Bước vào văn phòng Trung tâm, thấy ba người đàn ông đang ngồi, anh ta hỏi người ngồi gần nhất (Phó Giám đốc Dũng):
- Ông Giám đốc Tư đâu?
- Tìm gặp Giám đốc có việc gì? – Người ấy hỏi lại.
Không trả lời, với một vẻ thản nhiên, như thực thi một sứ mệnh, người đàn ông đưa tay vào túi, lấy ra khẩu súng, bắn thẳng vào đầu người vừa hỏi. Hai người ngồi cạnh bất động, không kịp một phản ứng nào, liền nhận ngay lập tức mỗi người một phát vào đầu. (các cán bộ Xuân và Dương). Ba người liên tiếp đổ gập xuống. Bước ra khỏi phòng, Đặng Ngọc Viết chuyển sang phòng bên cạnh, bắn một phát ngay vào đầu người vừa xuất hiện (cán bộ Cương). Bà Phó Giám đốc Lan Anh kinh hoàng lao vội xuống gầm bàn để trốn. Một phát nữa sượt qua mang tai.
Năm phát súng đã gây sự náo loạn. Người ta nhốn nháo chạy ùa ra khỏi phòng, thấy kẻ “sát thủ” bước nhanh qua sân, tay cầm khẩu colt, họ vội vàng lao ngược về phòng, đóng cửa lại. Sát thủ ra lấy xe và đi mất, để lại đằng sau một hiện trường tang tóc, mặc cho cái Trung tâm Phát triển “QUỶ” đất – một loại quỷ của đất – và một câu hỏi duy nhất còn đọng lại tiếng vang “Giám đốc Tư đâu?”.
Bây giờ, có lẽ Giám đốc Tư đã hiện diện lành lặn, cùng các nạn nhân:
- Vũ Ngọc Dũng, Phó Giám đốc, bị bắn vào đầu.
- Phạm Thị Lan Anh, Phó Giám đốc, bị bắn sượt mang tai.
- Nguyễn Thanh Dương, cán bộ, bị bắn xuyên mắt phải.
- Vũ Công Cương, cán bộ, bị bắn vào đầu.
- Bùi Đức Xuân, cán bộ, bị bắn vào đầu.
Buổi chiều cùng ngày, Đặng Ngọc Viết cỡi xe về đến quê nhà, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tắm rửa xong, anh đi bộ ra chùa Đông Sơn, một ngôi chùa trong làng. Anh chuyện trò cùng mấy người Phật tử. Sau này, người ta mô tả, anh là người hiền lành, nói ít. Anh có bày tỏ vài lời bất bình về việc đền bù giải tỏa. Khoảng 5 giờ chiều, anh nghe bụng đói, lại đến giờ ăn, anh xin một bát cơm chay. Ăn xong, anh thong thả ra tượng đài Phật Quán Thế Âm, đi quanh nhiều vòng rồi ngồi lại ở chân đài. Hơn 6 giờ, trong không gian tĩnh lặng, người ta nghe hai phát súng nổ. Hai phát súng tự bắn vào ngực mình.
Đặng Ngọc Viết không phải là một sát thủ chuyên nghiệp nhận giết thuê vì tiền, không phải là chiến sĩ Hồi giáo chiến đấu vì Allah, càng không phải là người của “thế lực thù địch” từ Mỹ hay Trung Quốc cử sang. Viết giết người vì lý do gì?
Bảy phát súng nổ, tuy diễn ra ngắn ngủi nhưng có vọng âm xa, sâu lắng, làm cho lương tâm con người trở nên ray rứt. Ranh giới rất là mong manh giữa trái và phải, giữa lương thiện và bất lương, gây nên những cảm xúc nhiều chiều, trái ngược, lại có phần “phi pháp”. Hẳn nhiên Đặng Ngọc Viết là kẻ giết người, nhưng còn điều gì đó khác, và hơn thế nhiều. Và cả những nạn nhân đáng ngờ kia, nếu không phải thủ ác, thì cũng là vô tình tham gia cái ác?
“Phát triển quỹ đất”, đất đâu mà phát triển? Bờ rạch, bờ sông, hẻm núi, bưng biền đều có bàn tay người dân nâng niu, khai phá, tô bồi từ lâu mà có, nói chi tới đồng ruộng vườn tược… Phát triển là bành trướng, thu tóm, gom lại cho nhiều, tích lũy lại thành quỹ riêng cho mình – là những nhóm người đang nắm quyền lực trong tay, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản. Đó là sự giành giật, cướp đoạt trắng trợn, lõa lồ, dưới một hệ thống từ ngữ có tính chất ma thuật.
Viết lạnh lùng bắn vào đầu năm con người không quen biết, nói chi tới thù hận riêng tư! Viết tìm ông Giám đốc Tư, nhưng thực chất không nhất thiết phải đi tìm cái hình hài cụ thể của Giám đốc Tư. Tất cả chỉ là biểu tượng với nhiều tầng nấc. Đích thực, cái mà anh ta nhắm đến thì lại vô hình vô dạng. Nó nằm trên những con chữ vô tri, lạnh lùng mà đẫm máu trên các trang giấy. Ai mà đi ném bom hay đặt mìn vào trang giấy, họa điên sao? Đó là những cụm từ làm ứa máu, sôi gan người dân bao năm qua: “giải phóng mặt bằng”, “đền bù giải tỏa”, “quy hoạch”, “phát triển”, “tích lũy”…. Đó là sản phẩm của cái tiền đề “đất đai là của toàn dân”. “Toàn dân” là một từ ngữ trống không, do đó những người nhân danh là “đầy tớ” tha hồ hành xử kiểu ma thuật. Từ đó, quỹ đất đã trở thành quỷ đất. Chúng sống bằng đất, ăn đất, thở đất, phương phi bằng đất, trơn láng bằng đất, hãnh tiến, tự tin, hây hây uy quyền, uy nghi cũng bằng đất. Chúng đang tiếp tục hoành hành như một trận dịch.
Nhưng những cái đầu nào là chủ nhân đích thực của các con chữ nói trên?
Nó nằm ngoài tầm với của sức lực và bàn tay Viết, nhưng không phải là ngoài tầm nhìn và sự hiểu biết. Viết là một con người bình thường khỏe mạnh, chưa có tiền án tiền sự, đã nhiều lần đi tìm cái sống bằng “xuất khẩu lao động” sang Nga. Anh ta biết đi đây đi đó. Hẳn là biết chuyện Đoàn Văn Vươn, chỉ bắn súng hoa cải cho vơi nổi giận, được nhân dân cả nước ủng hộ, song không thoát khỏi cảnh tù đày, và ông Đại tá Ca – kẻ chỉ huy cuộc tấn công “có thể viết thành sách” – lên Tướng. Hẳn cũng biết những đoàn người đấu tranh giữ đất, đòi đất, khiếu kiện ôn hòa, lê lết rồng rắn hàng năm trời ở các đường phố Hà Nội, Sài Gòn, ăn đường ngủ bụi, màn trời chiếu đất ở các công viên, bị “côn đồ” hành hung, v.v. chẳng đem lại một hiệu quả nào. Viết cũng trải qua những tích lũy nội tâm về hoàn cảnh gia đình, trong cái đất nước đang rất tiến lên này. Mẹ đã mất, cha là cựu chiến binh nằm bại liệt nhiều năm, người anh mang bệnh chất độc màu da cam, vợ li dị sang Nga sinh sống, hai đứa con nhỏ gởi bên ngoại vì không đủ sức nuôi… Bây giờ thì đến lượt bọn “quỷ đất” há mồm vồ anh! Có lẽ trái tim của Viết đã đến độ đầy lên, và anh ta hành động. Và anh đã hành động theo cách triệt để, tận cùng.
Thông tin cho biết, Viết thản nhiên nhận tiền “đền bù”. Anh vào Sài Gòn một chuyến, rồi quay về. Một tuần sau, sự kiện ngày 11-9 đã diễn ra!
Năm nạn nhân đã chịu thay cho ông Giám đốc Tư may mắn. Giám đốc Tư lại là một biểu kiến cho cái “phát triển quỷ đất” trên khắp nước.
Chuyện hãy còn dài.
Sẽ có bao nhiêu Viết trong nhân dân, khi mà mệnh lệnh “đất đai là của toàn dân” còn tiếp tục được ban ra theo cách “kiên định”? Một con người bình thường, bỗng dưng trở nên chuyên nghiệp, tỉnh táo và dứt khoát, hành động như một tay sát thủ có đẳng cấp.
Đáng tiếc và đáng thương cho một dòng máu đã chảy!
Bao giờ thì hết bọn quỷ đất?
Câu trả lời này dành cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng chắc chắn dân Việt không có tập quán “khóc tập thể” khi gặp Ngài Lãnh tụ!
14-9-2013
H. Đ. N.
http://boxitvn.blogspot.com/2013/09/quy-at-quy-at-va-bay-phat-sung-colt-cua.html

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Thưởng thức nhạc cổ điển Mozart


NHỮNG THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ VỤ NỔ SÚNG Ở THÁI BÌNH

Trang Ba Sam score tin day 2013/09/15: Trang Ba Sàm điểm tin ngày 15.9.2013: - Thái Bình: Hé lộ có thể Nguyễn Vũ không hát at Thái Bình (DT). - Thái Bình: Hé lộ căn nguyên vụ nổ súng tại Thái Bình (DT). - Bãi students following Vũ Xá Sung at UBND TP Thái Bình (KT). - Bài học sau vụ xả súng tại UBND TP Thái Bình (KT). - Division không...
-->đọc tiếp...

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Cháy Trung tâm Thương mại Hải Dương

Một vụ cháy lớn xảy ra tại Trung tâm Thương mại Hải Dương sáng sớm nay, lửa khói mù mịt bao trùm khu nhà ba tầng nơi kinh doanh của 500 tiểu thương. Bên ngoài, khói đen đặc bốc cuồn cuộn, bên trong trung tâm, lửa đỏ rực như trong hỏa lò.

Đám cháy được cho là bắt đầu từ lúc 1h sáng. Đến hơn 7h sáng nay, lửa vẫn bùng dữ dội và lan trọn 3 tầng của tòa nhà.

Đến 9h, sau gần 5 giờ tích cực chữa cháy, khu vực phía trước Trung tâm Thương mại cơ bản được dập tắt. Ba mặt còn lại khói vẫn bốc lên nhiều, đặc biệt khu vực phía tây bắc - nơi một góc trung tâm bị sập, khói vẫn bốc lên ngùn ngụt, theo phóng viên báo Hải Dương.
Khoảng 10h, trung tâm thương mại vẫn bốc khói mù mịt trng khi lực lượng chức năng kiên trì chữa cháy. Cách trung tâm thương mại khoảng 1km, cảnh sát dựng rào chắn để phân luồn giao thông. Hàng trăm người dân, tiểu thương vây kín phía ngoài lo lắng.

Phần phía sau của trung tâm bị sập một khối lớn, trơ cả khung sắt của bể nước ở phía trên. Phần bị sập làm hở toác mặt sau của tòa nhà.
Có tổng cộng 10 chiếc xe cứu hỏa được triển khai. Các xe phun nước vào trung tâm để dập lửa và hơi nóng, trong khi một xe cẩu tiếp cận từ trên cao, phun nước xuống trung tâm tòa nhà. Các lính cứu hỏa cũng đã tiến vào dập lửa phía bên trong.
Video: bên trong trung tâm thương mại bị cháy:
(Thúy Angelsmile)
Một hộ kinh doanh trong chợ cho biết đám cháy xuất phát từ khu tre nứa bên ngoài ngoài rồi lan nhanh vào bên trong trung tâm. Tầng một là nơi sầm uất nhất, chuyên buôn bán quần áo, thời trang và hàng tạp hóa. Thời gian này buôn bán sôi động, nhiều hộ vừa nhập hàng hóa trị giá hàng trăm triệu đồng đã bị cháy hết. Từ 4h, lửa lan từ tầng một chiếm trọn tòa nhà.
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường từ sớm sau khi vụ cháy xảy ra, song chỉ một xe cứu hỏa hoạt động trong vài giờ đầu tiên. Đến khoảng 4h, có thêm một số xe được huy động từ Hưng Yên, địa bàn lân cận Hải Dương.Trung tâm Thương mại Hải Dương hoạt động từ nhiều năm nay. Ngoài tầng một hoạt động sầm uất nhất, tầng hai chuyên kinh doanh quần áo, giày dép trong khi tầng ba bán đồ nội thất.
Báo địa phương dẫn thông tin từ Ban Quản lý chợ Trung tâm thương mại TP Hải Dương cho biết vào thời điểm xảy ra vụ cháy, có 6 nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ. Hiện có khoảng 500 tiểu thương đang buôn bán, kinh doanh tại trung tâm. Tất cả hàng hóa tại đây đều không có bảo hiểm cháy, nổ.
20130915-052902_1379208101.jpg
Lửa bao trùm 3 tầng của trung tâm. Ảnh: Trọng Hoàng.
Bà Nguyễn Thị Ân, 55 tuổi, tiểu thương kinh doanh quần áo, đồng hồ, máy tính ở tầng 1 của chợ, vô cùng lo lắng. Ngay khi biết tin cháy chợ lúc mờ sáng, bà cùng gia đình chạy ra hiện trường nhưng không được phép vào bên trong. Cứu hỏa phong tỏa quanh trung tâm để bảo đảm an toàn cho người dân.
"Giờ là đầu vụ đông, chúng tôi mới nhập rất nhiều hàng", con bà Ân kể với phóng viên VnExpress. "Hàng hóa ở đây chúng tôi không mua bảo hiểm cháy nổ. Nhiều nhà mới nhập đến cả tỷ đồng tiền hàng". 
Chị Hạnh, một tiểu thương kinh doanh trong trung tâm, cho biết, gia đình có 3 gian hàng kim khí và toàn bộ tiền, sổ ghi nợ trị giá hàng tỷ đồng đều để ở két sắt trong gian hàng.     
Lực lượng công an chưa cho các chủ hàng tiếp cận vì trung tâm có nguy cơ sập. 14h chiều nay, UBND tỉnh Hải Dương sẽ họp bàn giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ việc.
Trung tâm thương mại bị cháy tọa lạc tại thành phố Hải Dương, cách Hà Nội 60 km về phía đông.
 
 

Kinh hoàng cháy TT thương mại Hải Dương 3 giờ sáng 15/9/2013


Nỗi day dứt về biên giới phía Bắc

Hàn Vĩnh Diệp (CLB Phan Tây Hồ)
Bài viết này của Hàn Vĩnh Diêp (tức Diệp Đình Huyên) công bố năm 2008, vào lúc có tin sắp hoàn thành việc cắm mốc biên giới trên đất liền. Sau những trận càn quét của “tin tặc” (không biết từ đâu ra và do ai nuôi?), bài viết chỉ còn xuất hiện trên một vài trang blog không nổi tiếng lắm. Chúng tôi đăng lại theo bản lưu trữ.
Trong bài viết này tác giả bác bỏ ý kiến của ông Vũ Dũng (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) khi ông này tuyên bố với báo chí rằng “hoàn toàn không có chuyện mất đất!”. Ông đã chứng minh rằng tại hai địa điểm (Thác Bản Giốc và Hữu Nghị Quan) mà ông Thứ trưởng đã dẫn chứng - và được ông đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng phụ họa, đều có chuyện di dời cột mốc và mất đất.
Đặc biệt là trong phần “phụ lục”, tác giả đã cho chúng ta biết thêm về một địa điểm khác tại Cao Bằng đã bị Trung Quốc lấn chiếm bằng cách “dời cột mốc từ trên núi cao xuống dưới chân núi”. Đó là cửa khẩu Ngọc Khê (Pò Péo) tại tỉnh Cao Bằng. Cửa khẩu này nằm gần nơi sông Quây Sơn chảy từ Trung Quốc sang đất Việt Nam, về phía thượng lưu của Thác Bản Giốc. Để độc giả dễ xác định vị trí của cửa khẩu này, tôi đã mạn phép đưa thêm một tấm bản đồ trích từ bộ Bản đồ Giao thông xuất bản năm 2004.
MAI THÁI LĨNH
Theo tin của báo giới: năm 2008 sẽ hoàn thành việc phân giới – cắm mốc biên giới trên đất liền Việt – Trung. Các quan chức ngoại giao ta đánh giá đây là một thắng lợi vĩ đại “trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Hoa. Biên giới hai nước sẽ được ổn định bền vững, lâu dài”! Ổn định trong một thời gian thì có thể, còn bền vững lâu dài thì chưa hẳn. Bởi tư tưởng chủ đạo quán xuyến của những người cầm quyền Trung Quốc trước đây và hiện nay là bành trướng mở rộng lấn chiếm lãnh thổ các nước lân cận. Sự kiện họ ngang nhiên thành lập đơn vị hành chính cấp huyện Tam Sa bao gồm toàn bộ lãnh thổ – lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta ngay trong lúc các phiên họp vòng thứ 23 cấp Chủ tịch Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc đang diễn ra là một minh chứng. “Một thắng lợi vĩ đại!”, chắc phải xem xét lại một cách nghiêm túc nhận định này. Dư luận trong nước và ngoài nước cho rằng: Hiệp định biên giới đường bộ Việt Nam – Trung Quốc ký năm 1999 đã làm cho nước ta mất một phần không nhỏ lãnh thổ quốc gia. Ông Vũ Dũng – Thứ trưởng Bộ ngoại giao đặc trách vấn đề biên giới tuyên bố: “Hoàn toàn không có chuyện mất đất!” (Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 06/1/2008). Ông Nguyễn Lân Dũng – đại biểu quốc hội, thành viên của Ủy ban đối ngoại Quốc hội, cũng có ý kiến: “Tôi có đi một số điểm trên biên giới Việt – Trung, làm gì có chuyện mất đất!” Ông còn nói một cách mơ hồ: “Ông Vũ Dũng chắc không nhầm bởi vì ông đã theo dõi vấn đề này từ khi còn là cán bộ ngoại giao mới 22 tuổi, đến nay đã 57 tuổi giữ chức vụ thứ trưởng bộ ngoại giao!” Trong khi đó, nếu chúng ta chỉ chịu khó một chút, thăm hỏi bất kỳ một người dân địa phương nào ở những điểm cột mốc đã bị di dời, họ sẽ chỉ rõ địa điểm của cột mốc cũ.
Lãnh thổ biên giới quốc gia có bị mất hay không, không chỉ căn cứ vào vài lời tuyên bố của những quan chức mà phải xác định một cách rõ ràng, khoa học qua các tư liệu lịch sử của các triều đại phong kiến, thời Pháp thuộc, thời VNDCCH (trước năm 1979).
Biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc không phải chỉ đến năm 1999 với hiệp định về biên giới Việt Nam – Trung Quốc mới được phân giới cắm mốc. Nhiều tư liệu lịch sử đã cho thấy: ngay từ thời Tiền Lê – Lý – Trần “cương vực Bắc – Nam đã phân rõ”. Nếu như việc phân định ranh giới không rõ ràng thì làm sao trong các cuộc tranh chấp đất đai vùng biên giới như sử cũ đã ghi chép (ví như vụ năm 1083 – 1084 thời nhà Lý, vụ năm 1689 thời Hậu Lê …), vua quan nước Tàu lại chịu thua cuộc! Nếu cương vực hai nước không rõ ràng thì căn cứ vào đâu vua Lê Thánh Tông đã khẳng định: “một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được… kẻ nào dám đem một thước núi sông, một tấc đất biển ải của tổ tiên để lại làm mồi cho giặc thì kẻ ấy sẽ bị tru di!” Nếu không có sự phân giới mà hai quốc gia đều chấp nhận thì làm sao Triều Nguyễn (và sau này là chính quyền Pháp) có thể xây dựng các đồn binh trấn giữ trên biên giới ở những điểm hiểm yếu trên suốt dọc tuyến biên giới hai nước Việt – Trung? Nếu không có các cột mốc xác định đường biên giới hai nước thì dựa trên cơ sở nào bộ ngoại giao nước ta năm 1979 công bố sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc” và sách tư liệu về “Sự thật về biên giới Việt Nam – Trung Quốc”, trong đó tố cáo Trung Quốc đã lấn chiếm hơn 90 điểm, có điểm lấn sâu vào gần 6km trên dọc tuyến hơn 1300km biên giới (từ năm 1949 đến năm 1979); đơn phương vẽ lại bản đồ, chuyển dịch nhiều điểm trên biên giới về phía Việt Nam (trong đó có thác Bản Giốc ở Cao Bằng),…?
Việc phân giới cắm mốc theo hiệp định biên giới năm 1999 được quy định theo giới – mốc hiện trạng mà những cột mốc này lại bị “người anh em đồng chí vì tình hữu nghị vĩ đại” đã dịch chuyển, di dời vào sâu trong nội địa lãnh thổ nước ta trong thời gian hơn nửa thế kỷ qua thì làm sao tin được đất đai, sông núi mà Tổ tiên đã để lại cho chúng ta suốt trên dọc tuyến biên giới phía Bắc không bị xâm phạm, lấn chiếm!
Cũng trong tuyên bố ngày 6/01/2008 của ông Vũ Dũng và lời phụ họa của Ông Nguyễn Lân Dũng có đề cập đến hai điểm cụ thể là Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan.
Về Thác Bản Giốc, theo ông Vũ Dũng thì phần thác cao (tức là phần thác có ba dòng chảy đổ từ trên độ cao khoảng 40m xuống phụ lưu của sông Quây sơn nằm bờ phía Nam sông Quây sơn) là thuộc Việt Nam, còn phần thác thấp (tức là thác ba tầng đổ xuống sông Quây sơn, nằm bờ phía Bắc của sông) là thuộc phía Trung Quốc – theo mốc 53 nằm phía trên thác. Khi nói đến thác Bản Giốc là nói đến thác ba tầng này. Các sách địa lý, du lịch của ta và của Pháp đều miêu tả và ghi hình ảnh phần thác này và đều khẳng định là thác của Việt Nam. Nếu phần thác ba tầng từ trước đã thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc thì các nhà địa lý Pháp, Việt Nam không thể nào viết như vậy.
Xin được nêu thêm một vài dẫn chứng: Ngay sau khi hiệp định biên giới Việt Nam – Trung Quốc được ký kết, bộ địa chí Cao Bằng do cơ quan Tỉnh uỷ và UBND Tỉnh Cao Bằng tổ chức và biên soạn, cơ quan hiệu đính – thẩm định – nâng cao là trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, cơ quan xuất bản là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (xuất bản năm 2000). Đoạn nói về thác Bản Giốc, tác phẩm trên viết như sau: ”Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, con sông Quây sơn bắt nguồn từ Trung Quốc đổ vào nước ta tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê rồi chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh dòng sông hiền hòa lượn quanh dưới chân núi Cò Muông rồi nghiêng mình chảy qua cánh đồng Đàm Thủy, băng qua bãi ngô rộng lớn trước làng Bản Giốc. Đến đây dòng sông được tách ra thành nhiều nhánh rồi đột ngột hạ thấp khoảng 35 mét tạo thành thác. Đó là thác Bản Giốc, thác xếp thành ba tầng với những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau, với những tên gọi khác nhau là Quây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Chang, Ngà Vãi, Ngà Rằng, Thông Áng, … Quang cảnh ở đây đẹp đẽ, nên thơ, trong lành, tĩnh mịch của sông nước, rừng núi, mây mù chen lẫn với cảnh làng quê của đồng bào các dân tộc miền núi. Phía bờ sông bên kia là cột mốc 53 biên giới Việt Trung”. Tập sách ảnh giới thiệu Cao Bằng trong bộ sách Việt Nam đất nước con người do Thông tấn xã Việt Nam – Nhà xuất bản Thông tấn phối hợp với Sở thương mại Du lịch tỉnh Cao Bằng biên soạn – xuất bản năm 2004 đã giới thiệu ảnh phần thác ba tầng của Thác Bản Giốc với lời chú thích: “Thác chia thành ba tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Thác rộng đến 300m; những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Ngay từ xa du khách có thể nghe thấy tiếng ầm ào của thác vang động cả một vùng rộng lớn …”. Như vậy cột mốc 53 hiện nay là cột mốc đã được di dời từ trên núi bên bờ Bắc sông Quây Sơn xuống giữa lòng sông trên đầu thác để lấn chiếm phần thác ba tầng và cũng chính là Thác Bản Giốc.
Tài liệu địa lý của thời Pháp thuộc ghi nhận: Thác Bản Giốc là thác đẹp nhất Đông Dương. Tài liệu địa lý – du lịch của Trung Quốc cũng ghi nhận: Thác Bản Giốc (họ gọi là thác Đức Thiên) là thác đẹp nhất của Trung Quốc và là một trong những thác đẹp nhất Châu Á. Phần thác ba dòng ở bờ Nam sông tuy cũng có vẻ đẹp riêng, nhưng chỉ vào loại trung bình trong hàng trăm thác ở các vùng rừng núi nước ta. Hơn mười năm nay Trung Quốc đã đầu tư lớn xây dựng các cơ sở hạ tầng để biến thác Bản Giốc (phần thác ba tầng họ lấn chiếm) thành điểm du lịch rất hấp dẫn. Những năm gần đây, họ mở cửa ở cột mốc 53 để thu hút khách du lịch (trong – ngoài nước) của Việt Nam. Ông Vũ Dũng nói: “Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rõ điều này!” Đúng là khách đến tham quan du lịch thác Bản Giốc, hiện trạng của thác cũng dễ làm cho họ ngộ nhận như vậy. Họ đâu có được nghe giới thiệu về những tư liệu lịch sử và họ cũng ít có dịp tiếp xúc với người dân bản địa để tìm hiểu nguyên trạng của thác Bản Giốc, của cột mốc 53. Đến thác Bản Giốc hỏi bất cứ người dân nào (nhất là lớp từ tuổi trung niên trở lên) ở làng Bản Giốc, làng Thắc Then đều được họ cho biết rành rẽ toàn bộ thác Bản Giốc (cả bờ bắc – bờ nam) trước đây đều thuộc về Việt Nam; cột mốc 53 không nằm ở vị trí hiện nay mà ở trên núi phía bờ Bắc … Trong bài bút ký Cực Bắc bao nỗi lo toan của tác giả Đỗ Hoàng đăng trong Tạp chí Nhà văn (Hội Nhà văn Việt Nam) số tháng 1 năm 2008 có đoạn: “Khi tôi đến thác Bản Giốc gặp cụ Nông Văn Thà làm ruộng bên thác kể rằng: hồi cụ còn nhỏ, nhà cụ dựng ở bên kia thác Bản Giốc; cụ theo bố vào sâu cách thác đến 12km để làm rẫy…” (việc làm rẫy xa như vậy có thể là chuyện xâm canh, nhưng khoảng cách hơn 2km phía bờ Bắc trở vào thì không chỉ bà con bờ Nam mà cả bờ Bắc – nay là người Trung Quốc cũng xác nhận là đất Việt Nam)
Về Hữu nghị quan, ông Vũ Dũng nói: “Một số người hiểu nhầm là đường biên giới đi qua ải Nam Quan, thực ra trấn Nam Quan do Trung Quốc xây dựng vẫn thuộc Trung Quốc và theo các văn bản pháp lý lịch sử , đường biên giới luôn nằm phía nam ải Nam Quan. Còn vị trí cụ thể đường biên do hạn chế của điều kiện lịch sử, các văn bản về hoạch định và phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc) có những điểm không rõ ràng. Đường biên giới được vẽ trên bản đồ tỉ lệ lớn từ 1/20.000 đến 1/500.000 có nghĩa 1 mm trên bản đồ tương đương với 20 – 500m trên thực địa. Hơn nữa địa hình trên bản đồ không hoàn toàn phù hợp với địa hình trên thực địa nên rất khó xác định hướng đi của đường biên giới tại các khu vực này…!
Cách giải trình trên đây của ông Vũ Dũng hơi lắt léo, vừa mơ hồ, vừa khó hiểu. Đường biên giới trên thực địa có thể không hoàn toàn phù hợp 100% với đường biên trên bản đồ. Sự chênh lệch này có thể xảy ra trên nhiều điểm trên toàn tuyến biên giới chứ sao lại chỉ ở những nơi hiểm yếu như khu vực Hữu nghị quan và sai sót ấy của bản đồ lại chỉ xê dịch về phía ta không về phía đất Tàu? Bản đồ đi kèm với hiệp định là do hai bên cùng thực hiện, đâu phải là do phía Tàu (nhà Thanh) vẽ mà họ vẽ thế nào cũng được? Cùng với bản đồ, trên thực địa còn có các cột mốc đánh dấu sự phân giới được hai nước thống nhất nên xác định đất vùng biên thuộc bên nào chắc không đến nỗi khó lắm, nếu đôi bên đều có công tâm!
Sử sách chẳng đã ghi chép chuyện tranh giành đất ở tám thôn thuộc Na Oa – Lộc Bình (Lạng Sơn) hơn 300 năm trước đó sao! Viên Tri Châu Tư Lang (Quảng Tây) tố cáo với tổng đốc Quảng Tây là Tri Châu, Lộc Bình lấn chiếm đất tám thôn vùng Na Oa. Tổng đốc Quảng Tây yêu cầu đốc trấn Lạng Sơn cử người hội khám. Khi ra hiện trường hỏi mốc giới, Tri Châu Tư Lang và Lộc Bình đều chỉ vào hòn đá có hình con sư tử trên núi. Viên quan nhà Thanh quở trách Tri Châu Tư Lang: “Mốc giới ở đây sao ngươi lại tranh xuống Na Oa? Ngươi cậy là người của Thiên triều muốn xâm chiến đất của An Nam sao?” Đất khu vực Hữu nghị quan, ngoài bản đồ còn có cột mốc biên giới kia mà! Dư luận dân ta không hiểu nhầm thắc mắc cửa khẩu Hữu nghị (Nam Quan) do ai xây dựng mà là đất đai khu vực phía Nam Hữu nghị quan có phải bị Trung Quốc xâm lấn? Cửa quan Hữu nghị cũng như nhiều cửa quan khác trên tuyến biên giới phần lớn đều do các triều đại Trung Quốc xây dựng. Các cửa quan ấy đều được thiết lập ngay trên đường biên giới của hai nước, phía Bắc cửa quan là đất Trung Quốc, phía Nam cửa quan là đất Việt Nam. Ở cửa khẩu Hữu nghị cũng vậy. Cửa khẩu Nam Quan (Hữu nghị) được xây dựng trên đường biên giới giữa hai mốc 18 và 19. Có lẽ dân ta không hiểu nhầm như ông Vũ Dũng nói. Phía Bắc cửa quan là đầu mối quốc lộ 322 của Quảng Tây và phía Nam cửa quan là đầu mối của quốc lộ 1A Việt Nam. Thời phong kiến và Pháp thuộc các cơ sở dịch vụ và đồn binh của mỗi nước đều thiết lập ngay sát cửa quan phía Bắc (Trung Quốc) và phía Nam (Việt Nam). Binh lính Trung Quốc canh giữ cửa Bắc, binh lính Việt Nam canh giữ cửa Nam. Nhưng hiện trạng ngày nay, toàn bộ khu vực phía Nam cửa quan vào sâu đất của ta đến 0,8km (điểm số 0 mới của đường 1A) đều thuộc đất Trung Quốc. Họ xây dựng nhiều tòa nhà đồ sộ trong khu vực này. Thực trạng này có phải lãnh thổ nước ta ở khu vực Hữu nghị quan đã bị xâm lấn nghiêm trọng hay không? Ông Vũ Dũng không giải đáp đúng vào điểm mấu chốt này mà đi nói vòng vo, lấp lửng!
Cũng trong bút ký “Cực Bắc bao nỗi lo toan”, nhà văn Đỗ Hoàng viết: “Năm 1973 khi tôi lên Lạng Sơn nhìn thấy Mục Nam Quan là của bộ đội mình đứng gác, nhưng tháng 5 năm 2006 vừa qua tôi cùng đoàn nhà văn Việt Nam ở Trung Quốc về qua cửa khẩu Lạng Sơn thì thấy cổng Hữu Nghị Quan và nhiều ngôi nhà xây từ thời Pháp đã ở bên đất bạn.
Tôi là người biết chữ Hán, nói được tiếng Bắc Kinh và biết chút tiếng Anh, nên tôi đọc được những dòng chữ mà Trung Quốc ghi lưu dấu ở các di tích này. Phía Trung Quốc không ghi sai dòng nào. Những tòa nhà nào Pháp xây họ đều ghi đúng như vậy. Đường biên lùi sâu vào đất ta đến năm, sáu trăm mét.
Đấy là điều không chỉ tôi mà nhiều người nữa cũng rất day dứt, băn khoăn, mặc dù tôi chỉ là một dân thường và tự nhủ: Mình như gái goá lo việc triều đình! Nhưng cổ nhân đã dạy “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” (Nước nhà thịnh suy, một người dân cũng phải có trách nhiệm lo lắng bảo vệ), việc này luôn luôn bức xúc và canh cánh trong lòng tôi!
Việc ký hiệp định biên giới trên bộ năm 1999 Việt Nam – Trung Quốc có làm tổn hại đến quyền lợi thiêng liêng của Tổ quốc hay không; sự tổn hại ấy nhiều hay ít đang là nỗi day dứt, bức xúc, băn khoăn của nhiều người quan tâm đến vận nước - như tâm tư của nhà văn Đỗ Hoàng. Để giải đáp thỏa đáng nỗi băn khoăn, day dứt, bức xúc chính đáng này nên chăng nhà nước cần công bố nguyên văn bản hiệp định cùng bản đồ đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc mới được thiết lập, đối chiếu đầy đủ với các tư liệu lịch sử từ các triều đại phong kiến, Pháp thuộc, nhà nước Việt Nam DCCH – XHCN (từ năm 1949 đến 1990); những chú giải – giải thích xác đáng về những thay đổi lãnh thổ trên đường biên hiện trạng với đường biên lịch sử (như giải thích của chính phủ Pháp ở Đông Dương khi ký hiệp định biên giới trên bộ Pháp – Thanh)
H.V.D.
(mùa xuân năm 2008)
PHỤ LỤC 1: Thác Bản Giốc
clip_image002
Ảnh 1: Toàn cảnh thác Bản Giốc trong sách Địa chí tỉnh Cao Bằng
clip_image004
Ảnh 2 : Thác Bản Giốc (phần thác ba tầng) trong sách giới thiệu Cao Bằng
(trong bộ “Việt nam đất nước - con người” của VNTTX và Sở TMDL Cao Bằng)
clip_image005
Ảnh 3 : Cột mốc 53 trơ trọi trên đầu thác Bản Giốc
clip_image006
Ảnh 4 : Cửa khẩu 53 mở cho khách tham quan, du lịch từ Việt Nam
được tự do sang bờ bắc (Trung Quốc)
PHỤ LỤC 2 : Cột mốc ở Ngọc Khê
clip_image008
Ảnh 5: Cột mốc ở Ngọc Khê
clip_image009
Ảnh 6 : Đất Việt Nam thành đất Trung Quốc
clip_image010
Ảnh 7 (xem chú thích bên dưới)
Chú thích : Ảnh 5 là cột mốc ở cửa khẩu Ngọc Khê (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) - bên Trung Quốc là Pò Péo (Tĩnh Tây, Quảng Tây), trước ở trên đỉnh núi, sau bị dời xuống chân núi về phía ta, mặc nhiên toàn bộ khu vực hiện là đồn biên phòng TQ và bãi rộng có đống quặng (ảnh 6) trở thành đất TQ. Những năm 60, bãi đất này chính quyền ta giành làm địa điểm tập kết chở hàng viện trợ của TQ cho VN; lợi dụng việc ấy họ di dời cột mốc để xâm lấn lãnh thổ ta. Nếu chiếu theo cột mốc mới dựng trên hẽm núi bên trái thì hàng chục mẫu ruộng ở giữa cột mốc mới và bãi đất rộng trên đây sẽ bị mất về TQ (Ảnh 7)
clip_image012
Ảnh 8 : Cửa khẩu Ngọc Khê (Pò Péo)
Trích bản đồ giao thông đường bộ năm 2004 (M.T.L.)

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Nên giải tán các “Trung tâm Phát triển Quỹ đất”

Bùi Văn Bồng
clip_image002
Mới đây, vụ công dân Đặng Ngọc Việt xả súng bắn 5 cán bộ, nhân viên ở Trung tâm Phát triển Quỹ đất T.p Thái Bình đã gây ra nhiều mối nghị ngờ về sự chính danh, tính pháp lý, hợp lý, tính hiệu quả của mô hình tổ chức chuyên trách này. Mô hình quản lý hành chính kết hợp kinh doanh mang tên Trung tâm Phát triển Quỹ đất là một trong những sự tồn tại vô lý, phình thêm biên chế tổ chức, cồng kềnh thêm bộ máy. Mới nghe tên gọi "chính danh chính chủ" đã phát nổi cơn thắc mắc rồi. Riêng cái từ “phát triển quỹ đất” đã quá vô lý.
Cái gì còn phát triển được, chứ đất đai ông trời cho địa cầu chỉ có vậy, diện tích mỗi nước, mỗi địa phương chỉ có vậy, phát triển thế nào được quỹ đất. Quỹ tiền tệ, quỹ phát sinh trong sản xuất kinh doanh thì có, còn như cái thứ lạ hoắc là "quỹ đất" lấy đâu ra? Đất có chủ. Chỉ có chuyển chủ, chuyển quyền sử dụng đúng pháp luật, làm gì "phát triển" được? Muốn có cái gọi là “quỹ đất” để chính quyền quản lý, có “quỹ đất” giao cho nhà đầu tư, bán đổi cho đại gia, phải lấy của dân thôi. Tỉnh, thành phố nào cũng có Trung tâm Phát triển Quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

SỰ KIỆN THÁI BÌNH 1997

THAIBINH-TUDIEN

Sự kiện Thái Bình năm 1997 mặc dù được nghe “truyền miệng” nhiều nhưng lại ít thấy có cuốn sách nào, tờ báo chính thống nào nói một cách đầy đủ và hệ thống. Dù sao, nói đến Thái Bình 1997, người ta vẫn giữ thái độ dè dặt và thận trọng khi phát ngôn, bởi người ta vẫn nghĩ nó “nhạy cảm”.
Mới đây TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH chỉ đạo cho ra đời cuốn TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản 2010.
Cuốn sách, theo lời giới thiệu của ông Bùi Tiến Dũng – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh giới thiệu, “gồm 5.000 mục từ với hơn 1.300 trang”, đáng được xem là một công trình từ điển bách khoa về Thái Bình.
Không ngại va chạm để nói đến những sự kiện lịch sử có tính bước ngoặt, lần đầu tiên một ấn phẩm, một công trình đồ sộ do Tỉnh Thái Bình xuất bản chính thức đưa Sự kiện Thái Bình 1997 vào sách dưới những đề mục nhỏ, như một sự công nhận lịch sử mà không hề chối bỏ.
Cuốn TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH là sách tra cứu và không phải ai cũng có thể sở hữu vì số bản in không nhiều. Đối với sự kiện Thái Bình năm 1997, có 4 đề mục nhỏ là: Vụ Quỳnh Hoa, Vụ Quỳnh Hội, Vụ Quỳnh Mỹ và Vụ Thái Thịnh.

1. Vụ Quỳnh Hoa

“Điểm nóng số 1 của tỉnh. Chiều ngày 16/6/1997, khoảng 300 người dân xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ đã bắt giữ Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã và Phó ban tài chính xã dong lên huyện, đi bộ trên quãng đường 7km dưới trời mưa không cho đội mũ nón, vừa đi vừa lăng mạ, chử bới, đánh đập. UBND huyện cứ người ra tiếp, trong cuộc đối thoại, yêu sách của dân tập trung vào việc đòi xử lý cán bộ xã tham nhũng, tiêu cực; huyện yêu cầu trả tự do cho cán bộ xã và hứa cử đoàn thanh tra về làm rõ, nếu cán bộ vi phạm sẽ xử lý.
Sau đó, tại xã Quỳnh Hoa vẫn tiếp tục tiếp diễn tình trạng lăng mạ, vây ép đòi cán bộ xã phải ký vào những văn bản do một số người thảo sẵn. Ngày 12/9/1997, 34 cán bộ xã Quỳnh Hoa gồm Đảng ủy, UBND, Công an, xã đội, các đoàn thể HTX nông nghiệp và 6/10 trưởng xóm mang 6 con dấu và đơn xin nghỉ việc lên trả cho huyện. Không khí ở địa phương rất căng thẳng, ngày nào cũng có hàng trăm người lên UBND xã chất vấn cán bộ. Ngày 12/11/1997, khoảng 400 người dân xã Quỳnh Hoa kéo lên UBND tỉnh khiếu tố, đòi gặp chủ tịch tỉnh.
Do không chấp nhận giải thích của lãnh đạo UBND tỉnh, một số người đã hành động quá khích, gây rối trật tự công cộng, lăng mạ chửi bới cán bộ trước cổng UBND tỉnh. Đoàn người tập trung ngời cổng trụ sở UBND tỉnh từ sáng tới chiều tôi thì nhiều người trèo qua cổng và hàng rào tràn vào UBND tỉnh, đập phá cửa kính, hò hét, chửi bới.
Trước tình hình đó, ngày 13/11 cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt một số người phạm pháp quả tang trong đoàn khiếu kiện tại thị xã và tại xã Quỳnh Hoa. Đối phó lại, ngay chiều tối hôm ấy, tại xã Quỳnh Hoa hàng nghìn người bao vây cản trở không cho công an thi hành nhiệm vụ, lùng sục bắt giữ 23 công an và 1 cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; cướp 1 máy bộ đàm ném xuống ao, phá hỏng 1 xe ô tô; đối xử tàn nhẫn thô bạo với những người bị bắt đồng thời tổ chức rào làng, đặt chướng ngại vật, huy động thanh thiếu niên sử dụng dao kiếm, côn gậy tuần tra canh gác, liê tục đánh kẻng, gõ mõ báo động, kiểm soát chặt chẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” gây không khí căng thẳng.
Trong khi đó, hàng trăm người ở các xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Giao, Quỳnh Thọ, An Ấp, An Thái cũng kéo sang Quỳnh Hoa, càng làm cho tình hình thêm phức tạp.
Sau 2 ngày thuyết phục vận động, đến 16h ngày 16/11/1997, 20 cán bộ chiến sĩ công an mới được trả tự do (4 chiến sĩ đã tự giải thoát)
Hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể xã Quỳnh Hoa hoàn toàn bị tê liệt, không kiểm soát được tình hình. Các đoàn công tác của tỉnh, huyện cũng phải rút khỏi Quỳnh Hoa. Sự kiện Quỳnh Hoa gây chấn động dư luận, thu hút sự quan tâm chú ý của cả nước.
Từ ngày 2 đến 4/7/1998, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật” xảy ra tại Quỳnh Hoa. Vụ án có 40 bị cáo, đông nhất từ trước đến nay ở Thái Bình, 28 bị cáo bị tạm giam, 12 bị cáo tại ngoại, một số bị cáo là thương binh, đối tượng chính sách.
Đào Văn Tá bị xử phạt 11 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Văn Hội 9 năm tù giam, Nguyễn Xuân Hùng 8 năm tù giam. Các bị cáo khác bị phạt tù từ 7 năm đến 18 tháng tù cho hưởng án treo. Đồng thời cơ quan cảnh sát điều tra Thái Bình cũng quyết định khởi tố vụ tham ô tài sản XHCN đối với Nguyễn Thanh Vận, Phan Văn Phền, Chủ nhiệm và nguyên chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quỳnh Hoa.”
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1082 – 1083.

2. Vụ Quỳnh Hội

“Sự kiện khởi đầu của tình hình mất ổn định chính trị – xã hội ở Thái Bình. Trong 2 tháng cuối 1996, hàng trăm người ở xã Quỳnh Hội huyện Quỳnh Phụ nhiều lần lên xã, huyện, tỉnh khiếu tố về việc UBND huyện Quỳnh Phụ không thực hiện quỹ đất 5% là trái với chủ trương của tỉnh; các khoản dân phải đóng góp quá lớn; cán bộ xã có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Dân yêu cầu cấp trên thanh tra, xử lí cán bộ sai phạm.
Ngày 5/12/1996, UBND huyện Quỳnh Phụ thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tiến hành thanh tra việc xây dựng cơ bản, ngân sách xã và kinh tế HTX Nông nghiệp. Kết quả thanh tra xây dựng cơ bản (trạm bơm, cải tạo mương máng, làm đường giao thông…) bước đầu phát hiện có dấu hiệu tham ô 90.600.000 đồng.
Thanh tra kinh tế, tài chính xã, phát hiện chi sai nguyên tắc 48.275.000 đồng. Ngoài ra còn có nhiều biểu hiện tiêu cực trong việc mua thóc giống, vay tiền cá nhân sử dụng cho HTX với lãi suất cao…
19h30 ngày 26/12/1996, Chi nhánh điện Quỳnh Phụ ngừng cấp điện cho xã vì còn nợ chi nhánh 3.800.000 đồng. Hàng nghìn người trong xã kéo đến nhà chủ tịch UBD xã thắc mắc và một số người quá khích đã đập phá tài sản, làm thiệt hại khoảng 3.000.000 đồng.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo công an tỉnh, của Thường trực huyện ủy, UBND huyện Quỳnh Phụ, lực lượng công an và các ngành đã tập trung giải quyết nhằm ổn định tình hình.
Ngày 26/12/1996, Công an huyện Quỳnh Phụ đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Toán, Phạm Văn Quýnh, Nguyễn Tiến Mừng.
Ngày 14/1/1997, khởi tố điều tra vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản XHCN, khởi tố 3 bị can: Đặng Đình Thảo (Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Chủ nhiệm HTX), Nguyễn Quốc Dũng (kế toán trưởng), Vũ Thị Tám (thủ quỹ HTX nông nghiệp).”
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1083.

3. Vụ Quỳnh Mỹ

Vu gây rối trật tự nghiêm trọng nhất. Ngày 6/5/1997, Phạm Hữu Hoành, Phạm Văn Tới và Nguyễn Văn Ty tự nhận là đại diện cho nhân dân đứng ra in giấy mời, triệu tập Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Bí thư chi bộ, xóm trưởng, trưởng các ban ngành của xã về Hội trường UBND để họp bàn chống tham nhũng.
Tại đây Phạm Hữu Hoành công khai đả kích , phê phán chính quyền xã, kích động quần chúng kéo lên huyện, tỉnh yêu cầu xử lý những cán bộ mà họ cho là tham nhũng.
Xét hành vi của Phạm Hữu Hoành và Phạm Văn Tới có dấu hiệu về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước và xã hội”, ngày 8/5/1997, Công an huyện Quỳnh Phụ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt Phạm Hữu Hoành và Phạm Văn Tới. Lập tức, từ ngày 9 đến 11/5/1997, hàng nghìn người xã Quỳnh Mỹ và các xã lân cận liên tiếp kéo lên huyện đòi thả người bị bắt.
Chiều 10/5, khoảng 3.000 người đã tràn vào Viện kiểm sát nhân dân huyện, một số người đã đập phá phòng làm việc và lăng mạ, súc phạm Viện trưởng; thu và xé tài liệu của Viện kiểm sát nhân dân.
Tình hình càng căng thẳng khi hàng trăm người của xã Quỳnh Hồng cùng số dân xã Quỳnh Mỹ kéo đến bao vây trụ sở công an huyện. Trong suốt 6 giờ đồng hồ (từ 19 giờ ngày 10/5 đến 1 giờ sáng ngày 11/5) khoảng 2.000 người tụ tập trước trụ sở công an huyện. Lợi dụng đêm tối, một số người quá khích hò hét, chửi bới, xô đổ cổng, dậu của Công an huyện và trường Đảng huyện; dùng gạch đá tấn công trụ sở và cán bộ chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ. Họ còn dùng các vật cản chắn đường ô tô, ngăn không cho lực lượng công an tỉnh và công an các huyện tăng cường; đồng thời tổ chức săn lùng, đánh đuổi các chiến sĩ công an. 11 cán bộ chiến sĩ công an bị thương, nhiều tài sản bị hư hỏng, trong đó có 3 xe chữa cháy, 1 xe cứu thương, 1 xe chở quân, vỡ nhiều lá chắn, hỏng toàn bộ cánh cửa nhà 2 tầng, hệ thống chiếu sáng và nhiều máy móc thông tin liên lạc..
Để giảm bớt áp lực của quần chúng, tạm ổn định tình hình, Thường trực Tỉnh ủy và UBND Tỉnh đã họp bàn thống nhất chủ trương tạm tha 2 đối tượng bị bắt. Được thể, một số người ở Quỳnh Mỹ đã ép Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện phải ký vào văn bản họ viết sẵn, thừa nhận việc bắt người là sai rồi công bố trên Đài truyền thanh xã Quỳnh Mỹ và tổ chức ăn mừng thắng lợi.
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1083 – 1084.

4. Vụ Thái Thịnh

Vụ tham nhũng, tiêu cực và gây rối trật tự công cộng điển hình ở huyện Thái Thụy.
Ngày 25/6/1997, 60 người dân xã Thái Thịnh lên UBND tỉnh kiến nghị giải quyết thanh quyết toán các công trình xây dựng của xã và tố cáo Chủ tịch xã vi phạm luật đất đai, tham nhũng. Buổi tối cùng ngày, quần chúng họp tại 2 địa điểm xóm 1 và xóm 5 để nghe thông báo kết quả đi khiếu kiện ở tỉnh về.
14h ngày 26/6/1997, trong lúc Đảng bộ xã đang họp bàn chủ trương thực hiện công văn số 279 của UBND tỉnh, hơn 200 người kéo đến bao vây trụ sở, yêu cầu xã phải thực hiện ngay công văn số 279. Chủ tịch xã ra giải quyết yêu cầu mọi người giải tán. Quần chúng không nghe và có lời lẽ thô tục, lăng mạ.
5h chiều cùng ngày, Chủ tịch huyện cùng đoàn cán bộ huyện Thái Thụy về xã Thái Thịnh để giải quyểt, hứa sẽ chỉ đạo xã thực hiện nghiêm túc công văn 279 của UBND tỉnh. Có tới hàng nghìn quần chúng tụ tập tại trụ sở UBND xã. Những người quá khích đã ào lên vây giữ Chủ tịch huyện và đoàn cán bộ. Lực lượng công an tìm cách đưa được Chủ tịch huyện ra ngoài. Chủ tịch xã và Trưởng công an huyện bị một số phần tử xấu hành hung trọng thương. 6 cán bộ khác của xã, trong đó có Bí thư Đảng ủy và 3 an ninh viên bị xâm phạm đến thân thể. Toàn bộ bàn ghế, cánh cửa, tủ đựng tài liệu, tăng âm, loa đài của xã và HTX bị đập phá và mất 13,600,000 đồng quỹ UBND xã.
Sau đó, họ kéo đập phá nhà, tài sản gia đình Phạm Văn Chiêm (Chủ tịch xã), Phạm Văn Nghị (Phó Chủ tịch xã), Đinh Thị Tâng (Cán bộ địa chính xã), gây nhiều thiệt hại.
Tình hình rối loạn diễn ra từ 7 giờ tối ngày 26/6 đến 1 giờ sáng ngày 27/6/1997.
Để giải quyết ổn thỏa tình hình xã Thái Thịnh, Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo 3 ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án tiến hành đồng thời việc điều tra truy tố những đối tượng quá khích, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật với việc truy tố những cán bộ xã có hành vi tham nhũng, tiêu cực là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc khiếu kiện phức tạp của quần chúng.
Ngày 3/7/1997, Công an tỉnh đã thực hiện lệnh bắt 5 đối tượng chủ yếu (Vũ Văn Kiện, Vũ Văn Tuấn, Phạm Văn Vịnh, Ngô Thị Duyên, Phạm Văn Khuynh) trong 36 đối tượng gây rối trật tự công cộng, cố ý hủy hoại tài sản XHCN, tài sản công dân, cố ý gây thương tích, xảy ra đêm 26/6/1997 tại Thái Thịnh.
Đồng thời, Công an tỉnh khẩn trương điều tra, xác định Phạm Văn Chiêm (Chủ tịch xã từ 1991 – 1997) đã cấp trái phép 23.686m2 đất và đã cùng Phạm Văn Thiện (Phó ban tài chính xã) vi phạm các quy định về chế độ, nguyên tắc quản lí kinh tế nhà nước, gây thất thoát ngân sách xã hơn 220 triệu đồng. Chiêm tham ô 24.670.000 đồng, Thiện tham ô 63.804 ngàn đồng.
Một số cán bộ chủ chốt khác của xã như Phạm Thanh Nghị (Phó chủ tịch xã) , Phạm Văn Thái (Bí thư Đảng ủy xã), Phạm Huy Khản (Phó Bí thư Đảng ủy xã), Phạm Thị Duyên (Thủ quỹ UBND xã) đồng phạm gây thất thoát 154 triệu đồng ngân sách xã. Ngoài ra, Nghị còn tham ô 13 triệu đồng, Thái 11 triệu đồng, Khản hơn 2 triệu đồng, Duyên 5 triệu đồng, Tăng hơn 13 triệu đồng.
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH. TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1084 – 1085.
THEO NÔNG DÂN RA PHỐ