Lược thuật cờ quân sự tại Việt Nam
Published on November 30, 2013 · 3 Comments
Từng có vị độc giả phản hồi,
TTXVA chỉ là nhóm nhỏ ở ngoài lề hệ thống truyền thông quốc gia (lề
phải), những nỗ lực liệu có đủ dấy lên một cao trào lật đổ thể chế cộng
sản hay không. Xin thưa, từ khi thành lập (2007) đến nay, BBT TTXVA
không trương bảng hiệu “nhân bản, tự do, dân chủ, nhân quyền” – những ý
niệm chính trị dối trá và xu thời. BBT TTXVA không sợ hãi trước chính
trị (nhất là chính trị chuyên chế), mà chúng tôi nghĩ rằng, chính trị
chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành nền văn minh, nó được tôn trọng
như mọi yếu tố khác (giáo dục, y tế, quốc phòng, kinh tế, khoa học…)
song không giành vị trí quan trọng nhất. TTXVA lấy nhân văn làm mục đích
và truyền thông làm phương tiện, gây tinh thần khai phóng trong mỗi bài
viết. Chúng ta cũng thấy rằng, tri thức là cái gốc rễ duy trì đời sống
con người, càng nhiều tri thức thì cộng đồng càng vững mạnh. BBT TTXVA
tin tưởng rằng, sự tồn tại của TTXVA phần nhiều do sự thương yêu của quý
độc giả, phần nhỏ bé hơn là bởi chúng tôi không phụng sự những lợi ích
cá thể. Đơn cử loạt bài viết về biểu tượng quốc gia, hầu hết phản hồi
đều nhầm lẫn các ý niệm quốc kỳ – hoàng thất kỳ – đế kỳ, huy hiệu – quốc huy, quốc ca – hoàng thất ca… BBT TTXVA kỳ vọng tạo ra văn hóa biểu tượng (Symbols on Vietnamese culture) – bao gồm : triết lý trong thiết kế (Wisdom on the Design) và nhân văn trong ứng xử
(Humanities on the Conduct) – để thay thế những ảo tưởng và xung khắc
trước đây ; chúng tôi tự thấy rằng, công việc của mình không vô ích và
còn phải tiếp tục. Mọi góp ý và phản biện, mong quý độc giả vui lòng
comment lịch thiệp dưới bài viết !
Lá cờ quân sự
cổ nhất được biết đến là của Cộng hòa La Mã (509.trCN – 27.trCN). Đó là
một phiến vải vuông thêu huy hiệu Viện Nguyên lão La Mã (Senātus
Populusque Rōmānus).
Cờ quân sự xuất hiện sớm nhất là tại châu
Âu trong thời đại đồ đồng (cách nay khoảng 6000 năm). Chức năng của
loại cờ này là làm tín hiệu (signal) trong chiến đấu, nền cờ thường thêu
biểu tượng (phù hiệu, linh vật…) hoặc tên gọi quân đoàn. Vì ra đời từ
sớm và tỏ ra hữu dụng hơn cờ quốc gia (quốc kỳ), nên không có gì đáng
kinh ngạc, cờ quân sự là một trong những ý tưởng quan trọng hình thành
cờ quốc gia. Tuy nhiên, từ khi cờ quốc gia trở nên phổ biến (khoảng đầu
thế kỷ XIX) trở đi, cờ quân sự hầu như là biến thể (variant) của cờ quốc
gia. Hình dạng của cờ quân sự thường phức tạp hơn cờ quốc gia, bao gồm
các quy định về cán cờ, màu sắc, họa tiết và cách thức sử dụng. Cờ quân
sự có nhiều cách gọi, phổ biến nhất là Chiến kỳ (tiếng Anh : War flag, tiếng Trung Quốc : 军旗), ngoài ra : Quân kỳ (tiếng Anh : Military flag, tiếng Trung Quốc : 軍旗), Chiến dịch kỳ (tiếng Anh : Battle flag, tiếng Trung Quốc : 戰役旗). Từ đây, bài viết gọi cờ quân sự là chiến kỳ để quý độc giả tiện theo dõi.
Chiến kỳ đầu tiên trở thành ý tưởng cho quốc kỳ được ghi nhận là cờ tam tài
(bleu – blanc – rouge) của Đại cách mạng Pháp (1789 – 1799). Vào ngày
14 tháng 7 năm 1789, những người tham gia công phá ngục Bastille đã sử
dụng lá cờ với ba sọc lam – trắng – đỏ. Ngày 15 tháng 2 năm 1794, Quốc
ước Pháp (Convention nationale) đã ấn định mẫu cờ tam tài làm quốc kỳ Đệ
nhất Cộng hòa (Première République, 1792 – 1804).