TIN ĐỘNG TRỜI: TÒA ÁN RA LỆNH BẮT GIANG TRẠCH DÂN VÀ LÝ BẰNG
Hai nhóm ủng hộ Tây Tạng và một nhà sư có quốc tịch Tây Ban Nha khởi kiện các nhà lãnh đạo trên ra tòa án Tây Ban Nha từ năm 2006. Ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng cùng 3 quan chức cấp cao đã lãnh đạo Trung Quốc trong 2 thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Himalaya. Họ có thể bị bắt giữ nếu đến Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào công nhận lệnh bắt giữ của nước này.
.
Ông Giang Trạch Dân Ảnh: TÂN HOA XÃ
Đối với động thái này, Trung Quốc chưa đưa ra bình luận chính thức.
Theo Đại Công báo, hiện mới có ý kiến phản đối từ ông Chu Duy Quần -
Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề dân tộc và tôn giáo thuộc Hội nghị Chính trị
hiệp thương nhân dân Trung Quốc. Ông Chu cho rằng phán quyết trên là vô
lý.
.
.
Ông Lý Bằng Ảnh: NHẬT BÁO ĐÔNG PHƯƠNG
Hồi tháng 10, tòa án quốc gia Tây Ban Nha cũng kết án cựu
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào với cáo buộc tương tự. Bắc Kinh đã phản
đối và chỉ trích điều này can thiệp vào nội bộ Trung Quốc.
Huệ Bình
Nguồn: Người Lao động
RFI Việt ngữ đưa tin:
Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế
Giang Trạch Dân và Lý Bằng
Một cuộc biểu tình của cộng đồng Tây Tạng lưu vong - Reuters
|
Tòa án quốc gia ở Madrid nhận thấy có thẩm quyền điều tra vì
một trong số các nguyên đơn là Thubten Wangchen, một người Tây Tạng lưu
vong mang quốc tịch Tây Ban Nha ; và tư pháp Trung Quốc không mở điều
tra về vụ kiện này.
Từ năm 2005, tư pháp Tây Ban Nha có thẩm quyền trên toàn cầu để truy tố các tội phạm hàng loạt như tội diệt chủng, với điều kiện là chưa được điều tra tại nước liên quan.
Trong phán quyết hôm qua, tòa án Madrid nhận định có « những dấu hiệu cho thấy có sự tham gia » của Giang Trạch Dân, Lý Bằng và ba lãnh đạo khác vào thời đó vào tội ác diệt chủng người Tây Tạng. Đó là do « trách nhiệm về chính trị và quân sự của từng người trong suốt một thời kỳ dài được điều tra ». Xét các yếu tố trên, tòa án Madrid « cho rằng cần thiết phải ra lệnh truy nã quốc tế » đối với họ.
Đơn kiện chủ yếu do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng (CAT) và quỹ « Nhà Tây Tạng » đệ trình, tố cáo năm người này về tội « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố đối với nhân dân Tây Tạng » trong thập niên 80-90.
Ba bị cáo khác là cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Kiều Thạch (Qiao Shi), cựu Bí thư Khu tự trị Tây Tạng (1992-2000) Trần Khuê Nguyên (Chen Kuiyuan), và cựu Bộ trưởng Kế hoạch hóa gia đình thập niên 80 Bành Bội Vân (Peng Pelyun).
Hôm 11/10, tòa án Madrid đã mở rộng điều tra đến cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì không còn được quyền đặc miễn từ khi thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 11/2012.
Cũng như các nguyên đơn, tòa án Tây Ban Nha cho rằng Hồ Cẩm Đào, nguyên Bí thư Tây Tạng, « có thẩm quyền và quyền hạn đủ để tiến hành một loạt các hoạt động trong những chiến dịch nhắm vào việc quấy nhiễu nhân dân Tây Tạng ». Và ông Hồ Cẩm Đào « là cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng, trong nhiều chiến dịch đàn áp khác nhau ở vùng này trong những năm 1988-1992 ».
Hơn nữa, tòa án nhắc lại các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhắm vào việc loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của đất nước Tây Tạng, bằng cách áp đặt lệnh thiết quân luật, cưỡng bức di dời, tung ra các chiến dịch triệt sản hàng loạt, tra tấn các nhà ly khai ».
Hôm nay Bắc Kinh cho biết đã đòi hỏi Madrid « làm rõ » về lệnh truy nã này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết « hết sức bất bình và kiên quyết phản đối các định chế liên quan của Tây Ban Nha ». Bắc Kinh hy vọng chính quyền Tây Ban Nha sẽ không « tiến hành những hành động có thể gây tổn hại cho Trung Quốc và cho quan hệ hai nước ».
Từ năm 2005, tư pháp Tây Ban Nha có thẩm quyền trên toàn cầu để truy tố các tội phạm hàng loạt như tội diệt chủng, với điều kiện là chưa được điều tra tại nước liên quan.
Trong phán quyết hôm qua, tòa án Madrid nhận định có « những dấu hiệu cho thấy có sự tham gia » của Giang Trạch Dân, Lý Bằng và ba lãnh đạo khác vào thời đó vào tội ác diệt chủng người Tây Tạng. Đó là do « trách nhiệm về chính trị và quân sự của từng người trong suốt một thời kỳ dài được điều tra ». Xét các yếu tố trên, tòa án Madrid « cho rằng cần thiết phải ra lệnh truy nã quốc tế » đối với họ.
Đơn kiện chủ yếu do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng (CAT) và quỹ « Nhà Tây Tạng » đệ trình, tố cáo năm người này về tội « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố đối với nhân dân Tây Tạng » trong thập niên 80-90.
Ba bị cáo khác là cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Kiều Thạch (Qiao Shi), cựu Bí thư Khu tự trị Tây Tạng (1992-2000) Trần Khuê Nguyên (Chen Kuiyuan), và cựu Bộ trưởng Kế hoạch hóa gia đình thập niên 80 Bành Bội Vân (Peng Pelyun).
Hôm 11/10, tòa án Madrid đã mở rộng điều tra đến cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì không còn được quyền đặc miễn từ khi thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 11/2012.
Cũng như các nguyên đơn, tòa án Tây Ban Nha cho rằng Hồ Cẩm Đào, nguyên Bí thư Tây Tạng, « có thẩm quyền và quyền hạn đủ để tiến hành một loạt các hoạt động trong những chiến dịch nhắm vào việc quấy nhiễu nhân dân Tây Tạng ». Và ông Hồ Cẩm Đào « là cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng, trong nhiều chiến dịch đàn áp khác nhau ở vùng này trong những năm 1988-1992 ».
Hơn nữa, tòa án nhắc lại các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhắm vào việc loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của đất nước Tây Tạng, bằng cách áp đặt lệnh thiết quân luật, cưỡng bức di dời, tung ra các chiến dịch triệt sản hàng loạt, tra tấn các nhà ly khai ».
Hôm nay Bắc Kinh cho biết đã đòi hỏi Madrid « làm rõ » về lệnh truy nã này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết « hết sức bất bình và kiên quyết phản đối các định chế liên quan của Tây Ban Nha ». Bắc Kinh hy vọng chính quyền Tây Ban Nha sẽ không « tiến hành những hành động có thể gây tổn hại cho Trung Quốc và cho quan hệ hai nước ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét