Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

QUÂN KỲ

Lược thuật cờ quân sự tại Việt Nam

Published on November 30, 2013   ·   3 Comments
 
Từng có vị độc giả phản hồi, TTXVA chỉ là nhóm nhỏ ở ngoài lề hệ thống truyền thông quốc gia (lề phải), những nỗ lực liệu có đủ dấy lên một cao trào lật đổ thể chế cộng sản hay không. Xin thưa, từ khi thành lập (2007) đến nay, BBT TTXVA không trương bảng hiệu “nhân bản, tự do, dân chủ, nhân quyền” – những ý niệm chính trị dối trá và xu thời. BBT TTXVA không sợ hãi trước chính trị (nhất là chính trị chuyên chế), mà chúng tôi nghĩ rằng, chính trị chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành nền văn minh, nó được tôn trọng như mọi yếu tố khác (giáo dục, y tế, quốc phòng, kinh tế, khoa học…) song không giành vị trí quan trọng nhất. TTXVA lấy nhân văn làm mục đích và truyền thông làm phương tiện, gây tinh thần khai phóng trong mỗi bài viết. Chúng ta cũng thấy rằng, tri thức là cái gốc rễ duy trì đời sống con người, càng nhiều tri thức thì cộng đồng càng vững mạnh. BBT TTXVA tin tưởng rằng, sự tồn tại của TTXVA phần nhiều do sự thương yêu của quý độc giả, phần nhỏ bé hơn là bởi chúng tôi không phụng sự những lợi ích cá thể. Đơn cử loạt bài viết về biểu tượng quốc gia, hầu hết phản hồi đều nhầm lẫn các ý niệm quốc kỳhoàng thất kỳđế kỳ, huy hiệuquốc huy, quốc cahoàng thất ca… BBT TTXVA kỳ vọng tạo ra văn hóa biểu tượng (Symbols on Vietnamese culture) – bao gồm : triết lý trong thiết kế (Wisdom on the Design) và nhân văn trong ứng xử (Humanities on the Conduct) – để thay thế những ảo tưởng và xung khắc trước đây ; chúng tôi tự thấy rằng, công việc của mình không vô ích và còn phải tiếp tục. Mọi góp ý và phản biện, mong quý độc giả vui lòng comment lịch thiệp dưới bài viết !
SPQR
Lá cờ quân sự cổ nhất được biết đến là của Cộng hòa La Mã (509.trCN – 27.trCN). Đó là một phiến vải vuông thêu huy hiệu Viện Nguyên lão La Mã (Senātus Populusque Rōmānus).
Cờ quân sự xuất hiện sớm nhất là tại châu Âu trong thời đại đồ đồng (cách nay khoảng 6000 năm). Chức năng của loại cờ này là làm tín hiệu (signal) trong chiến đấu, nền cờ thường thêu biểu tượng (phù hiệu, linh vật…) hoặc tên gọi quân đoàn. Vì ra đời từ sớm và tỏ ra hữu dụng hơn cờ quốc gia (quốc kỳ), nên không có gì đáng kinh ngạc, cờ quân sự là một trong những ý tưởng quan trọng hình thành cờ quốc gia. Tuy nhiên, từ khi cờ quốc gia trở nên phổ biến (khoảng đầu thế kỷ XIX) trở đi, cờ quân sự hầu như là biến thể (variant) của cờ quốc gia. Hình dạng của cờ quân sự thường phức tạp hơn cờ quốc gia, bao gồm các quy định về cán cờ, màu sắc, họa tiết và cách thức sử dụng. Cờ quân sự có nhiều cách gọi, phổ biến nhất là Chiến kỳ (tiếng Anh : War flag, tiếng Trung Quốc : 军旗), ngoài ra : Quân kỳ (tiếng Anh : Military flag, tiếng Trung Quốc : 軍旗), Chiến dịch kỳ (tiếng Anh : Battle flag, tiếng Trung Quốc : 戰役旗). Từ đây, bài viết gọi cờ quân sự là chiến kỳ để quý độc giả tiện theo dõi.
21 octobre - le drapeau tricolore remplace le drapeau blanc
Chiến kỳ đầu tiên trở thành ý tưởng cho quốc kỳ được ghi nhận là cờ tam tài (bleu – blanc – rouge) của Đại cách mạng Pháp (1789 – 1799). Vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, những người tham gia công phá ngục Bastille đã sử dụng lá cờ với ba sọc lam – trắng – đỏ. Ngày 15 tháng 2 năm 1794, Quốc ước Pháp (Convention nationale) đã ấn định mẫu cờ tam tài làm quốc kỳ Đệ nhất Cộng hòa (Première République, 1792 – 1804).

Tại châu Á, chiến kỳ xuất hiện lần đầu vào thời đại đồ sắt (cách nay khoảng 3000 năm), tại Trung Hoa và Ấn Độ. Hình dạng và cách thức sử dụng chiến kỳ tại Á châu tương đối đơn giản, hầu như nó chỉ được coi là tín hiệu chứ không phải biểu tượng như tại Âu châu. Chiến kỳ tại Á châu thường có hình khiên, viền răng cưa ; trên cờ thêu linh vật hoặc ký tự. Ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung-Ấn nên các chiến kỳ mô phỏng kiểu chiến kỳ của Trung Hoa hoặc Ấn Độ.
Thời quân chủ, các chiến kỳ tại Việt Nam thường có hình tam giác (gọi là cờ nọc mũi tên), màu đỏ và viền ngũ hành. Viền cờ được xác định bằng vận mạng của người chỉ huy quân đoàn hoặc chức năng của quân đoàn đó. Chẳng hạn, viền vàng : bộ binh, viền lam : thủy binh, tướng mạng Kim viền trắng, tướng mạng Mộc viền lục, tướng mạng Hỏa viền đỏ… Thông thường, nền cờ cũng thêu ký tự, đó là họ của người chỉ huy hoặc một câu khẩu hiệu. Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép : “Vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ : Phá cường địch, báo hoàng ân (破强敌报皇恩). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương“. Thời điểm đó là năm 1282. Ngày nay, chúng ta không rõ hình dạng chiến kỳ của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (懷文侯 陳國瓚, 1267 – 1285) ra sao, tuy nhiên, đây là chứng cớ cho thấy chiến kỳ đã hiện diện tại Việt Nam từ sớm và rất phổ biến. Dẫu vậy, từ triều Nguyễn (1802 – 1945) trở về trước, chiến kỳ không phải vật biểu tượng quan trọng và cũng không có tiêu chuẩn rõ ràng.
Những chiến kỳ chuẩn đầu tiên ra đời một cách lẻ tẻ trong cao trào kháng Pháp nửa đầu thế kỷ XX. Hình dạng chiến kỳ thường là biến thể từ lá cờ của các tổ chức chính trị. Chiến kỳ trở thành tiêu chuẩn cấp quốc gia lần đầu tiên là thời Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, 1949 – 1955), sau đó được chính thể Việt Nam Cộng hòa (1955 – 1975) kế thừa và phát triển. Thời điểm 1955, nhân việc sửa đổi mẫu quốc kỳ, chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1955 – 1976) mới ấn định chiến kỳ và được chính thể kế thừa là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 đến nay) duy trì.
Cừu Anh chức cống đồ (trích)
Họa phẩm Cừu Anh chức cống đồ (仇英职贡图) do họa gia Cừu Anh vẽ trong khoảng đầu thế kỷ XVI. Tranh mô tả các sứ đoàn sang Trung Hoa triều cống ; sứ đoàn Đại Việt (triều Lý) cầm lệnh kỳ đỏ, đem theo hai con voi trắng và một con voi đen để chở cống phẩm. Phần nào chúng ta biết được mẫu chiến kỳ thời Lý.
Tranh thoi Le 2
SONY DSC
Tranh khắc gỗ thế kỷ XVIII cho cái nhìn sơ lược về chiến kỳ và chức năng của chiến kỳ thời Lê.
Tranh thoi Nguyen 1
Tranh thoi Nguyen 2
Tranh thoi Nguyen 3
Tranh thoi Nguyen 4
Tranh thoi Nguyen 5
Tranh thoi Nguyen 6
Chiến kỳ xuất hiện trong tranh ký họa về sinh hoạt dân gian thời Nguyễn.
Champa-warflag1
Champa-warflag2
Champa-warflag3
Chiến kỳ của xứ Champa (नगर चम्पा, 192 – 1832).
Granger1 Granger2 Granger3
Chiến kỳ của Cấm binh thời Tự Đức (嗣德, 1829 – 1883).
Nam Quan trọng trấn (1)
Nam Quan trọng trấn (2)
Chiến kỳ của đơn vị biên phòng trực thuộc Trung đoàn 3 Bộ binh Bắc Kỳ (3e Régiment de Tirailleurs Tonkinois, 1885 – 1945), đơn vị này chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Nam Quan trọng trấn. Lá cờ hiện được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Lạng Sơn.
Việt Nam Quang phục quân
Chiến kỳ của Việt Nam Quang phục quân (越南光復軍, 1913 – 1940) : năm ngôi sao trắng trên nền đỏ (ngũ tinh liên châu). Trong cuốn hồi ký nhan đề Tự phán, viết năm 1929 tại Bến Ngự (Huế), Phan Bội Châu giải thích : “Xưa nước ta chỉ có cờ Hoàng Đế mà không có cờ nước cũng là một việc đáng quái gở. Hội Việt Nam Quang phục mới chế định ra quốc kỳ bằng cờ ngũ tinh, dạng huy thức dùng bằng cách ngũ tinh liên châu… Nhân vì nước ta có năm địa bộ, sở dĩ dùng thức nầy để tỏ rõ cái ý năm đại bộ liên lạc làm một. Sắc cờ dùng hoàng địa, hồng tinh làm cờ nước ; hồng địa bạch tinh làm cờ quân. Hoàng là để biểu thị nhân chủng ta. Hồng là biểu thị sắc nước ta : Nam phương thuộc hỏa, hỏa sắc hồng. Quân kỳ sở dĩ dùng bạch tinh là tỏ rõ mục đích quân, cốt đánh đổ chính phủ người (da) trắng“. [Mẫu cờ do TTXVA khôi phục]
qdpvnqph
Cờ hồng địa bạch tinh in trên quân dụng phiếu của Việt Nam Quang phục Hội.
Việt Nam Quốc dân quân
Chiến kỳ của Việt Nam Cách mạng quân (越南革命軍, 1929 – 1946) : Màu đỏ thể hiện cuộc tranh đấu cách mạng, màu vàng tượng trưng cho người Việt Nam. Lá cờ này lần đầu xuất hiện trong sự kiện Tổng khởi nghĩa Yên Báy (1930). Màu sắc cờ giống như đảng kỳ của Việt Nam Quốc dân Đảng, tuy nhiên cách bài trí lại mô phỏng chiến kỳ của lực lượng Viễn chinh Pháp (Corps Expéditionnaire Français en Extrême-Orient). Sau khi khởi nghĩa Yên Báy thất bại, Việt Nam Cách mạng quân tan rã và chỉ tái vũ trang trước thềm Đệ nhị Thế chiến (1939 – 1945), tên gọi cũng khác : Việt Nam Quốc dân quân (越南國民軍). [Mẫu cờ do TTXVA khôi phục]
nthvvnqdd
Lá cờ Việt Nam Cách mạng quân trên trang bìa sách Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc dân Đảng (tác giả Bạch Diện), in năm 1950 tại Hà Nội.
Armée Nationale Vietnamienne
Chiến kỳ của Quân đội Quốc gia Việt Nam (Armée Nationale Vietnamienne, tên gọi khác : Quốc quân Việt Nam) là biến thể của quốc kỳ, nhưng tỉ lệ rút xuống còn 3:4. [Mẫu cờ do TTXVA khôi phục]
Baptême de la promotion "Hoang Dieu" à l'école des Cadres de Dalat, avec M. Tran Van Huu.
Quốc trưởng Bảo Đại duyệt hàng ngũ sinh viên sĩ quan trong lễ mãn khóa V mang tên Hoàng Diệu, trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (École militaire Inter-armes) – tháng 4 năm 1952. Theo sau đức Quốc trưởng là Đại tướng Raoul Salan (1899 – 1984) và Thủ tướng Trần Văn Hữu (1895 – 1985).
Quân kỳ Việt Nam Cộng hòa
Chiến kỳ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam Military Forces) với tỉ lệ chuẩn 3:4. [Mẫu cờ do TTXVA khôi phục]
qk1
qk3
Theo truyền thống, chiến kỳ Việt Nam Cộng hòa có hai mặt khác nhau : Một mặt là cờ Quân lực, mặt còn lại là cờ quân – binh chủng ; tỉ lệ chuẩn là 2:3. Các tiểu đơn vị cũng có chiến kỳ đặc trưng, thường là hình vuông hoặc tỉ lệ cờ 3:4, hai mặt giống nhau. Quy định chóp cán là Con Ó hoặc Mũi Giáo.
cma6
cma6-1
Chiến kỳ Quân lực Việt Nam Cộng hòa xuất hiện tại Đại nhạc hội Cảm Ơn Anh kỳ VI, năm 2012.
Trao Co cho khoa dan em
Khóa đàn anh trao chiến kỳ cho khóa đàn em, ảnh chụp tại trường Quân y Việt Nam Cộng hòa trước 1975.
Đứng-nghiêm-cử-hành-tế-lễ
Trao-Thánh-Kỳ
tntthq2011
Do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn  (興道王 陳國峻, 1228 – 1300) được suy tôn là Thánh tổ Hải quân, binh chủng Hải quân Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam Navy) có thêm lá cờ thêu chữ Trần (陳) – được gọi là Thánh kỳ, tượng trưng cho hào khí Đông A – chỉ xuất hiện trong các lễ tưởng niệm. Ảnh chụp tại Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ Hải quân, 22 tháng 9 năm 2013.
lqvn
Cờ Quyết chiến quyết thắng của Lục quân Việt Nam Cộng hòa.
sd2bb
Sư đoàn 2 Bộ binh.
sd25bb
Sư đoàn 25 Bộ binh.
bochihuybdq
Biet Dong Quan Sat cong
Cờ Vì dân quyết chiến của Liên đoàn Biệt động quân (Vietnamese Rangers Corp).
tqkg
Cờ Tổ quốc – Không gian của Không lực Việt Nam Cộng hòa.
ttsd
sdnd
Cờ Thiên thần sát địch của Sư đoàn Nhảy dù.
mnst
Cờ Mạnh như sóng thần của Sư đoàn Thủy quân lục chiến.
bqad
Cờ Bảo quốc – An dân của Địa phương quân và nghĩa quân.
tphd
Cờ Tiên phong hướng đạo của Trung tâm Huấn luyện và Bổ sung Quân khuyển.
   qt
bdbp
pkkq
hq
Chiến kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Vietnam People’s Army) xuất hiện từ năm 1955 và đến nay vẫn lưu hành. Tên gọi phổ biến là Cờ quyết thắng, biến thể của quốc kỳ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [Mẫu cờ do TTXVA khôi phục]
qcqt
Lá cờ Quyết chiến quyết thắng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao cho nhóm 28 sĩ quan được biệt phái vào Nam chiến đấu, năm 1960. Người trực tiếp giữ lá cờ là Đại tá Đặng Văn Thượng (1926 – 2013).
traocoqcqt
Tư lệnh Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) Hoàng Cầm (1920 – 2013) và Chính ủy Hoàng Thế Thiện  (1922 – 1995) trao cờ Quyết chiến quyết thắng cho Sư trưởng Sư đoàn 7 Lê Nam Phong cùng Chính ủy Nguyễn Văn Thái để tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, năm 1975.
Tieudoan307
Tiểu đoàn 307.
Dưới cờ quyết thắng
Lá cờ Quyết thắng được coi là biểu tượng kiêu hãnh của mọi chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
qt2
Chiến kỳ của Giải phóng quân Miền Nam Việt Nam (Liberation Army of South Vietnam) lưu hành từ 1961 đến 1976. Lá cờ này là biến thể của cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng. [Mẫu cờ do TTXVA khôi phục]
CỜ NHÂN SINH MỪNG XUÂN
■ Cái chúng ta cần bây giờ là MỘT LÁ CỜ KHÁC
■ Những lá cờ lên tiếng
■ Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải
■ Âm nhạc và hòa hợp dân tộc
■ Giữa hai sắc màu
■ Tôi thấy giấc mơ vẫn còn đó
■ Sử Việt theo cách mới (kỳ 1)
■ Sử Việt theo cách mới (kỳ 2)
■ Sử Việt theo cách mới (kỳ 3)
■ Quốc kỳ và quốc ca Việt Nam (phần 1)
■ Quốc kỳ và quốc ca Việt Nam (phần 2)
■ Quốc kỳ và quốc ca Việt Nam (phần 3)
■ Tìm lại những lá cờ hoàng thất xưa tại Việt Nam
■ Quốc kỳ Việt Nam : Những cung đường lịch sử (phần 1)
■ Quốc kỳ Việt Nam : Những cung đường lịch sử (phần 2)
■ Ngày Quốc Kỳ cho nước Việt Nam
■ Quốc huy Việt Nam : Nhìn lại sự hiện diện
■ Hành trình quốc ca Việt Nam
■ “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại (kỳ 1)
■ “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại (kỳ 2)
■ “Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại (kỳ 3 và hết)
■ Những hình ảnh về dòng họ Đèo và xứ Thái tự trị
■ Quân lực Việt Nam Cộng hòa : Một khoảnh ký ức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét