01/12/2013
Kinh hãi nền tư pháp tàn bạo
Đỗ Thúy Hường
Tôi
viết bài này dĩ nhiên muốn nhiều người đọc, nhưng trước hết tôi mong
mỏi 3 triệu đảng viên của đảng CSVN - gồm cả công an - sẽ đọc. Tôi biết
ơn, nếu ai đọc xong lại giới thiệu cho những đảng viên quen biết cùng
đọc |
.
Xuất phát từ cách cai trị dựa trên nguyên tắc chuyên chính vô sản, nền tư pháp của chế độ Nga Xô
- ngay từ giai đoạn đầu của nó (là chế độ XHCN) - đã thể hiện đầy đủ sự
tàn bạo, phi nhân tính. Một nguyên nhân: nó yếu, nó đi ngược quy luật.
Nói khác: nó phản động. Do vậy, nó tàn bạo.
Tôi không nói về chủ nghĩa Cộng Sản.
Đó là hệ thống lý thuyết đẹp đẽ, mà mọi người có quyền theo hoặc không
theo. Tôi nói về chế độ Cộng Sản, là cái đã từng và còn đang được thực
hiện. Hội Đồng EU ra Nghị Quyết lên án chế độ CS (hiện thực) chứ không lên án chủ nghĩa CS. Không khó để phân biệt hai thứ.
Tôi đã đọc ở đâu đó, cái câu: Mọc lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chỉ có thể là một chế độ phong kiến chuyên chế
- dù nó tự phong là chế độ gì. Thảm kịch này xảy ra ngay ở thế kỷ XX,
khi cách mạng tư sản ở Pháp, Mỹ... đã xảy ra trước đó trên 100 năm. Đó
là trường hợp nước Nga xô viết và các nước lấy đó làm tấm gương. Chúng
giống nhau về từ kinh tế tiểu nông đi lên, mà cứ vội "bỏ qua" chế độ tư
bản...
Bên Nga và Liên Xô
Trước
1917 Nga là nước quân chủ (phong kiến) với kinh tế tiểu nông; giai cấp
tư bản còn phôi thai, lẽ ra Cách mạng Tháng Mười phải là một cuộc cách
mạng tư sản, thì Lênin lại "bỏ qua" TBCN để "tiến thẳng" lên XHCN.
Bi-thảm kịch xảy ra trên phạm vi toàn xã hội với hàng trăm triệu dân.
Giai cấp phong kiến, điền chủ, phú nông - kể cả hoàng gia đã đầu hàng -
đương nhiên bị khủng bố, tàn sát tận gốc rễ - đã đành - mà giai cấp tư
bản cũng chịu chung số phận bi thảm đó. Tất nhiên, có những phiên tòa,
kiểu "trình diễn", và án tử được thi hành ngay sau khi tuyên. Nếu đảng
viên CSVN không hình dung nổi kiểu "tòa án" xô viết, xin cứ hỏi những
người già về các cuộc xử bắn "tại chỗ" những ai bị quy là địa chủ vào
năm 1953-1955 ngay trên đất nước ta.
Không những
"kẻ thù giai cấp" bị diệt, mà đảng CS Liên Xô còn nghĩ ra loại "kẻ thù
của nhân dân" để tiêu diệt ngay các đồng chí của mình. Đợt tàn sát đẫm
máu nhất xảy ra ở thập kỉ 30 (thế kỷ trước), với tên lịch sử là Đại Thanh Trừng. Cỡ ủy viên Bộ Chính trị, như Grigory Zinoviev và Lev Kamenev mà
còn bị tra tấn, bức cung, đến phải nhận tội - dù biết rằng sẽ bị kết án
tử hình; thử hỏi biết bao người dân lương thiện không những chết oan mà
còn bị bôi nhọ sau khi chết.
Số phận gia đình Kamenev Sau khi giết ông, chế độ đã giết con trai thứ hai của ông (Yu. Kamenev, 30-1-1938, ở tuổi 17), rồi đến con trai cả của ông, là AL. Kamenev (15-7-1939, ở tuổi 33). Vợ ông, Olga, bị xử bắn ngày 11-9-1941, cùng với 160 tù nhân chính trị khác. Chỉ đứa con trai út , Vladimir Glebov, sống sót trong nhà tù và các trại lao động, đã qua đời vào năm 1994. |
Chế
độ Xô Viết sụp đổ đã trên 20 năm, do vậy xin phép không nêu làm ví dụ
các vụ án oan thấu trời mà nạn nhân giống như Minh Phụng và Nguyễn Thanh
Chấn của Việt Nam. Số nạn nhân ở Liên Xô không dưới 100 triệu người.
Bên Tàu
Không
kể những vụ trừng trị nội bộ, mà đảng CS Tàu cũng tất yếu phải có (ví
dụ Mao giết Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu...), thì cái chết của bốn chục triệu
nạn nhân của Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa
đều là oan ức. Cũng có những tòa án nào đó, với nét chung là do kẻ sát
nhân lập ra, cử bọn sát nhân cấp dưới ngồi xử người lương thiện mà không
dựa vào luật nào, không có luật sư... Không khó để tìm hiểu ngọn ngành,
và không phải là không bổ ích... nhưng dẫu sao, chuyện xảy ra đã
trên-dưới nửa thế kỷ. Vấn đề là sang đến thiên niên kỷ II chuyện này còn
tiếp tục hay không. Đáng kinh hãi là vẫn rất phổ biến. Chỉ cần nêu vài
trường hợp được nói đến năm 2013, trong đó các nghi can bị tra khảo, ép
cung, tới mức "thà nhận để sớm được chết còn hơn là sống trong tình trạng đau đớn, bế tắc" hiện tại. Đủ thấy nền tư pháp cộng sản tàn bạo cỡ nào.
Xin dẫn ra 3 trường hợp mà báo chí Việt Nam nêu ra ngay trong tháng 11 này.
Anh này là nhân viên bảo vệ, quê ở Hồ Bắc. Ngày 11-11-1994, lúc 28 tuổi, anh bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc đã sát hại vợ mình.
She bị bắt vì sau 3 ngày, vợ anh, chị Zhang Zaiyu mất tích, thì cảnh
sát địa phương phát hiện thấy một xác phụ nữ đang phân hủy ở hồ nước gần
nhà và She Xianglin bị coi là nghi phạm chính. Trong suốt 10 ngày điều
tra xét hỏi, She kiên quyết chối tội nhưng do bị cảnh sát đánh đập, tra
tấn và không cho ngủ... cuối cùng anh đành nhận bừa: "thà chết còn hơn".
Từ mức án từ hình, sau 4 lần xử ở 3 cấp tòa, do thiếu chứng cứ thuyết
phục, án được giảm xuống còn 15 năm tù giam. Anh đã thụ án 11 năm ròng
rã, bỗng nhiên ngày 28-3-2005 vợ anh... lù lù về lại gia đình. Té ra,
người đàn bà bị bệnh tâm thần này tự ý bỏ nhà ra đi, rồi lấy chồng khác,
sinh con... Nay, bỗng nhớ gia đình cũ, về thăm, chơi...
Nghi
phạm và vợ đều là cảnh sát. Tháng 4-1998, nữ cảnh sát Wang Xiaoxiang và
một đồng nghiệp nam bị bắn chết trong một chiếc xe hơi. Người chồng
liền bị bắt vì bị coi là giết vợ do ghen tuông. Ban đầu, nghi phạm kiên
quyết chối tội, nhưng chỉ sau ít lâu được đồng nghiệp điều tra, "bỗng
dưng" cảnh sát Du Peiwu nhất nhất nhận tội. Ngày 5-2-1999, Tòa án trung
cấp thành phố Côn Minh xử Du Peiwu với mức án tử hình.
Câu
hỏi đặt ra là: Tại sao Du Peiwu lại nhận tội, dù anh biết sẽ bị án tử?
Vả lại, khi mới bị bắt, Du đã cương quyết phủ nhận mọi cáo buộc, thì...
tại sao sau đó lại “sốt sắng” nhận tội? Sau này, khi kể lại với công ty
luật bảo vệ cho mình, Du Peiwu nói: “Từ 30-6 đến 19-7, liên tục 21 ngày
đêm tôi bị tra tấn cho tới khi thể chất và tinh thần không thể chịu đựng
được nữa. Chỉ biết khi ấy tôi không muốn sống thêm chút nào nữa và
quyết định sẽ chết đi càng sớm càng tốt.
May,
án chưa thi hành, thì tháng 6-2000, cảnh sát Vân Nam phá được một băng
nhóm tội phạm chuyên ăn cắp xe hơi. Trong quá trình xét hỏi, một tên
trong nhóm thú nhận y mới là thủ phạm giết hại vợ Du Peiwu và đồng
nghiệp. Khám nhà tên này, cảnh sát đã tìm thấy khẩu súng lục của nạn
nhân... Ngày 11-7-2000, Tòa án nhân dân tỉnh Vân Nam tuyên bố Du Peiwu
vô tội.
- Chết rồi mới được giải oan. Hai
vụ nói trên, dẫu sao nạn nhân còn được sống. Vị nào thấy thích thú xin
tự tìm đọc chi tiết về một vụ án được giải oan sau khi chết: Vụ án tử hình... nhầm người.
Bên ta
Không
kể hàng trăm ngàn người bị tử hình trong cải cách ruộng đất vì bị vu
oan là "cường hào, ác bá", rồi những người bị quy là "thế lực thù
địch"... Hãy nói về những người bị gán cho "tội" chống lại đường lối,
chính sách của Nhà nước XHCN, trong thời gian chưa xa. Một thời, rộ lên
chuyện "hình sự hóa" những vụ dân sự. Xin đọc lại vụ Tăng Minh Phụng bị tử hình oan ức và vụ án Liên Khui Thìn suýt bị chết oan.
Còn
hiện nay? Đang là chuyện thời sự khi phát hiện ông Nguyễn Thanh Chấn bị
oan. Cứ xem cách phát biểu và cách "chữa cháy" của các quan chức hệ tư
pháp, chúng ta thấy ngay: sai lầm thuộc hệ thống, bản chất, chứ không
phải là cá biệt, hãn hữu.
Câu hỏi
1-
Không kể những người dân yếu đuối, lúc nào cũng sợ sệt (như Nguyễn
Thanh Chấn) mà ngay các đảng viên trung dũng, các chiến sĩ cảnh sát kiên
cường - được giáo dục đầy đủ về lòng trung thành, bất khuất... nếu một
khi bị nghi là mắc trọng tội, bị công an Việt (hoặc Trung Cộng, hoặc Nga
Xô) dùng "nghiệp vụ" điều tra, liệu họ sẽ chối tội đến cùng hay sẽ
"tiến tới"... nhận tội?
Tất nhiên, họ hiểu rằng
nhận tội là sẽ chết; nhưng ngay lúc ấy vẫn chưa chết ngay, mà trước mắt
là thoát khỏi cái hoàn cảnh "thà chết còn hơn". Sau nữa, họ thấy cần
sống cho qua cái "đận" này để hi vọng có mặt tại tòa để mà phản cung.
2-
Câu hỏi tiếp: Đã có trường hợp nào phản cung tại tòa mà được quan tòa
minh oan chưa? Nếu bị oan, có thể trông mong gỡ tội khi ra tòa - một khi
đã tự viết hàng chục trang "thành khẩn" nhận tội - hay không?
3-
Hy vọng cuối cùng: Liệu Viện Kiểm sát có đòi "điều tra lại" vì bản nhận
tội mới chỉ là "cung", chưa phải là "chứng"? Chỉ riêng vụ Nguyễn Thanh
Chấn, lẽ ra phải xử một vụ án mới (giám đốc thẩm) thì người ta lại "tái
thẩm" là đủ để có câu trả lời.
Đ.T.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét