Posted by basamnews on December 18th, 2013
Posted by adminbasam on December 17th, 2013
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
*Phần I: Những nghị sỹ lập kỷ lục
Ngày nay, nghị sỹ hay đại biểu quốc hội có ở mọi quốc gia, mọi chế độ; dù bầu cử thực chất hay không, tranh cử dưới hình thức đảng phái hay cá nhân, đều được tổng hợp từ lá phiếu của cử tri. Đảng FDP do Rösler gốc Việt làm chủ tịch vốn thuộc những đảng lớn nhất tham chính từ ngày thành lập CHLB Đức đến nhiệm kỳ này bị loại ra khỏi Quốc hội là do vậy; từ kỷ lục thắng cử 14,6% phiều bầu ở nhiệm kỳ trước, bỗng tụt xuống 4,8% nhiệm kỳ này dưới ngưỡng được quyền tham chính theo luật định 5%. Thành thử ở nước họ, vai trò, ảnh hưởng nghị sỹ trên chính trường quyết định số phận tham chính của đảng phái thuộc những nghĩ sỹ đó; buộc nghị sỹ phải là những “chiến sỹ“ thực sự trên chính trường. Các kỷ lục thành tích đó của họ thường được truyền thông tổng kết vào cuối năm hoặc nhiệm kỳ.
Posted by basamnews on December 17th, 2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 15/12/2013
(Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại”, Trung Quốc, số 3/2013)
Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được tổ chức vào tháng 11/2012, các nhà lãnh đạo của 16 nước thành viên trừ Mỹ và Nga đã quyết định khởi động đàm phán hiệp định “Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) theo sáng kiến của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ khi Chính quyền Obama thúc đẩy “Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP) vào năm 2009 đến nay, các nước Đông Á đã đưa ra một quyết định có ý nghĩa sâu sắc.
Posted by basamnews on December 17th, 2013
Posted by basamnews on December 16th, 2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 15/12/2013
(Tạp chí “Nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới”, Trung Quốc, số 4/2013)
Ảnh hưởng của Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với Trung Quốc
Từ góc độ toàn khu vực, TPP được coi là một cơ chế xây dựng khu vực Đông Á mới nổi. Tuy nhiên, trong tiến trình xây dựng cơ chế Đông Á trùng lặp nhau, phức tạp, Trung Quốc được coi là nước lãnh đạo và thúc đẩy, sự xuất hiện của một cơ chế mới đương nhiên có thể tác động đến vai trò của Trung Quốc. Đánh giá từ nguyên nhân chiến lược và kinh tế khiến Mỹ thúc đẩy TPP, sức ép mà Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai không thể xem nhẹ. Phần lớn mọi người cho rằng Mỹ tích cực thúc đẩy đàm phán TPP, là bộ phận quan trọng của chiến lược trở lại châu Á và cân bằng chiến lược của Mỹ. Việc thúc đẩy TPP có thể gây ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, chính trị và chiến lược ở Đông Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét