CHÚC MỪNG LỄ GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2014
Nhân dịp Lễ Giáng Sinh năm 2013 và đón mừng Năm Mới 2014,Kính chúc các vị chức sắc, tu sĩ và bà con Công Giáo lời chúc một mùa Giáng sinh vui vẻ, đầm ấm, một năm mới an lành và hạnh phúc trong hồng ân Thiên Chúa.Kính chúc bà con cô bác, anh em xa gần trong và ngoài nước lời cầu chúc sức khỏe và thành tựu, đón mừng năm mới trong an lành và thịnh vượng!Tễu Blog
Nhà thờ Kẻ Sở (Dôme de Sở Kiện) còn được gọi là Vương cung thánh đường Sở Kiện, là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Đây là một trong những nhà thờ cổ kính và to lớn nhất của tổng giáo phận này, từng đóng vai trò như một nhà thờ chính tòa giáo phận từ năm 1882 đến 1936.
Nhà thờ Sở Kiện theo kiến trúc Gothic, được Giám mục Tông tòa Tây Đàng Ngoài Puginier Phước cho khởi công xây dựng vào ngày 23 tháng 10 năm 1877 và hoàn tất vào năm 1882. Đây là công trình khá đồ sộ, toàn bộ nền được lót gỗ lim để chống sụt lún. Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4 đến 5 nghìn người.
Giống như hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở tây phương, nhà thờ Sở Kiện cũng có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ lại được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố - Mi - Sol - Đồ, với trọng lượng lần lượt là 2461 kg, 1281 kg, 717 kg và 318 kg, đều được làm phép vào ngày 25 tháng 12 năm 1898. Bên trong nhà thờ còn lưu giữ một cây đàn đại phong cầm cổ trên lầu hát; hài cốt, vải thấm máu của nhiều vị Thánh tử đạo Việt Nam và các dụng cụ mà nhà cầm quyền khi xưa đã xiềng xích, tra tấn các vị này. (Wikipadia)
Giống như hầu hết các kiến trúc nhà thờ ở tây phương, nhà thờ Sở Kiện cũng có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ lại được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Tháp chuông nhà thờ có 4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố - Mi - Sol - Đồ, với trọng lượng lần lượt là 2461 kg, 1281 kg, 717 kg và 318 kg, đều được làm phép vào ngày 25 tháng 12 năm 1898. Bên trong nhà thờ còn lưu giữ một cây đàn đại phong cầm cổ trên lầu hát; hài cốt, vải thấm máu của nhiều vị Thánh tử đạo Việt Nam và các dụng cụ mà nhà cầm quyền khi xưa đã xiềng xích, tra tấn các vị này. (Wikipadia)
Thăm hang đá, vừa khi chuông chiều buông tiếng vào thinh không, lòng lữ khách lắng lại
Cập nhật chiều 24/12:
Nhà thờ Thái Hà gửi Thiệp Mừng Giáng sinh và Chúc Mừng Năm mới tới các nhân sĩ trí thức
Cám ơn về một nhận định chính xác và tếu lâm...không chịu được của "đồng bào" Dân Nam Định
Nghe anh diển tả vẽ đẹp rất cổ kính của nhà thờ nầy , làm tim tôi rộn rã ! Tôi nghĩ nhà thờ nầy có một không hai ở VN ta . Vì bên trong làm bằng gổ lim !
Tiện thể tôi xin kính chúc anh cùng gia đình có một mùa giáng sinh yên lành . Cám ơn anh đã cống hiến những gì giá trị tinh thần cho bà con VN ta ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
Warmest wishes for merry Christmas and peace in the coming year.
Nguyện cầu ơn trên phù hộ cho anh và gia đình luôn được bình an và may mắn
Cũng xin được giới thiêu nhà thờ Suối Tre của giáo phận Xuân Lộc mà tôi đã từng nghe nói là một công trình kiến trúc độc đáo "có một không hai ở VN"
http://my.opera.com/tongiao-kientruc/blog/show.dml/6467151
Mấy năm về trước tôi đã thổ lộ sự bực tức về việc người Việt nghèo đói mà cứ phải tốn kém "ăn mừng" cái tết mà người tây phương gọi là "Tết Tàu" (Chinese New Year) làm tôi cứ phải chỉnh lưng họ " Lunar New Year, không phải Chinese New Year), nhưng trong lòng cứ buồn bực mãi ! Người bạn tôi nghe tôi cay cú vậy thì cười xòa bảo rằng "Người Việt cổ mình cũng ăn mừng tết NĐ chứ đâu phải là của riêng người tàu" Nhưng càng ngày tôi càng thấy mình không sai, vì người Việt cứ mãi lún sâu vào cái vòng kim cô văn hóa của tàu thì không mong gì thoát nạn hán hóa ! Hãy mạnh dạn làm như người Hàn, người Nhật, ngay cả người H'mong là bỏ ăn tết NĐ và chào đón tết Tây. Nếu phải bỏ một truyền thống văn hóa lâu đời để cho dân mình tránh nạn đồng hóa thì tôi nghĩ rất xứng đáng!
Sự tốn kém và lãng phí - nếu có - khi chúng ta mừng "Tết Ta" thì lại là chuyện khác. Tôi rất ngạc nhiên khi qua sống ở Mỹ - trái với những gì tôi mường tượng khi còn trong nước - thấy người Mỹ "ăn" những cái "Tết" lớn của họ rất gọn gàng, rất kinh tế, rất ít lãng phí. Cuối tháng 10 có Halloweeen, cuối tháng 11 có Thanksgiving, cuối tháng 12 là Christmas và New Year, ba tháng liên tiếp có những lễ lớn như vậy mà từ trường học đến các công, tư sở, người ta vẫn vừa mừng một cách vui vẻ, 'hoành tráng' nhưng vẫn vừa duy trì nhịp làm việc rất hiệu quả, không hề lê thê lề mề xả láng như người mình.
Ngày xưa cha ông mình "tháng Giêng là tháng ăn chơi" thì chẳng qua là lẽ thường của nền kinh tế nông nghiệp. Những ngày nông rỗi thì không chơi đùa và tổ chức các hoạt động văn hóa thì còn biết làm gì? Nay bước vào thời công ngiệp hóa, hiện đại hóa thì cách tổ chức cuộc sống phải đổi khác để thích nghi. Tôi nghĩ vấn đề chỉ là chỗ đó các bác ạ.
Xin Thiên Chúa đổ tràn muôn Ơn Lành trên Tiến Sĩ và quý quyến của Tiến Sĩ. Chúc Tễu blog vẫn luôn sâu sắc và phong phú.
Dù sao với một một người ngoài CG như bác Tễu thì đây cũng là thành tâm. Trong ngày Chúa Giáng Sinh, các Thiên Thần đã hát " Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời, Bình An dười thế cho người Thiên Tâm ". Bác Tễu cũng nằm trong số những người Thiện Tâm . Chúc Bác một mùa Giáng Sinh An Lành , Hạnh Phúc. Một Năm Mới đầy sức chiến đấu . Còn rất nhiều việc đang chờ Bác trong Năm Mới .
Nhân dịp bước sang năm Giáp Ngọ 2014, những người CG miền Bắc di cư vào miên Nam năm Giáp Ngọ 1954 bùi ngùi nhớ lại biết bao kì niệm không thể kể xiết . Tôi nghĩ năm Giáp Ngọ 1954-2014 là một quãng thời gian đầy bão tố đối với mọi người VN quá khứ, hiện tại cũng như tương lai . Có lẽ Bác Tễu cũng có trong đầu cái gì đó cho quãng thời gian này !
Đọc bài về nhà thờ Sở Kiện thích lắm, và ngắm các hình ảnh càng thích hơn. Nhưng vẫn xin "bắt giò" bác Tễu chỗ này: "4 quả chuông lớn mang các sắc âm Đố - Mi - Sol - Đồ, với trọng lượng lần lượt là 2461 kg, 1281 kg, 717 kg và 318 kg". Theo tôi phải là Đồ (trầm) - Mi - Sol - Đố (bỗng) mới đúng, vì đúng thứ tự từ thấp lên cao và quả chuông càng nặng (lớn) thì âm thanh càng trầm.
Ngoài ra, cũng rất tò mò muốn xem hình ảnh "hài cốt, vải thấm máu của nhiều vị Thánh tử đạo Việt Nam và các dụng cụ mà nhà cầm quyền khi xưa đã xiềng xích, tra tấn các vị này", tiếc là bác Tễu chưa có cơ hội chụp hình được những cổ vật thiêng liêng đó cho bà con ngắm ké với, nhỉ.