NHÂN PHÁT BIỂU CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Nhân lời phát biểu của Giáo sư Nguyễn Phú Trọng
Phật tử Phúc Thịnh
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Gần đây, trong một dịp tiếp xúc cử tri, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng có nói “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ...". Câu nói ấy khiến cư dân mạng bàn tán nhiều lắm! Nhưng Phật tử Phúc Thịnh đã cống hiến một bài viết rất hay về vấn đề này theo kiến giải của người hiểu Đạo Phật, hiểu văn học cổ Trung Hoa. Xem xong bài viết, ai cũng phải giật mình khi nhớ lại rằng, ông Nguyễn Phú Trọng vốn là sinh viên Tổng hợp Văn (khóa 8). Sinh viên Khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội đều được học về văn học Trung Quốc, trong đó có Tây Du Ký. Vậy mà, trong một phút hưng phấn giữa chốn đông người, ví dụ mà ông đưa ra vừa khập khiễng, vừa tỏ ra là ông chẳng hiểu gì về văn học và về Phật giáo!Có người nói rằng: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ..." là có ý nói việc hối lộ không những là bản tính của tất thảy con người phàm tục, mà ngay cả những con người ở thế giới thanh tịnh được coi là đã diệt trừ được Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến cũng vẫn có chuyện tham nhũng và hối lộ. Nói như thế là để ngụ ý: việc chống tham những là việc cực kỳ khó, và không chống được tham nhũng cũng là điều hết sức hiển nhiên.
Vâng, việc chống tham nhũng đương nhiên là khó. Nói là khó, nhưng nếu thực tâm thì vẫn có cách tốt hơn rất nhiều để hạn chế việc này. Ở đây, tôi không bàn đến việc chống tham nhũng được hay không, cũng không bàn đến việc hạn chế tham nhũng bằng cơ chế ưu việt nào, mà chỉ bàn đến một khía cạnh mà người ta hay hiểu nhầm về đoạn kết của câu chuyện Tây Du Ký.
Lòng người luôn tham dường như là đúng. Chúng ta luôn muốn có nhiều, nhiều hơn nữa những giá trị về mọi mặt. Những giá trị ấy nhìn dưới góc độ Phật giáo thì chỉ là phù du, bóng nước. Phật chỉ thừa nhận có 2 giá trị thực sự mà thôi, đó là sức khỏe và trí tuệ. Ngoài 2 giá trị Sức khỏe và Trí tuệ ra, các giá trị còn lại khác chỉ làm cho con người luẩn quẩn lâu hơn mà không thể liễu thoát sanh tử, không thể Đáo Bỉ Ngạn, hay không thể đạt đến cảnh giới Niết bàn và thành Phật được. Nhà Phật thường nói: muốn đến Niết Bàn, chứng đắc thành Phật thì con người phải biết từ bỏ Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến. Vậy, làm thế nào để từ bỏ những điều trên? Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến từ đâu mà ra? Vâng, nếu biết những điều trên từ đâu mà ra thì giải trừ nó mới dễ dàng, giống như người chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu biết rõ nguyên nhân vì sao bạn bị bệnh, thì mới mong cải thiện được nó. Nhà Phật xác định rõ nguyên nhân của Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác Kiến là do thái độ Tư Tình và Tư Sản tạo ra. Vâng, đúng vậy. Nếu chúng ta không đau đáu về tình cảm riêng (nghĩa rộng) và tài sản riêng thì Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến sao dễ dàng nổi nên cho được. Vậy, trong truyện Tây Du Ký thì cái bát vàng chính là vật đại điện cho cả Tư Tình và Tư Sản của Đường Tăng. Mặc dù trong đời sống xuất gia, bình bát vốn là biểu tượng của nhà tu khất thực (khất sĩ trì bát). Nhưng ở đây, chiếc bình bát của Đường Tam Tạng nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa – đó chính là Tư tình. Bình bát ấy bằng vàng – một l thứ kim loại quý hiếm – đó chính là Tư sản. Vì vậy, bình bát của Đường Tăng trong tình huống này tượng trưng cho của cải, tình riêng và danh vọng ở thế gian. Để nhận kinh báu của Phật, thì buộc phải dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, phải lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục.
Ngày xưa, khi Thái tử Cồ đàm tìm đạo giải thoát, Ngài đã phải đánh đổi cả ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, cả cuộc sống nhung lụa đế vương. Ngay ở Việt Nam ta cũng vậy, thì khi vua Trần Nhân Tông đi tìm đạo giải thoát cũng phải bỏ lại tất cả, ngai vàng, quyền lực, tam cung, lục viện.v.v…lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà) và tu hành, thì mới được người đời sau cung kính gọi là “Phật Hoàng”.
Tóm lại, việc buộc Đường Tăng phải trao bát vàng trước khi nhận kinh Phật là phương pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của Đường Tăng, để diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng của thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.
Vài lời ngắn ngủi xin được chia sẻ với những ai còn hiểu nhầm, hay cố tình hiểu nhầm để làm gì đó. Xin cảm ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
Một bài viết chỉ là một bài viết, chỉ là ý kiến và chủ quan của một người (tác giả). Đừng cho rằng và cũng đừng lấy một bài viết như vậy để làm cái cái nguồn bảo vệ cho cái kết luận hoặc ý kiến của mình rằng "đòi phẩm vật cúng dường - ... - lại là chuyện thường tình dưới con mắt Thiền tông".
Bậy bạ hết sức.
Tôi chỉ cho những ai đó có những cảm nhận / nhận thức mơ hồ như vậy một thí dụ như thế này:
Khi quý vị đang ôm giữ một cái gì đó trong tay mà lại muốn tiếp nhận một thứ khác nữa thì không thể nào tiếp nhận được. Muốn tiếp nhận cái khác thì phải buông bỏ cái này ra mới có tay để mà cằm nắm cái khác được.
Muốn tiếp nhận Kinh Thư vô giá của Nhà Phật thì không thể nào ôm giữ của cải thế gian mà tiếp nhận được. Nó hoặc chỉ thế này hoặc chỉ thế kia, không thể cả hai. Nếu không buông bỏ cái bình bát bằng vàng ròng thì dù có "tiếp nhận" được vô vàn kinh sách tuy bề ngoài vẫn có nhìn thấy như là Kinh là Thư nhưng bên trong vẫn trống không - Vô ích!
"Chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy Tu".
Chúng ta nên hiểu cho đúng, một chính quyền tốt đúng nghĩa là chính quyền ĐIỀU HÀNH đất nước hiệu quả.
Nếu cứ dùng các khái niệm "Lãnh đạo", "Cầm quyền", "Cai trị", chúng ta chưa thoát khỏi vòng u mê.
"Ngày xưa, khi Thái tử Cồ đàm tìm đạo giải thoát, Ngài đã phải đánh đổi cả ngai vàng, ..."
Dùng từ "đánh đổi" ở đây vừa không đúng, vừa dễ gây ngộ nhận hay hiểu lầm cho người đọc, nhất là những người chưa biết gì về đạo Phật.
Thái tử Cồ Đàm bỏ nhà đi tu không có sự mặc cả nào cả, không có vấn đề phân vân hay do dự giữa địa vị, danh vọng, vật chất với đời sống xuất gia. Cho nên dùng từ " đánh đổi ", theo tôi, thì không đúng và dễ gây hiểu nhầm. Không ai bắt buộc Thái tử Cồ Đàm xuất gia, cũng không ai ra điều kiện là Thái tử Cồ Đàm phải từ bỏ ngai vàng mới được thâu nhận làm người xuất gia ....
Tạm đôi dòng vậy, mong bà con đừng hiểu nhầm vì từ " đánh đổi ".
Nam mô Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đồng chí Tổng bí thư Đảng ta "sâu sắc" thật! Đồng chí ấy vận động quần chúng nhân dân chấp thuận tham nhũng là bình thường, chỉ như "ngứa ghẻ" thôi mà! Quốc nạn gì đâu! Phá họai gì đâu!
Bà con ta mà thấy tham nhũng thì ... vui vẻ đi nha!
ĐẢNG TA VĨ ĐẠI THẬT!
Từ nay những bác cộng sản nào tham nhũng cũng không phải sợ hãi hay "mặc cảm tội lỗi" nữa.
Nếu hiểu theo cách giải thích của phật tử Phúc Thịnh thì bác Trọng vẫn có lý: Đảng ta có tham nhũng thì chẳng qua là tích luỹ "cái bát vàng" để có ngày đánh đổi lấy sự ngộ đạo Mác - Lê mà thôi.
Cho rằng tôi là thằng phản động! mày dựng chuyện nói xấu cá nhân tổng bí thư cũng như chế độ? chứ không lẽ người có học và lên tới chức tổng bí thư như ông Trọng mà...NGU dữ vậy hà!?(tôi xin thề đây là câu nói nguyên xi của mấy đứa bạn tôi,toàn là làm công chức không đấy!)
Bác ấy độ này hay nói quẩn , nghĩ quẩn quá , ngộ chữ mất rồi .
Để gió cuốn đi
Cách đây 4 năm tôi có viết "Tây Du Ký Chú Giải" để giải thích các điển tích văn học và các từ Hán Việt, và có bàn qua ý nghĩa của TDK. Nay xin trích phần ý nghĩa TDK để qúi độc gỉa và anh Nguyển Xuân Diện tham khảo. Tôi cũng muốn gửi đến anh Diện bài TDKCG nhưng không biết email của anh để liên lạc. Nếu qúi vị nào muốn bài TDKCG xin liên lạc với tôi qua email: olivervu49@gmail.com
Khi đoàn thỉnh kinh qua được bến Vân Lăng, Tam Tạng đã ngã xuống sông và thoát xác phàm, đó là biểu hiện của việc đạt chánh qủa, đã thóat khỏi VÔ THƯỜNG, nhưng còn một vật cuối cùng của phàm tục là cái bát tộ của vua Đường cho, Việc ANan, Ca DIếp đòi hội lộ bình bát bằng vàng chẳng qua là một sự nhắc nhở về tính VÔ THƯỜNG mà thôi. Xác phàm còn bỏ lại được ở bến Vân Lăng thì xá gì cái bát tộ đó mà luyến tiếc
Truyện Tây Du Ký bắt đầu bằng Tính Vô Thường và chữ Tâm thì cũng kết thúc bằng chữ Tâm và Tính Vô Thường, bắt đầu với tên “Ngộ Không” thì cũng kết thúc bằng “Tính Không”.
Thực sự thì, đối với tôi, trong khả năng nhận thức hạn hẹp của tôi, tôi không thấy nét nào là nhấn mạnh hoặc nêu lên vấn đề về Vô Thường trong Tây Du Ký (TDK) cả. Mặc dù nói đến Vô Thường thì cái gì trong hoàn vũ này mà không vô thường. Còn Tính Không cũng vậy, cũng vì sự hiểu biết còn quá thô thiển của tôi nên tôi cũng chẳng nhận ra điểm nào nói đến Tính Không trong đó. Nhắc đến thì tôi lại thấy toàn là Tính Có trong đó chứ chẳng thấy được Tính Không - Tôi nói thật lọng.
Về chữ Tâm thì hiễn nhiên TDK chủ yếu nói về cái Tâm và nhân vật chính cho vai cái Tâm là Tề Thiên,
Còn chuyện nhà xuất bản văn học Bắc Kinh lại biến chuyện TDK thành một ẩn dụ cho chủ thuyết Mác xít thì tôi cũng thành thật bó tay. Hóa ra chủ thuyết hay ít ra là ý tưởng mác xit đã có trong nhân loại từ cái thuở xa xưa đến như vậy!!! Đọc qua đoạn viết trên làm tôi cảm thấy rùng mình, cái gì mà qua tay Cộng Sản thì cũng phải bị nhuộm đỏ ...!!!!
Đôi dòng mạn đàm cho vui vậy. Có lẽ tôi cũng sẽ xin bác bài TDKCG. Tôi cũng đang làm một trang web chủ yếu là cho chính bản thân như là một trang nhật ký cho sự học hỏi của mình về Phật giáo. Nếu được và bác đồng ý - không có vấn đề bản quyền - thì tôi sẽ post lên đó cho bà con ai có duyên thì cùng nhau tham khảo và trao đổi.
Cám ơn.
Bây giờ tôi đã hiểu ý nghĩ thâm sâu khi Phật đòi bát vàng của Đương Tăng. Chứ nghe ngài Tổng bí thư kiến giải thì tôi hiểu như thế này, đến như đất Phật chánh đạo là thế mà còn phải tham nhũng nữa là nước CHXHCN Việt nam. Té ra không phải. Mà ngài Tổng bí thư là Giáo sư Tiến sĩ xuất thân còn tôi thì kiến thức chư đầy lá mít!
Thứ nhất: Tại sao có bài viết này thì ai cũng biết là do ông tổng Trọng phát biểu hàm hồ về chuyện TDK mà không hiểu được ý nghĩa của đoạn truyện đó (xin không nói lại). Dẫn đến tác giả bài viết kiến giải để mọi người và ông tổng Trọng rõ hơn về việc "hối lộ" bát vàng. Tôi cho rằng tác giả đã kiến giải rõ ràng, dễ hiểu và đúng theo tinh thần nhà Phật về Tư tình, Tư sản và việc cần phải xả bỏ nốt chút "bụi trần" đó thì mới giác ngộ được (chứ không phải như bác nào đó nói là muốn có cái này thì phải bỏ cái kia).
Thứ hai: Blog của Tễu dường như muốn gửi đến mọi người nhiều hơn một thông điệp. Một là ý nghĩa thực sự của câu chuyện trong TDK. Hai là ông tổng Trọng chẳng hiểu gì về yd nghĩa của câu chuyện đó. Ba là ... hối lộ, tham nhũng theo như suy nghĩ của ông tổng Trọng thì ... đất Phật còn thế nữa là... cho nên cử tri cả nước đừng có ồn ào làm gì (!)
Bởi vì, đứng trước số cử tri bình dân, kiến thức có hạn, giáo sư đã tranh thủ dùng một câu chuyện dân gian đều biết, để bào chữa cho, để giảm nhẹ cho tệ nạn tham nhũng mà ông đang là người chịu trách nhiệm lớn nhất ...
Ông quả là bậc thầy của ngành tuyên giáo đảng ta
Nhưng cái kiểu tuyên giáo đó đã cũ với thời nay
Khi người dân hiểu ra, là ông đã coi thường sự nhận thức của họ, nên ông mới dùng cái lý luận tuyên truyền như vậy đối với họ ...
thì cái kiểu ăn nói tuyên truyền đó sẽ trở thành bỉ ổi, trơ trẽn, phản tác dụng trong suy nghĩ của người nghe ...
giúp người dân nhận ra chân tướng vờ vĩnh lo cho dân cho nước của ông ...
Tu kết hợp với Hành mới lên Quả, hiện nay, họ mới Tu nhưng chưa Hành hoặc có Hành chưa Tu, vì vậy đều ra quả lép quả hỏng là phải thôi?
Theo giáo sư tiến sĩ này thì kho Kinh gốc của Phật cũng có hàng giả, vì vậy đề nghị vị giáo sư tiến sĩ này đề xuất thêm tội làm ra, chứa chấp và lưu hành hàng giả.
Viện dẫn để ngụy biện cho sự suy thóai và bất lực trước cái xấu, để đầy trách nhiệm cho khách quan và trốn tránh trách nhiệm, vô tình làm lộ “bí mật quốc gia, bí mật của đảng csvn”.
Lẽ thứ 2 trong tất cả các Kinh Phật đều khuyên Phật tử cúng dường .Lễ vật cúng dường dùng để nuôi Sư,Tiểu và nếu có dư dả fhì để xây Chùa, đúc Chuông và dùng cho các việc Phật sự. Đó là hành động phù hợp với Thuyết giáo của đạo Phật . Ông Trọng mà nói rằng là hối lộ chứng tỏ không hiểu gì về đạo Phật và nhiều commen cũng không hiểu đạo Phất . Các bác cứ đọc Kinh phật mà xem, Kính nào cũng đề cao sư cúng dường của Phật tử
Do vậy, nếu không đa đảng thì tham nhũng sẽ không những không bị ngăn chặn, mà còn được nuôi dưỡng công khai luôn.
Đồng chí Tổng bí thư kính mến của chúng ta đã "soi đường, dẫn lối" cho chúng ta! Từ nay, tham nhũng là bình thường các đồng chí nhé! Khỏi lo rồi...
Chỉ có chúng ta mới thấy hết sự sáng suốt của đồng chí Tổng bí thư! Quần chúng làm sao hiểu được!
Phải không các đồng chí?...
Vỗ tay!... Vỗ tay!... Đứng hết lên... Vỗ tay!