Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

SỰ CÁO CHUNG

SỰ CÁO CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
 TƯƠNG LAI THẾ NÀO CHO VIỆT NAM

PHẦN I

            Đến nay 2017. Việt Nam đã đi qua trên 30 năm đổi mới. Từ cái gọi là xây dựng XHCN theo mô hình Liên Xô đã gặt hái được hoàn toàn thất bại. Sản xuất đi xuống, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, thất nghiệp, nạn đói triền miên; Nguy cơ sụp đổ chế độ cùng với sự sụp đổ của thành trì liên bang Xô Viết, Đông Âu đang còn hiện hữu. Để cứu vãn chế độ, nhà nước Việt Nam buộc phải nhìn ra con đường kinh tế thị trường, chấp nhận kinh tế tư nhân, tức là chấp nhận nền kinh tấ tư bản, trong nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn cố đeo bám lấy nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo theo kiểu  Trung Quốc.

           Về mặt chính trị nhà nước Việt Nam luôn kiên trì CN Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn lấy chuyên chính vô sản, dưới tên gọi hệ thống chính trị trong đó ĐCSVN lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối cùng với các tổ chức chính trị xã hội cánh tay nối dài như Mặt trận, Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn…Để quản lý dân đến tận thôn, xóm, hang cùng ngõ hẻm, nhằm giữ vững quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS. Song song với hệ thống chính trị là bộ máy nhà nước cơ quan lập pháp, cùng bộ máy tuyên truyền báo chí, phát thanh, truyền hình cũng được đắt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, kiểm soát chặt chẽ từ TW đến địa phương nhằm thông tin dối trá, nhồi sọ một chiều, che giấu sự thật, ngăn chặn nhận thức tư tưởng dân chủ trong các tầng lớp nhân dân, chống cái gọi là diễn biến hòa bình. Một cách gọi của các nước cộng sản đặt tên cho việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong nước.
            Nhưng tất cả những chủ trương, biện pháp đó liệu có thể ngăn chặn được nguy cơ sụp đổ của chế độ?
             Nhiều nghiên cứu của các học giả, giáo sư, tiến sỹ của chủ nghĩa cộng sản đổ tội cho các nguyên nhân làm sụp đổ hệ thống XHCN.
          - Âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch(Mỹ - Tây Âu) trong cái gọi là thúc đẩy dân chủ ở các nước cộng sản.
          - Yếu kém trong phát triển kinh tế, do khủng khoảng, do các nước tư bản bao vây cấm vận…
          - Sự phản bội lãnh đạo ở một số nước cộng sản mà Góc ba Chốp là điển hình.
            Công bắng mà nói tác động của sự tuyên truyền về dân chủ, quyền con người, tự do báo chí, tự do ngôn luận, đa đảng, đa nguyên tam quyền phân lập để kiểm soát tha hóa của chính quyền ở các nước dân chủ là không hề nhỏ với nhân dân các nước Đông Âu, Liên Xô chính họ người thay đổi nhận thức chứ không phải nhà cầm quyền cộng sản. Chính nhân dân người gây áp lực đòi hỏi phải thay đổi chế độ cộng sản độc tài, toàn trị. Chứ không phải nhà cầm quyền cộng sản muốn thay đổi. Và lực lượng tiên phong, tiêu biểu lại là những trí thức tinh hoa, chính những người công nhân sống trong chế độ cộng sản.
          - Tại Ba lan tổng bí thư đảng Công nhân thống nhất Ba Lan phải mời lãnh đạo đối lập không phải đảng viên cộng sản, vào ghế thủ tướng để giảm bớt căng thẳng những cuộc biểu tình.
          - Tại Nga: Vai trò của Góc Ba Chốp không nhỏ, song song với cải cách kinh tế, ông này còn chủ trương mở rộng dân chủ, mở rộng tự do báo chí phơi bày sự thật nền chính trị thối nát của Liên Bang Xô Viết sự tha hóa của các tầng lớp lanh đạo ĐCSLX. Đứng trước nguy cơ sụp đổ phái bảo thủ trong chính quyền Liên Xô làm cuộc chính biến nhưng thất bại. Gần 20 triệu ĐảngVCSLX vất trả thẻ đảng, sư đoàn xe tăng cùng quân đội Nga quay súng ủng hộ ông ENXIN(Một nhà lãnh đạo cộng sản Nga vất trả thể đảng đầu tiên). ENXIN trở thành Tổng thống Liên Bang Nga.   
          - Tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức: Nếu như trước kia người Nga cho xây bức tường Bec Linh chỉ trong một đêm thì nay cũng chỉ trong một đêm người dân Đức đã đạp đổ bức tường này. Cảnh sát Đức được lệnh bắn, nhưng chẳng một quân nhân nào thi hành lệnh. Nước Đức thống nhất không mất viên đạn, sinh mạng nào. Trước đó người ta tổng kết 189 người bị bắn chết từ CHDC Đức, vượt bức tường trốn sang CHLB Đức.
          - trong các nước Đông Âu, duy nhất nước Rumanie xảy ra đổ máu vì lệnh đàn áp của Ceaucescu Tổng bí thư ĐCS ban bố. Nhưng tinh hình vẫn không thể cứu vãn. Cuối cùng Tổng bí thư ĐCS Ru ma ni cùng vợ ông ta bị phái nổi dậy treo cổ chết, dưới sự phẫn nộ của nhân dân Ru ma ni.
            Như vậy hệ thống XHCN chỉ tồn tại khoảng trên 30 năm(1945 - 1991). Chủ nghĩa Mác Lê nin cáo chung sau những năm đầu phát triển(1945 - 1975)sự lụi tàn nhanh chóng như bão quật rụng lá đổ cây. Sau đó với bao sự kiện tội ác kinh hoàng trên 100 triệu người chết ở các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, Ru Ma Ni, Việt Nam, Cam Pu Chia…
            Lịch sử các đảng CS trên thế giới còn ghi lại sự tàn sát, bức hại lẫn nhau trong nội bộ các thành viên ĐCS, như ĐCS liên Xô dưới thời Stalin, TQ thời Mao Trạch Đông. Còn ở Việt Nam việc giết hại này xảy ra dưới hình thức cải cách ruộng đất(1953 - 1956). Chống Nhân văn giai phẩn. Nhóm theo Liên xô xét lại(1958 - 1960).
           Câu hỏi đặt ra liệu sự sụp đổ của Liên xô, các nước Đông Âu có phải do những nguyên nhân nêu trên mà các nhà lý luận Macxit đánh giá. Nó có thể là một trong những nguyên nhân. Nhưng đó là những nguyên nhân bên ngoài, có tác dụng thúc đẩy  chứ không phải là nguyên nhân bên trong. Nguyên nhân cốt lõi nằm chính bên trong học thuyết Mác Lênin, chính trong lòng chế độ cộng sản. Người ta đã chứng minh: Tại Mỹ cứ 10 phát minh ra đời, ngay lập tức 8 được đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Tây Âu cũng với trạng thái tương tự. Ở Nhật những phát minh về khoa học cơ bản tuy kém xa Tây Âu và Mỹ, nhưng những phát minh về khoa học ứng dụng gần như họ là người sớm nhất, ứng dụng để tung sản phẩm ra thị trường.
            Điều này nó cho thấy vì sao các giải thưởng lớn Nobel về khoa học, kĩ thuật đều rơi vào Mỹ, Tây Âu. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ thần kì của nhật Bản. Trong khi đó ở Liên Xô, các nước XHCN tỉ lệ này là 30%. Chỉ duy nhất trong lĩnh vực quốc phòng, Liên Xô không thua kém Mỹ, nhưng cũng chính thế khiến Liên Xô sa vào cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém, dẫn đến hụt hơi trong phát triển kinh tế, không còn khả năng đầu tư nhiều cho các lĩnh vực khác. Cùng với mâu thuẫn nội tại chính bản thân nền kinh tế do triệt hết kinh tế tư nhân, đương nhiên triệt hết động lực cá nhân con người dẫn đến sự trì trệ, xơ cứng, suy thoái kinh tế trầm trọng không thể cứu vãn.
           Mác(1818 - 1883) đã hoàn toàn lầm lẫn khi cho rằng"Đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển". Lập luận này ông đưa ra khi nghiên cứu sự hình thành nhà nước và các hình thái xã hội trong sự phát triển của xã hội loài người. Ông cho rằng từ khi có giai cấp, có nhà nước thì luôn luôn có đấu tranh giai cấp và sự đấu tranh đó đưa xã hội loài người từ nô lệ lên phong kiến, từ phong kiến lên tư bản.  Mác sống vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản nên ông tư duy lô ghích như trên, ông hoàn toàn tin rằng đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là một mất một còn, cuối cùng giai cấp vô sản chiến thắng.
           Khi lên án chủ nghĩa tư bản ông cho rằng việc chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguyên nhân gây ra bóc lột giá trị thặng dư, là bần cùng hóa giai cấp công nhân, lẩy sinh sự bất công, gây tội ác con người trong xã hội. Ông kết luận rằng: Để giải phóng con người, phải làm cách mạng vô sản, lật đổ nhà nước tư bản, xây dựng nhà nước của công nhân trên cơ sở công hữu hóa tư liệu sản xuất, tiến lên xây dựng CNCS theo đó con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, không có người bóc lột người, an sinh xã hội được đảm bảo, giáo dục, y tế không mất tiền. Cuối cùng xã hội không còn nhà nước.
           Sự tưởng tượng của Mác thật vĩ đại. Song ông không hề nhìn ra, chính ông lại là người mâu thuẫn với ông khi cho rằng:"Chế độ này chỉ chiến thắng chế độ khác, khi có năng xuất lao động cao hơn".
           Điều này của Mác thì đúng với thực tiễn khách quan, chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến bằng lao đông cơ khí. Năng suất lao đông tại thời kì đầu CNTB với phát minh động cơ máy hơi nước các máy công cụ đã đẩy thợ thủ công, thợ dệt trở thành những kẻ làm thuê từ đấy giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư bản, chứ không hề có chuyện ông vua phong kiến tự nhường ngai vàng cho một thằng chủ xưởng vô danh nào đó.
           Nhưng rồi cũng chính Mác và Ăng ghen cuối đời mình cùng với sự thay đổi của thế giới, cuối thế kỉ XIX cũng nhận ra sai lầm của mình trong tuyên ngôn cộng sản 1848 Ăng ghen viết"Lịch sử chứng tỏ chúng tôi đang mắc sai lầm. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng tôi hồi đó mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương thức đấu tranh 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt"(Lời nói đầu cuốn đấu tranh giai cấp ở Phap xb 6/3/1895).
           Sai lầm vĩ đại của Mác làm chấn động thế giới tư bản và thúc đẩy sự lớn mạnh của  phong trào cộng sản trên toàn thế giới với khẩu hiệu"Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại". Thế giới tư bản thực sự bàng hoàng trước sự ra đời của nhà nước Nga Xô Viết qua cách mạng thangs10, lật đổ chính quyền Kê ren ski. Lịch sử thế giới nửa cuối thế kỉ 20 đã chứng kiến sự đối đầu giữa hai phe TBCN - XHCN. Các học giả của nhà nước TBCN phải cảm ơn Mác vì đã cho họ bài học. Và họ đã đọc Mác còn kĩ hơn các nhà lí luận Macxit. Thế giới tư bản đã thay đổi để tồn tại. Nhà nước dân chủ tư sản đã làm được cải cách để giảm bớt sự đối kháng giữa giai cấp công nhân với ông chủ tư bản bằng các công ti cổ phần, bằng phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục, y tế không mất tiền… Không ngừng đẩy mạnh, phát triển kinh tế bằng các cuộc cách mạng kĩ thuật tạo ra năng xuất lao động ngày càng cao, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, giai cấp công nhân cổ xanh ngày xưa không còn nữa, bây giờ họ là tầng lớp công nhân cổ cồn với thu nhập ngày một cao. Tương lai của họ và con cái họ gắn chắt với các tập đoàn kinh tế lớn, hùng mạnh. Họ có trong tay việc làm, nhà cửa cổ phần tại công ti họ làm việc, họ cũng là một ông chủ nhỏ, trong tập thể các ông chủ. Bóc lột chỉ còn là khái niệm. Thử so sánh; Lương trợ cấp thất nghiệp tại Đức(Khoảng 800Uro), gần bằng 2 lần lương thủ tướng Việt Nam, tính thời giá hiện tại. Với chế độ như vậy, liệu giai cấp công nhân Đức có cần làm cách mạng để lật đổ chính phủ của minh không?
         Ở các nước tư bản phát triển, các nước Bắc Âu xã hội chủ nghĩa như mơ mộng của Mác. Mặc dù ở đó không có chuyện sở hữu tư nhân bị bãi bỏ, càng không có chuyện đất đai thộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lí. Ngược lại nó được tôn trọng, đề cao bảo vệ. Đặc biệt ở đó không có đấu tranh giai cấp, không chính quyền vô sản, trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ. Chỉ có dân chủ, tự do, nhân quyền.
          Trái với phe tư bản chủ nghĩa. Do mù quáng tôn sùng chủ nghĩa Mác Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản luôn là nền tảng chính trị trong nhà nước. Mọi ý tưởng dân chủ, tự do đều bị khép tội chống phá nhà nước, phải bắt cải tạo cưỡng bức không thời hạn, không bản án của tòa, tù đầy khắc nghiệt.
          Với kinh tế kế hoạch, một sáng kiến của nhà nước cộng sản, trên cơ sở công hữu hóa tư liệu sản xuất, đã tạo nên một nền kinh tế xơ cúng, trì trệ chậm phát triển dẫn đến khủng khoảng… Và tất nhiên đã xảy ra. Sự sụp đổ tất yếu của phe XHCN. Song song với sự phát triển ngoạn mục của các nhà nước dân chủ tư bản.  Một nhà nước, một chế độ xây dựng trên học thuyết sai lầm, hoang tưởng việc đổ vỡ là tất yếu lịch sử.




TƯƠNG LAI NÀO CHO VIỆT NAM
PHẦN II

            Thế kỷ XXI đã đi đến năm thứ 17. Thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4. Thời đại công nghiệp tin học, làn sóng dân chủ thứ 4 đang nhấn chìm dần các thể chế độc tài tại các nước Ả Rập, ở châu Phi xa xôi nghèo khổ, lạc hậu. Tương lai cho Việt Nam ra sao khi nền văn minh nhân loại đang lấy con người làm trung tâm, con người mục đích cho mọi sáng tạo, là động lực của mọi sự phát triển, mục tiêu cho tất cả sự cống hiến.
            Song dường như lãnh đạo ĐCSVN đang còn nhắm mắt trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn thế giới, bằng đường lối kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì kinh tế thị trường gắn cái đuôi định hướng XHCN vô cùng tai hại. Tại sao vậy? Kinh tế thị trường là kinh tế thị trường, nó vận hành phát triến theo quy luật, theo định chế của nó, nó không cần cái đuôi nào khác. Những nhà lí luận của hội đồng lí luận TW chả nói được điều gì lọt tai người nghe, vì họ bế tắc bởi họ tự nguyện, hoặc bị người khác còng vào đầu, vào cổ cái vòng kim cô kinh tế thị trường định hướng XHCN, mục đích chỉ là ngụy biện hòng duy trì sự lãnh đạo độc tài toàn trị cảu ĐCSVN mà thôi. Một vòng luẩn quẩn, sự đánh tráo khái niệm cố tình che dấu sự ngoan cố của phe lãnh đạo bảo thủ trong ĐCSVN. Một sự khẳng định dù có chấp nhận kinh tế tư bản, tư nhân cũng phải phục tùng cho lợi ích những người đang cầm quyền đất nước. Quyền lợi này không phân chia cho ai, chỉ là quyền của một ĐCS. Nút thắt tắc tị, tử huyệt chính chỗ đó. Chính những điều này nó sinh ra hàng loạt luật lệ, chính sách, chủ trương làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, biến chất, tha hóa cùng cực ĐCSVN, lẩy sinh tầng lớp tư bản đỏ, tư bản thân hữu gắn kết với các quan chức tha hóa của chế độ, đưa nhận hối lộ, tham nhũng ăn trộm, ăn cắp tài sản của dân, tài nguyên quốc gia, thủ đoạn ngày càng trắng trợn, tinh vi hình thành các nhóm lợi ích, thao túng chính trường, lũng đoạn thị trường, làm đất nước ngày một tụt hậu, xã hội bộn lên hỗn độn bất an cho dân, nó đang là nguy cơ, thách thức đến sự tồn vong của Đảng CSVN.
           Sự phân hóa trong Đảng CSVN đang ngày càng phơi bày rõ rệt. Trong nội bộ lãnh đạo Đảng ba bè bảy mối, không ai tin ai, không ai nghe ai, chỉ còn lợi ích phe nhóm nhưng họ thống nhất với nhau ở một điểm: Đó là cố đấm ăn xôi, lì lợm giữ cho kì được quyền lãnh đạo đất nước tuyệt đối của Đảng. Điều này nó giải thích các vụ tham nhũng lớn, tại các tập đoàn kinh tế nhà nước, chỉ bị lộ diện khi các phe nhóm đánh nhau do ăn chia không đều, tố giác nhau thì các con dê tế thần mới bị lôi ra. Nó cũng giải thích vì sao qua 4,5 kì đại hội Đảng tệ tham nhũng, chạy chức chạy quyền; mua quan bán tước ngày càng tinh vi tế nhị, thậm chí bán công khai nhiều người biết. Không hề giảm mà ngược lại.
          Tha hóa của lãnh đạo Đảng, những ông bà Đảng viên giữ chức trọng quyền cao, làm tan nát, suy kiệt lòng tin của các Đảng viên thường trong Đảng, những Đảng viên lão thành lớp tuổi tiền khới nghĩa bi quan, chán ngán cho hiện tình của Đảng. Biết bao hi sinh máu xương của các thế hệ Đảng viên ĐCSVN; Biết bao hi sinh máu xương của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đánh giết nhau suốt 30 năm ròng rã, nhiều gia đình chết liên tiếp mấy thế hệ không còn mầm mống, bị xóa sổ trên cõi đời. Để đổi lấy một hiện thực xã hội đáng xấu hổ thế này sao?
              Một chế độ đang dung dưỡng sự ăn cắp, ăn cướp theo luật, đáng chỉ trích nguyền rủa, phỉ báng nhất là luật đất đai, núp dưới các khái niệm đất đai "Sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lí". ĐCSVN đã nuốt lời hứa với giai cấp nông dân Việt Nam"Người cày có ruộng". Mồ hôi xương máu ngàn đời cha ông để lại cho con cháu bỗng dưng biến mất vì một quyết định ăn cướp của luật đất đai. Đó là "Sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lí". Đảng cộng sản Việt Nam quên rằng người xưa từng nói:" Điền thổ vạn cổ tư thù"  Nghĩa: Lấn chiếm của nhau một tấc đất bờ cõi ruộng vườn, thì muôn đời hận thù. Việc cướp đất của nông dân toàn quốc mà nhà nước cộng sản VN thực hiện qua luật đất đai, tự nhiên đẩy mọi người dân vào tình thế đối kháng, gây mối thù muôn đời muôn kiếp giữa ĐCS với nhân dân Việt Nam. Chỉ cần cái phẩy tay của bất kì quan chức cỡ tỉnh hay nhân vật có ghế, có tiền nào là đất đai của bao người dân nhẹ nhàng chuyển giao vao tay các ông chủ dự án, trong nước, ngoài nước với tên gọi mĩ miều, khôi hài: "Thu hút vốn đầu tư" xây dựng khu công nghiệp nào đó…Dưới tay thiết kế của chính quyền sở tại, giá đền bù rẻ mạt hơn bèo, một sào Bắc bộ 360m2 bằng 9 đến 12 triệu đồng. trong khi ấy họ san lấp, phân lô bán nền trên 10 triệu đồng/1m2, thậm chí có nơi giá bán còn cao gấp nhiều lần. Cứ nhìn vào con số lợi nhuận khủng gấp hàng ngàn lần như thế, khiến bao kẻ cầm quyền tối mắt sẵn sàng bán rẻ lương tâm, bán rẻ Tổ quốc. Ông Mác nói câu nổi tiếng:"Lợi nhuận 100% treo cổ bố nó cũng làm". Không quan chức nào bỏ qua cơ hội cấp phép dự án liên quan tới đất. Điều này cho thấy tham nhũng trong lĩnh vực đất đai rất phổ biến, khó phanh phui bởi các kẽ hở được bịt kín bằng tiền, hoặc lại quả vài lô mặt nền đất vàng đấm mõm cho những ông quan liêu, ăn trên ngồi trốc. Đám dân chúng oan khuất mất nhà, đất kéo nhau đi kiện tới các cấp chính quyền từ địa phương đến trung ương ngày một đông, có đến 60, 70% các vụ kiện về nhà đất. Nhiều người bị đàn áp, bắt bớ đánh đập thương vong, tù đầy. Trở thành khối dân oan bất tận vì đất đai là sở hữu toàn dân, thưc ra chảng ai được sử hữu.
          Chuyện công an giao thông công khai trấn tiền nhân dân ngoài đường, giữa thanh thiên bạch nhật trên diện rộng hầu như toàn quốc không còn là việc xưa nay hiếm. Các doanh nghiệp xin giấy phép phải qua thủ tục bất thành văn "Bôi trơn". Buôn lậu, trốn thuế của các quan chức có doanh nghiệp sân sau…Người xưa nói:"Một sự bất tín, vạn sự không tin". Với cái nhà nước CHXHCN cộng sản Việt Nam vô vàn sự bất tín với nhân dân, làm sao dân còn tin vào ai được, người nào đó khờ dại ấu trỉ tin vào ĐCS là gửi trứng cho ác. Vậy lòng tin của dân chỉ là con số O tròn trĩnh.
           Giờ đây thời đại văn minh tin học, thế giới phẳng toàn cầu. Người dân Việt Nam  năm 2017 khác hẳn 1945 khi đó mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam không cần biết chủ nghĩa Mác Lê nin là gì, Mao là ông nào. Họ chỉ cần biết đi theo cộng sản lấy lại độc lập cho nước, dân được tự do không còn kiếp nô lệ lầm than đói khổ.
           Một niềm tin nhiệt huyết giản đơn dành cho chính phủ Hồ Chí Minh đi đến thống nhất đất nước. Giờ đã khác hẳn. Sau hơn 70 năm lời hứa người cày có ruộng, tự do, hạnh phúc, dân chủ quyền con người ở Việt Nam đang còn trên giấy, nó như một món đồ xa xỉ độc chiếm của những kẻ cầm quyền bất lương. Những đảm bảo cho công bằng xã hội được trả lời với nhiều lẽ bất công: Trù dập, đàn áp bao vây, giam lỏng không cho ra khỏi nhà, tổ chức cho xã hội đen trá hình đánh lộn, gây tai nạn trên đường đi làm khốn khổ những ngưới khác chính kiến, có tiếng nói đấu tranh cho quyền con người. Họ nhận ra sự thật những kẻ nhân danh Đảng, nhân danh chính quyền của dân, do dân, vì dân là bịp bợm, là tham nhũng vơ vét, cướp đoạt đầy túi tham, coi tính mạng, nhân phảm người dân như cỏ rác, tiền của dân như bùn đất. Không hề đếm xỉa đến quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.
           Liệu ĐCSVN có còn là một Đảng cộng sản?  Ngài Gionkeny ngoại trưởng Mỹ cho rằng tại Việt Nam không còn cộng sản mà chỉ có những nhà tư bản nhiệt tình. Chắc là một câu nói vui, nhưng ngẫm ra ông ấy nói đúng. Còn đâu những nhà lãnh đạo cộng sản, có lí tưởng cộng sản chính họ biết rõ điều đó hơn ai hết. Hầu như tất cả đều chạy về phía các nhóm lợi ích, tư bản thân hữu. Cải áo khoác chủ nghĩa Mác Lênin chỉ là món đồ, bình phong che giấu bản chất tha hóa độc tài thối nát trong họ để chiếm giữ quyền lực, tiếp tục lừa dối sắn sàng dùng bạo lực trấn áp những phần tử đối lập trong đảng, ngoài xã hội hòng kéo dài thời gian cho chuyến tàu vét. Họ biết rõ cơ sở xã hội cho sự tồn tại của Đảng đang tan vỡ: Dân không còn niềm tin, Đảng viên không còn tin vào lãnh đạo Đảng. Đảng cấp trên bảo Đảng cấp dưới không nghe, vì chỉ Đảng cấp trên mới có quyền bán được quan, tước thu bộn tiền bất chính, tham nhũng không bị phát giác, không kê khai tài sản công khai cho cấp dưới biết.
          Những việc học tập đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh, chống diễn biến, chống chuyển hóa trở thành trò hề lố bịch mất thời gian, tồn tiền của vô tích sự. Và chính những phần tử bảo thủ, thoái hóa biến chất trong bộ máy lãnh đạo Đảng trở thành lực lượng dẫn Đảng tới hố suy vong.
          Kịch bản nào cho ĐCSVN? Như Nga, hay Rumania, người viết bài này không mong muốn vậy. Xương máu người Việt giết người Việt quá đủ, nhân dân và những người cộng sản lương thiện thức thời không bao giờ muốn như vậy. Phải đi về lối thoát thông minh. Đó là đi về phía nhân dân, dân tộc. Hãy dũng cảm vượt qua chính mình. Nhân dân Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam rộng lòng bao dung  sẵn sàng bỏ qua những quá khứ sai lầm trước đây, cũng như ghi nhớ công lao, đóng góp hi sinh xương máu của những người cộng sản thời lập quốc. Thời gian không còn nhiều, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần nắm bắt cơ hội ngàn vàng. Đi cùng dân tộc, nhân dân thoát kiếp nạn này. Làm được như vậy lịch sử sẽ lại một lần vinh danh công trạng của ĐCSVN. Đổi tên hay không đổi tên Đảng CSVN vẫn sẽ là một lực lượng tham gia lãnh đạo đất nước. Hãy học tập các nhà lanh đạo Đảng Công Nhân thống nhất Ba Lan, hay gần đây ngay bên cạnh ta các nhà lãnh đạo MYANMA.
          Hãy dũng cảm đi về phía dân chủ, tương lai thuộc về nhân dân Việt Nam, tương lai của Đảng CSVN phụ thuộc vào có đi về phía nhân dân, dân tộc Việt Nam hay không?.

Ngày 12/2/2017
Một công dân Việt Nam

Vũ Anh Minh ĐT: 0904 990 xxx

1 nhận xét:

  1. CẢI TÀ

    Cảm ơn anh Trọng Việt ta
    Con người lú lẫn hóa ra cũng tài
    Dân ơn Anh cũng thấy hài
    Đã đưa “giặc”lại gây tai hay lành
    Mĩ xưa đó trước mắt anh
    Có phải người lành dựng nước Việt Nam ?
    Họ khác mặt kẻ gian tham
    Rước Tàu để nó gây tan nước nhà
    Lý luận anh thật là ma
    Anh theo thằng già giặc lợi giết dân
    Đứng đầu cái đảng vô nhân
    Anh nên tuyên phá cả phần chúng xây
    Bốn đoàn thể tai hại này
    Đảng đoàn tứ trụ đã gây nhiễu hành
    Dân ơn ghi sử nổi danh
    Anh tạo người lành tài giỏi đứng lên
    Việt Nam cường vượng vững bền ./.

    Bùi Quang Thanh

    Ngọc Châu 25/5/2016

    Trả lờiXóa