Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

VN TÌM MỌI CÁCH

Việt Nam tìm mọi cách liên lạc với chính quyền Trump

Hà Nội phiền lòng về việc chính quyền Trump quá chậm trong công việc tuyển chọn nhân sự để thiết lập đường lối ngoại giao tại Đông Nam Á. Một viên chức cao cấp của Việt Nam nói: “Có quốc gia lợi dụng khoảng trống quyền lực này để lôi kéo Việt Nam”. Ông kín đáo ám chỉ: “Trung Quốc đang dụ dỗ vài nước  trong vùng Đông Nam Á trong lúcWashington bận rộn về tổ chức. Chúng tôi tránh điều này, nhưng một vài nước quá đà. Khi Mỹ trở lại thì đã trễ”.
Việt Nam có bước đi rất mau lẹ để thiết lập lên mối quan hệ Việt - Mỹ nhằm tái cân bằng cán cân kinh tế, bớt lệ thuộc vào Trung Quốc, và đương đầu với Bắc Kinh về tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong Hiệp ước TPP. Việc Tổng thống Trump huỷ bỏ nó làm Hà Nội mất đi một cơ hội lớn để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng Việt Nam không lùi bước. Họ đã và đang tìm mọi cách móc nối với chính quyền mới của Trump để khẳng định Việt Nam là một đối tác tin cậy, cùng giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông. Ban lãnh đạo của Trump dường như có đáp ứng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi điện sau khi Trump đắc cử. Trong đó, Trump hỏi Thủ tướng Phúc về mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Cuối tháng Hai, Trump gởi một lá thư tới Chủ tịch Trần Đại Quang. Trump rất quan tâm việc nâng cấp quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
Cuối tháng Tư này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ dừng chân tại Indonesiatrong dịp viếng thăm Nam Hàn, Nhật và Úc. Hà Nội hy vọng ông Pence sẽ tuyên bố rõ ràng về thái độ của Mỹ tại Đông Nam Á, và liệu Mỹ có định dấn thân vào vùng địa chính trị đầy năng động này không.
Cùng thời gian, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tớiWashington gặp người đồng nhiệm Rex Tillerson. Sau đó sẽ là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tiếp theo là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. 
Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng vào cuối năm nay. Hà Nội đang thuyết phục Trump tới dự. Trump chưa trả lời, nhưng Tòa Bạch Ốc rất quan tâm về sự kiện này. Việt Nam mong muốn Thượng đỉnh APEC sẽ là dịp đầu tiên để Trump thấy tận mắt Đông Nam Á. Hy vọng, Trump sẽ điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Hà Nội đang tập chung vào trao đổi thương mại và đầu tư với Mỹ dưới chính quyền Trump. Trong danh sách của Ủy ban Thương mại Quốc gia Mỹ, Việt Nam xếp thứ sáu trong tổng số 16 quốc gia có trao đổi mậu dịch thăng dư với Mỹ. Tổng thống Trump đã chỉ đạo trong vòng 90 ngày phải rà soát lại từng quốc gia, từng món hàng đã gây ra nạn nhập siêu cho Mỹ.
Thậm chí trước khi có lệnh của Trump, Việt Nam đã chủ động nói chuyện với Mỹ. Họ muốn cộng tác với Mỹ để tái cân bằng mậu dịch và tạo thêm công ăn việc làm cho Mỹ. Những đáp ứng khá rõ của chính quyền Trump gần đây muốn giải quyết vấn đề thương mại song phương. Hà Nội bộc lộ họ muốn điều chỉnh lại mọi quyền lợi thương mại để đạt được sự đồng thuận.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khối TPP đã tái ký kết với Văn phòng Thương mại Mỹ, đã thảo luận về những ràng buộc kinh tế, an toàn thực phẩm, tài sản trí tuệ.  
Từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận cách đây 23 năm, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 16 của Mỹ. Trao đổi thương mại của hai quốc gia đạt 52 tỷ Mỹ kim trong năm 2016. Việt Nam là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Mỹ lớn thứ 10, đạt 2.7 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ khoảng 10 tỷ Mỹ năm 2016, tăng 43% so với những năm trước.
Hà Nội và Washington đang tăng tốc hợp tác quân sự từ khi Trung Quốc đưa giành khoan vào thềm lục địa của Việt Nam tháng Năm 2014. Chính quyền Obama đã bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và tuyên bố cung cấp 18 triệu Mỹ kim để Việt Nam mua tàu thuyền hải giám. Trong năm 2015, bộ quốc phòng hai nước đã ký thông cáo chung mà trong đó có mở rộng thương mại quốc phòng.
Dấu hiệu đầu tiên mà Việt Nam mong muốn có sự hợp tác quốc phòng với chính quyền Trump là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh tới Washington sớm. Việt Nam sẽ mua radar bờ biển, máy bay trinh sát, tàu thuyền để tăng khả năng bảo vệ lãnh hải.
Duới con mắt soi mói của Trung Quốc, Việt Nam đã có những bước đi thận trọng, từ từ về hợp tác quân sự với Mỹ. Quan chức Việt Nam phát biểu: Để giảm bớ sự phẫn nộ của Trung Quốc về mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ, Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự với Nhật, Ấn Độ đặc biệt trong lĩnh vực hải quân.
Việt Nam âm thầm mong muốn chính quyền Trump nhanh chóng mở lại với chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông, thâm nhập vào vùng 12 hải lý của những đảo mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam. Việt Nam rất quan tâm đến Bãi cạn Scarborough nơi mà Trung Quốc đã chiếm của Philippines vào năm 2012. Hà Nội cũng rất bực mình về lực lượng hải giám Trung Quốc sách nhiễu ngư phủ Việt Nam.
Tuy vậy, nhân quyền là lĩnh vực nan giản nhất trong mối tương quan Việt - Mỹ. Hai chính quyền Mỹ trước đây (Bush và Obama) đã có 20 cuộc đối thoại nhân quyền trực tiếp với Việt Nam. Chính quyền Trump chưa đưa ra tín hiệu gì cho thấy nhân quyền sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hai nước. Để có sự hợp tác kinh tế, chính trị, và an ninh giữa hai quốc gia lâu dài và bền vững thì Washington nên mở thêm những cuộc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn với Hà Nội về vấn đề đầy gai góc và nhậy cảm này.
Lời người dịch: Bài viết đăng trên cogitASIA đầu tháng Tư. Tác giả: Murray Hiebert, cố vấn cao cấp và lãnh đạo CSIS (Trung tâm Nghiên cức Chiến lược Quốc tế); “Vietnam Wastes Little Time Trying to Connect with the Trump Administration”; Murray Hiebert ; April 7, 2017; Center for Strategic & International Studies – CSIS. Tôi dịch vội để kịp tính thời sự, không tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc cảm thông. Cảm ơn trang Viet-Studies đã dẫn đường link tới bài báo này.)
CalgaryCanada
Saturday, April 15, 201
Trần Gia Huấn (Tác giả gửi BVB)
----------------

2 nhận xét:

  1. Vì quyền lợi và an toàn sau khi Trump & Tập gặp nhau tại Mỹ cho thấy TQ với Mỹ không có chuyện đối đầu quân sự dẫn đến nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông .

    Tuy nhiên VN và Bắc Triều Tiên là hai chính quyền phải nuốt dấm đắng . Bắc Triều Tiên phải xẹp xì hơi về thử nghiệm vũ khí tầm xa , VN phải xích lại gần Mỹ hơn về mọi mặt không ưu tiên dành riêng cho TQ như khai thác dầu khí và tàu thuyền đi lại trên Biển Đông .

    Chính xác hơn Mỹ và TQ cân bằng sức ảnh hưởng trên bán đảo Triều tiên và VN , dưới hình thức tôn trọng sự lựa chọn từ chính quyền của hai dân tộc . Đổi lại Mỹ sẽ không kềm kẹp những mậu dịch về kinh tế như Trump đã tuyên bố đối với Trung Quốc .

    Kịch bản sắp đến cho Bắc Triều Tiên , Kim jung Un có thể bị đảo chính . Phe nghiêng về Mỹ như Quang , Phúc , Minh sẽ đẩy lùi phe ông Trọng Tổng bí Thư .

    Những biến động tại các địa phương như Thanh hoá , Hà tĩnh , Đồng Tâm , Hải Dương , Ninh Thuận , Thành phố HCM , Tây Nguyên cùng sự công khai thất thoát lổ lã hàng nghìn tỷ với nhiều thành phần lãnh đạo sẽ phải chịu kỷ luật , cho thấy cuộc đấu đá để buộc ông Trọng và đàn em phải ra đi đang xảy ra rất cận kề .

    Biến loạn xã hội là điều khó tránh , một thể chế chính trị đa đảng sắp xảy ra . Nhưng tầm với tới dân chủ vẫn còn xa tầm tay đối với người dân Việt !

    VN vẫn là một miếng mồi trong cơn đục nước béo cò đối với thế giới . Bàn tay lông lá TQ vẫn còn hiện diện , kinh tế nợ nần phá sản , cán bộ chính quyền lên voi xuống chó , bệnh tật hoành hành , nhân tình nhiễu loạn . Đây chính là một thực trạng trước mắt VN phải đối diện dầu không có chiến tranh .
    Trả lời
    Trả lời
    1. Đúng thế! Ủn béo bị chính TQ đảo chính để đưa kẻ thân Tàu lên ngôi . Nếu Ủn béo khôn ra , nên theo Mỹ may ra còn cơ. VN thì chắc không có cửa gì với Tàu nên mới ngả theo Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét