BÌNH LUẬN BÀI CỦA BÀ Q.CHỦ TỊCH NƯỚC TƯỞNG NHỚ ÔNG QUANG
THƯƠNG NHỚ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG
(24/09/2018 16:07)
Trong 1/2 nhiệm kỳ phối hợp làm việc và thực hiện nhiệm vụ Anh phân công, ủy quyền cùng với vai trò tham mưu, phục vụ của Văn phòng Chủ tịch nước đã làm được nhiều việc đối nội, đối ngoại theo quy định. Qua đó, Anh đã để lại những dấu ấn rất đặc biệt đối với bạn bè quốc tế và các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong nước.
Đối với Cơ quan, bất cứ công việc nào, nơi nào cũng đều lưu lại hình ảnh của Anh:
Từ nơi làm việc mới rộng rãi, thuận lợi,
Từ những tình cảm chân tình, sự quan tâm chu đáo đến mọi người,
Từ sự động viên, nhắc nhở công việc đến từng vụ, đơn vị,
Từ sự quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ đối với lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước.
Đặc biệt sản phẩm hiện hữu mà Văn phòng có được là lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Văn phòng Chủ tịch nước ra đời Kỷ yếu hơn 70 năm của Phủ Chủ tịch, của các thế hệ lãnh đạo Nhà nước và Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng trưng bày truyền thống Phủ Chủ tịch cùng những tình cảm quý trọng, thương yêu của anh chị em dành cho Anh.
Và không thể không nhắc đến là lần đầu tiên cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do chính Anh ký và Anh trao tặng.
Mấy ngày qua cơ quan luôn trong không khí buồn rười rượi, vì sẽ vĩnh viễn thiếu vắng Anh và không thể tin Anh ra đi mãi mãi và ra đi thực sự rồi.
Phòng ăn trưa hàng ngày Anh vẫn ngồi ăn, anh chị em vẫn chuẩn bị tươm tất bữa ăn nhưng vẫn còn nguyên vẹn cùng với những nén nhang thơm nhưng thấy xé lòng Anh ạ.....!
Thôi công việc trước mắt tất cả lo lễ tang Anh thật trọn vẹn, chu đáo.
Kính chúc Anh ngủ một giấc bình an cõi vĩnh hằng./.
Phủ Chủ tịch, ngày 24 tháng 9 năm 2018
Đặng Thị Ngọc Thịnh
Quyền Chủ tịch nước CHXHCNVN
Đặng Thị Ngọc Thịnh
Quyền Chủ tịch nước CHXHCNVN
Bình luận của Phạm Lê Vương Các:
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, một nhân vật khá mờ nhạt trong hệ thống chính trị Việt Nam, sau khi đảm nhận chức vụ Quyền Chủ tịch nước đã có bài viết về người tiền nhiệm quá cố dưới nhan đề “Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.
Bài viết ngắn nhưng khá lủng củng và không rõ nghĩa ngay từ lời mở đầu. Nếu tôi không nhầm thì bà Thịnh tự khen mình trước, ca ngợi sự giúp sức của mình và Văn phòng Chủ tịch nước, nhờ đó Chủ tịch nước Trần Đại Quang mới để lại “dấu ấn đặc biệt” của mình.
Dấu ấn đặt biệt của Chủ tịch Quang dưới sự miêu tả của bà Thịnh bằng những hình ảnh không mấy đặt biệt trong vai trò nguyên thủ quốc gia, và có đôi chút buồn cười về nội dung câu chuyện lẫn lối viết.
Bởi trọng tâm của phần thân bài đã bị lệch đối tượng, khi dùng hình ảnh của Chủ tịch Quang để nói về sự đặc biệt của Văn phòng Chủ tịch nước - trong khi đây chỉ là một cơ quan giúp việc cho Chủ tịch Trần Đại Quang.
Có thể xem đây là bài văn khóc thương với lời lẽ thân tình, mang tính chất bình dị mộc mạc. Nhưng khi nó sa đà vào tính chất kể lể những chuyện không mấy nổi bật, lại đặt vào trong bối cảnh cố gắng phác họa lại hình ảnh của một nguyên thủ quốc gia vừa qua đời, cho thấy bài viết rất thiếu chiều sâu tư duy và khả năng dẫn dắt câu chuyện quốc gia trong vai trò là Quyền Chủ tịch nước.
Quá mất điểm cho sự khởi đầu của Quyền Chủ tịch nước.
http://www.vpctn.gov.vn/…/THUONG-NHO-CHU-TICH-NUOC-TRAN-dAI…
Bài viết ngắn nhưng khá lủng củng và không rõ nghĩa ngay từ lời mở đầu. Nếu tôi không nhầm thì bà Thịnh tự khen mình trước, ca ngợi sự giúp sức của mình và Văn phòng Chủ tịch nước, nhờ đó Chủ tịch nước Trần Đại Quang mới để lại “dấu ấn đặc biệt” của mình.
Dấu ấn đặt biệt của Chủ tịch Quang dưới sự miêu tả của bà Thịnh bằng những hình ảnh không mấy đặt biệt trong vai trò nguyên thủ quốc gia, và có đôi chút buồn cười về nội dung câu chuyện lẫn lối viết.
Bởi trọng tâm của phần thân bài đã bị lệch đối tượng, khi dùng hình ảnh của Chủ tịch Quang để nói về sự đặc biệt của Văn phòng Chủ tịch nước - trong khi đây chỉ là một cơ quan giúp việc cho Chủ tịch Trần Đại Quang.
Có thể xem đây là bài văn khóc thương với lời lẽ thân tình, mang tính chất bình dị mộc mạc. Nhưng khi nó sa đà vào tính chất kể lể những chuyện không mấy nổi bật, lại đặt vào trong bối cảnh cố gắng phác họa lại hình ảnh của một nguyên thủ quốc gia vừa qua đời, cho thấy bài viết rất thiếu chiều sâu tư duy và khả năng dẫn dắt câu chuyện quốc gia trong vai trò là Quyền Chủ tịch nước.
Quá mất điểm cho sự khởi đầu của Quyền Chủ tịch nước.
http://www.vpctn.gov.vn/…/THUONG-NHO-CHU-TICH-NUOC-TRAN-dAI…
____________
Tễu thì đọc thấy thông tin hàng ngày Văn phòng Chủ tịch nước vẫn cúng cơm cho ông Trần Đại Quang ở căng tin:
"Phòng ăn trưa hàng ngày Anh vẫn ngồi ăn, anh chị em vẫn chuẩn bị tươm tất bữa ăn nhưng vẫn còn nguyên vẹn cùng với những nén nhang thơm nhưng thấy xé lòng Anh ạ.....!"
_____
Vuon Thi Le
ÁNG VĂN HAY
Phải nói là bài viết có văn phong đặc biệt. Chỉ một đoạn văn ngắn thôi, ta có thể cảm nhận được tấm lòng của tác giả đối với người đã khuất. Ngữ pháp tiếng Việt trong bài văn được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của người viết!
Các nhà giáo dạy văn, dạy tiếng Việt nên lưu lại làm tài liệu cho học trò phân tích, nhận xét sau này.
Tễu thì đọc thấy thông tin hàng ngày Văn phòng Chủ tịch nước vẫn cúng cơm cho ông Trần Đại Quang ở căng tin:
"Phòng ăn trưa hàng ngày Anh vẫn ngồi ăn, anh chị em vẫn chuẩn bị tươm tất bữa ăn nhưng vẫn còn nguyên vẹn cùng với những nén nhang thơm nhưng thấy xé lòng Anh ạ.....!"
_____
Vuon Thi Le
ÁNG VĂN HAY
Phải nói là bài viết có văn phong đặc biệt. Chỉ một đoạn văn ngắn thôi, ta có thể cảm nhận được tấm lòng của tác giả đối với người đã khuất. Ngữ pháp tiếng Việt trong bài văn được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của người viết!
Các nhà giáo dạy văn, dạy tiếng Việt nên lưu lại làm tài liệu cho học trò phân tích, nhận xét sau này.
Sẽ có được vài dạng bài tập cho các em, chẳng hạn:
- Em hãy phân tích các thành phần ngữ pháp: Chủ ngữ - Động Từ - Bổ ngữ, mệnh đề chính, mệnh đề phụ...trong câu văn sau:
"Đặc biệt sản phẩm hiện hữu mà Văn phòng có được là lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Văn phòng Chủ tịch nước ra đời Kỷ yếu hơn 70 năm của Phủ Chủ tịch, của các thế hệ lãnh đạo Nhà nước và Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng trưng bày truyền thống Phủ Chủ tịch cùng những tình cảm quý trọng, thương yêu của anh chị em dành cho Anh."
Lê Thanh Chung
Quyền chủ tịch nước “ca ngợi” cố chủ tịch nước bằng thứ văn chương của tuổi học trò...lớp 4. Phải nói rằng, đây là thời đại mà mọi nguyên tắc đều bị đảo lộn. Nhân viên công vụ cao cấp của quốc gia xưng hô với nhau giữa bàn dân thiên hạ như người trong nhà, như anh em...
Một sự sĩ nhục cho toàn thể người dân Việt Nam!
Tái bút: Triết gia cổ đại Hy Lạp Platon từng nói: Hậu quả của những ai không quan tâm đến chính trị là họ sẽ bị cai trị bới những kẻ kém hơn mình. Nguyen Tuan Cuong đang cảm thấy Ngạc nhiên về khả năng diễn đạt của PCTN.
Trước ngày quốc tang đọc bài viết cảm tác của quyền CTN có ai thấy xúc động...đậy j không?! Bản thân người viết chắc quá nhiều cảm xúc hay sao mà văn phong điễn đạt lủng củng/lòng thòng quá nhỉ (chắc vì tình cảm chân thật với sếp nên ko giao cho thư ký soạn giúp!
Viết dăm ba chữ những là xót thương :
Xót thương cảnh "Đứt giữa đường..."
Anh Chủ tịch nước trước giờ nhập quan !
Mặc cho ai luận ai bàn
Mặc cho ai phán muôn lời chê bai!
Bà Thịnh trong tư cách là người phó người phụ tá người co-worker làm việc chung với ông Quang, bà viết như vậy rất hay đối với Eulogy ngắn của người Mỹ. Tuy nhiên, điều này có thể Điếu văn đau buồn kính cẩn người VN thấy không hợp lắm.
Viết sai lỗi chính tả và văn phong lủng củng chưa có thể khẳng định được người viết giỏi hay dở. Nhưng, cách xưng hô ở đây là có vấn đề. Xưng hô anh - em là không phù hợp để đưa bài viết lên trang mạng cho công chúng đọc. Nó phù hợp cho tình cảm riêng tư, được tâm sự giữa CT và phó CT nước mà thôi
Không biết ông Quang vẫn ấm ức ông Trọng hay ông Trọng vẫn chưa tha ông Quang?
Có thể thông cảm bà viết vội trong lúc xúc động. Tuy nhiên, với cương vị ấy, cần phải có những dòng xứng đáng, không nên để cảm xúc chi phối để viết vội vài dòng nông cạn.