Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

MỸ MỞ CHIẾN DỊCH KHAI TỬ VIỆN KHỔNG TỬ

NƯỚC MỸ MỞ CHIẾN DỊCH KHAI TỬ VIỆN KHỔNG TỬ TRÊN CẢ NƯỚC

 Ảnh của BBC

Mỹ Khai Tử Viện Khổng Tử

Vi Anh
Việt Báo
19/09/2018

Không những chiến tranh thương mại quyết liệt với TC, Mỹ còn thực hiện chiến dịch khai tử Viện Khổng Tử của TC lâu nay đã đặt tại các đại học lớn trên đất Mỹ.

Nếu Hành Pháp Mỹ thực hiện chiến tranh thương mại chống TC thì Lập Pháp Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh văn hoá chống Viện Khổng Tử của TC..

Viện Khổng Tử là một vũ khí của quyền lực mềm của TC nhằm phổ biến ý thức hệ và chữ Tàu để chuyển biến hoà bình một số khoa bảng thiên tả và sinh viên còn trẻ người non dạ ở các đại học Mỹ.


Sử dụng sáng quyền lập pháp của Quốc Hội, Quốc Hội đã thông qua đạo Luật Ủy Quyền Quốc Phòng (NDAA) (The National Defense Authorization Act) cho tài khóa 2019 hồi tháng 8 năm 2018. Quốc Hội kèm vào luật này một điều khoản cấm các trường đại học ở Mỹ sử dụng kinh phí của ngân sách của Bộ Quốc Phòng Mỹ để phục vụ cho bất kỳ chương trình nào có liên quan đến Viện Khổng Tử hoặc trường Hoa ngữ do chính quyền Trung Quốc tài trợ.

Bộ QP Mỹ hiện có chương trình đào tạo Hoa ngữ riêng, giao cho các trường đại học thực hiện nhằm tạo nguồn cho nhân sự phụ trách an ninh quốc gia liên quan đến Trung Quốc trong tương lai.

Với điều luật mới này, các trường đại học nếu muốn mở cả chương trình Hoa ngữ được chính quyền Trung Quốc tài trợ sẽ phải xin phép Bộ QP Mỹ, đồng thời bảo đảm hai khóa đào tạo hoàn toàn tách biệt, theo tờ báo The Washington Post cho biết..

Sở dĩ Quốc Hội kèm điều khoản này vào đạo luật Ủy Quyền Quốc Phòng (NDAA) cho tài khóa 2019 là vì có nhiều giới chức đại học thiên tả, phóng túng nhập nhằng đánh lận cơ quan lấy kinh phí của Bô Quốc Phòng tài trợ cho Viện Khổng Tử của TC đặt trong trường.

Tiêu biểu như chủ tịch Đại học tiểu bang Arizona (ASU) Matt Salmon khi tham dự hội thảo tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia hồi tháng 4 đưa ra tuyên bố sai sự thật, cho rằng Bộ QP đang tài trợ cho Viện Khổng Tử đặt trong ASU.

Ông Salmon nói “Tôi nghĩ rằng Viện Khổng Tử không nên được xem là mối đe dọa an ninh quốc gia. Nếu là mối đe dọa an ninh quốc gia thì rõ ràng Bộ Quốc phòng đã sai lầm khi rót kinh phí cho chương trình của Viện Khổng Tử tại trường chúng tôi”..

Tờ China Daily của TC khai thác cơ hội và lời nói này, ngay lập tức đăng tải nguyên văn tuyên bố của ông Salmon.

Nên Bộ Quốc phòng Mỹ gửi công văn cho ASU, yêu cầu ban lãnh đạo trường phải tách biệt hoàn toàn chương trình dạy tiếng Hoa của Bộ QP Mỹ và Viện Khổng Tử.

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tuyên bố của ông Salmon là đáng lo ngại và thể hiện sự hợp tác với Trung Quốc đã đi quá xa.

Mặc dù ASU sau đó ra thông báo đính chính và khẳng định tuân thủ đạo luật NDAA, nhưng Bộ QP Mỹ vẫn quyết định gạt bỏ trường này khỏi danh sách tài trợ thực hiện chương trình tiếng Hoa trong năm học tới, theo tờ South China Morning Post.

Bộ QP Mỹ có hành động khẳng khái như trên giữa lúc ngày càng nhiều nhà lập pháp Mỹ lên tiếng cảnh báo Viện Khổng Tử là nỗ lực của nhà cầm quyền TC nhằm tăng cường sức ảnh hưởng chính trị, gieo thông tin lệch lạc “tẩy não” giới trẻ để can dự vào chính trường Mỹ.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz quả quyết cho rằng Viện Khổng Tử là mối đe dọa nền tự do học thuật và an ninh quốc gia Mỹ. Ủy ban Đánh Giá An Ninh Và Kinh Tế Mỹ - Trung thuộc quốc hội Mỹ mới đây cũng công bố báo cáo cho thấy Viện Khổng Tử cùng mạng lưới Hội Sinh viên và học giả Trung Quốc tại Mỹ là “những cơ sở hoạt động tình báo”.

Quốc hội Mỹ cũng đang cân nhắc dự luật buộc tất cả tổ chức được chính phủ nước khác tài trợ (bao gồm Viện Khổng Tử) phải đăng bộ là cơ quan nước ngoài, đồng thời các trường đại học phải công khai ngân sách và quà tặng có nguồn gốc bên ngoài nước Mỹ. Trung Quốc chưa có phản ứng về báo cáo này.

Sơ khảo cho biết, TC hiện đang điều hành hơn 513 viện Khổng Tử khắp thế giới, cộng thêm 1.074 Lớp học Khổng Tử đặt trong các trường tiểu học và trung học. Trong đó có 90 viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học khắp cả nước Mỹ hay ngoài đại học. Chính phủ Trung Quốc điều hành các viện này. Các Website của trung tâm cho biết nhiệm vụ của họ là tạo điều kiện cho "giao lưu văn hoá phong phú giữa Mỹ và Trung Quốc trong sự hợp tác với các đối tác giáo dục ở Bắc Kinh."

Đã có nhiều tranh cãi, phản đối liên quan đến các Viện Khổng Tử của TC. Giáo sư và sinh viên và cựu sinh viên đại học Mỹ đã từng chống những viện này của TC. Tiêu biểu, giáo sư và sinh viên cùng cựu sinh viên Đại học Massachussetts ở thành phố Boston chỉ trích Viện Khổng học của Trung Quốc đặt tại đây, cáo buộc viện này đẩy mạnh kiểm duyệt và làm suy yếu những chương trình về nhân quyền. Phản đối hoạt động của các trung tâm của Viện Khổng Tử trong khuôn viên của Đại học Massachussetts đang tiếp diễn.

Đa số lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc kiểm soát các cơ sở của Viện Khổng Tử đang hoạt động trong khuôn viên của trường và họ "sử dụng chỗ đứng của họ trong các cơ sở giáo dục có tiếng này để gây ảnh hưởng và định hướng luận đàm học thuật."

Báo The Boston Globe cho biết Đại học Massachussetts nói rằng viện Khổng tử định hướng dư luận về những vấn đề gây tranh cãi như sự độc lập của Tây Tạng, mối quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan, và vụ thảm sát Thiên An Môn.

Tờ báo này đưa tin người tổ chức tập hợp những người chống đối nói rằng bà hy vọng sẽ thuyết phục được các trường đại học đóng cửa các viện Khổng Tử này.

Còn Đại học Tiểu Bang North Carolina vào năm 2009 hủy một buổi nói chuyện của Đức Dalai Lama, được cho là để tránh làm mất lòng Trung Quốc vì áp lực của Viện Khổng Tử.

Và Đại học Bắc Florida đã đóng cửa Viện Khổng Tử sau 4 năm đặt tại trường này vì cho rằng các lớp học, hoạt động và sự kiện của viện không phù hợp. Thượng nghị sĩ Marco Rubio hoan nghênh quyết định trên, đồng thời kêu gọi các đại học khác làm theo. Một số trường lớn như Đại học bang Pennsylvania và Chicago đã cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử sau khi nhiều giáo sư lên tiếng phản đối, theo Reuters.

Tuy nhiên, vẫn còn hơn 100 cơ sở như vậy khắp nước Mỹ. Trung Quốc dùng tiền tài trợ cho các trường Đại học để thu hút sự đồng ý trên tiêu chuẩn hai bên cùng có lợi.

Thế nhưng đối với giới học thuật Tây phương thì cái lợi lớn nhất là tự do trao đổi tư tưởng. Trung Quốc không thể dùng tiền để khuynh loát các trường cho phép họ mở Viện Khổng Tử cho nên sau khi bị tố cáo nhiều đại học đã đóng cửa các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường của họ.

Các đại học McMaster, Waterloo, Manitoba của Canada hay Chicago, Pennsylvania của Mỹ đã mời Viện ra khỏi trường trong khi các đại học khác đang chuẩn bị để trả lời dư luận về những điều kiện mà Viện Khổng Tử đặt ra cho nhà trường trong các hợp đồng được ký kết.

Những điều khoản ấy trước đây được xem là bí mật nhưng với luật pháp của Mỹ và nhiều nước Tây phương khác không có gì được gọi là bí mật trong giáo dục ngoại trừ sự bí mật ấy là các thỏa thuận bất chính./.

VA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét