Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

ÔNG CỐNG NỐNG ÔNG TRƯỜNG

Ông Cống “phóng” ông Trường Thiện Tùng Tiến sĩ Tô văn Trường(trái) GS Nguyễn Đình Cống Giáo sư Nguyễn Đình Cống và Tiến sĩ Tô văn Trường đều thuộc dạng cao học, có tâm, có tầm. Từ lâu tôi ngưỡng mộ và học hỏi nhiều ở hai ông ấy. Hôm 29/8/2018, vào trang Bauxite vn tôi đọc bài “Nhân sự cấp chiến lược – bài toán khó đang cần lời giải” của TS Trường. Tuần sau, ngày 8/9/2018, cũng trên trang Bauxite xuất hiện bài “Trao đổi với ông Tô văn Trường” của GS Cống phản biện bài “Nhân sự cấp chiến lược…” của TS Trường. Thú thật lòng tôi cảm thấy nao nao. Để hiểu rõ sự bất đồng giữa 2 ông, tôi phải đọc kỹ lại từng bài của mỗi ông. Từ đó tôi nhận ra: 2 ông nhứt trí nhau về đánh giá thực trạng đất nước, chỉ khác nhau về biện pháp giải quyết tệ nạn. TS Trường yêu cầu “chấn chỉnh” hệ thống chính trị bằng cải cách mọi mặt, còn GS Cống đòi “xóa bỏ” hệ thống chính trị lỗi thời bằng cải tổ. Nói cho dễ hình dung: TS Trường muốn sửa nhà, còn ông Cống muốn phá nhà cũ đã bệ rạc, cất nhà mới. GS Cống và TS Trường gặp nhau về Quan điểm (cách nhìn), nhưng khác nhau về Lập trường (chỗ đứng). Tìm hiểu sâu hơn: GS Cống vào Đảng CSVN (Đảng) năm 1985, do không chấp nhận chủ thuyết Max – Lénin, ông thông báo từ bỏ Đảng vào ngày 3/12/2016, theo lập trường Dân tộc (rộng hơn). Còn TS Trường giống như ông Nguyễn Trung, ông Vũ Ngọc Hoàng … còn là đảng viên phải theo lập trường gọi là Giai cấp (hẹp hơn). Là đảng viên của đảng độc tài chuyên chính mà nếu công khai phủ định chủ thuyết Mac-Lê-Mao, theo lập trường Dân tộc thì số phận tránh sao khỏi bị khai trừ ra khỏi Đảng như những ông Nguyễn Hộ, Nguyễn văn Trấn, Trần Xuân Bách, Trần Độ chẳng hạn. Ông Trường, ông Trung, ông Hoàng… còn là đảng viên mà dám bắn bỗng cảnh báo với đảng của mình về những tệ hại do đảng gây ra như thế cũng là sự dũng cảm giới hạn, hơn hẳn số trí thức “theo đốm ăn tàn”?. Dù chưa thấy công bố công khai, nhưng người viết đoán chắc rằng, trung ương Đảng ngầm theo dõi “sức khỏe” các ông, liệt các ông vào tóp đảng viên bắt đầu thoái hóa về tư tưởng, đạo đức; tự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không chừng?. TS Trường phê phán không “chừa cặn”, sắp vượt ngưỡng cho phép, ngoài nói sự thúi nát của chế độ, còn yêu cầu thay đổi chủ thuyết. Ông viết: “…Tham nhũng, bất công khủng khiếp; Sự giả dối lên ngôi; Quan hệ với Trung Quốc thiếu bình đẳng đến bạc nhược; Việt Nam bấn loạn về đại vấn đề nợ công, nợ xấu; Doanh nghiệp nhà nước phần lớn làm ăn thua lỗ; Môi trường sống suy thoái nghiêm trọng”. “Vấn đề chủ yếu hiện nay phải có được chủ thuyết phát triển đúng đắn, … có chiến lược phát triển con người phù hợp với chủ thuyết phát triển và cần có quyết tâm chính trị cao nhất để ưu tiên thực hiện được các chiến lược đó”. “Để có một xã hội phát triển lành mạnh về phía tiến bộ cần có một học thuyết phát triển đủ tốt và đủ tiên tiến; một hệ thống luật pháp, một thể chế, một bộ máy nhà nước, một thị trường tổ chức tốt; Những cá nhân, con người tốt, quả cảm, tài năng và đạo đức - tức là đủ phẩm chất lắp vào các vị trí của hệ thống”. Cuối cùng ông gút lại: “Đó là những điều trước hết cần làm và Đảng CSVN hoàn toàn có thể làm được”. Vậy, rõ ràng, GS Cống đồng nhứt với TS Trường về đánh giá thực trạng tệ hại của đất nước, chỉ khác nhau về biện pháp xử lý. GS Cống cho rằng ông Trường còn ảo tưởng vào khả năng của đảng cầm quyền mới thốt ra câu nói: “Đó là những điều trước hết cần làm và Đảng CSVN hoàn toàn có thể làm được” . GS Cống chỉ phản biện lại: “Đó là điều mà ĐCSVN hiện nay không muốn làm, không thể làm” - Người ngoài đảng và người trong đảng tranh luận với nhau chỉ thế thôi?!. Qua ý tứ, văn phong bài phản biện của GS Nguyễn Đình Cống đối với bài viết của TS Tô văn Trường cho thấy: Đều là người cao học, cấp tiến, đang đồng hành, họ cãi qua cãi lại với nhau cốt để tìm chân lý. Không như thói quen của thể chế chính trị Độc tài hễ ai nói trái ý mình là phản động là thù địch. Tiện đây, người viết xin có vài lời nói về phản động và thù địch: - Chặn/chõi lại một động thái, một chủ trương hay chính sách…gì đó được xem là phản động – phản động không thể đơn phương mà phải đa phương. Muốn phân biệt phía nào đúng hay sai phải lấy đạo lý, pháp lý hoặc lợi ích quốc gia, dân tộc làm thước đo. - Hai lực lượng kình chống nhau bên nầy được gọi bên kia là địch – cũng phải thôi, hễ chõi nhau là địch thủ của nhau chớ còn gì. Còn việc đúng sai lấy công lý, công luận phân giải. Thật buồn cười, dưới chế chính trị độc tài toàn trị, giới lãnh đạo ỷ thế cậy quyền tha hồ gây thảm họa đất nước, dân tộc, để đảng viên tham nhũng lan tràn… mà không thấy sai, luôn tự cho mình là đúng, ai chống lại bị xem là thế lực thù địch. Đúng rồi, chõi nhau là thù đich, cứ tấn công đi cho mỗi ngày một thêm thù bớt bạn, để đến một ngày nào đó, không còn đối tượng để lãnh đạo thì bắt chước Trụ Vương thiêu mình là xong. 11/9/2018 T.T à 03:56

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét